Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...-m-hai-t-u-101500605.html

Nga bắt thêm hai tàu cá Trung Quốc
Tuổi TrẻTuổi Trẻ – 4 giờ trước


TTO - Nga đã bắt giữ thêm hai tàu cá Trung Quốc cùng 33 thủy thủ ngày 25-7, báo Beijing News dẫn lời lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố miền đông Nga Khabarovsk.



Cảng Nakhodka của Nga - Ảnh: britannica.com

Hai tàu này đã được đưa tới cảng Nakhodka, nơi tám tàu cá khác của Trung Quốc đang bị giam giữ, nâng tổng số tàu Trung Quốc bị Nga bắt lên 10 chiếc.

Phía Nga đã tịch thu toàn bộ lượng mực và thủy sản họ tìm thấy trên hai tàu.

Các nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc đã tới Nakhodka xác nhận thủy thủ đoàn đều trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Theo trang mạng china.org, lãnh sự quán Trung Quốc đang tiến hành thương thảo với phía Nga để giải quyết vụ việc.

Trước đó, hai tàu cá với 37 người trên tàu đã bị Nga bắt giữ ngày 17-7 vì xâm nhập bất hợp pháp vùng biển đặc quyền kinh tế của Nga.

HẢI MINH
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Phát hiện 56 bản đồ cổ phương Tây vẽ Hoàng Sa của Việt Nam

Bài đăng trên infonet Thứ Tư, 25/07/2012, 08:20 GMT

56 tấm bản đồ cổ do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được TS Trần Đức Anh Sơn (Đà Nẵng) và nhóm nghiên cứu sưu tầm, phát hiện đã tiếp tục khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác sưu tầm, phát hiện và nghiên cứu các nguồn tư liệu liên quan đến quá trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam, từ đầu năm 2010, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng đã triển khai nghiên cứu đề tài Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - Thành phố Đà Nẵng. Đề tài do tiến sĩ lịch sử Trần Đức Anh Sơn (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng kiêm Tổng biên tập Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) làm chủ nhiệm đề tài, với nguồn kinh phí do UBND TP Đà Nẵng cấp.

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được nghiệm thu vào tháng 12/2011 và chuyển giao cho UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) quản lý. Đề tài đã thiết lập một “font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, bao gồm những tư liệu đã được công bố từ trước đến nay và những tư liệu vừa được nhóm nghiên cứu tìm kiếm, sưu tầm trong thời gian thực hiện đề tài, liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong lịch sử, tập trung thành 4 thư mục: tư liệu văn bản, tư liệu hình ảnh, tư liệu bản đồ và tư liệu nghe nhìn.

Ngày 24/7, TS. Trần Đức Anh Sơn đã gửi cho báo điện tử Infonet bài viết giới thiệu những tấm bản đồ mà nhóm nghiên cứu đã sưu tầm và tập hợp trong thư mục tư liệu bản đồ của Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - TP Đà Nẵng:

HOÀNG SA TRÊN NHỮNG TẤM BẢN ĐỒ CỔ CỦA PHƯƠNG TÂY

Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, ngoài việc tập hợp, sưu tầm các bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa có trong các nguồn thư tịch cổ đã được các học giả trong và ngoài nước sưu tầm và công bố trong những năm gần đây, nhờ mối liên hệ với các đồng nghiệp ở nước ngoài và nhờ sự hỗ trợ tích cực của Internet, chúng tôi đã sưu tầm được nhiều bản đồ do người phương Tây vẽ và xuất bản trong các thế kỷ XVI - XIX, có liên quan đến chủ đề này, để đưa vào “font tư liệu Hoàng Sa”.

http://cms.infonet.vn/Images/Images/466/t466908.jpg
Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613



Đây là những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải do người phương Tây vẽ trong quá trình phát kiến hàng hải, giao thương, truyền giáo ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có ghi nhận về lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam trong lịch sử.

Trên những tấm bản đồ này, quần đảo Hoàng Sa luôn được thể hiện bằng hình vẽ ở trong vùng biển Đông của nước ta, với kinh tuyến và vĩ tuyến khá chính xác, và được ghi danh là: Paracel Islands, Paracel, Paracels, Pracel, Parcels, Paracelso... tùy theo ngôn ngữ của từng nước phương Tây. Còn vùng bờ biển Quảng Nam - Quảng Ngãi, song song với quần đảo Hoàng Sa thì được ghi nhận là Costa da Paracel (bờ biển Hoàng Sa). “Đó là cách mặc nhiên thế giới nhận Hoàng Sa đích thực thuộc chủ quyền của Việt Nam ít nhất từ 5 thế kỷ nay” (nhận xét của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu).

http://cms.infonet.vn/Images/Images/466/t466909.jpg
Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645



Theo nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, một chuyên gia hàng đầu về bản đồ cổ Việt Nam, thì ông đã sưu tập được 30 bản đồ cổ của phương Tây, có niên đại từ năm 1489 đến năm 1697, có thể hiện hình vẽ và địa danh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo đó, “từ tấm bản đồ thứ 4 từ năm 1507 đều có ghi vẽ đất nước ta với biển Đông và quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Tùy theo cách phát âm của mỗi tác giả vẽ bản đồ mà ghi tên nước ta. Có bản đồ ghi Cauchi tức Giao Chỉ, hoặc các dạng tự khác như Cochi, Cachi, Cachu, Cochin đều biểu hiện nguyên âm Giao Chỉ. Sau thấy bên Ấn Độ có thành phố tên là Cochin, nên người ta gọi nước ta là Giao Chỉ gần Chi Na và ghi thành Cauchichina, Cauchinchina, Cachuchina, Conchinchina, Cochinchina, Cochinchine... Lần đầu tiên trên bản đồ Frères Van Langren 1595, chúng ta thấy Đại Việt chia ra 2 miền: Đàng Ngoài được Tây phương ghi là Tungkin (Đông Kinh, tên thành Thăng Long từ 1430) và Đàng Trong được ghi là Cochinchina (Giao Chỉ gần Chi Na, 1 địa danh cũ chỉ toàn quốc Đại Việt) (Nguyễn Đình Đầu, Giới thiệu một số bản đồ cổ thềm lục địa và hải đảo Việt Nam, http://www.viet-studies.info).

http://cms.infonet.vn/Images/Images/466/t466910.jpg
Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744



Điều này cho thấy là từ thế kỷ XVI, người phương Tây đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một phần của lãnh thổ Việt Nam khi vẽ và ghi chú các địa danh các quần đảo này trên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.

