Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 02/09/2012 19:52
Số lượt xem: 6144
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đỗ Xuân Thu vào 02/09/2012 19:54
Có 6 người thích
NGỌN NẾN ĐÊM NOEL
Ngày gửi: 02/09/2012 19:56
Có 5 người thích
Ngày gửi: 03/09/2012 19:36
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Đỗ Xuân Thu vào 03/09/2012 19:39
Có 5 người thích
CHÔNG CHÊNH
Cuộc tranh luận giữa chị và mẹ chồng lên đến đỉnh điểm khi mẹ chồng chị bắt đầu kể công đối với chị. Nào là lo xin việc, lo chuyển công tác cho chị từ vùng núi về thành phố, nào là chuyện bà làm ô-sin vất vả như thế nào sau khi chị sinh cháu thứ hai. Rồi thì vì chị mà bà phải bỏ quê hương chòm xóm lên đây để suốt ngày ru rú quanh bốn bức tường hầu hạ mẹ con chị. Lại còn rên rỉ ca cẩm rằng con trai bà ngu nên mới thế. Giọng bà đay nghiến, chì chiết. Mấy chiều nay, chiều nào cũng vậy, cứ thấy bóng chị về là bà lại lặp đi lặp lại cái điệp khúc ấy. Phải chăng, chị sinh lần này không được như ý bà. "Lại con gái!", hôm chị sinh đứa thứ hai mẹ chồng chị chẳng đã buột mồm ca cẩm vậy còn gì?
Chị đã cố nín lặng, nhẫn nhịn. Nhưng mẹ chồng chị mỗi lúc một ra rả hơn. Không thể chịu đựng thêm được nữa chị đã hét lên. Ngay sau lúc hét chị không còn nhớ là mình vừa nói gì. Tiếng hét ấy như một sự giải tỏa những ấm ức dồn nén, tích tụ trong chị bấy lâu nay. Mẹ chị cũng bật im lặng, há hốc mồm, tròn xoe mắt ngạc nhiên nhìn chị. Bà không ngờ hôm nay chị lại phản ứng như vậy. Với bà, tiếng hét ấy là sự hỗn hào, là sự xúc phạm to lớn. Sau tiếng hét ấy, không khí căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu chính thức bắt đầu. Khoảng cách giữa mẹ chồng, nàng dâu nay đã có thêm một bức tường vô hình dựng lên, đẩy chị và mẹ chồng về hai phía đối nghịch.
Hai mươi ba tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, chị về làm dâu nhà người. Ai cũng bảo chị sướng vì nhà chồng ở phố, lại nhà cao cửa rộng, chồng có công việc ổn định. Cán bộ nghiên cứu khoa học, làm ở Sở Khoa học công nghệ cơ mà. Ban đầu, chị cũng tưởng thế nhưng cuộc sống không đơn giản như chị nghĩ. Chị cảm thấy cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình. Về nhà chồng rồi chị mới biết chồng chị chỉ được cái mẽ bề ngoài, suốt ngày cắm cúi vào chương trình nọ, dự án kia, chưa bao giờ là chỗ dựa cho chị cả về vật chất và tinh thần. Anh nhu nhược, bảo thủ, thậm chí còn cố chấp, ích kỷ. Hơn thế, anh luôn coi mọi thứ thuộc về gia đình mình là chuẩn mực mà chị nhất mực phải tuân theo. Sự lãng mạn của những ngày yêu nhau bỗng dưng biến mất. Chị biết mình nên cố hoà nhập và càng không có ý định cải cách. Nhiều khi, chị chỉ muốn thêm một tiếng nói nhưng đã bị cô lập.
Mặt chị đỏ bừng, miệng chị méo xệch vì nỗi oan ức. Chị nhìn sang anh cầu cứu. Chẳng những không góp một lời cho không khí bớt căng thẳng thì chớ, đằng này anh lại còn thủng thẳng vừa nói vừa tỉnh bơ nhìn ra phía cửa: "Đã từ lâu tôi duy trì cái gia đình này là vì con cái, còn với cô thì...". "Thì là gì?". Chị không kiềm chế nổi mình tiếp tục gào lên khi anh bỏ lửng câu nói ở đó. Anh hạ nhục chị, coi chị như không tồn tại. Chị chỉ là một con thú bị thương anh không thèm để ý đến? Chị chết lặng trước mặt mẹ chồng. Chị không ngờ người chị vẫn gọi là chồng, lấy làm chồng không xuất phát từ tình yêu mà từ sự kính trọng ấy lại nói lên những điều như thế. Mỗi lời nói của anh như những nhát dao đâm vào tim chị. Chị không thể tin được những lời đó lại được chính chồng chị nói ra. Chị không hiểu nỗi đau của người đàn bà bị chồng bạo dâm như thế nào, nhưng chị cảm nhận trong nỗi đau thể xác đó vẫn còn có một chút gọi là tình yêu. Còn chị, nỗi đau mà anh vừa gây ra cho chị tuy không đau về thể xác nhưng khiến chị vật vã về tinh thần. Mắt mờ nước, tai chị ù đi.
