Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [48] [49] [50] [51] [52] [53] [54] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.
Biển Đông: Không gian nóng bỏng

Năm 1946, sau những nỗ lực và thiện chí cứu vãn hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không thành, thực dân Pháp vẫn cố tình gây hấn, và cuộc chiến tranh đã nổ ra vào đêm 19/12/1946. Rạng sáng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Người nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Còn hôm nay, khi đã làm tất cả để gìn giữ hòa bình mà “tàu lạ” vẫn cứ xâm hại chủ quyền quốc gia thì sự lựa chọn là làm theo lời Bác, “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.


Trung Quốc hiện đang phát động một cuộc chiến tổng hợp chống lại Việt Nam. Chiến trường tuy chưa có tiếng súng, nhưng không gian cuộc chiến ngày càng lan rộng ra các mặt trận pháp lý, truyền thông và tâm lý. Tuần qua, các mạng xã hội loan báo Trung quốc đăng tin về một vụ bắn chìm tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Tin này chưa được bất cứ tờ báo quốc tế nào xác nhận, nhưng vài ba bức ảnh được phát tán trên facebook và xuất hiện các bình luận gây “cháy nghẽn” mạng.

Các véc-tơ trái chiều?

Ngày 9/12, truyền thông quốc tế chuyển tải một nhận xét đáng chú ý của tờ The Wall Street Journal (WSJ) khi bàn về thái độ của Hoa Kỳ đối với các hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc. Bài bình luận cuối tuần của báo này viết: “Để tạo lòng tin, chính quyền Obama đã bắt đầu "chuyển đổi tư thế truyền thống của họ" đối với chiến lược hai mặt trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông”. Khái niệm Biển Đông mà tờ báo nói đến bao gồm cả Hoa Đông (Nhật Bản) và Biển Đông (Việt Nam). Còn chiến lược hai mặt ở đây là các tuyên bố được coi là “ỡm ờ”: can thiệp hay không can thiệp từ phía Mỹ khi đụng độ vũ trang xẩy ra trên Biển Đông.

Hoa Kỳ đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh phải giải thích rõ về tính pháp lý trong các hành động leo thang mới đây của mình. Ấn Độ phản ứng mạnh mẽ và rốt ráo hơn! Cùng với việc Bộ Ngoại Giao Ấn áp dụng các biện pháp trả đũa bản đồ lưỡi bò, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng hải quân trên Biển Đông. Tuyên bố với báo chí tại New Delhi, Tư lệnh hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi, cho biết: Ấn Độ sẵn sàng hành động, để bảo vệ quyền lợi kinh tế, hàng hải của mình trong khu vực, mà cụ thể là bảo vệ các hoạt động của Tập đoàn Dầu Khí Ấn Độ (ONGC) đang đầu tư khai thác dầu khí ở vùng biển Nam Côn Sơn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cũng theo tờ WSJ nói trên, những ngày qua, một phái đoàn do cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Richard Armitage đã đến Bắc Kinh nhằm chuyển tải một thông điệp quan trọng của chính quyền Obama tới Trung Quốc: trong khi Hoa Kỳ duy trì lập trường trung lập về các vấn đề chủ quyền biển đảo, Hoa Kỳ sẽ buộc phải bảo vệ Nhật Bản đối với quyền kiểm soát ở khu vực đảo Senkaku, vì giữa hai nước ràng buộc với nhau bởi một hiệp ước liên minh. Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã có một cuộc bỏ phiếu nhằm sửa đổi hiệp ước để tái khẳng định cam kết này.

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang trên hồ sơ Biển Đông, việc Mỹ phải sang tận Bắc Kinh để vạch ra giới hạn “làn ranh đỏ cuối cùng” mà nước này không nên vượt qua trong cuộc chiến nói trên được dư luận chú ý. Bề ngoài, cách phản ứng của Mỹ và Ấn dường như ngược nhau (Ấn là đối tác chiến lược của Việt Nam), Hoa Kỳ đã/đang thúc đẩy việc nâng quan hệ lên tầm Đối tác chiến lược). Nhưng nếu nhìn sâu vào lập trường đa phương của Hoa Kỳ, có thể thấy đấy vẫn là một quan điểm trung lập tích cực.

Phục hưng hay gây hấn?

Phát biểu khi thăm Viện bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh mới đây, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cổ võ cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. Một số nhà phân tích lưu ý, dù tuyên bố của ông Tập là nhắm vào dư luận trong nước, nhưng sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một chiến lược chính trị bao giờ cũng chứa đựng nguy cơ tiềm tàng, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông và một số nước láng giềng đang cảnh giác với Bắc Kinh.

Theo Reuters, ông Tập dùng những ngôn từ dân tộc chủ nghĩa, thay vì tụng ca ý thức hệ. Tân lãnh đạo Trung Quốc thừa hiểu rằng các khẩu hiệu mang tính giáo điều không còn lôi kéo được người dân, mà tốt hơn hết là chơi lá bài “phục hưng dân tộc”. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý nên tách biệt những chính sách đang bị các nước láng giềng coi là “gây hấn” với đường lối thật sự mà ông Tập sẽ theo đuổi. Quy định việc chận xét tàu bè trên Biển Đông là do tỉnh Hải Nam đưa ra và hộ chiếu lưỡi bò do Bộ Công an phát hành từ tháng 5, tức là nhiều tháng trước đại hội. Dù ông Tập được cho sẽ có thái độ cứng rắn hơn đối với các nước trong khu vực, hiện nay vẫn còn quá sớm để nói về chính sách mới liên quan đến vấn đề nhạy cảm như Biển Đông.