Với 56 tấm bản đồ cổ phương Tây mà chúng tôi sưu tầm được, sự thật hiển nhiên này càng được thể hiện rất rõ. Ngoài việc thể hiện tọa độ địa lý của quần đảo Hoàng Sa (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới các tên gọi như Cauchi, Cochi, Cochinchina, Cochinchine..., trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn:

http://cms.infonet.vn/Images/Images/466/t466911.jpg
An Nam đại quốc họa đồ do Giám mục Taberd vẽ năm 1838



- Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613, thể hiện quần đảo Pracel (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (đảo Phú Quốc) được vẽ riêng;

- Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645 thì quần đảo Pracel (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Cù Lao Thu, tức đảo Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Cù Lao Ré, tức đảo Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchina (Đàng Trong);

http://cms.infonet.vn/Images/Images/466/t466912.jpg
Bản đồ do Visscher vẽ năm 1680



- Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744 thì hình vẽ quần đảo Hoàng Sa được ghi chú là “I. Ciampa”, viết tắt của chữ “Islands Ciampa”, nghĩa là “quần đảo (thuộc vương quốc) Ciampa”. Ciempa hay Campa là tên các nước phương Tây lúc bấy giờ gọi xứ Đàng Trong, do họ cho rằng đây là đất cũ của vương quốc Champa;

- Bản đồ do Van de Kusten vẽ năm 1754, có tên là Kaart van Cochinchine, van Tunquin (Bản đồ Đàng Trong, Đàng Ngoài), đã thể hiện toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là những phần lãnh thổ thuộc vương quốc Cochinchine;

http://cms.infonet.vn/Images/Images/466/t466913.jpg
Bản đồ do Mariette vẽ năm 1790



- Đặc biệt, tấm bản đồ mang tên An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ: “Paracel seu Cát Vàng”, nghĩa là “Paracel hoặc là Cát Vàng”. Cũng chính Giám mục Taberd trong bài viết in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal vào năm 1837 cũng đã khẳng định: “Paracels, hay Pracel, tức là Hoàng Sa - Cồn Vàng, thuộc về Cochinchina”. (James Prinsep, F.R.S. [Ed.], The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI, Calcuta, 1837, p. 745).

Theo nhiều sử liệu cổ của Việt Nam, từ trước thế kỷ XVI, người Việt đã đặt chân đến vùng đảo, đá ngầm, bãi ngầm ở giữa biển Đông, mà họ đặt tên là Bãi Cát Vàng (? 葛 鐄) hay Cồn Vàng (? 鐄). Còn trong các nguồn sử liệu của Việt Nam viết bằng chữ Hán thì địa danh Bãi Cát Vàng được ghi bởi nhiều chữ khác nhau như: Hoàng Sa Châu (黃 沙 洲), Hoàng Sa Chử (黃 沙 渚), Hoàng Sa (黃 沙). Đó chính là quần đảo Hoàng Sa ngày nay.

Những bản đồ cổ phương Tây do chúng tôi sưu tầm và tập hợp trong “font tư liệu Hoàng Sa” có niên đại trải dài hơn 3 thế kỷ, từ những bản đồ được vẽ rất sớm, như bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560, bản đồ do Gerard Mercator vẽ vào nửa sau thế kỷ XVI, bản đồ do Giovanni Botero vẽ vào đầu thế kỷ XVII..., cho đến những bản đồ được vẽ vào cuối thế kỷ XIX như: bản đồ Indochina vẽ năm 1886, bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891… đều có thể hiện bằng hình vẽ hoặc bằng chữ viết vị trí của quần đảo Hoàng Sa với nhiều tên gọi khác nhau, ở trong vùng biển của nước ta. Điều này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và đã ghi nhận quần đảo này là một phần lãnh thổ của Việt Nam (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…)

Như vậy, ngoài những sự kiện lịch sử đã được chứng thực, cùng với các nguồn tư liệu thành văn với nhiều ngôn ngữ khác nhau, thì những tấm bản đồ cổ của phương Tây nói trên đã góp phần chứng minh rằng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa). Chủ quyền này đã được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, nhà phát kiến địa lý... phương Tây thừa nhận và ghi dấu lên những tấm bản đồ địa lý và bản đồ hàng hải của họ.

Vì thế, những tấm bản đồ này là những tư liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (và Trường Sa), mà hiện nay đang có một số quốc gia trong khu vực tranh chấp chủ quyền.

56 bản đồ cổ phương Tây trong ”Font tư liệu Hoàng Sa”

Bản đồ do Gerard Mercator (1512 - 1594) vẽ; Bản đồ Giovanni Botero (1540 - 1617) vẽ; Bản đồ do Giovanni Antonio (1555 - 1617) vẽ; Bản đồ do Livro da Marinharia FM Pinnto vẽ năm 1560; Bản đồ do Petrus Bertius (1565 - 1629) vẽ; Bản đồ do Abraham Ortelius vẽ năm 1580; Bản đồ do Fernao Var Dourado vẽ năm 1590; Bản đồ do Gerard de Jode vẽ năm 1593; Bản đồ do Petrus or Pieter vẽ năm 1594; Bản đồ do Van der AA vẽ năm 1594; Bản đồ do Van Lanngren vẽ năm 1595; Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613; Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613; Bản đồ do Willem Janszoon Blaeu vẽ năm 1617; Bản đồ do John Speed vẽ năm 1626; Bản đồ do Orientalis Oceanus Mercator vẽ năm 1630; Bản đồ do Insulae Indiae vẽ năm 1632; Bản đồ do Janssouius vẽ năm 1632; Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1633; Bản đồ do Van Lochem vẽ năm 1640; Bản đồ do Janssouius vẽ năm 1645; Bản đồ do W. Blaeu vẽ năm 1645; Bản đồ do Vincenzo Maria Coronelli vẽ năm 1650; Bản đồ Oost Indien vẽ năm 1660; Bản đồ do F. De Wit vẽ năm 1662; Bản đồ do Guillaume Delisle (1675 - 1726) vẽ; Bản đồ do Visscher vẽ năm 1680; Bản đồ do Van Keulen (1680 - 1735) vẽ; Bản đồ do Emanuel Bowen (1693 - 1767); Bản đồ do Alexis Hubert Jaillot vẽ năm 1696; Bản đồ do VOC Octrooigebied vẽ năm 1700; Bản đồ do Jacques Nicolas Bellin (1703 - 1772) vẽ; Bản đồ do Jacques Nicolas Bellin (1703 - 1772) vẽ; Bản đồ do Ottens vẽ năm 1710; Bản đồ do Alexis Hubert Jaillot vẽ năm 1720; Bản đồ do Seutter vẽ năm 1720; Bản đồ do Homann Heirs vẽ năm 1744; Bản đồ do S. Van Esveldt vẽ năm 1745; Bản đồ do Jean Baptiste d'Anville vẽ năm 1752 ; Bản đồ do Van Keulen vẽ năm 1753; Bản đồ Cochinchine Tunquin do Van de Kusten vẽ năm 1754; Bản đồ l'islle de Buache vẽ năm 1779; Bản đồ do Clouet Mondahare vẽ năm 1785; Bản đồ do Mariette vẽ năm 1790; Bản đồ do Bowen & Gibson vẽ năm 1792; Bản đồ do Abbé vẽ năm 1806; Bản đồ do J. Carry vẽ năm 1811; Bản đồ do John Thomson vẽ năm 1814; Bản đồ do John Thomson vẽ năm 1817; An Nam đại quốc họa đồ do giám mục Taberd vẽ năm 1838; Bản đồ Greenleaf East India vẽ năm 1843; Bản đồ vẽ năm 1876; Bản đồ Indochina vẽ năm 1886; Bản đồ do Stielers Handatla vẽ năm 1891; Bản đồ do Bartholomen Velho vẽ (không rõ năm vẽ) và Bản đồ India Orient (không rõ tác giả và không rõ năm vẽ).


TRẦN ĐỨC ANH SƠN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...91%C3%B4ng-011000266.html

“Gấu Nga” trong bài toán Biển Đông
Sài Gòn Tiếp ThịSài Gòn Tiếp Thị – 13 giờ trước

   Email
   In ra

SGTT.VN - Dư luận đang rất quan tâm là liệu vấn đề Biển Đông có được đưa ra thảo luận giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Putin trong chuyến thăm Nga hay không. Hiện nay Nga đang là một trong vài nước lớn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.

>> TS Lê Xuân Nghĩa: ‘Nền kinh tế đang như người ốm’
>> Tầm nã tội phạm - Kỳ 11: Kẻ sát nhân 20 năm trốn ra đảo

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên đường đi thăm chính thức Liên bang Nga. Ảnh: TL

Xét về cơ bản, Nga hợp tác với Việt Nam nhằm tận dụng những ưu thế cực lớn của Biển Đông cũng không khác gì việc Mỹ hậu thuẫn cho Philippines. Tuy nhiên, có thể thấy rằng hiện Nga thực sự chưa đủ mạnh để triển khai các lợi ích của mình trên tầm quốc tế. Việc Nga đang có nhiều lợi ích chung với Trung Quốc cũng khiến Nga không thể hiện thái độ được nhiều trên Biển Đông. Dưới sự lãnh đạo của Putin và việc Nga đã thành lập bộ Phát triển Viễn Đông thì rõ ràng Moscow sẽ tiếp tục chú trọng phát triển chính sách hướng Đông. Và để chính sách này tiến hành tốt thì Nga phải cần một môi trường ổn định cả trong nước lẫn quốc tế. Vì thế, việc Biển Đông dậy sóng rõ ràng là không tốt cho Nga, và duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược mang tính xây dựng với Việt Nam tại Biển Đông sẽ là lợi thế cho Nga.

Trong chuyến thăm chính thức của bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tới Liên bang Nga theo lời mời của bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov từ ngày 29.6 đến 3.7, hai bên cũng đã lên tiếng nhắc lại rằng mọi tranh chấp tại Biển Đông nên được xử lý theo luật pháp quốc tế, nhất là theo Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC. Theo đó, bộ trưởng Sergey Lavrov cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam bằng cách kêu gọi nhanh chóng xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc đối với các bên về tranh chấp trên Biển Đông COC.

Một tờ báo mạng chuyên ngành có uy tín tại Nga cũng vừa đăng một bài nhìn nhận về những căng thẳng đang xảy ra trên Biển Đông, kèm theo một lời “cảnh báo” rằng “trong trường hợp Trung Quốc muốn tiến tới, nước này sẽ gặp phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả Nga và Hoa Kỳ”. Qua đó, có thể thấy rằng mặc dù Nga và Trung Quốc hiện vẫn đang là hai đối tác quan trọng của nhau và có sự phối hợp chặt chẽ trên nhiều hồ sơ quốc tế để đối đầu với phương Tây, đặc biệt là trong vấn đề Syria và Iran, tuy nhiên Moscow lại đang nhìn nhận sự trỗi dậy của Bắc Kinh ở châu Á – Thái Bình Dương với một thái độ nghi ngại, với sự lo sợ về vị thế của mình.

Trong khi những tín hiệu tích cực đến từ chuyến thăm chính thức của ông Phạm Bình Minh chưa hết nóng thì báo chí lại đưa tin Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ có chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược. Theo thông tin của bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra thì chuyến thăm kéo dài năm ngày từ ngày 26 – 30.7. Trong đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin, sau đó là Thủ tướng đồng thời là chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev, và các lãnh đạo cấp cao khác.

Có một điều đặc biệt trong chuyến đi này là các cuộc gặp và làm việc giữa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Vladimir Putin sẽ diễn ra tại thành phố nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen. Đây là nơi mà đất nước Nga luôn dành để đón tiếp lãnh đạo của các cường quốc hoặc những quốc gia có quan hệ thân thiết và tin cậy. Điều này đã làm cho dư luận đoán được rằng ông Putin đang có thái độ coi trọng Việt Nam như thế nào.

Hiện nay Nga đang là một trong vài nước lớn có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Cơ chế đối thoại chiến lược Ngoại giao – an ninh – quốc phòng thường niên hoạt động đều đặn và hiệu quả. Việt Nam cũng là một trong những đối tác mua vũ khí nhiều nhất của Nga. Liên tục trong nhiều năm qua, Nga đã bán cho Việt Nam nhiều vũ khí tối tân như máy bay tiêm kích Su-27, Su-30, hộ tống hạm Gepard, tàu ngầm lớp Kilo, hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion và tổ hợp tên lửa S300. Đặc biệt hơn khi đa phần những vũ khí mà Việt Nam mua từ Nga đều nhằm để phòng vệ biển, nhất là trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang leo thang như hiện nay.

Qua hơn 60 năm kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao tính từ thời Liên Xô, có thể nói rằng hai nước hoàn toàn có thể đưa mối quan hệ này lên một tầm cao mới, đặc biệt là khi hai bên sẽ ký một loạt văn kiện hợp tác song phương. Việc nâng tầm hợp tác rõ ràng rất có lợi cho Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông khi chắc chắn nhờ đó mà Việt Nam sẽ nhận được nhiều sự hậu thuẫn từ Nga – một nước mà Trung Quốc có liên quan nhiều lợi ích lớn.

Nghĩa Huỳnh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Tiếp bước cha anh!
********
Quét sạch lũ cướp biển-quân xâm lược biển
*********


Bốn ngàn năm cơ đồ dựng nước

Oai linh hào khí tự bao đời

Tổ tiên cha ông ngàn đời trước

Dấu chân in khắp Hoàng Trường Sa.



Lối chân xưa in khắp miền biển đảo

Cha Long Quân khai phá thủa cội nguồn

Mẹ Âu Cơ trấn dựng miền sơn cước

Khắc trong sử vàng thuyết Rồng-Tiên.



Bốn miền tổ quốc hồng trong nắng

Biển bình yên ôm xiết đất mẹ hiền…

Hồn dân tộc thức mình trong bão tố

Biển thét gào quằn quại giữa bão giông.



Quân thù đang ngấp nghé ngoài biên cương

Thềm lục địa đảo Hoàng Sa Trường Sa yêu dấu

Gót giày lũ cướp biển xâm lăng

Hung hăng chà đạp ngông cuồng kiêu ngạo.