Ngay lúc đó và cả sau này khi ngồi nghĩ lại, chị vẫn không hiểu tại sao? Là người học văn, vẫn tự cho mình là người nhạy cảm, mà sao suốt bao lâu nay chị không nhận ra điều đó. Quả thực, chị cũng đã mơ hồ nhận thấy một khoảng cách giữa chị và chồng chị nhưng chị không thể nghĩ khoảng cách đó lại lớn đến như vậy. Nó đã trở thành hố sâu ngăn cách giữa hai người. Anh che đậy quá khéo hay chị ngu ngơ? Chị khóc, rồi cười. Không phải sự khóc cười của kẻ điên mà là sự khóc cười của người bị đánh đau, nỗi đau của con tim cô độc. Chị khóc, cười cho gần mười năm đi làm dâu, một mình lo toan nuôi hai mặt con để anh yên tâm học hành để đến giờ được đền đáp như thế. Chị cười vì ai đó đã bảo "nhân nào quả đấy".
Sống trong nhà chồng, giống như nhiều phụ nữ khác, chị bị đẩy về một phía xa với mẹ chồng. Nhưng khác với nhiều phụ nữ, đến hôm nay chị mới biết rõ, phía chị không có chồng. Dù chỉ một lần thôi, chị cầu mong anh công bằng hơn với chị. Chị chưa một lần muốn anh bênh vực để đối nghịch với mẹ chồng mà chỉ mong anh khách quan nhìn nhận mọi chuyện để mối quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu được dung hòa, để chị có thể hòa nhập vào môi trường khác với môi trường mà chị được giáo dục từ tấm bé. Nhưng... giờ thì đã hết. Chị đã hiểu rõ hơn con người anh, hiểu rõ một người dù mất đến ba năm yêu nhưng cái bồng bột của tuổi trẻ đã khiến chị lạc đường.
Trước, chị cũng đã từng nghĩ đến chia tay, cũng muốn tìm đến sự giải thoát nhưng con người truyền thống như chị rất ngại thay đổi. Hơn nữa, chị sợ nỗi đau tinh thần sẽ đeo bám không chỉ bản thân chị mà nó sẽ ám ảnh tâm hồn đứa con gái của chị. Nhưng nay, sau tất cả những gì anh nói chị lại nghĩ khác. Chia tay biết đâu chẳng là giải pháp tốt. Điểm kết thúc cũng là điểm khởi đầu. Chị cũng đã lường trước tất cả những gì chị phải đối mặt khi đi đến quyết định đó. Bởi bỏ chồng hay chồng bỏ thì đàn bà bao giờ cũng chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng biết đâu đấy, chị mới ngoài ba mươi, cuộc sống vẫn còn đang ở phía trước. Chị chợt nghĩ, nếu thiếu đi một người đàn ông trong cuộc đời với có một người đàn ông nhưng lại như không bên mình thì có lẽ chọn cái thiếu lại tốt hơn, dù vẫn tâm niệm, mọi sự thiếu, thừa đều không hoàn hảo.
