Trang trong tổng số 128 trang (1272 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [99] [100] [101] [102] [103] [104] [105] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 15/04/2011 20:11
Có 3 người thích
Ngày gửi: 15/04/2011 20:43
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 15/04/2011 20:44
Có 6 người thích
Ngày gửi: 15/04/2011 22:31
Có 5 người thích
Ngày gửi: 19/04/2011 08:17
Có 5 người thích
Ngày gửi: 20/04/2011 06:20
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Minh Bình vào 20/04/2011 06:23
Có 3 người thích
Ngày gửi: 20/04/2011 19:36
Có 5 người thích
Ngày gửi: 21/04/2011 04:35
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi haanh8354 vào 21/04/2011 04:38
Có 5 người thích
Ngày gửi: 21/04/2011 07:14
Có 5 người thích
Ngày gửi: 21/04/2011 07:25
Có 5 người thích
haanh8354 đã viết:Mới đọc cái tiêu đề, mình tưởng phải xoá sổ 1 bài thơ. Hoá ra nó vẫn còn đúng. Bài thơ thế này:
LÀM GIÀU TỪ THI PHÚ
Dương Nguyên
Mấy ngày nay anh em trong Hội văn nghệ tỉnh tôi râm ran bàn tán về tin đồn rằng có một người ở một vùng quê xa xôi trong tỉnh làm giàu bằng thi phú thơ ca. Phản đối cái tin đồn này quyết liệt nhất là các nhà thơ, những người vì nghiệp thơ mà nghèo xơ, nghèo xác. Chẳng những bây giờ các nhà thơ mới nghèo, mà từ xửa, từ xưa, giỏi thơ như cụ Đỗ Phủ bên Trung Quốc, hay cụ Nguyễn Du bên ta mà còn để đàn con khóc đói, mặt mày xanh như rau nữa là. Gần hơn, nhà thơ Nguyễn Bính đã đúc kết từ đời sống của mình rồi khuyên con gái: “Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ / Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con”. Hay như nhà thơ Xuân Diệu cũng đã thốt lên: “Cơm áo không đùa với khách thơ”... Thế mà trong tỉnh này lại có người làm giàu bằng thơ ca, thi phú là điều không thể tin nổi.
- Không tin là quyền của các ông, còn sự thật vẫn là sự thật!
Người đưa cái tin giật gân ấy đỏ mặt, toan bỏ đi thì được anh em trong hội mời ngồi uống tiếp bát nước chè xanh, để hỏi cho rõ ngọn nguồn. Được cái người đưa tin không phải ai xa lạ, mà là một cộng tác viên thơ của tờ tạp chí của hội. Thơ là một loại nghề nghiệp đặc biệt, càng chuyên nghiệp càng nghèo, nên các cây bút thơ nghiệp dư là cộng tác viên thường đỡ khổ hơn các nhà thơ công tác ở hội. Cụ thể là mấy bát nước chè xanh, lạc rang làm cho mọi người rôm rả là do một cộng tác viên khác chiêu đãi đấy.
- Chính tôi đã đến nhà ông ta, phải gọi là biệt thự mới đúng! Thế mà người làng ai cũng bảo ông ấy làm nghề thi phú.
Với tốc độ khiêm tốn chừng vài chục cây số giờ, đến quá trưa mới đến cái xã cần đến. Xe đang chạy thì gặp cái ba-ri-e chắn ngang và một gã trung niên hất hàm lệnh cho xe dừng lại.Xe chúng tôi không có hàng lậu, không chở động vật quý hiếm, có gì mà phải khám với xét? Phía trước không có cầu, đoạn đường này là đường cấp phối cũ kỹ, chẳng lẽ lại phải nạp lộ phí? Một nhà thơ tự tin mang thẻ Nhà báo xuống trình bày hết nhẽ nhưng gã trung niên kia vẫn không thay đổi lập trường, cuối cùng đành phải xuất ra tời hai mươi ngàn đồng để cho cây tre nằm ngang được nâng lên. “Đúng là chó cắn gậy ăn mày!” Nhà thơ đút thẻ Nhà báo vào túi áo, lẩm bẩm.
Theo chỉ dẫn của người làng, chúng tôi tìm đến một ngôi biệt thự oai phong với nhiều màu sắc nổi lên giữa làng quê. Không may, chủ nhà mà chúng tôi cần tìm đang đi vắng. Thi phú thơ ca mà mang lại lợi nhuận thế này a? Toà ngang dãy dọc này phải là tiền tỷ chứ chẳng chơi. Trong khoảnh khắc các nhà thơ chúng tôi cảm thấy được thơm lây, bởi đồng nghiệp của mình không phải ai cũng nghèo. Cánh cổng im ỉm khoá, sáu nhà thơ đành xuống xe, ngồi trong bóng cây đợi chủ nhà về để hỏi chuyện, vì được biết chủ nhà cũng sắp về rồi. Sáu nhà thơ ngồi hình dung chủ nhà theo sáu cách khác nhau, nói cho nhau biết để xem khi gặp chủ nhà thì ai hình dung đúng hơn.
Có tiếng còi xe máy từ xa. Tất cả im lặng nhìn ra thì thấy một chiếc @ đang lao sầm về phía mình. Thì ra chủ nhà đã về. Nhưng kìa, chủ nhà không phải là ai khác, chính là ông trung niên ngồi bên ba-ri-e mà đoàn đã gặp.
- Có việc gì mà tụ tập trước cổng nhà người ta? Chủ nhà hỏi.
- Có phải ông là nhà thơ? Một nhà thơ trong đoàn hỏi lại.
- Ai dám vu cáo như vậy? Chủ nhà vừa mở khoá cổng, không thèm nhìn, hỏi lại.
- Có phải ông là điển hình làm giàu từ thi phú? Một nhà thơ hỏi.
- Vớ vẩn, nghe luận điệu ấy ở đâu?
Nói xong, chủ nhà đẩy xe vào, đóng chặt cổng lại, mặc cho sáu nhà thơ chưng hửng. Anh em văn nghệ vốn nhạy cảm, tự trách mình không biết có gì thất thố với chủ nhà không, để xin lỗi. Nhưng đã quá muộn, chủ nhà hầm hầm đi vào ngôi biệt thự của mình. Sao lại có nhà thơ nóng tính, ăn nói ít thơ đến thế mà lại có thể làm giàu được từ từ thơ?
Thấy cánh nhà thơ ngơ ngác, không biết nên ngồi chờ chủ nhà nguôi giận để xin lỗi và phỏng vấn tiếp hay nên về, một ông già đi ngang qua, biết mọi chuyện, thốt lên:
- Khổ chưa, các ông bị chơi xỏ rồi. Dân vùng này là chúa thích nói lái. Thi phú là thu phí, thu phí giao thông đầu xã đấy, thế mới giàu được chứ!
- Thế mà chúng ta không nghĩ ra!
Sáu nhà thơ đồng thanh, leo lên xe kết thúc cuộc đi thực tế không thành.
Ngày gửi: 21/04/2011 17:59
Có 4 người thích
Trang trong tổng số 128 trang (1272 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [99] [100] [101] [102] [103] [104] [105] ... ›Trang sau »Trang cuối