"Tam sa” hão huyền quen giọng điệu…

Ngang nhiên bành trướng biển vét vơ

“Quân đồn trú” rõ rành quân xâm lược

Miền biển yêu thương dân tộc Việt bao đời.



Tổ quốc sinh ra những người con bất tử

Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

Khi tổ quốc cần những người con quả cảm

Hăng hái xông pha chốn trận tiền.



Siết chặt tay súng chắc biên cương

Ngẩng cao đầu Con Rồng cháu Việt

Lớp lớp đoàn quân anh hùng bất khuất

Xô quân thù vùi lấp đáy biển sâu.



Đánh tan quân xâm lăng cướp biển

Xua đuổi những kẻ bạo ngược hung tàn

Gìn giữ quê hương từng tấc đất

Biển đảo yêu thương tự bao đời.



Đằm trong sóng biển những anh linh

Các anh hùng sống mãi cùng dân tộc

Bao lớp người con yêu đất Việt

Ngã xuống lòng đất mẹ vinh quang.



Hứa cùng các anh cờ hồng tiếp bước

Sao vàng năm cánh kiêu hãnh tung bay

Oai hùng dân tộc bao đời nay

Chủ quyền thiêng liêng

Xây đất nước ngàn năm bất diệt

Được gây dựng bởi bao xương máu cha ông.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Việt Nam có sức mạnh của lẽ phải trên Biển Đông

Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (28/07/2012)

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc liên tiếp xâm phạm chủ quyền các quốc gia ven Biển Đông trong thời gian gần đây cùng với những luận điệu xuyên tạc về việc như thế nào là tuân thủ luật pháp quốc tế chứng tỏ họ đang tự cho mình cái quyền "làm luật” trên Biển Đông nhằm phục vụ lợi ích dân tộc cực đoan, bất chấp công pháp quốc tế cũng như lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới trong khu vực này.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/210/2012_210_T15_anh.jpg
Tàu ngư chính 310 xuất hiện trong vùng biển gần đảo Đá Chữ Thập để hỗ trợ các tàu cá khác
đánh bắt phi pháp trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: TL



Mặc dù đồng ý đàm phán với ASEAN để tiến tới xây dựng một Bộ Quy tắc về ứng xử trên Biển Đông (COC), nhưng Trung Quốc luôn ra sức kéo giãn thời gian thực hiện cam kết này bằng mọi cách. Mới đây, nước này còn tuyên bố thẳng thừng rằng "COC không đóng vai trò giải quyết vấn đề Biển Đông, chỉ là biện pháp để xây dựng lòng tin”. Tuyên bố này không làm cho các chuyên gia về Biển Đông ngạc nhiên, bởi từ lâu Trung Quốc dù đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhưng cũng luôn cho rằng UNCLOS "không phải là hiệp ước quốc tế để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia, cũng không thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc giải quyết các tranh chấp”. Điều đáng nói là trong khi tuyên bố "một đàng” nhưng khi cần thiết họ vẫn sử dụng UNCLOS "một nẻo” như là căn cứ, cơ sở pháp lý cho các yêu sách về chủ quyền, cho các vùng đặc quyền kinh tế của họ trên Biển Đông, mà đặc biệt là cho yêu sách "đường lưỡi bò” phi lý.

Hành xử theo phương châm "nói một đàng làm một nẻo” của Trung Quốc trong quá trình áp dụng luật pháp quốc tế để giải quyết các vấn đề trên biển đang làm gia tăng sự lo ngại của thế giới về mục tiêu thật sự của nước này. Có vẻ như Bắc Kinh chỉ muốn diễn giải luật pháp theo kiểu có lợi nhất cho họ và dùng các biện pháp thực tiễn để thi hành luật pháp theo phương thức thực sự chiếm được, hoặc triển khai được các hoạt động trên Biển Đông càng nhiều càng tốt dưới mọi hình thức. Đặc biệt nghiêm trọng là quá trình xuyên tạc, cải biến cách hiểu luật pháp quốc tế của Trung Quốc được tiến hành bài bản, song song với các chiêu thức "làm luật” trên thực địa. Đó là sự đồng loạt gia tăng các hoạt động từ dân sự tới hành chính, từ bán quân sự tới quân sự trên Biển Đông trong thời gian gần đây, đe doạ nghiêm trọng an ninh và an toàn hàng hải quốc tế cũng như xâm phạm chủ quyền của nhiều quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, chính những hành động "làm luật” bất chấp lẽ phải và luật pháp quốc tế đó của Trung Quốc trên Biển Đông lại đang tạo ra hiệu ứng ngược với mong muốn của họ. Sự bất đồng của ASEAN trong Hội nghị Ngoại trưởng lần thứ 45 tại Phnom Penh vừa qua có thể hiểu theo một góc độ tích cực hơn đó chính là sự thức tỉnh của các dân tộc trong khu vực với quyết tâm mạnh mẽ nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình một cách không khoan nhượng. Bởi lẽ, qua cách hành xử tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vừa qua nhằm tách khối ASEAN ra thành từng "chiếc đũa”, Trung Quốc đã lộ lá bài tẩy trong âm mưu độc chiếm Biển Đông không từ thủ đoạn nào. Điều này càng khiến cho các quốc gia có quyền lợi liên quan thêm cảnh giác. Cộng đồng thế giới qua diễn đàn khu vực và truyền thông quốc tế càng nhận thấy rõ bộ mặt thật của Bắc Kinh cho dù họ đang cố diễn xuất trò chơi "trỗi dậy hòa bình” đồng thời với việc tăng cường sức mạnh quân sự trên biển nói chung cũng như lực lượng quân sự đồn trú trên Biển Đông nói riêng.

Cuối cùng thì thế giới cũng đang chứng kiến một ASEAN đang gượng đứng dậy sau cú vấp ngã ở Phnom Penh. ASEAN ngay sau đó đã "đạt lập trường chung về Biển Đông” cho thấy những thông điệp mang ý nghĩa nhất định về sự gượng dậy này. Việt Nam được ghi nhận đã đóng vai trò tích cực trong những nỗ lực hàn gắn nói trên. Lập trường của Việt Nam rất nhất quán và được cả quốc tế lẫn ASEAN đánh giá cao. Tất cả 6 nguyên tắc mà Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa đưa ra cũng là những nguyên tắc "nền”, là những nguyên tắc căn bản mà Việt Nam đã, đang theo đuổi bao lâu nay. Bản thân Ngoại trưởng Natalegawa sau các cuộc tham vấn tại Hà Nội đã cảm ơn Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về sự đóng góp tích cực của Việt Nam.

Trước tình hình trên Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp do những động thái càng lúc càng ngang ngược hơn, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, sự bình tĩnh của Việt Nam là hết sức cần thiết. Thế nhưng, sự bình tĩnh đó cần đồng hành với lập trường cương quyết, sử dụng khéo léo những biện pháp hòa bình theo đúng tinh thần của luật pháp quốc tế và Luật Biển Việt Nam vừa mới ra đời để tạo ra "sức mạnh mềm”. Việt Nam phải dựa vào sức mạnh của lẽ phải, của công lý để đấu tranh không khoan nhượng trên mọi diễn đàn quốc tế, trừ phi bị tấn công bằng vũ lực và có bằng chứng hiển nhiên.

Một việc quan trọng mà Việt Nam cần làm lâu dài và kiên nhẫn là phải tìm cách chứng minh các hành vi vi phạm pháp luật của Trung Quốc với các hồ sơ bằng chứng cụ thể. Đồng thời sử dụng các biện pháp truyền thông tương xứng lên án, vạch trần âm mưu và sự xảo quyệt của họ ra trước công luận quốc tế cũng như trình các hồ sơ này lên các tổ chức có liên quan trên thế giới. Mục tiêu mà Việt Nam cần đạt được là phải cho thế giới thấy rõ tính chính đáng của mình trong bối cảnh Trung Quốc bất chấp pháp luật trong vấn đề Biển Đông.

Để có cơ sở thực hiện những mục tiêu đó, Việt Nam cần xây dựng và củng cố các cơ quan chấp pháp trên biển, theo tinh thần của Luật Biển Việt Nam và công pháp quốc tế để có đủ khả năng quản lý chặt chẽ và chủ động xử lý các tình huống xung đột, va chạm, cũng như đảm bảo cho việc hành nghề hợp pháp của ngư dân trên biển trở nên thuận lợi và an toàn hơn. Trong các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể xử lý theo đúng các qui định của Luật Biển Việt Nam và luật pháp quốc tế. Điều 73, Khoản 1 của Công ước LHQ về Luật Biển ghi rõ: "Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước”.

Đối với các hành động xâm phạm mang tính chất kinh tế, dân sự và bán dân sự của Trung Quốc, Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp pháp lý như truy đuổi, yêu cầu ngừng hành vi, phạt hành chính, khám xét, bắt giữ, lập biên bản, dẫn độ và khởi tố theo các điều khoản của Luật Biển Việt Nam và luật pháp quốc tế. Với thái độ ngày một hung hăng và ngang ngược của Trung Quốc, đây là lúc Việt Nam cần kiên quyết và dứt khoát thực hiện các biện pháp trong khuôn khổ luật pháp cho phép để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trong phạm vi hòa bình. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể đơn phương kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) khi có đầy đủ cơ sở và bằng chứng về việc nước này xâm phạm chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Chủ nghĩa dân tộc trong thời đại ngày nay vẫn còn là một sức mạnh. Song chủ nghĩa dân tộc cực đoan sẽ chỉ dẫn đến những kết cục không tốt đẹp cho cả những nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan và cả cộng đồng bị dẫn dắt đi vào con đường đầy ảo vọng này. Sức mạnh của truyền thông hiện đại sẽ mở tầm mắt cho nhân dân các nước trên thế giới, kể cả nhân dân của nước đối phương và tạo ra cho họ khả năng nhận rõ sự thật về nhiều vấn đề trong đó có vấn đề thuộc về lương tri, thành quả của nhân loại văn minh trải qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển mới có được. Đó là phải loại trừ tư tưởng bành trướng, hành động bạo lực theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé” vốn đã không còn phù hợp trong quan niệm cùng tồn tại, cùng phát triển trong thế giới văn minh ngày nay.

Việt Nam có thể tận dụng loại hình sức mạnh này để bảo vệ và khôi phục chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các vùng biển khác của mình trên Biển Đông. Kinh nghiệm từ ngàn đời qua của nhân loại cho thấy muốn thắng kẻ thù trước hết phải chiến thắng chính mình. Trong phạm vi dân tộc cũng thế, trước khi chiến thắng ngoại xâm, một dân tộc phải biết vượt qua mọi bất đồng, biết hy sinh, biết đoàn kết thành một khối.

Hữu Nguyên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...%83n-%C4%91%C3%B4ng-.html

Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?
VTC NewsVTC News – 8 giờ trước

   Email
   In ra

(VTC News) - Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc nói, Việt Nam được Mỹ ủng hộ về Biển Đông, nhưng cũng sẽ không bị Mỹ 'giật dây'.

Cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc.

Ông Tề Kiến Quốc từng là Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Tề về nước và giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á ở nước này. Hôm 26/7, ông Tề trả lời phỏng vấn tờ Hoàn Cầu thời báo, sau hàng loạt những động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

VTC News xin trích lược giới thiệu bài phỏng vấn này.

- Sau khi Mỹ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mối liên kết giữa hai nước ngày càng tăng lên. Theo ông, yếu tố nào dẫn đến điều này?

Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ năm 1995, tới nay đã là 17 năm. Khách quan mà nói, phải mất một thời gian ngắn để hai nước có mối quan hệ nồng ấm như hiện nay. Tôi xin lấy ví dụ về hai mặt kinh tế và chính trị.

Về mặt kinh tế, Mỹ gỡ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, nhưng đến tận năm 2000, hai nước mới ký hiệp định thương mại.

Về chính trị, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam cũng trong năm 2000 với kỳ vọng nâng tầm hợp tác giữa hai quốc gia. Đây cũng là năm tôi tới Việt Nam trong vai trò Đại sứ Trung Quốc ở đây.

Tuy nhiên, ông Bill Clinton khi tới Việt Nam đã nói rất nhiều về dân chủ, dân quyền và không được phía Việt Nam chia sẻ quan điểm.

Những điều này cho thấy, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ năm 1995 tới năm 2000 diễn ra khá lạnh nhạt.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000Năm năm sau, hai bên kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, một nhà lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ.

Tôi cho rằng, đây mới thực sự là dấu hiệu cho thấy hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.

Một năm sau đó, Tổng thống Mỹ Bush tới Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC ở Hà Nội, xác nhận việc Mỹ bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam. Từ đó về sau, mối quan hệ Việt – Mỹ ngày càng nồng ấm rõ rệt.
   
Nếu nói đâu là nguyên nhân, tôi cho rằng đó chính là việc Mỹ điều chỉnh chiến lược ngoại giao, trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

- Theo ông, hai nước đã có đạt được những lợi ích gì từ sau năm 2005?

Chiến lược ngoại giao của Mỹ là muốn quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, ngoài những đồng minh truyền thống như Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan, họ cũng rất muốn có thêm người bạn mới.

Việt Nam có vị thế địa lý chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Họ coi Việt Nam là người bạn mới cực kỳ quan trọng.

Với Mỹ, việc đạt được lợi ích kinh tế không quá quan trọng, cốt yếu là tận dụng được vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam.

Với Việt Nam, họ đã đạt được nhiều lợi ích từ phía Mỹ, cả về chính trị và kinh tế. Việt Nam hy vọng Mỹ gỡ bỏ dần ‘diễn biến hòa bình’, ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông.

Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và mang lại giá trị thăng dư lớn nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc 7 năm liên tiếp là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam. Nếu so sánh, lợi nhuận từ xuất khẩu sang Mỹ vẫn kém số tiền nhập siêu từ Trung Quốc.

Về việc, liệu hai nước đã đạt được tất cả những gì họ muốn ở nhau, tôi thấy khó mà nói hết được. Phải phân tích từng vấn đề cụ thể. Việt Nam có thể đạt được điều gì? Đó là khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn tiền đầu tư, thậm chí là sự ủng hộ của Mỹ ở Biển Đông.

Với Mỹ, vị trí chiến lược của Việt Nam có vai trò cực quan trọng trong việc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Cụ thể là Mỹ muốn đưa tàu chiến tới vịnh Cam Ranh.

Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam từng nói với tôi: “Sau khi hải quân Nga rút toàn bộ khỏi vịnh Cam Ranh năm 2004, nơi này sẽ không bao giờ được cho hải quân nước thứ 3 thuê”.

Tôi cho rằng Việt Nam sẽ làm đúng lời đã nói, Mỹ sẽ không có hy vọng đưa tàu chiến vào vịnh Cam Ranh.

- Mỹ thường xuyên phê phán vấn đề chính trị Trung Quốc, trong khi không tiếc lời ca ngợi Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về việc này?

Cách làm của Mỹ với Trung Quốc và Việt Nam có cái giống và không giống nhau.

Giống ở chỗ, Mỹ khác biệt về chế độ chính trị với hai nước trong xã hội chủ nghĩa.

Biểu hiện cụ thể của việc này chính là cái mà Trung Quốc gọi là “Mỹ hóa, chia rẽ hóa” trong khi Việt Nam gọi là “Diễn biến hòa bình”.

Khác ở chỗ, Mỹ coi Việt Nam là đối tác, trong khi coi Trung Quốc là đối thủ. Về mặt chính trị, Mỹ đang thúc đẩy TPP (Trans – Pacific Partnership Agreement - Thỏa thuận hợp tác xuyên Thái Bình Dương) và đàm phán với 9 nước. Việt Nam có trong danh sách được kêu gọi, trong khi Trung Quốc không được mời.

Tôi cho rằng Trung Quốc phải cực kỳ thận trọng với việc này, khi mà cả Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang tham gia đàm phán. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ, không thể phản đối ầm ĩ, bừa bãi. Nếu đạt được TPP, nghĩa là Mỹ đang tạo ra WTO (Tổ chức thương mại thế giới) thứ hai.

- Có quan điểm cho rằng, Mỹ đang muốn lợi dụng việc ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông để “diễn biến hòa bình”, và Mỹ muốn đạt được điều mà họ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam?
   
Tôi không đồng ý quan điểm này, bởi không thể đồng nhất sự khác biệt chính trị và mối quan hệ hai nước.

Có thể Mỹ muốn điều đó, nhưng họ gần như không có khả năng làm được, bởi đây là vấn đề sinh tử tồn vong với Việt Nam.

Những nỗ lực của Mỹ trong việc xúi giục bạo động, lập khu tự trị đều bị Việt Nam dập tắt.

Tôi nhớ là tháng 11 năm ngoái, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam liên tiếp có bài viết, nhắc nhở người Việt Nam cần cảnh giác với những mưu đồ kích động dân chủ, dân quyền.

Có thể thấy là, Mỹ muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là điều không thể. Ngược lại, Việt Nam rất cảnh giác với “diễn biến hòa bình”.

- Mỹ và Trung Quốc đều đã có chiến tranh với Việt Nam, điều này ảnh hưởng thế nào tới chính sách ngoại giao của nước này?

Hai cuộc chiến đó không giống nhau. Việt Nam đánh Mỹ vì Mỹ xâm lược nước họ, đây là cuộc chiến giành độc lập, chủ quyền dân tộc. Còn cuộc chiến với Trung Quốc chỉ là xung đột biên giới.

Trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước, chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói: “700 triệu người dân Trung Quốc là sự hậu thuẫn kiên cường của Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương tin cậy của Việt Nam”.

Mỗi năm, đến ngày Giải phóng miền Nam, lãnh đạo Việt Nam đều nhắc tới sự giúp đỡ chân thành của Trung Quốc. Chúng ta có hơn 1.400 liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam. Chính quyền và người dân Việt Nam đều chăm sóc, bảo vệ rất tốt cho những ngôi mộ liệt sĩ Trung Quốc.

Tất nhiên, chiến tranh biên giới với Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Việt Nam. Hiến pháp nước này năm 1980 viết: “Mỹ là kẻ thù số một của Việt Nam. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Việt Nam”. Đến năm 1991, khi Việt – Trung bình thường hóa quan hệ, câu này đã được xóa đi.

- Ông nhận định thế nào về chính sách ngoại giao trọng điểm của Việt Nam trong tương lai?

Hiện tại, Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược ngoại giao: Độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác phát triển, tích cực quốc tế hóa, đa phương hóa.

Đầu thế kỷ 21, Việt Nam đặt ra 3 ưu tiên phát triển: phát triển quan hệ với quốc gia láng giềng, phát triển quan hệ truyền thống với các nước bạn bè truyền thống, phát triển quan hệ với các nước lớn.

Tôi còn nhớ, Chủ tịch nước Trần Đức Lương từng nói: “Trung Quốc là nước duy nhất thích hợp với 3 ưu tiên phát triển của Việt Nam”. Tuy nhiên, sau này do có tranh chấp lãnh hải, cách nói này rất ít xuất hiện.

Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ rất tốt với các nước láng giềng. Bước phát triển tiếp theo sẽ là quan hệ tốt với các quốc gia lớn như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc v.v. Đặc biệt là Mỹ, quan hệ giữa hai nước nồng ấm lên trông thấy.  

Văn Việt (lược dịch)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

                             Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ


Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.

http://www.tienphong.vn/Cache/390/211390_400.jpg
Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Ảnh: Ngô Vương Anh.


http://www.tienphong.vn/Cache/391/211391_400.jpg
Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng. Ảnh: chụp từ website Phượng Hoàng.


Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết.

Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày.

Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa.

Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…

Đủ cách “đầu độc”

Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.

Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại.

Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.

Theo Lucy Nguyễn

Thanh niên


 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thời cơ quân sự của Trung Quốc đã đến?

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông Thứ sáu, 27 Tháng 7 2012 17:38

Bắc Kinh có thể đã kết luận rằng phương thức ngoại giao kiên trì sẽ làm lỡ thời cơ của nước này ở Biển Đông. Theo nhận định của Trung Quốc, đây là thời điểm cần phải hành động – và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974: Thời gian là yếu tố đóng vai trò quyết định.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/china_24.jpg
Thời cơ đang trôi quan tại Biển Đông. Liệu Bắc Kinh sẽ chớp thời cơ để tấn công?