Chính vì vậy, Hoa Kỳ tỏ thận trọng, không để bị khiêu khích. Tại cuộc họp báo cuối tuần qua, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear tuyên bố Washington mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách ôn hòa, không bị áp lực. Ý nghĩa tích cực của lập trường này là bên ngoài Mỹ viện dẫn tính trung lập khi bàn về chủ quyền, nhưng bên trong Mỹ đứng về các nước Đông Nam Á. Lập trường này cũng được nhấn mạnh tại tại ASEM-9, ASEAN-21 và EAS-7 là những diễn đàn đa phương gần đây nhất. Tính chính đáng này được xiển dương mạnh mẽ, dù Trung Quốc dùng nhiều thủ đoạn để áp chế một số thành viên ASEAN phải thực thi lập trường của Bắc Kinh.

Trung Quốc muốn ASEAN im lặng, làm ngơ, mặc cho hàng xóm phải đơn độc đối phó, để tập trung cô lập, bóc tách Việt Nam, Philippines ra khỏi những quan hệ còn lại cho dễ bề trấn áp. Với Philippines, Trung Quốc có thể sẽ nhẹ tay hơn vì Philipines là đồng minh với Mỹ, nhưng với Việt Nam chắc chắn sẽ rất quyết liệt. Việt Nam muốn hòa bình, nhưng một nền hòa bình lệ thuộc, bị xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì không bao giờ chúng ta chấp nhận. Khi Việt Nam đã làm tất cả những gì có thể để gìn giữ hòa bình mà nước khác cứ muốn xâm hại chủ quyền quốc gia thì không còn con đường nào khác là “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Dân tộc Việt bao đời nay không muốn chiến tranh nhưng chưa lúc nào sợ chiến tranh./.


Hoàng Dũng Nhân
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tôi tố cáo



Tôi là Lê Hiếu Đằng, trước 1977 là Phó Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, sau 1975 là Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 4, khóa 5, hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tố cáo trước công luận trong và ngoài nước hành động bắt bớ, trấn áp, bao vây các thành viên đứng tên trong thông báo tổ chức cuộc mittinh vào sáng ngày chủ nhật 9.12.2012 trước Nhà hát lớn Thành phố.

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSb4MJ0ZvWEgTjRQEHk_gNu0TV3iTOcFT7Z4M5aABs1Bl-vfqbAsw



Cụ thể là GS Tương Lai, một trí thức tên tuổi, mặc tuổi cao sức yếu, lại đang bị bạo bệnh, trên đường đi đã bị công an phường Tân Phong Q7 dùng vũ lực cưỡng ép bắt về phường và sau đó truy đuổi đến tận nhà. Đây là một hành động trấn áp vô nhân đạo đối với một trí thức đã có nhiều cống hiến. Riêng các anh Hồ Ngọc Nhuận, Lê Công Giàu, Cao Lập và tôi bị lực lượng công an chìm nổi bao vây không cho ra khỏi nhà. Trường hợp tôi, công an vây nhà từ 4g sáng. Các anh Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà văn Nguyễn Viện và nhiều ngươi nữa trên đường đi đều bị công an chận lại, dùng vũ lực khống chế, “áp tải” về đến tận nhà dù có người ở mãi Thủ Đức.

Bất chấp những hành dộng trấn áp, bắt bớ nói trên, cuộc mitting vẫn diễn ra với sự tham dự của đông đảo thanh niên, sinh viên, học sinh và nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo, văn nghệ sĩ kể cả đại biểu Quốc hội khóa này như: GS Chu Hảo, các dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Đôn Phước, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa, nhà báo Thế Thanh, nhà thơ Lưu Trọng Văn (con nhà thơ Lưu Trọng Lư), họa sĩ Trịnh Thanh Tùng, nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nguyên Chánh Văn phòng Ban Dân vận Thành ủy Hồ Hiếu, nguyên Phó Tổng biên tập báo Phụ nữ TP HCM Minh Hiền, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng Kha Lương Ngãi, các cán bộ đã từng công tác tại các ban của Trung ương cục Miền Nam như Nguyễn Hữu Phước (con Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam luật sư Nguyễn Hữu Thọ), Dương Hồng Lam, Trần Thị Tuyết Nga, Hồ Phương, v.v. Đặt biệt anh Huỳnh Tấn Mẫm, bằng kinh nghiệm của mình, đã thoát khỏi vòng vây của công an, chủ trì cuộc mitting và cùng các diễn giả khác lên tiếng tố cáo dã tâm xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc và hát vang những bài ca đấu tranh vô cùng lay động lòng người trong phong trào sinh viên học sinh trước đây như Dậy mà đi, Tự nguyện...

Tôi xin hỏi ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBNDTP, những hành động trấn áp, bắt bớ nói trên là do ai chủ trương và ai chịu trách nhiệm? Chúng tôi, những người đứng ra tổ chức và tham gia cuộc mitting sáng ngày 9.12.2012, đang chờ câu trả lời của các ông.

LÊ HIẾU ĐẰNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Chắc chắn là bọn Tàu chịu trách nhiệm.Hu hu
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tuyên bố phản đối hành động trấn áp thô bạo vi phạm quyền tự do công dân của
ông Tương Lai



Tôi, Tương Lai, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam từ năm 1983 đến nay, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Xã hội của Uỷ ban Trung ương MTTQVN, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên thành viên của Viện IDS, Huân chương Kháng chiến Hạng Nhất, Huân chương Lao Động hạng Nhất.

Ra Tuyên bố phản đối hành động trấn áp thô bạo của Công an và Chính quyền phường Tân Phong, Quận 7, TP HCM đối với cá nhân tôi sáng nay, 9.2.2012, vi phạm nghiêm trọng quyền công dân mà Hiến pháp đã quy định ở Chương 5, Điều 68 và Điều 71.

http://thvl.vn/data/upload_file/Image/TSQT0308/Nd%2013.jpg
Giáo sư Tương Lai



Sáng nay, tôi đi sớm để đến viếng một người bạn, sau đó sẽ đến dự cuộc mit tinh tại quảng trường Nhà hát thành phố như đã thông báo với các cơ quan hữu quan và với ông Phó Chủ tịch UBNDTPHCM chiều ngày 8.12.2012 thì bị Công an mặc sắc phục và thường phục chặn đường không cho tôi thuê taxi, tiếp đó các vị chính quyền Phường Tân Phong mà tôi không biết tên đòi tôi phải về trụ sở Phường.

Tôi không đồng ý vì như thế là làm hỏng kế hoạch công việc sáng nay của tôi. Mặc dầu vậy, lực lượng Công an, mặc sắc phục và thường phục, vây chặt lấy tôi, không cho tôi lên xe taxi. Tôi đành đi bộ, vừa đi vừa phản đối hành vi thô bạo, vi phạm quyền công dân của Công an và chính quyền địa phương. Đến ngã tư đông người, tôi tiếp tục lên tiếng phản đối quyết liệt hành động thô bạo cưỡng ép tôi phải theo họ về Phường. Tôi kiên quyết không đi. Cùng lúc ấy, hai người bạn tôi đi taxi ngang qua dừng lại hỏi chuyện rồi mời tôi lên xe. Tôi vừa lên xe thì mấy xe của Công an áp sát ra lệnh cho tài xế taxi phải cho xe theo họ. Tôi phản đối, mở cửa xe liền bị công an dập cửa, sau đó dùng xe môtô ép chặt cửa, nhốt chúng tôi ở trong. Ngột ngạt quá, tôi đành phải bảo lái xe theo họ áp tải về trụ sở Phường.

Đến phường, chắc vì chưa có người đến làm việc, họ nhốt chặt chúng tôi trong xe. Mãi sau mới áp tải xe đưa thẳng vào khuôn viên trụ sở, kéo rào chắn lại rồi mới mở cửa xe đưa chúng tôi vào phòng, tôi hiểu họ phải cẩn thận như thế vì sợ tôi vọt ra đường chỗ đông người để lên tiếng phản đối, thì sẽ phơi bày sự trấn áp thô bạo của họ.

Vì thế, để lẩn tránh hành vi phạm pháp, vi phạm quyền công dân của họ, họ vụng về dàn dựng “màn kịch” đón tiếp với cà phê, bánh ngọt, v.v. Tôi phản đối bỏ ra ngoài và gọi điện chất vấn ông Phó Chủ tịch UBNDTPHCM, người đã đón tiếp và trao đổi thân tình với nhiều thiện chí chiều ngày 8,12.2012. Thừa lúc tôi đang dàn xếp cuộc nói chuyện, họ đẩy tôi vào phòng, đóng sập cổng lại và tiếp tục “mời trà nước”.

Tôi tiếp tục phản đối, đòi phải để tôi về, họ quyết liệt không cho và ra sức đấu khẩu. Tôi giữ yên lặng không nói nữa vì cũng đã quá mệt.

Cuối cùng, sau 8h30 [chắc là đã đúng kịch bản được chỉ đạo] họ mới buông tha cho tôi về có xe công an áp tải hai bên đến tận nhà. Vừa vào nhà, ngồi xuống ghế để lấy thuốc ra uống, vì tôi dự cảm thấy có triệu chứng nguy hiểm như bác sĩ đã chỉ dẫn, thì một nhóm người lại bấm chuông ập vào, tôi phải đẩy họ ra, lúc ấy mắt tôi đã hoa lên, đầu ong ong nhức buốt, không nhận rõ ai với ai trong số người này. Họ lại tiếp tục bấm chuông, tôi phải lết ra thét to “Tôi đang phải uống thuốc chữa đột quỵ đây, các người muốn tôi chết sao“. Tôi chìa viên thuốc tôi đang uống một nửa ra trước mặt họ [viên An cung ngưu hoàng hoàn] rồi đành phải bất lịch sự đóng sập cửa lại để có thể nằm yên bất động theo hướng dẫn trước đây của bác sĩ.
Kể lại vắn tắt diễn biến nói trên, tôi phẫn nộ lên án hành vi phạm luật của những người trấn áp tôi trước công luận.

Là Ủy viên UBTƯMTTQVN, qua báo Đại Đoàn Kết, tôi gửi TUYÊN BỐ này yêu cầu ông Chủ tịch UBTƯMTTQVN Huỳnh Đảm và các vị trong Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQVN lên tiếng phản đối hành vi phạm pháp nói trên đối với một Ủy viên UBT ƯMT, nhất là khi mà Báo Đại Đoàn Kết hôm qua, 8.12.2012 đã đăng tin về “chuẩn bị lực lượng, làm tốt hơn vì sứ mệnh giám sát và phản biện xã hội đã cận kề”.