Ở cơ quan, lũ bạn chị vẫn bảo chị may mắn. Chả may mắn lại không ư? Ra trường chị có việc làm ngay. Từ vùng sâu vùng xa chuyển về phố rõ ngon ơ. Chồng chị là người đàn ông hoàn hảo. Đẹp trai, trí thức, lúc nào cũng mực thước, khuôn mẫu, thậm chí chính xác như một cái máy. Không rượu chè, cờ bạc, không đi đêm về hôm, không túm năm tụm ba bù khú. Hình như anh không có bạn thì phải. Suốt ngày chỉ thấy anh đọc báo chí với tài liệu. Dỗi nữa thì xem ti vi, bóng đá, cấm mó vào lấy một việc cỏn con trong nhà. Chả bù cho những ngày trước khi còn yêu chị, anh hào hoa phong nhã bao nhiêu thì bây giờ lại thu mình, khô cứng bấy nhiêu. Bọn bạn chị bảo với chị: "Mày chẳng phải lo mất chồng. Hạnh phúc nhất mày đấy". Họ có hiểu đâu, chị lấy chồng là để sẻ chia, tâm sự chứ cứ như một cái máy, một cái đồng hồ bên chị thế này thì... Có lần, chị định trao đổi với anh về một vấn đề gì đấy hay định rủ anh đi chơi thăm thú bạn bè thì chưa kịp mở miệng anh đã gạt phắt: "Em bỏ ngay cái kiểu tiểu tư sản lãng mạn ấy đi nhé. Bây giờ có còn như ngày xưa đâu mà phải nhõng nhẽo. Mơ mộng viển vông nó vừa vừa thôi". Chị cụt hứng. Dần dần chị thu mình lại, sống trong lặng lẽ âm thầm và cam chịu. Chồng chị ở bên thật đấy mà sao chị cảm thấy cứ như người xa lạ.
Khi chị sinh bé gái thứ hai, nhất là từ lúc mẹ chồng chị lên chăm cháu thì khoảng cách giữa chị và anh ngày một roãng ra. Anh buồn vì chị đẻ cho anh "không đúng kế hoạch". Anh là con trai duy nhất của dòng họ Đinh. Chẳng lẽ họ Đinh ở làng Phùng đến anh là chấm hết? Mặc dù là một "nhà khoa học" của tỉnh nhưng dưới sức ép của dòng tộc và quan niệm thâm căn cố đế của anh về nam và nữ đã khiến anh vốn đã khô cứng nay lại càng khô cứng hơn. Đẻ đứa nữa ư? Không được. Anh đang nằm trong diện quy hoạch cán bộ của Sở. Với lại, biết đâu lại là con gái thì sao? Kiếm chác, gửi gấm ở chỗ khác ư? Anh chưa dám nghĩ tới. Một mặt, mẹ anh suốt ngày ca cẩm, đá thúng đụng nia, mặt khác vợ anh thì chẳng có biểu hiện gì là "ân hận" sẻ chia khiến anh lại càng bực. Tuy nhiên, với dáng vẻ trí thức, anh vẫn cố làm ra vẻ "trong ấm, ngoài êm". Chính vì vậy mà lũ bạn của chị vẫn cứ ao ước được như gia đình chị.
Chiều nay, do họp công đoàn cơ quan nên chị về muộn. Chị đến trường đón con thì chồng chị đã đón cháu về rồi. Vừa về tới cửa thì mẹ chồng chị bắt đầu ca cẩm. Lại điệp khúc như mọi chiều. Anh vẫn ngồi thản nhiên đọc báo. Mẹ chồng chị vừa bế cháu bé, chơi với cháu lớn vừa cạnh khoé chuyện nọ xọ chuyện kia. Bếp núc lạnh tanh. Chân đăm đá chân chiêu chị tất bật chuẩn bị bữa tối. Mất điện. Trời oi bức ngột ngạt đến khó chịu. Mẹ chồng chị phành phạch cái quạt lá cọ rên rỉ.
Có tiếng chuông leng keng của xe rác. Chị vội xách xô rác chạy ra. Vừa lúc đó, người thu tiền vệ sinh phí hàng tháng cũng vừa đến. Nhá nhem tối, ông ta đứng ở cửa nhà hỏi tiền. Chồng chị làu bàu bỏ vào trong. Cất chiếc xô không vào xó nhà, chị vội vã lấy tiền đưa trả cho người thu phí. Mẹ chồng chị buông một câu: "Chỉ được cái thế là nhanh. Cứ làm như tiền là vỏ hến không bằng!". Chị dằn lòng nhã nhặn: "Thì đến tháng người ta thu mà mẹ!". "Tôi không dám nói chị", mẹ chồng chị nhấm nhẳn. Chị im lặng đi vào bếp.