Bị lôi cuốn bởi nguồn dầu khí dưới đáy biển và sự yếu thế của các bên tranh chấp đối với quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã thực hiện cuộc tấn công hải quân nhằm đánh chiếm quần đảo đang tranh chấp này. Để biện minh cho hành động của mình, Bắc Kinh viện dẫn đến lịch sử - chủ yếu dẫn chứng đến những chuyến đi tới quần đảo này vào thế kỷ 15 của Đô đốc Trịnh Hòa thời Minh – trong khi rêu rao về “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

Tàu đổ bộ Trung Quốc hoạt động dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu từ khu vực gần đảo Hải Nam đã giao chiến với một đội tàu nhỏ của Miền Nam Việt Nam không có yểm trợ từ trên không. Một tàu khu trục hộ tống của Việt Nam Cộng hòa đã bị đánh chìm sau cuộc giao tranh dài ngày. Cờ Trung Quốc xuất hiện trên quần đảo Hoàng Sa.

Cuộc chạm chán này là sự kiện có thật – và đó là ngày 17 tháng 1 năm 1974.

Lịch sử có thể không tự lập lại một cách chính xác, nhưng chắc chắn là nó có sự tính chu kỳ.  Vào thời điểm đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của Miền nam Việt Nam để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Giờ đây, Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tuyên bố kế hoạch đưa quân sự đồn trú ra Tam Sa, một thành phố mới thành lập với diện tích 0,8 dặm vuông tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chính thức được thành lập vào ngày 24 tháng 7, Tam Sa sẽ có vai trò là trung tâm hành chính của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển liền kề.

Đây là động thái mới nhất trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm củng cố yêu sách đối với tất cả các vùng biển và đảo nằm trong “đường chín đoạn” với diện tích bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông, đường này tạo ra những vết cắt lớn đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia Đông Nam Á. Trong tháng này, một tàu khu trục của Trung Quốc đã bị mắc cạn trong vùng EEZ của Philippines ngay sau khi có tin cho rằng tàu này đã xua đổi ngư dân Philippines. Vụ việc trên xảy ra ngay sau tuyên bố vào cuối tháng 6 rằng các đơn vị Hải quân PLA bắt đầu thực hiện các cuộc “tuần tra định kỳ” tại những vùng biển đang tranh chấp.

Một lần nữa, Bắc Kinh lại đi đến việc sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, không giống như năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc sẽ thực hiện [theo cách thức khác] vào thời điểm khi mà ngoại giao thời bình dường như đem đến cho họ một cơ hội tốt để chiếm ưu thế mà không cần dùng đến chiến tranh. Tôi gọi nó là “ngoại giao cây gậy nhỏ” – ngoại giao pháo hạm mà không công khai phô trương các loại tàu chiến.

Các chiến lược gia Trung Quốc có một cái nhìn rất rộng về sức mạnh hải quân – bao gồm cả tàu phi quân sự. Vào năm 1974, giới tuyên truyền đã miêu tả “Cuộc chiến tự vệ đối với Hoàng Sa” (cuộc chiến được nhiều người biết đến tại Trung Quốc) là chiến thắng của “hải quân nhân dân”, họ đã ca ngợi không tiếc lời những ngư dân đã hành động như chiến sĩ hải quân. Các đội tàu cá có thể tới những khu vực và tiến hành hoạt độnng mà các bên yêu sách khác phải phản ứng lại hoặc mặc nhiên từ bỏ yêu sách của họ. Các tàu chiến không được trang bị vũ khí của lực lượng phòng vệ bờ biển giống như những cơ quan được nâng cấp cao hơn. Và hạm đội Hải quân PLA được các loại vũ khí chiến thuật hỗ trợ từ các căn cứ trên đất liền như máy bay, tên lửa, tàu chiến trang bị tên lửa và cuối cùng là tàu ngầm.

Bắc Kinh có thể củng cố ảnh hưởng của mình trong đường chín đoạn bằng cách đưa tàu giám sát, ngư dân hay các tàu chấp pháp để bảo vệ ngư dân Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp, coi thường các bên yêu sách, và khẳng định nội luật của Trung Quốc. Và Trung Quốc có thể làm vậy mà không thể hiện công khai bắt nạt các quốc gia láng giềng yếu thế hơn mình, nhằm tránh tạo cơ hội cho các quốc gia bên ngoài khu vực một cái cớ để can thiệp, hay làm suy giảm vị thế quốc tế của mình giữ mớ hỗn độn và thống khổ của xung đột vũ trang. Tại sao lại bỏ đi một chiến lược đem lại hứa hẹn như vậy?

Thực tế chính sách “cây gậy nhỏ” sẽ cần một khoảng thời gian, vì nó cần tạo dựng những cơ sở trên mặt bằng chung (giống như Tam Sa), cũng như thuyết phục các bên rằng đó là điều vô ích khi phản đối những cơ sở này. Bắc Kinh có những động cơ, mục đích cũng như cơ hội để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông theo lập luận của họ, tuy nhiên có thể họ nhìn nhận những có hội đó theo cách thoáng qua. Khi mà các nước có yêu sách khác như Việt Nam đang trang bị thêm vũ khí. Các nước này có thể xây dựng được quân đội có đủ khả năng chống lại những đe doạ từ phía Trung Quốc, không thì ít nhất cũng làm TQ phải trả giả một giá đắt khi thực hiện những ý đồ của mình. Cùng lúc này các nước ASEAN cũng đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cường quốc bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không chính thức đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp biển, tuy nhiên họ bày tỏ sự đồng cảm một cách tự nhiên với các nước ASEAN. Trong khi Philippines có hiệp ước đồng minh với Mỹ thì Chính phủ Mỹ cũng đã đạt được quan hệ thân thiện với Việt Nam.

Vì vậy mà các nhà lãnh đạo của Trung Quốc tin rằng họ phải hành động ngay lúc này hoặc không thì họ sẽ vĩnh viễn mất cơ hội để có được việc kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Bất chấp giá nào cũng như những khó khăn và sức ép ngoại giao mà họ có thể đưa ra trong thời gian ngắn, những phương thức trực diện là những hành động mà có thể ít gây nguy hại hơn.

Những động cơ này của Trung Quốc đã được duy trì trong suốt hàng thập kỷ. Thực chất bản đồ đường 9 đoạn là bản đồ giả tượng từ những năm 1940 chứ không phải được vẽ ra trong những năm gần đây. Bản đồ này đã được xuất bản Trước khi Chính quyền Tưởng Giới Thạch chạy tới Đài Loan và sau đó Chế độ Cộng sản Trung Quốc đã có được nó.

Giờ đây tấm bản đồ này thể hiện những lợi ích và khát vọng của Trung Quốc. Dưới thời Đặng Tiều Bình (người được coi như cha đẻ của cải cách kinh tế Trung Quốc và mở rộng dự án) đã khởi xướng những đề xuất về khai thác tài nguyên dầu và khí đốt dưới Biển. Đến nay sau ba thập kỷ kể từ những khởi xướng của Đặng Tiểu Bình, các vấn đề về năng lượng và khoáng sản thô vẫn đóng vai trò thiết yếu cho phát triển các dự án quốc gia của Trung Quốc.