Là một công dân, tôi đề nghị các cơ quan hữu quan tại TP HCM cần kiểm tra và có giải pháp thích đáng đối với những cán bộ phạm pháp, vi phạm quyền công dân đối với tôi, một cán bộ về hưu đã gần kề tuổi 80.

Tôi kêu gọi công luận trên cả nước hãy lên án hành động trấn áp người biểu tình khi họ thực hiện quyền công dân đã được ghi trong Hiến pháp biểu tỏ lòng yêu nước, phản đối hành động gây hấn lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải thuộc chủ quyền của ta của nhà cầm quyền Bắc Kinh, tiếp tục biểu thị thái độ bằng việc ký tên vào bản TUYÊN BỐ CỰC LỰC PHẢN ĐỐI HÀNH ĐỘNG KHIÊU KHÍCH CỦA NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU ĐIỆN TỬ ngày 25.11.2012.

Tp. Hồ Chí Minh, 18h ngày 9.12.2012

Tương Lai
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đảng nặng lời với báo vụ 'TQ cắt cáp'



BBC - Cơ quan phụ trách báo chí hàng đầu của Đảng đã nặng lời chỉ trích các báo khi đưa tin Trung Quốc cắt cáp và dọa sẽ có hình thức 'kỷ luật'.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/12/03/121203102741_binh_minh_02_304x171_binhminh02_nocredit.jpg
Báo chí bị chỉ trích vì đưa tin không đúng chỉ thị về vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp cuối tháng trước



Ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã dành phần đáng kể thời gian trong cuộc họp giao ban kéo dài khoảng 90 phút hôm 11/12 để khiển trách các báo vì đã không chấp hành chỉ thị về việc đưa tin liên quan tới Trung Quốc.

BBC được biết Đài Truyền hình Việt Nam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Vietnam+, VnExpress, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, Petrotimes và báo Tiền Phong nằm trong số các cơ quan truyền thông bị nhắc nhở liên quan tới tin bài đã đưa về chuyện Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 hôm 30/11.

Tuy nhiên nói chuyện với BBC hôm 12/12, ông Kỷ nói ông chỉ "trao đổi nghiệp vụ" với các nhà báo vì bản thân ông cũng đã làm báo 30 năm.

Vị lãnh đạo văn hóa tư tưởng nói chính Bộ Ngoại giao đã có giải thích cho các báo về diễn biến vụ việc và các báo "cần xem lại tại sao lại đưa tin không chính xác như thế".

Ông Kỷ cũng nói "vấn đề không phải là sợ ai" mà là "họ [Trung Quốc] sai đến đâu mình nói đến đó".

'Làm nóng vấn đề'
Một nguồn thạo tin trong khi đó giải thích tại sao Ban Tuyên giáo trung ương lại khiển trách các báo:

"Lý do chính là họ đã có chỉ đạo đề nghị các báo 'thông tin đúng bản chất sự việc, không làm nóng vấn đề, không bình luận gây căng thẳng cho mối quan hệ của hai bên và không nên để cho người dân bị kích động bởi thông tin không đúng sự thật, hoặc bị suy diễn.

"Các báo bị nhắc tên vì đã đặt tít làm nóng vấn đề."

Nguồn tin cũng cho BBC biết Đài Truyền hình Việt Nam bị nhắc nhở vì mục điểm báo với các tin liên quan tới Trung Quốc "cố tình làm không khí căng thẳng vào đúng thời điểm người dân biểu tình" ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Một nguồn tin khác nói các báo đang lo lắng vì dựa vào những gì ông Kỷ nói "thì sẽ là to chuyện".

Ban Tuyên giáo nói tại cuộc họp rằng họ sẽ gửi công văn tới từng báo cũng như tới cơ quan chủ quản của các báo.

Ban này cũng được dẫn lời nói các báo bị nêu tên trong cuộc họp sẽ bị xử phạt hành chính cũng như kỷ luật Đảng.

Một người dự họp nói các báo được lệnh phải có giải trình muộn nhất vào ngày 18/12 nhưng cho tới cuối ngày 12/12 họ vẫn chưa nhận được công văn chính thức về vụ việc và nói thêm:

"Ban Tuyên giáo cũng như các cơ quan quản lý báo chí họ không đưa ra chỉ đạo cụ thể là các báo không được đề cập đến tàu Bình Minh bị cắt cáp mà chỉ đưa ra yêu cầu các báo viết tin đúng bản chất, không kích động, không bình luận làm nóng vấn đề. Đó là khái niệm tương đối là không cụ thể và định tính.

"...Bản chất của vấn đề được hiểu là hai tàu dã cào của Trung Quốc đã vô tình chạy qua đuôi của tàu Bình Minh gây đứt cáp chứ không phải là chủ trương cắt cáp của Trung Quốc."

Phía Trung Quốc trong khi đó nói bản thân chính quyền Việt Nam cũng "tuyên bố không đúng sự thật" khi đưa tin về vụ việc liên quan tới tàu Bình Minh 02.

'Nhạy cảm'
Một nhà báo từ Hà Nội nói có báo đã giật tít trong đó nói "Trung Quốc gây hấn" khi đưa tin về những diễn biến gần đây.

Nhà báo này nói ông cũng không đồng tình với cách đặt tít này nhưng đây chỉ là ngoại lệ so với cách đưa tin của báo chí Việt Nam.

Khi được hỏi tại sao không tờ báo có tiếng nào ở Việt Nam đưa tin về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm Chủ Nhật, nhà báo nói họ đã được chỉ thị về vấn đề "nhạy cảm này".

Mặc dù vậy ông cũng nói nhiều báo đã chọn "im lặng" thay vì đưa tin mà không thể phản ánh nhiều chiều, hàm ý rằng họ không thể đưa quan điểm của người biểu tình để đảm bảo tính công bằng và khách quan.

Liên quan tới việc đưa tin về tàu Bình Minh 02, một trong những người phụ trách nội dung của tờ báo nằm trong diện bị khiển trách nói: "Quan điểm của mình là chưa cắt cáp đã phải bù lu bù loa lên rồi [chứ đừng nói đến cắt cáp]."

Nhưng quan điểm này không được một đồng nghiệp khác mà BBC nói chuyện chia sẻ, người nói rằng báo của ông không cố tình để người dân bức xúc với Trung Quốc.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

TÂM SỰ

Tâm sự
(Trả lời một bạn văn nước ngoài)

- Bạn hỏi vì sao đất nước này
Ngày đêm khói lửa vẫn hăng say
Tóc tang lòng vẫn không cay đắng
Gánh nặng đường xa chẳng chuyển lay ?

Có lẽ nghìn năm đã dạn dày
Anh hùng xưa để giống hôm nay
Khổ đau nhiều mới yêu thương lắm
Quen vượt trùng dương lái vững tay.

- Thù bạn đời nay có khác xưa,
Nghĩa tình e sớm nắng chiều mưa ?
Chợ trời thật giả đâu chân lý ?
Hàng hoá lương tâm cũng thiếu thừa ?

Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu...

Chuyện cô du kích xóm Lai Vu
Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù:
"Mỹ hại trăm nhà, lo diệt trước
Rắn, mình em chịu, có sao đâu!"

Chân lý, mặt trời soi sáng mãi
Lỗi lầm âu cũng bóng mây qua
Lương tâm đều vẫn trong như ngọc
Tình nghĩa anh em lại một nhà.

TỐ HỮU
(2-1967)

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nghìn đời em vẫn Mỵ Châu
Nghìn đời em vẫn cất đầu một nơi
Nghìn đời em vẫn thế thôi
Nghe người tình dụ bỏ lời cha ông.

TTT - 16.12.12
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Văn tế vong hồn liệt sĩ Hoàng Sa - Trường Sa
  
Hỡi ôi!

Những chàng trai chân đất đầu trần một đời trung nghĩa, sống ngoan cường bất khuất trước bão giông. Người tử sĩ năm nào đã đi vào lòng biển, tấm thân gầy tuẫn tiết nợ nước non. Lính Hoàng Sa vượt thử thách gian nan, không quản ngại hi sinh xương máu. Anh ra đi và tạc vào biển mẹ những dòng chữ vàng son, giữ cơ đồ ngàn năm tiên tổ.

Vốn một đời hiền hạnh thật thà lưới cá ghe thuyền mà đặng sống, cũng khắc lòng câu nợ nước ơn vua. Xa gia đình vợ yếu con thơ, thương cha già lòng đau như cắt. Từ biệt mẹ già tóc bạc gió sương, trong ngấn mắt rưng dòng lệ rỏ. Vượt trùng dương vươn mình ra bể, chắc tay chèo tay súng hướng về phía mặt trời. Ra đi không hẹn ngày về một tấm quan tài không có. Hình nộm dâu nhập hồn anh đó, sóng đưa anh về đất mẹ nghỉ ngơi. Trải năm tháng người nối bước người, dòng nhiệt huyết không bao giờ chia cắt.

Người chiến sĩ Trường Sa cảm tử, noi gương anh giữ vững ngọn cờ, trong giờ phút hiểm nguy, ngăn tàu địch ngông cuồng xông tới. Căng lồng ngực máu trào nóng hổi anh ra đi trong tư thế hiên ngang. Trừng mắt trước kẻ thù lòng hướng tới giang san, anh ngã xuống mà mắt rơi dòng lệ đỏ. Những cái tên anh Phương, anh Thông, anh Đệ, anh Hoành... dũng cảm quên mình, cùng 60 cái tên (*) đã đi vào lịch sử. Những trận chiến 74, 88 (**) sóng biển khóc than, khúc bi ca ngàn đời oán thù bất tận. Những địa danh Gạc Ma, Coolin, Lam đảo... một thời tắm máu, tàu đã chìm anh vẫn đứng lên. Hỏa lực kẻ thù mạnh gấp chục gấp trăm, ngăn sao được lời thề quyết tử. Những người trai tuổi mười tám đôi mươi, giã gia đình bảo vệ quê hương, anh đã gởi thân mình trong trùng dương thăm thẳm. Hận vì ai gây nên dông bão tước đoạt tuổi xanh ! Hận vì ai vô nghĩa bất nhân đem sức mạnh mà dìm chân lí.  

Năm tháng phôi pha, quân thù trắng trợn hung tàn, mộng bành trướng chẳng đoái gì chính nghĩa. Chúng xâm chiếm đất thiêng tiên tổ, miệng hùm tâm sói huênh hoang, chúng lòng dạ gian tham gieo tai họa mà mệnh trời chưa thấu.

Tinh thần người lính Hoàng Sa còn lưu mãi, thế hệ cháu con  tạc dạ ghi lòng. Tên tuổi người lính Trường Sa làm nên khúc hùng ca, biển mẹ hát vào những ngày giông tố.