"Tối quá, anh thắp cây nến lên một tí". Chị gọi chồng. Chồng chị bẳn lên: "Chả đợi thêm lát nữa hãy về!". "Cơ quan người ta họp công đoàn tranh thủ ngoài giờ, em về sớm sao được!". Chị thanh minh. "Phải! Người ta cán bộ là phải họp, phải bàn chứ. Đâu có như anh, công chức quèn. Ba cọc ba đồng lấy đâu mà đòi cửa cao nhà rộng". Mẹ chồng chị tỉa tót. Chị tím mặt suýt khóc. Hai đứa con chị dáng chừng tối, nóng lại muỗi đốt nên cứ nằng nặc đòi mẹ. Được thể, mẹ chồng chị quát chúng: "Có yên không thì bảo. Lát nữa khắc được mẹ mày đưa đi ăn quán!".
"Mẹ không phải tỉ thế. Các cháu nó không có tội gì đâu!". Đến nước này thì chị không thể yên được nữa. Hình như chỉ đợi có vậy, mẹ chồng chị lu loa lên: "Đấy, anh thấy nó nói với tôi thế nào chửa? Ai dám động đến nó mà nó bảo tôi tỉ nọ tỉ kia? Đi suốt ngày giờ về lại hành hạ bà cháu tôi thế đấy!". Chồng chị đang lóng ngóng châm nến liền quay lại nói: "Dễ chỉ mình bà khổ thôi à?". Chị ôm mặt kêu giời. Hai đứa con thấy chị vậy vội bỏ bà chạy đến ôm chân mẹ chúng. Chúng khóc ư ử.
"Nhà cửa điện đóm đâu mà tối om thế này?". Có tiếng ai đó hỏi thay câu chào. Chồng chị vội cầm cây nến ra phòng khách. Anh nhìn ông khách rồi bất chợt reo lên: "Ôi bác Sở! Có việc gì mà bác đến nhà em tối thế?". "Thế dễ có việc tôi mới đến nhà cậu chắc?", ông khách ý nhị. Chồng chị cười xoà giới thiệu mọi người trong nhà với ông khách. Thì ra đó là ông giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan của chồng chị. Khác hẳn với ngày thường, chồng chị hoạt bát hẳn lên. Anh quay gọi chị: "Hà đâu, em ra pha nước mời bác Sở đi chứ. Khổ quá. Bác đến chơi lại đúng lúc mất điện". Chồng chị xun xoe. Mẹ chồng chị từ nãy đến giờ im lặng bỗng lên tiếng: "Chả mấy khi thủ trưởng đến thăm cháu, mất điện thế này thật là bất tiện". Ông khách xua tay: "Không sao! Không sao! Điện đóm bây giờ nó thế mà". Chị dắt hai đứa con lại bên mẹ chồng và pha nước mời khách. Tất cả như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Riêng chị vẫn cảm thấy ấm ức trong lòng về câu chuyện lúc nãy.
Qua câu chuyện của ông khách và chồng chị, chị biết chồng chị đang được cất nhắc trong kỳ đại hội sắp tới. Đó cũng là lý do ông khách đến chơi nhà chị hôm nay. Sau khi ông khách về, chồng chị vui hẳn lên. Cái chức vị như sáng ra trước mặt anh mặc dù điện vẫn chưa có. Anh nói: "Từ nay, bà với mẹ mày tuyệt đối không được mặt nặng mày nhẹ với nhau nữa. Phải ủng hộ tôi trong cái thời điểm nhạy cảm này. Mai kia, tôi được cất nhắc, khắc có tất cả". Mẹ chồng chị ậm ừ: "Có lẽ mai tao về quê!". Chị định thanh minh rằng đâu có phải tại chị nhưng lại thôi. Một sự nhịn chín sự lành, biết đâu sau đận này không khí gia đình sẽ thay đổi.
Đêm ấy, buồn vui lẫn lộn, chị buông tiếng thở dài bên anh. Hình như vẫn có sự chông chênh nào đấy.
Ngày gửi: 06/09/2012 10:03
Có 4 người thích
Ngày gửi: 06/09/2012 10:13
Có 3 người thích
Ngày gửi: 06/09/2012 21:29
Có 4 người thích
Ngày gửi: 06/09/2012 21:30
Có 4 người thích
Ngày gửi: 09/09/2012 09:06
Có 4 người thích
Ngày gửi: 09/09/2012 09:06
Có 4 người thích
Ngày gửi: 29/10/2012 16:39
Có 1 người thích
Trang trong tổng số 4 trang (35 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối