Trang trong tổng số 77 trang (770 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

lá cỏ

Lá cỏ rất ngưỡng mộ Bùi Giáng tiên sinh và yêu thích thơ ông
Lc cũng rất thích những bài thơ rất ...Ngộ của HMV

Góp một chút Trưa Chiều với HMV nhe

Trưa trưa rồi lại chiều chiều
Thấy ...
Hoàng Minh Vũ
Vẫn liều .....
.........như xưa   
:))
Lc
" Cuộc sống cho ta những khoảng lặng để làm mới những điều đã cũ "
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

Cảm ơn bạn lá cỏ nhiều nhiều ngheng. Cứ tưởng mình chỉ khiến người ta ghét, không ngờ vẫn có được người bạn để chia sẻ đây. Thật là một món quà ý nghĩa cho sáng thứ năm này. Cảm ơn bạn lá cỏ.

HMV
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

ÁC TĂNG

Mượn lời kệ mê hoặc người tăng chúng
Khoác đạo bào lòe bịp  kẻ phàm nhân
Miệng bồ tát bụng trữ tàng gươm, súng
A Tì kia đang đợi xuống chia phần

HMV


đường link : https://www.youtube.com/w...AkJK2vAH4Y2g7&index=7
đường link : https://www.youtube.com/watch?v=_shbF73RF8w
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcScPR72tBAKJSvjMFRYt3X4k6LX55MUvlm_l-sd9vgJxkWVp8vU7g
(cảnh nữ học sinh đánh nhau)

NÊN THÁNH GIÓNG BUỒN

Đánh tan bầy giặc dữ
Thánh Gióng bay về trời
Từ đấy không xuống nữa
Hẳn Người buồn gì đây

Phải buồn vì dân cày
Ruộng vườn dần bán sạch
Hay buồn ngoài biển khơi
Cá tôm đang giãy chết

Có buồn chăng phố hẹp
Bì bõm những dân nghèo
Áo cơm thời chắc lép
Mưa nắng phận gieo neo

Hay buồn bọn ăn theo
Mập mờ kể thành tích
Đầu lộn ngược xuống đít
Theo đóm nhặt xác tàn

Người buồn lũ tham quan
Béo cò nhờ đục nước
Lũ cung đình thậm thọt
Chỉ áo mão cân đai

Hay buồn đám ăn chay
Mà lòng toàn chứa mặn
Lũ chữ nghĩa bất tài
Chuyên tung hô bắng nhắng

Buồn đám trẻ háo thắng
Hò hét dậy phố phường
Lại chuyên lột quần bạn
Đăng phây bút khoe khoang …

Thảo nào Người không xuống
Thánh Gióng ở trên trời.

HMV

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

VẠC ĂN ĐÊM

http://i41.photobucket.com/albums/e260/ppc_xda_mobile/Album%20hinh%20nhac%20thieu%20nhi/emnhuchimbocautrang.jpg

Đừng quá bi quan bạn HMV mình ạ. Chung quanh ta vẫn còn biết bao điều cần trân trọng.
Tặng bạn bài thơ nhỏ này:

BÀI HÁT TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI MẶC ÁO BLOUSE *

(Nhân chuyến viếng thăm các anh chị ngành y tình nguyện chăm sóc
những bệnh nhân nan y neo đơn ở bệnh viện Dakrap)

Bài ca xưa như đang hát cho tôi
Lời tự nguyện hiến dâng thời sôi nổi
Dáng blouse trắng trinh màu mây núi
Tôi đếm lại mình qua những kẻ tay

‘Nếu là chim …’ – tôi chọn chim gì?
Quanh quẩn quẩn quanh lồng cơm áo
Xấu hổ quá chưa bằng con sáo
Hát ca dao còn có buổi sang sông

Đóa hướng dương em rực rỡ trẻ trung
Tôi thui chột mảnh vườn không hoa trái
Tôi dửng dưng quay lưng, em ân cần ghé lại
Con dốc sâu chia hai ngã cuộc đời

Tôi cân đong từng giọt mồ hôi
Tính toán mỗi ngày bao lần hít thở
Tự đốt lửa rồi tự mình tắt lửa
Vội tri hô hết lãng mạn trên đời

Em cúi mình xuống mảnh đời côi
Nhen nhóm lại từng đóm tàn hy vọng
Thổi bùng lửa từ hơi thở mỏng
Tay thanh tân băng bó vết đau đời

Một ngày như mọi ngày gặm dần mất đời tôi
Nương gió bẻ măng cười thầy khinh bạn
Lớp vảy kỳ nhông thay màu đổi dạng
Cái bắt tay thị trường khi chặt, khi lơi

Xó chợ đầu đường bao nỗi đau trôi
Giọng rao bánh khuya nghe chừng tiếng nấc
Bóng son phấn đêm in hình tủi nhục
Nhúm muối của mình biển mặn được bao nhiêu?

Chung quanh đâu đây chưa vắng niềm yêu
Ống heo đất chia bớt cơn lũ dữ
Suất cơm nóng an ủi đời cơ nhỡ
Áo ni sư bọc ấm mụn con rơi ...

Và em ơi, bồ câu trắng tôi ơi
Đôi cánh nhẹ chở theo vẩng mây ấm
Đang phục sinh những xác hồn ảm đạm
Bay bổng nghìn lần hơn mọi tứ thơ hay

Bài hát này sẽ theo dọc đời tôi …

ĐCĐ

* bài hát TỰ NGUYỆN của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh
đường link (bấm trực tiếp vào) : https://www.youtube.com/watch?v=mY9Mnkj6B8M

đôi khi muốn bỏ cuộc chơi
nghe người còn nói tiếng người, nên thương ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/7/72/Chelanvien.jpg
(chân dung nhà thơ Chế Lan Viên)

KẺO BUỒN NGƯỜI XƯA

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn*

Người xưa giờ khuất hoàng hôn
Đừng trộm thơ nữa, kẻo buồn người xưa


*hai câu  hay nhất trong bài “TIẾNG HÁT CON TÀU” của nhà thơ Chế Lan Viên

HMV
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2014/08/05/140805064304_su-27_624x351_reuters.jpg
(Trung Quốc hiện dùng phi cơ SU-27 mua của Nga tuần tiễu trên vùng trời ở biển Hoa Đông)

Đọc cái này xong, cảm thấy yêu nước Nga vô cùng:

NGA CÓ THỂ BIẾN TRUNG QUỐC THÀNH ÔNG VUA Ở BIỂN ĐÔNG

"Nga có thể biến Trung Quốc thành ông vua ở biển Đông," đó là tiêu đề bài phân tích chi tiết được đăng trên trang mạng chuyên về quan hệ chính trị quốc tế nationalinterest. vào đầu tháng 10/2015.
Theo tác giả Harry J. Kazianis thì nhân vật có thể khiến cho biển Đông sôi sùng sục không ai khác ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tình hình Ukraine rất có thể là chất xúc tác đẩy Trung Quốc lên vị thế thống trị ở vùng biển này nhờ vào vũ khí và công nghệ Nga, nếu như phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine.
Căng thẳng đang dâng cao tại vùng châu Á - Thái Bình Dương trong lúc Trung Quốc tiếp tục thay đổi địa thế với việc xây mới, mở rộng các đảo, bãi đá ở biển Đông, thậm chí xây cất các bãi đáp máy bay, cảng ra vào cho tàu biển, các trạm radar và thậm chí cả các điểm phóng hỏa tiễn chống tàu biển.
Mục tiêu thì quá rõ, tác giả bài viết bình luận, Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ trở thành bá chủ biển Đông nếu như các đảo mới được dùng cho mục tiêu tự nhiên, qua đó tuyên bố được chủ quyền.

Tại sao Nga lại muốn làm điều này?

Trong những năm tới, nếu như Trung Quốc kết hợp được các công nghệ quân sự tân tiến có sẵn của mình, như hỏa tiễn tuần du tầm xa đạt độ chính xác cao, với các căn cứ mới được xây cất trên các hòn đảo ở biển Đông thì rất có thể đó sẽ là một cơn ác mộng cho Hoa Kỳ và các đồng minh, vốn đang làm mọi điều có thể để đảm bảo quyền có thể tiếp cận được tới các vùng then chốt ở châu Á - Thái Bình Dương.
Được hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây gọi là A2/AD (Vùng không được tiếp cận - "Anti-Access, Area Denial"), Trung Quốc đang dần tạo ra những điều kiện khiến cho các lực lượng của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các đồng minh khác bị tổn thất nặng một khi xảy ra xung đột ở các chuỗi đảo.

Trung Quốc trong mấy năm qua đã phát triển mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, mẫu hệ thống hỏa tiễn đạn đạo đối hải phức tạp và các căn cứ tấn công trên biển bằng hỏa tiễn tuần du. Các hệ thống đó không phải là thứ dễ làm đối với bất kỳ quốc gia nào. Nếu như Bắc Kinh tìm được một bên sẵn sàng hợp tác, một quốc gia đã có sẵn các công nghệ đó thì sự hợp tác sẽ đem lại cho Bắc Kinh cú nhảy vọt cần thiết để có được những hệ thống vũ khí tân tiến cần thiết cho A2/AD nhiều năm trước khi Trung Quốc có thể tự làm được.
Về phần mình, Nga đang muốn báo thù về cuộc khủng hoảng Ukraine, rất có thể sẽ muốn đứng vào vai trò hỗ trợ đó.
Tác giả Harry J. Kazianis đưa ra một bối cảnh giả định: Phương Tây quyết định đã đến lúc trang bị vũ khí cho Ukraine. Nga quyết định cần phải phản công, và không chỉ phản công ở châu Âu. Khi đó, ông Putin sẽ muốn tìm kiếm trên toàn cầu xem đâu là nơi mà Nga có thể sử dụng một cách tốt nhất để phản công, và không nơi nào tốt hơn là tăng cường quan hệ đối tác với Trung Quốc, một quốc gia có khả năng làm tổn hại thực sự tới các nỗ lực "xoay trục" của Mỹ ở khu vực biển Đông.
Nga có thể giúp gì cho Trung Quốc nếu hai bên hợp tác?
Trung Quốc đang muốn tăng cường khả năng tạo vùng không tiếp cận trên không, và có những đồn đoán là Bắc Kinh sẽ lấy phi cơ SU-35 của Nga, mà việc mua bán sẽ được chính thức hóa một khi phương Tây cấp vũ khí cho Ukraine.
Với khả năng hoạt động rộng hơn so với loại phi cơ PLAAF-SU-27/J-11 hiện nay, SU-35 sẽ khiến Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến đấu cơ phản lực tân tiến trong thời gian dài hơn ở biển Hoa Đông và biển Đông, cải thiện được mức độ hiệu quả của việc tuần tra trên biển ở nơi gần đây được tuyên bố là Vùng Định dạng Phòng không ở biển Hoa Đông (ADIZ), và có thể giúp Bắc Kinh thiết lập một vùng ADIZ ở biển Đông.
Loại phi cơ này sẽ áp đảo được hầu hết các chiến đấu cơ khác ở Á châu (chỉ thua F-22 và F-35), và lấp được chỗ trống cho tới khi Bắc Kinh có thể cho ra được chiến đấu cơ theo thiết kế thế hệ năm của mình.
Nếu như Trung Quốc trang bị cho loại phi cơ này những vũ khí đối hải tân tiến rồi đặt chúng ở các bãi đáp máy bay vừa xây cất tại bãi Gạc Ma (Johnson Reef) hay đá Chữ Thập (Fiery Reef), thì tức là sẽ có một loại vũ khí mới, có khả năng xác lập vùng cấm tiếp cận hoàn toàn đủ sức đẩy các lực lượng khác ra khỏi vùng nước cần được kiểm soát.

Trên biển, vẫn nhờ vào sự hợp tác với Nga, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường được năng lực hoạt động ngầm dưới mặt nước nhờ vào việc mua các tàu ngầm mới. Vấn đề này đã được gắn liền với các tường thuật trên truyền thông về khả năng mua SU-35 từ mấy năm qua.
Công nghệ tàu ngầm mới sẽ đóng vai trò then chốt cho sức mạnh Trung Quốc, không chỉ về khả năng triển khai tàu nhiều chức năng dưới biển mà còn bởi Bắc Kinh rất có thể sẽ cóp nhặt, sao chép công nghệ mới từ những con tàu này. Chưa kể Trung Quốc cũng có vẻ quan tâm tới việc cải thiện công nghệ chống tàu ngầm (ASW), vốn là điểm yếu của Bắc Kinh.
Tuy hiện chưa có lời nhắc cụ thể nào về thỏa thuận tàu ngầm giữa Nga và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là Moscow có thừa kinh nghiệm để giúp đỡ cho Trung Quốc trong lĩnh vực này. Nếu xét đến các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc duy trì khả năng tiếp cân vào những vùng không phận mà Trung Quốc coi là A2/AD chủ yếu là dựa vào việc các tàu ngầm Mỹ đi vào khu vực mà không bị phát hiện, thì sự hợp tác Nga-Trung trong lĩnh vực này có thể củng cố mạnh mẽ cho các kế hoạch A2/AD của Trung Quốc.
Liệu có điều gì khiến Nga lưỡng lự không?
Cuộc khủng hoảng Ukraine rõ ràng là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự hợp tác công nghệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Nga, tuy nhiên, sự hợp tác đó đã từng xảy ra trong quá khứ với việc Moscow đã trả một cái giá đắt. Nga rõ ràng sẽ cân nhắc một cách khôn ngoan về những gì đã xảy ra trước đây để thấy liệu việc bán vũ khí cho Trung Quốc có gây ra những thách thức gì về mặt dài hạn hay không.

Vụ mua bán phi cơ lớn giữa Moscow và Bắc Kinh hồi thập niên 1990 liên quan tới SU-27 Flanker thế hệ bốn, là loại phi cơ hiện vẫn đang rất được chuộng. Khi đó, Moscow đã không bán các thiết bị quân sự dùng công nghệ tân tiến cho Bắc Kinh kể từ sau khi hai bên căng thẳng với nhau do các vụ đụng độ đường biên.
Khi Liên Xô sụp đổ vào cuối 1991, ngành công nghiệp vũ khí của Nga đã rơi vào cảnh khó khăn. Nga có rất nhiều vũ khí có thể giúp Trung Quốc vượt qua được nhiều bước phát triển công nghệ quân sự, cho nên việc hợp tác có vẻ là điều hợp lý.
Về phần mình, có được công nghệ quân sự tân tiến nhất là điều vô cùng quan trọng và tới 1991, Bắc Kinh đã coi đây như điều quan trọng hàng đầu. Các chiến lược gia Trung Quốc đã kinh ngạc về tốc độ áp đảo các lực lượng Iraq mà phía Hoa Kỳ thể hiện trong Cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất. Các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc nhận thức được rằng hầu hết những vũ khí mà họ có được đã là đồ cổ lỗ, và công nghệ Nga tuy chưa tân tiến bằng của Mỹ vẫn sẽ giúp họ tiến tới hiện đại hóa tốt hơn.
Hồi 1991, Moscow bán cho Bắc Kinh lô hàng gồm 24 phi cơ SU-27 trị giá khoảng 1 tỷ đô la. Năm 1995, Trung Quốc mua 24 chiếc SU-27 nữa từ Nga và lô hàng được giao vào 1996. Cùng năm, Trung Quốc và Nga tăng cường quan hệ đối tác khi Bắc Kinh trả khoảng 2,5 tỷ USD để được cấp phép sản xuất thêm khoảng 200 chiếc SU-27 tại Công ty Máy bay Thẩm Dương.
Hợp đồng này có một điều khoản quan trọng là phiên bản SU-27 của Trung Quốc, trong đó có dùng các thiết bị nhập khẩu từ Nga gồm thiết bị hàng không, radar và máy, sẽ không được phép xuất khẩu đi nước khác. Nga khi đó lo rằng Trung Quốc sẽ sao chép công nghệ hoặc học lỏm đủ về SU-27 để đến một ngày sẽ đem bán cho bên thứ ba và do đó sẽ khiến Nga thiệt hại nhiều tỷ đô la bán chiến đấu cơ phản lực.
Đáng tiếc cho Nga là thỏa thuận này đã kết thúc trong tai họa. Sau khi lắp được khoảng 100 chiếc phi cơ gì đó, Trung Quốc đã hủy hợp đồng vào năm 2004. Bắc Kinh nói các phi cơ loại này không còn đáp ứng tiêu chuẩn của mình. Ba năm sau, Trung Quốc hoàn toàn vứt bỏ hợp đồng sang một bên và phát triển một loại chiến đấu cơ mới, J-11. Chiếc phi cơ này trông hoàn toàn là bản sao của SU-27. Trung Quốc bác bỏ việc mình sao chép và nói chiếc máy bay hầu như toàn dùng các thành phần tự chế tạo và Trung Quốc đã tự phát triển được thiết bị hàng không, thiết bị radar của mình.

Việt Nam, quốc gia có phần biển bị lấn chiếm nhiều nhất lại phản ứng yếu ớt với tình hình này, trong khi các nước liên quan đều mong chờ các động thái tiếp theo của người Mỹ.

Harry J. Kazianis (nhà phân tích tình hình chính trị của tuần báo Internationalis)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://thangbomaz.xuongrongaz.us/images/chum_khengot.jpg

CHÙM KHẾ CỦA MẸ CHA

Nhà mấy sào ruộng
Bị quy địa chủ ác gian
Đấu tố, tử hình
Cha mẹ dắt díu gia đình
Vào nam tìm cuộc sống.

Mừng ngày giải phóng
Đánh tư sản X1, X2
Từng bóng đói gầy lê chân lên vùng “kinh tế mới”
Nước độc rừng sâu
Chết mòn chết mỏi.

Đêm liều mình vượt biển
Đánh ván bạc cuối cùng
Cha trao thằng con trai cây vàng
Dành hối lộ đám công an giữ bãi
Mẹ dúi cho đứa con gái viên thuốc tránh trai
Phòng khi bị hải tặc hãm hiếp ngoài khơi.

Vậy mà có người chửi cha mẹ là phản quốc
Bỏ xứ sở ruộng nương
Quê hương đung đưa chùm khế
(Chua chát với kẻ cùng đường
Chỉ thơm ngọt với dối trá, bất lương)

Mà, hình như bây giờ họ lại trìu mến gọi chúng ta
Những "núm ruột thân thương phương xa"
Những núm ruột rủng rỉnh đô la

HMV
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://www.xaluan.com/images/news/Image/2013/05/05/251858e1de3761.img.jpg

(ông Trịnh Vĩnh Bình trong phiên xử)

BÀI HỌC CHO VIỆT KIỀU VỀ VIỆT NAM LÀM ĂN

Vụ án Trịnh Vĩnh Bình là vụ án một triệu phú ở Hà Lan, ông Trịnh Vĩnh Bình, đem hơn 3 triệu mỹ kim về nước làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1987, đã mất hết cơ nghiệp còn bị lãnh án 11 năm tù trong năm 1999. Ông đã bị tạm giữ 18 tháng và trong khi được tại ngoại, đã thoát ra khỏi Việt Nam. Sau đó năm 2003 ông đã chính thức nhờ tổ hợp luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Hoa Thịnh Ðốn đại diện để kiện nhà cầm quyền Việt Nam ra toà quốc tế, đòi bồi thường thiệt hại. Chính phủ Việt Nam cũng đã thuê một hãng luật nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.

Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976, có biệt danh "Vua Giò Chả". Vào năm 1987, ông đem tiền về Việt Nam đầu tư. Vào thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp. Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã rất thành công, mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tới khoảng 30 triệu đô la Mỹ[3]. Sau đó, Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội "vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai" và tội "đưa hối lộ".

Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999). Ngoài ra, nhiều số tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu; 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được giao cho Cục Thi hành án dân sự (THADS) bán đấu giá.

Diễn biến vụ kiện ra tòa quốc tế

Ông Bình cho biết từ cuối năm 2003, trước khi khởi kiện, luật sư của ông đã viết thư thông báo cho giới chức lãnh đạo Hà Nội và yêu cầu phía Việt Nam trả lại toàn bộ tài sản cho ông Bình đã đầu tư ở Việt Nam. Sau đó, chính quyền Hà Nội qua tòa đại sứ Việt Nam ở cả Hoa Thịnh Ðốn lẫn Hòa Lan đã liên lạc với ông Bình để thương lượng. Tuy nhiên, theo lời ông Bình thì các cuộc thương lượng đó đã không mang lại kết quả mong muốn, vì đại diện phía Việt Nam chỉ yêu cầu suông ông Bình là đừng nên đem ra kiện.

Nay ông Trịnh Vĩnh Bình, với tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài có quốc tịch Hà Lan bị mất tài sản tại Việt Nam, đã nộp đơn kiện phía Việt Nam ra một Trung tâm Trọng tài quốc tế về giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư, đặt tại Stockholm (Thụy Điển). Theo đơn kiện, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền khoảng 100 triệu USD.Luật sư của ông Bình đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Theo ông Bình, bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, và như vậy đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta. Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này lúc đó được dự định là sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD.

Năm 2006, theo báo điện tử Thanh niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được phép trở lại Việt Nam.

Hậu vụ án Trịnh Vĩnh Bình

Ngày 11 tháng 06 năm 2012, Viện KSND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu truy tố ra trước TAND cùng cấp ông Trần Văn Mười, nguyên Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” . Cùng đồng phạm với bị can Mười trong vụ án này còn có Lê Minh Huy Hoàng, nguyên chấp hành viên Chi cục THADS TP.Vũng Tàu và Hoàng Anh Linh, nguyên là chấp hành viên Cục THADS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (lúc bị bắt là chuyên viên Nội chính văn phòng Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu).

Theo cáo trạng, vào năm 1999, 2 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất do ông Trịnh Vĩnh Bình mua trên địa bàn tỉnh được giao cho Phòng THA tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (nay là Cục THADS) xử lý theo thẩm quyền, và đã mắc nhiều sai phạm. Cụ thể, Mười đã chỉ đạo Linh tự tổ chức bán đấu giá 12 xe ô tô trong nhà kho không được tuyên trong bản án, và căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú không thông qua Trung tâm bán đấu giá tài sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Chiều 11 tháng 4 2014, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên mức án bằng với thời hạn tạm giam các bị cáo là 11 tháng 16 ngày, trả tự do tại tòa.

Trang mạng Góc nhìn Alan đăng lại bài của tác giả Huỳnh Bá Hải từ DLB, viết ngày 9.6.2015 là Trịnh Vĩnh Bình lại kiện chính phủ Việt Nam lần nữa khi phía Việt Nam đã không thực hiện tất cả những cam kết đã thoả thuận tại Trung tâm trọng tài quốc tế, ở Stockholm, Thụy Điển.

Nguồn : International Law Journal.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Minh Vũ

http://nang21.com/wp-content/uploads/2014/11/khong-tu-va-hang-th%C3%A1c.jpg

(Hạng Thác giữa đường tranh biện cùng thầy trò Khổng Tử)

SOI TÍCH XƯA

Già còn nói bậy kêu già dịch
Trẻ mà hỗn láo mới trẻ ranh
Nên trời sinh hạ thằng Hạng Thác
Để bầy Khổng Tử bớt huênh hoang.

HMV

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 77 trang (770 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] ... ›Trang sau »Trang cuối