Ngửa mặt khóc than trời, gạt nước mắt đau thương, mối quốc hận chẳng bao giờ quên lãng. Đòi công lí cho tận cùng chân lí, non sông này một dải biển khơi. Nước Việt Nam ngàn năm văn hiến, chưa bao giờ khuất phục trước ngoại xâm. Nhân dân Bắc - Trung - Nam đoàn kết lại mà trọn câu “địch khái” (***). Xin hứa trước linh hồn các anh hùng liệt sĩ, tổ quốc đang cần chúng tôi dám hi sinh. Người trong nước nắm tay người xa nước, máu Lạc dòng Rồng một huyết thống sinh ra. Thắp nén hương thơm tưởng nhớ hồn chiến sĩ vô danh, đọc lại những tên người đã hi sinh vì tổ quốc. Triệu triệu trái tim vẫn còn đau nhói, nỗi đau mất thịt mất da. Cầu chúc anh hồn người tử sĩ ra đi thanh thản, đợi một ngày toàn vẹn giang sơn. Hồn đất nước trong hồn người bất tử!


Trần Hữu Vinh
......................................................

Chú thích:

(*) Trong trận hải chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988. 64 cán bộ chiến sĩ đã hi sinh vì chủ quyền biển đảo dân tộc.

(**) Ngay từ những năm đất nước bị chia cắt người Việt Nam đã chiến đấu giữ gìn chủ quyền biển đảo dưới danh nghĩa của nước Việt Nam cộng hòa.

(***) Chữ của Nguyễn Đình Chiểu đã dùng trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: tinh thần khảng khái trước kẻ thù.
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                 Nguyễn Bá Thanh đả Tàu

Hoàng Lịch
 ghi

NQL: Đã xuất hiện nhiều giai thoại vui về ông Nguyễn Bá Thanh, cho thấy đa số dân chúng yêu mến ông. Chưa biết thực hư câu chuyện này ra sao nhưng mà vui.

Những ngày đầu năm 2013, khi giới truyền thông trong và ngoài nước bắt đầu “dậy sóng” theo “hiện tượng Nguyễn Bá Thanh”- Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì dư luận rõ hơn về bản lĩnh quyết đoán, dám nghĩ dám làm…của vị bí thư nổi tiếng này. Nhưng ít ai lại biết rằng, đằng sau cá tính nổi trội đó của vị tân Trưởng ban Nội chính TW còn là một con người tinh tế, mưu trí và góc cạnh trong công tác đối ngoại, lắm lúc làm cho đối phương rơi vào “bẫy” việt vị…

Một trong những sự kiện mà vị Bí thư Đà Nẵng đã làm cho phái đoàn ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải “dở khóc, dở cười” chính là tình huống khi Đà Nẵng đón tiếp phái đoàn do ông Vương Gia Thụy- Trưởng Ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đầu làm việc tại Đà Nẵng. Lúc này, Đà Nẵng chủ động bố trí cho phái đoàn của ông Thụy ở tại một khách sạn trên tuyến đường Trường Sa và tổ chức Hội nghị tại đó(Trường Sa, tên quần đảo của Việt Nam khẳng định chủ quyền và Trung Quốc đang tranh chấp)…khi ông Thụy phát hiện ra địa điểm tổ chức quá “nhạy cảm” và la làng đòi thay đổi nhưng thành phố giải thích là hết chổ nên phái đoàn Trung Quốc đành phải miễn cưỡng chấp nhận.
Bên lề Hội nghị, ông Nguyễn Bá Thanh không quên tận dụng thời cơ hiếm hoi này để nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với vị lãnh đạo cơ quan đối ngoại TW của ĐCS Trung Quốc đầy quyền thế này, rồi thẳng thắn đề nghị: Tôi (ông Thanh-PV) với anh(ông Thụy) bỏ hai chức vụ ra đề nói chuyện với tư cách bạn bè quen biết và nói chuyện theo văn hóa Á Đông, ông chịu không?
- Vương Gia Thụy hỏi lại: “Thế văn hóa Á Đông là gì?”
- Nguyễn Bá Thanh trả lời và ví von: Ông còn hỏi câu đó làm gì. Văn hóa Á Đông là trong gia đình hai anh em mâu thuẫn, thì người anh sẽ luôn nhường cho người em hết, chứ không hề hơn thua…
- Vương Gia Thụy: Tôi không hiểu rõ các đồng chí, trước Mỹ xâm lược gây bao nhiêu đau thương tan tác ở đây(Việt Nam), giờ Mỹ đưa Tàu sân bay đến, các đồng chí vẫn ra nâng cốc chúc mừng là tôi không hiểu nỗi..?
Nguyễn Bá Thanh: Xem ra tình báo Hoa Nam của các anh hóa ra cũng yếu quá..?!
- Vương Gia Thụy: Yếu ra sao?
- Nguyễn Bá Thanh: Đại sứ quán Mỹ có đến đây (Đà Nẵng- PV) mời tôi đi nhưng tôi đâu có đi. Tôi chỉ đạo cử các lãnh đạo cấp Sở ra với họ tí chứ lãnh đạo có ai đi đâu?
- Vương Gia Thụy: Hảo, hảo (Tốt, tốt-PV), có gì thì anh em trong nhà nói chuyện chứ làm gì phải quốc tế hóa ầm ĩ lên thì lý lẽ là sao?
- Nguyễn Bá Thanh: Thực ra nhà có hai anh em nhưng khốn nổi là ông anh “hơi” tham quá, thằng em chỉ chỗ này thì thằng anh bảo của ổng, chỗ kia thì của tao, chỗ khách thì cũng của tao nốt… nên nó tức quá mới gọi “hàng xóm” đến để chứng giám cách xử sự của anh có được không chứ không phải gọi đến để đánh nhau..!
Đến đây, ông Thanh không quên nhắc thêm: “Tôi nói cho ông biết, nhà phải có cái hiên, cái sân rồi mới tới cái gì đó… nhưng ông(Trung Quốc- PV) vẽ cái đường lưỡi bò chi mà ôm sát cái bức tường không còn hiên nữa chứ đừng nói sân…thế thì ai chịu nổi(?) Ở Đà Nẵng ni chỉ cần mấy người bơi giỏi thì sải mấy sải là tới đường lưỡi bò của ông ngay thì ông giải thích kiểu chi…(?)
Tranh thủ lúc này, ông Thanh không quên “ngăm” ông Thụy: “Ông nói lại với ông Đào( Hồ Cẩm Đào- PV), bữa sau nếu đến một lúc nào đó mà thế hệ con cháu chúng tôi theo Mỹ mà chống lại Trung Quốc thì có lỗi của các ông…vì do ông đẩy nó tới chỗ đó! Ông nhớ đừng nhầm lẫn nghe, đừng nghĩ theo Mỹ, theo Nga…không ảnh hưởng đến chúng ta…ông không nhận thức điều đó là ông trả giá đắt thôi, bởi sau này tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nó đặt ở Lạng Sơn chĩa thẳng vào nhà ông thì khi đó ông mới giật mình..?”
- Vương Gia Thụy “khích” lại: “Sao họ không đưa ông(Thanh-PV) vào Bộ ngoại giao để công tác nhỉ…”
- Nguyễn Bá Thanh: Con người tôi không có khả năng ngoại giao..!
(Trích lược thuật nội dung câu chuyện mà ông Nguyễn Bá Thanh kể lại lúc nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sử học Việt Nam” do GS. Phan Huy Lê- Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trao tặng vào ngày 19-8-2012 tại Đà Nẵng).
Theo FB Trần Thanh Hùng, đầu đề của QC
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Satthat

Quyết liệt vì Hoàng Sa
  
Ngày này cách đây đúng 39 năm, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Hành động phi pháp ấy đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của người Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của thế giới.

Ngày 25.11.2011, trong phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập tới hai thời điểm Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Năm 1956, Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng các đảo phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Chính quyền VNCH lúc đó đã phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này”. Thủ tướng cũng cho biết Chính phủ Việt Nam sẽ kiên trì đòi lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.

Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ của một đất nước Việt Nam thống nhất đã nhắc chúng ta nhớ tới một ngày bi tráng của 39 năm về trước, khi đất nước còn chia đôi. Đó là ngày 19.1.1974, Trung Quốc nổ súng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa. Các chiến hạm cùng quân nhân VNCH đã chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng với một lực lượng mạnh hơn, Trung Quốc đã chiếm được cụm phía tây của quần đảo Hoàng Sa, sau khi đã chiếm cụm phía đông hồi thập niên 1950, qua đó chiếm đóng phi pháp toàn bộ quần đảo này từ đó đến nay.

Xâm lăng

Trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra trong khoảng 30 phút vào ngày 19.1.1974, nhưng trước đó nhiều ngày, Trung Quốc đã bắt đầu những chuyển động cho hành trình xâm lược của mình. Ngày 10.1, tàu Trung Quốc bắt đầu xuất hiện trong khu vực cụm tây quần đảo Hoàng Sa. Sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao nước này phát đi từ Bắc Kinh tuyên bố rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc và VNCH đang chiếm đóng phi pháp. Ngay lập tức, Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã bác bỏ luận điệu ngang ngược này và lên án hành động xâm lăng gây hấn của Trung Quốc.

Lúc bấy giờ, về mặt quân sự, phía Việt Nam chỉ có một trung đội địa phương quân thuộc Chi khu Hòa Vang trú đóng trên đảo Hoàng Sa. Để tăng cường sức mạnh bảo vệ biển đảo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải vào ngày 15.1 đã ra lệnh cho tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng, trực chỉ Hoàng Sa. Tiếp theo, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) do trung tá Vũ Hữu San chỉ huy đang tuần tra vùng biển ngoài khơi Quảng Ngãi cũng được lệnh tức tốc tới bảo vệ Hoàng Sa. Sau đó, do diễn biến phức tạp, tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) cũng đã được điều động. HQ-5 là soái hạm, với hạm trưởng là trung tá Phạm Trọng Quỳnh; còn HQ-10 do thiếu tá - Hạm trưởng Ngụy Văn Thà chỉ huy. Ban Chỉ huy công tác trên biển của chiến dịch bảo vệ Hoàng Sa được đặt trên tàu HQ-5, với đại tá Hà Văn Ngạc thừa lệnh Tư lệnh HQ Vùng 1 Duyên hải làm chỉ huy trưởng.

Trong thời gian này, phía Trung Quốc đã cho tàu cá chở quân lính giả dạng ngư dân tiến chiếm một số đảo. Công điện 50.356 của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải gửi HQ-4, HQ-5 và HQ-16 cho biết: “Trung Cộng đã bất thần tiến chiếm các đảo Robert (Cam Tuyền - NV), Duncan (Quang Hòa), Drummond (Duy Mộng) và Money (Vĩnh Lạc) thuộc quần đảo Hoàng Sa kể từ ngày 10.1.1974. Hiện có 2 tàu loại 100 tấn neo đậu tại đảo Robert... Trên đảo Duncan có 1 chòi quan sát... Tại đảo Money có 1 hầm còn mới...”. Công điện còn cho biết phi cơ của Sư đoàn 1 Không quân đang trực ở sân bay Đà Nẵng. Nhiệm vụ được giao cho lực lượng bảo vệ Hoàng Sa là trước hết sử dụng đường lối ôn hòa, yêu cầu kẻ địch rút khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong trường hợp địch khai hỏa thì “tập trung khả năng để tiêu diệt địch”, lệnh từ văn phòng chỉ huy ở Đà Nẵng truyền ra cho HQ-5 nêu rõ.

Lúc bấy giờ, lực lượng chiến đấu của phía Trung Quốc có 11 tàu, trong đó có 2 tàu chống ngầm Krondstadt, 2 tàu quét lôi, vài tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một số tàu chở quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có một đội quân dự phòng ở Hải Nam, trong đó có nhiều tàu tên lửa Komar và Osa.

http://i1299.photobucket.com/albums/ag63/sofiarotaru/bandotrnchinhongsa_zps77132c68.jpg

Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn

Nổ súng

Sáng sớm 19.1, một toán Biệt hải từ HQ-4 và một đội Hải kích từ HQ-5 chia làm hai mũi dùng bè cao su đổ bộ lên tái chiếm đảo Quang Hòa. Một cuộc đọ súng xảy ra giữa quân VNCH và quân Trung Quốc đã chiếm đảo này từ trước cùng với số mới đổ bộ từ các chiến hạm gần đấy. Cuộc giao tranh này khiến 2 quân nhân VNCH tử thương và sau đó, do quân số ít hơn rất nhiều, hai toán đổ bộ của VNCH đã phải rời đảo, trở lại tàu.

Lúc này, các tàu chiến trên biển đã di chuyển theo đội hình chiến thuật, bộ chỉ huy trên soái hạm HQ-5 chỉ định mục tiêu cho từng chiến hạm thành viên để tiêu diệt. Theo đó, HQ-5 đối đầu tàu Krondstadt 274; HQ-4 đối đầu Krondstadt 271; HQ-10 đối đầu trục lôi hạm 396; HQ-16 đối đầu trục lôi hạm 389. Lúc 10 giờ 22 sáng 19.1.1974, lệnh tác xạ đồng loạt vào các chiến hạm Trung Quốc được ban hành từ HQ-5. Thông tin công khai trước đây cho rằng tàu Trung Quốc đã nổ súng trước. Tuy nhiên, mới đây, nguyên Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San xác nhận rằng, lúc bấy giờ, tàu chiến của VNCH đã “chủ động khai hỏa”. Ngay trong những phút đầu, một chiếc Krondstadt đã bị trúng đạn bốc cháy. Sau đó, chiếc Krondstadt thứ hai cũng hư hại và phải ủi vào rạn san hô gần đó để khỏi chìm. Phía VNCH cũng chịu tổn thất khi HQ-4 và HQ-5 đều trúng đạn nhưng vẫn còn chiến đấu được; HQ-16 bị hư hại nặng hơn và phải dần rút khỏi vòng chiến. Riêng HQ-10, là tàu nhỏ nhất, bị bắn chìm và Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận.

Đến gần 11 giờ, có tín hiệu cho thấy Trung Quốc đang tăng viện với các tàu tên lửa Komar xuất hiện từ phía xa. Nhận thấy tình thế bất lợi, chỉ huy trưởng Hà Văn Ngạc đã ra lệnh cho toàn bộ lực lượng rời vùng giao tranh. Trong cuộc chiến này, theo con số thống kê chưa đầy đủ, 53 quân nhân VNCH đã bỏ mình vì nước; một số quân nhân và nhân viên khí tượng bị bắt làm tù binh và đã được trao trả sau đó. Phía Trung Quốc có 4 tàu bị bắn hỏng và 18 binh sĩ chết.

Sau trận chiến ngắn ngủi nhưng ác liệt, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Dù thế, trận hải chiến 1974 một lần nữa khẳng định ý chí bất khuất của người Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền. Trước một kẻ thù mạnh hơn và trong một tình hình chính trị chung có nhiều diễn biến bất lợi, các quân nhân đã kiên cường nổ súng vào kẻ xâm lăng. Cuộc chiến đó cũng một lần nữa làm nổi rõ tính phi nghĩa của Trung Quốc tại Hoàng Sa và trên toàn biển Đông về sau, như tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH số 015/BNG sau trận hải chiến 1974 đã vạch rõ: “Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ VNCH”. Hành động dùng vũ lực để chiếm lãnh thổ của nước khác đi ngược lại với Hiến chương LHQ, và vì thế, dù cho đã chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa gần 40 năm qua, Trung Quốc mãi mãi vẫn không có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ này.

Tư liệu cho bài viết này được lấy từ Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa (Vũ Hữu San, Trần Đỗ Cẩm), qua trao đổi với ông Vũ Hữu San và một số cựu quân nhân tham gia trận hải chiến cũng như tham khảo nhiều tài liệu khác./.


Đỗ Hùng

Nguồn: TNo
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [48] [49] [50] [51] [52] [53] [54] ... ›Trang sau »Trang cuối