Động cơ nhằm phòng ngừa bao vây siêu cường cũng đã tác động đến chiến lược của Trung Quốc. Vào cuối những năm 1970, Đặng Tiểu Bình đã cho rằng Liên Xô đang theo đuổi chiến lược "quả tạ" nhằm mục đích xây dựng hải quân Liên Xô thành lực lượng thống trị ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương và eo biển Malacca sẽ là kết nối hai khu vực. Để nối hai khu vực lại với nhau ,Moscow đã thương lượng với Việt Nam để có những quyền cơ bản tại Vịnh Cam Ranh và Đà Nẵng. Do đó Bắc Kinh cho rằng họ cần phải ngăn chặn một liên minh Xô-Việt. Và quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công qua biên giới trên diện rộng vào lãnh thổ Việt Nam trong năm 1979 nhằm làm mất uy tín Moscow trong vai trò người bảo hộ của Hà Nội.

Bắc Kinh có thể nhìn nhận chiến lược hàng hải của Mỹ năm 2007 (bao gồm báo cáo về việc các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển đánh giá môi trường chiến lược, đồng thời dự định kiểm soát nó như thế nào của các lực lượng Hải quân Mỹ, Thủy quân lục chiến và Tuần duyên) như đẩy lùi chiến lược “quả tạ” của Moscow, và điều này được xem như là sự duy trì và mở rộng ưu thế của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và phấn lớn Ấn Độ Dương.

Chúng ta cũng không nên bỏ qua danh dự như một động lực cổ súy những hành động của Bắc Kinh. Việc bù đắp danh dự và lòng tự tôn của Trung Quốc sau một "thế kỷ tủi nhục" dưới bàn tay của những kẻ chinh phục bằng đường biển là một động lực chính cho hành động của Trung Quốc vào năm 1974 và năm 1979. Nó vẫn duy trì như vậy tới tận ngày nay. Các vùng biển Trung Quốc cấu thành một phần của những gì mà Trung Quốc coi là vùng ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải khiến mình trở nên ưu việt trong những vùng biển rộng lớn này.

Sự kỳ vọng trong dân chúng Trung Quốc là rất lớn. Việc thường xuyên coi những yêu sách lãnh thổ trên biển của họ là một vấn đề chủ quyền không thể bàn cãi đang đánh cược chính bản thân họ và danh tiếng của đất nước trong việc giành quyền kiểm soát các vùng biển rộng lớn đang tranh chấp, kích động tình cảm trong dân chúng về tầm nhìn vĩ đại hướng ra biển, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ quay trở lại những yêu sách khi họ ở tình thế nguy hiểm. Họ sẽ phải đưa ra – cách này hay cách khác.

Và họ có phương tiện để làm như vậy. Trung Quốc có ưu thế vượt trội về quân sự và hải quân so với bất kỳ đối thủ Đông Nam Á riêng lẻ nào. Philippines có lực lượng không quân rất yếu kém, trong khi chiến hạm mạnh nhất của nước này là một tàu tuần duyên cũ của Mỹ. Ngược lại, Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc và có một đội quân hùng hậu. Năm ngoái, Hà Nội thông báo kế hoạch tăng cường sức mạnh hải quân của mình bằng việc mua sáu tàu ngầm diesel lớp Kilo của Nga được trang bị ngư lôi lần theo vệt nước của tàu và và tên lửa hành trình chống tàu. Một đội tàu Kilo sẽ đem lại cho hải quân Việt Nam phương án "chống xâm nhập trên biển" hiệu quả. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa chuyển giao các tàu ngầm, điều này đồng nghĩa với việc Hà Nội chỉ kháng cự yếu ớt trước bất kỳ cuộc tấn công hải quân nào của Trung Quốc. Điều đó tăng thêm lý do cho Trung Quốc chốt lại lợi ích của mình vào lúc này, trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu phản kháng một cách hiệu quả.

Như vậy, thời cơ vẫn còn đối với Bắc Kinh – tính tới lúc này. Phương thức ngoại giao của Trung Quốc gần đây đã ngăn cản những nỗ lực đoàn kết ASEAN đằng sau “bộ quy tắc ứng xử” ở Biển Đông. Washington đã thông báo kế hoạch “tái cân bằng” lực lượng Hải quân Mỹ, điều chuyển khoảng 60% hạm đội tới khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhưng tái cân bằng là hoạt động ở mức độ vừa phải. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã hiện diện ở khu vực này, và việc tái cân bằng sẽ diễn ra với tốc độ chậm, kéo dài tới tận 8 năm nữa.

Bốn tàu chiến ven biển của Mỹ cũng chưa đến Singapore (chiếc đầu tiên dự kiến đến đây vào mùa xuân năm tới). Những tàu chiến này không phải để giao tranh với lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Với việc hình thành nguyên tắc mà ở đó phần lớn lực lượng Hải quân Hoa Kỳ sẽ hiện diện thường trực ở khu vực Thái Bình Dương và Châu Á, Washington có thể đẩy nhanh quá trình tái cân bằng, điều chuyển thêm lực lượng, và thậm chí đàm phán về quyền tiếp cận căn cứ ở trong hay xung quanh khu vực Đông Nam Á. Bắc Kinh cũng nhận thấy điều này.

Bắc Kinh có thể đã kết luận rằng phương thức ngoại giao kiên trì sẽ làm lỡ thời cơ của nước này ở Biển Đông. Theo nhận định của Trung Quốc, đây là thời điểm cần phải hành động – và chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974: Thời gian là yếu tố đóng vai trò quyết định.

Tác giả: PGS. Jim Holmes, Trường Hải chiến Hoa Kỳ, bài đăng trên Foreign Policy (ngày 26/7)

Vũ Hiền (gt)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

CÂU CHUYỆN CỰC NGẮN VỀ  ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO VỚI TRUNG QUỐC

Viết bởi LÊ VĂN

Lâu lắm rồi, tôi có nghe câu chuyện

Năm ấy, Trung Quốc xây ở biên giới cái tượng Mao thật to đang chỉ tay về phía Việt Nam.
Có lẽ ngụ ý tượng nói, Mao Chủ xí đang chỉ đường cho Việt Nam, hoặc giả dạo,Việt Nam hãy coi chừng.

Lập tức, ta xây đối diện bức tượng Mao một bức tường thật to ghi lời dạy của Chỉ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì quý hơn độc lập, tự do".
Ít ngày sau, biên kia phải giỡ bỏ bức tượng.Vì tự cảm thấy bẽ mặt vì thành ra Mao chủ xỉ đang học lời dạy của HỒ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Hình ảnh tàu hàng TQ bị tàu tuần tra Nga bắn đuổi


http://cms.infonet.vn/Images/Images/468/t468467.jpg
Tàu tuần duyên Nga

http://sohanews.vcmedia.vn/Article/2012/07/17/tuanduyennga1.jpg
Tàu tuần duyên Nga

[Media player]
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối