Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Em yêu kiều nét hình xinh bé nhỏ
Đập tan đầu những kẻ dám xâm lăng!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

http://www.vnexpress.net/.../Xa-hoi/2010/06/3BA1CC2B/

"Xử lí ở tầm cao chiến lược với tranh chấp vùng biển Đông"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Quang cảnh buổi họp báo
Những mưu tính nham hiểm của Trung Quốc
VIT - Ngay sau khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, đã có lần Bắc kinh đưa ra chiêu bài về khai quật khảo cổ mộ người Hán ở Hoàng Sa, ông Nguyễn Cơ Thạch - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam khi ấy đang ở Bắc kinh, phản đối và có nói, "Nếu Trung Quốc nói chổ nào có xương của người Hán thì đó là đất Trung Quốc thì ở Việt Nam chúng tôi có Ải Chi Lăng, gò Đống Đa, sông Bạch Đằng là đất Trung Quốc" Gò Đống Đa là một địa danh lịch sử. Nơi đây vào năm 1789 Vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Xác chết của quân xâm lược chất thành gò, Gò Đống Đa.





Gò Đống Đa - nấm mồ chung chôn xác quân xâm lược



Xem ra chính quyền Trung Quốc không hiểu hết ý tứ từ những câu nói của ông Nguyễn Cơ Thạch, ấy vậy cho nên sáng ngày 01/06/2010, Bảo tàng tỉnh Hải Nam đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quản điều tra khảo cổ tại Hoàng Sa. Đây được coi là lần công bố khảo cổ đầu tiên khi phía Trung Quốc "phát hiện" ra nhiều cổ vật quý tại khu vực Biển Đông.

Theo như báo cáo điều tra ban đầu, phía Trung Quốc cho biết các cổ vật được tìm thấy chủ yếu có niên đại từ thời sơ Bắc Tống đến hậu Nam Tống, triều Nguyên, trung Minh, Hậu Minh, trung và vãn Thanh. Trong đó chủ yếu là các đồ như: đĩa sứ, bát sứ, tiền đồng, bình hoa… Không rõ các món đồ vật "khảo cổ" này có xuất xứ từ đâu được mang về coi như là thành tích khảo cổ. Nhưng xét cho kỹ sự nham hiểm thì tất cả các sản phẩm thương mại như vỏ lon sữa melamine, đồ chơi trẻ em nhiễm độc, túi nilon... đều có thể trở thành những chứng cứ "khảo cổ học" để Trung Quốc thực thi sự hữu hảo.








Những đồ vật được cho là khảo cổ từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam


Theo dòng tình tiết sự việc thì Bảo tàng quốc gia Trung Quốc, Cục văn vật tỉnh Hải Nam, sở làm việc tây nam Trung Sa, Bảo tang tỉnh Hải Nam, lực lượng công an biên phòng tỉnh Hải Nam và các đơn vị phối hợp khác đã tiến hành công tác khai thác khảo cổ trong thời gian 35 ngày trên khu vực biển Đông.

Trước đó, đầu tháng 4/2010, lãnh đạo tỉnh Hải Nam cho biết, trong thời gian tới đây họ sẽ tiến hành khai quật di tích khảo cổ tại đảo Đá Bắc và triển khai công tác tìm kiếm khảo cổ dưới nước thuộc khu vực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó Cục trưởng cục văn vật tỉnh Hải Nam khẳng định thêm, kế hoạch khai thác đã được cục văn vật quốc gia nước này phê chuẩn, theo đó sẽ bắt đầu công tác đầu tiên vào trung tuần tháng 4. Công tác khai quật này sẽ tiến hành trong thời gian 2 tháng.

Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động "khảo cổ" tại khu vực biển này của Việt Nam. Đến năm 2007 và 2008, Trung Quốc cũng đã cử tàu “đảo Hoa Quang 1” tới đây tác nghiệp. Tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã tiến hành khảo sát một khu vực rộng 7100km2 trên 11 địa điểm. Tháng 9 năm 2009, Trung Quốc đã thành lập một trung tâm bảo vệ di sản văn hóa dưới nước quốc gia và Trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa.

Luật pháp quốc tế không công nhân việc sử dụng chiêu bài khảo cổ học như là một chứng cớ để xác định chủ quyền. Chủ quyền lãnh thổ phải được các nước công nhận dựa trên các công ước quốc tế.

Việt Nam có đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam trước sau như một khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm đối với các quần đảo này.

Trung Quốc nên bỏ công sức ra để "khảo" lại các văn kiện như "Công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc" và "Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên đối với vấn đề Biển Đông năm 2002" để hiểu được việc tiến hành tìm kiếm khảo cổ tại quần đảo Hoàng Sa là hành động trái phép vị phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào?  
Thề quyết tử vì Tổ Quốc
VIT- Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.
Hoàng Sa là của Việt Nam - những minh chứng lịch sử
Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, điều đó đã được minh chứng bằng những tài liệu lịch sử có sức thuyết phục. Những bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam phải kể đến là tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại (1926-1945) viết trên giấy cỡ 21,5x31cm, một phần trong đó mang nội dung liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vừa được nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy, bàn giao cho Bộ Ngoại giao hôm 26/6.

Tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại được tìm thấy tại Phủ Ngọc Sơn công chúa (con gái vua Đồng Khánh và là em ruột vua Khải Định), có nội dung: Vào ngày 10/2/1939, Tòa khâm sứ Trung kỳ có đề nghị Nam triều nên thưởng huy chương Long tinh hạng 5 cho đơn vị lính khố xanh ở Trung kỳ, vì họ đã có công trong việc dẹp loạn “man di” ở miền núi và có công trong “việc lập đồn phòng thủ ở đảo Hoàng Sa”.

Đến ngày 15/2/1939, Tổng lý ngự tiền văn phòng Phạm Quỳnh dâng lên hoàng đế Bảo Đại để nhà vua duyệt và nhà vua đã phê vào văn bản là “chuẩn y”. Một lần nữa văn bản này khẳng định, dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thêm vào đó là sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ suốt 174 năm. Đã được hậu duệ của dòng họ Đặng, ông Đặng Văn Thanh trao cho Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi.  Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Hoàng Sa vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835). Đây là sắc chỉ duy nhất còn nguyên vẹn bản gốc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Hoàng Sa để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này.


Từ sắc chỉ này, theo nghiên cứu của giới sử học Quảng Ngãi, công việc bảo vệ Hoàng Sa thời xưa kéo dài suốt nhiều năm và rất nhiều hải đội người Việt đã nối tiếp nhau có mặt ở quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tộc họ Đặng mà ở huyện đảo Lý Sơn còn có các tộc họ Võ, Phạm, Nguyễn... cũng liên tiếp nhau đến Hoàng Sa - Trường Sa theo lệnh của triều đình

Và mới đây nhất cũng từ tủ sách gia đình tại phủ của Công chúa Ngọc Sơn (con vua Đồng Khánh, em vua Khải Định, cô ruột vua Bảo Đại) ở 31 Nguyễn Chí Thanh, TP Huế, nhà Huế học Phan Thuận An vừa tìm thấy thêm một Châu bản của triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Theo ông Phan Thuận An : Tờ Châu bản này khẳng định thêm một lần nữa là trước khi diễn ra Thế chiến thứ 2 và quân đội Nhật tấn công, xâm chiếm vùng châu Á - Thái Bình Dương, đảo Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của Việt Nam. Và sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc thì Hoàng Sa vẫn trở lại thuộc chủ quyền của nước ta như cũ”.

Và qua lời kể của ông Nguyễn Văn Đức, 35 năm trước cùng các cộng sự vượt trùng dương đến với Hoàng Sa. Nhiệm vụ của ông là canh giữ biển trời Tổ quốc với chức vụ là đảo trưởng theo lệnh của Bộ chỉ huy biệt khu Quảng Đà. Khi đó quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, thuộc về người Việt, đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Theo lời ông Đức có hai di tích ở đảo Hoàng Sa ông không thể nào quên. Đó là cái miếu nhỏ ở góc đảo mà anh em lính đảo vẫn thường ra đó để tìm chút an bình giữa sóng gió. Và một nghĩa trang có hơn 30 ngôi mộ là hài cốt của những chiến sĩ người Việt ngã xuống vì bệnh tật nơi đảo xa, là nắm xương của những người con Việt đã nằm xuống sau những lần đụng độ với âm mưu xâm lược của ngoại bang.

Ở đó còn có cả hài cốt của những ngư dân từ miền Trung, miền Bắc gặp nạn trên đường mưu sinh. Và cũng có cả những nắm xương của lính nước ngoài bị chúng ta hạ gục khi âm mưu đánh chiếm đảo.

Ngoài ra, trên đảo còn có  một tấm bia chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa được dựng vào những năm 1930.

Đến năm 1974, Trung Quốc là nước có tranh chấp với Việt Nam và đã chiếm đóng trái phép quần đảo này.

Những người con đã hy sinh vì đất nước mãi mãi được vinh danh

Ngày 19-1-1974, ngày quân Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm Hoàng Sa - một phần máu xương của Tổ quốc Việt Nam. Theo lời kể của ông ông Lữ Công Bảy - quân nhân trên chiến hạm Trần Khánh Dư HQ-4 thì vào thời điểm ấy phía Trung Quốc đã cho người bí mật làm những nấm mộ giả trong mộ không có xương cốt, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước. Đây là những nấm mộ ngụy tạo mà ai đó đã dựng lên để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo.

Tình hình tại biển Đông đột ngột trở nên căng thẳng vào ngày 11-1-1974 khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được chính quyền Sài Gòn quản lý, là một phần lãnh thổ của họ. Ngay sau tuyên bố nói trên, hải quân Trung Quốc đã mở màn chiến dịch xâm chiếm Hoàng Sa bằng cách tung nhiều chiến hạm và tàu đánh cá vũ trang xâm nhập hải phận Hoàng Sa.

Trong các ngày kế tiếp, phía Trung Quốc bất ngờ đổ người lên các đảo của Việt Nam. Đến ngày 15-1-1974, quân Trung Quốc đã chiếm đóng các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money), Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drummond)...

Ngày 12-1-1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc của chính quyền Sài Gòn đã cực lực bác bỏ luận điệu ngang ngược và lên án hành động gây hấn của Trung Quốc, đồng thời Bộ tư lệnh Hải quân Sài Gòn đã đưa bốn chiến hạm ra vùng biển Hoàng Sa để bảo vệ lãnh thổ. Và trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra ngày 19-1-1974.

Cả ngày 17 và 18-1-1974, biển Đông dậy sóng. Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đến nửa đêm 18-1, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã ra đến nơi chi viện. Đêm ấy, bầu trời Hoàng Sa tối đen như mực, một đêm cực kỳ căng thẳng.

Sơ đồ các hướng tấn công trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974

Nhiều người con của Việt Nam đã hy sinh anh dũng để giành lại lãnh thổ nước nhà. Những chiến sỹ bị thương nguyện chiến đấu đến cùng để bảo vệ Hoàng Sa, Ông Lữ Công Bảy nhớ lại: Tình hình bắt đầu căng thẳng, báo hiệu một trận đụng độ sinh tử không thể nào tránh khỏi.

Phía Trung Quốc nổ súng trước. Vào lúc 8g30, một loạt đạn đại liên và cối 82 bắn vào đội hình người nhái Việt Nam làm hai binh sĩ tử thương và hai bị thương. Tiếp đó, hạ sĩ giám lộ Phấn, xạ thủ đại liên 30 trên nóc đài chỉ huy, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các anh em bị thương vọng lên đài chỉ huy.

Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi, trung sĩ nhất giám lộ Vương Thương, báo cáo: HQ-10 đã bị trúng đạn, hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử thương, hạm phó Thành Trí trọng thương ngay bụng. Hầu hết sĩ quan, hạ sĩ quan và thủy thủ trên đài chỉ huy đều bị tử thương và bị thương rất nặng.

HQ-4 và HQ-5 quay đầu về hướng nam. Sau đó một giờ không còn thấy HQ-5 ở đâu. HQ-5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục nên “rớt” lại đâu đó. Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải quân Trung Quốc tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.


Lúc này tôi mới rời được đài chỉ huy. Trên đường xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng... Hơn 130 binh sĩ bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn.

Ngay sau đó, tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo: “Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”. Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động, không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử hy sinh cho dân tộc Việt Nam.

Tôi vào phòng hải đồ phía sau đài chỉ huy mệt lả và thiếp đi, đến khi thức dậy trời tối hẳn, trung sĩ nhất giám lộ Khiết cho biết tàu đang quay đầu về Đà Nẵng. Anh nói hạm trưởng San báo cáo thẳng với tư lệnh hải quân là HQ-4 không còn khả năng chiến đấu, lương thực cạn, cơ số đạn không còn đủ để tác chiến, các khẩu đại bác đều có trục trặc... Lệnh từ đất liền: các tàu quay về, hủy bỏ lệnh tấn công tái chiếm Hoàng Sa.

Những người con anh dũng hy sinh cho dân tộc Việt Nam sẽ mãi mãi được ghi công, các anh đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền của đất nước, nguyện quyết tử đến cùng để  giành  lại một phần máu xương của Tổ quốc, các anh hy sinh vì quyền lợi của cả dân tộc Việt Nam. Riêng với những chiến sỹ may mắn sống sót trong trận chiến sinh tử  năm 1974 như ông Lữ Công Bảy , Nguyễn Văn Đức lại luôn đau đáu một nỗi niềm, như ông Đức đã từng nói : "Tôi  sợ những bạn trẻ sẽ quên, sẽ không biết và không nhớ về Hoàng Sa, sẽ quên mất một phần máu thịt của Tổ quốc, sẽ quên mất rằng có rất nhiều người con của đất Việt đã ngã xuống vì Hoàng Sa trong ngày đáng nhớ 19-1-1974". Có lẽ đó không phải điều trăn trở của riêng ông.

* Ngay sau khi Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VN quản lý, ngày 19-1-1974 và 14-2-1974 chính quyền Sài Gòn đã ra tuyên cáo về việc Trung Quốc “xâm lăng trắng trợn bằng quân sự” và tái khẳng định về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa.

* Ngày 20-1-1974, ngoại trưởng chính quyền Sài Gòn cũng đã gọi điện và gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo an và tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng sa.

* Trong khi đó, ngày 26-1-1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.

* Sau ngày miền Nam giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của VN. Và ngày 5-6-1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam VN đã lên tiếng bác bỏ những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa và khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.


--------------------------------------------------------------------------------
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng xuất hiện trong lịch sử địa đồ
hành chính Trung Quốc


* PHẠM HOÀNG QUÂN
(Nhà nghiên cứu độc lập tại TP.HCM, chuyên về cổ sử và cổ địa dư Trung Quốc)



Trung Quốc là nơi có truyền thống lâu đời về sử học nói chung và địa đồ nói riêng, ngành khảo cổ từng phát hiện vài tấm địa đồ vẽ những địa phương nhỏ có niên đại rất sớm, như vào năm 1986 phát hiện tại Cam Túc bảy bức Bãi thả ngựa sông Thiên Thủy có niên đại thời Chiến Quốc (năm 299 trước Công nguyên), năm 1974 phát hiện tại gò Mã Vương (tỉnh Hồ Nam) ba bức có niên đại thời Hán (năm 168 trước Công nguyên).

Đến nay, địa đồ được xem là thể hiện cương vực quốc gia hoàn chỉnh sớm nhất xuất hiện vào năm 1121 (đời Tống), là bức Cửu vực thú lệnh đồ (hình 1) được khắc trên đá, phát hiện năm 1960 tại huyện Vinh (tỉnh Tứ Xuyên). Phiến đá khắc địa đồ này cao 175cm, rộng 112cm, phần địa đồ cao 128cm, rộng 101cm, hiện đặt tại Viện Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên. Cửu vực là cách gọi biến dạng từ “Cửu châu”, hai cách gọi này ám chỉ cương vực toàn quốc. Cửu vực thú lệnh đồ có thể hiểu là “địa đồ toàn quốc dùng để điều phối các quan trấn nhậm”.

Giới hạn cương vực nhà Tống trong Cửu vực thú lệnh đồ về phía nam đến Quỳnh Châu (Hải Nam). Hình trạng đảo Hải Nam như ta thấy ở góc dưới, bên trái của địa đồ này được vẽ khá chuẩn xác, gần giống với hình thể đảo Hải Nam trên bản đồ hiện đại, trong khi vài tấm địa đồ có niên đại muộn hơn Cửu vực thú lệnh đồ lại không mô tả chính xác bằng.

Có một điểm cần lưu ý: trước nay giới nghiên cứu địa đồ Trung Quốc vẫn ghi nhận Vũ tích đồ và Hoa Di đồ (cùng khắc trên một bia đá, niên đại 1136) là hai bức có niên đại sớm nhất và dẫn dụng theo sách Lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc (quyển 3) của J. Needham. Tuy nhiên sách này ấn hành năm 1959, lúc chưa phát hiện Cửu vực thú lệnh đồ, nên bức này không được khảo tả và học giả phương Tây còn ít đề cập.

Các địa đồ sau này trải qua các đời Nguyên, Minh như Quảng dư đồ của La Hồng Tiên, hoàn thành năm 1541, khắc in năm 1555; Hoàng triều chức phương địa đồ khắc in năm Sùng Trinh thứ 9 (1636); Dư địa đồ của Dương Tử Khí khắc in năm 1526... là những địa đồ hành chính toàn quốc, được thực hiện theo chủ trương của chính quyền trung ương các đời. Những địa đồ này thực hiện dưới sự ảnh hưởng phần nào của kỹ thuật vẽ địa đồ phương Tây, điểm cực nam của Trung Quốc trong cương vực tổng thể vẫn không quá đảo Quỳnh Châu (Hải Nam).

Ngoài ra, còn một số địa đồ hành chính và quân sự tiêu biểu trong tập Quảng Châu lịch sử địa đồ tinh túy xuất bản năm 2003, do Phòng lưu trữ hồ sơ lịch sử số 1 thuộc Tổng cục Lưu trữ trung ương Trung Quốc phối hợp Cục Lưu trữ thành phố Quảng Châu công bố. Toàn tập tuyển chọn 97 bức, gồm địa đồ thế giới, địa đồ hành chính toàn Trung Quốc, địa đồ hành chính tỉnh Quảng Đông, thành phố Quảng Châu và các phủ, huyện... do giới quan chức hành chính, quân sự soạn/vẽ/in vào triều Thanh và thời Dân Quốc.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy đa số các bức địa đồ này chưa được giới học giả Trung Quốc dẫn dụng trong các công trình nghiên cứu về biển, đảo phía nam Trung Quốc đã in thành sách. Mặt khác, cũng chưa thấy giới học giả Việt Nam dẫn dụng trong các nghiên cứu về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoặc các nghiên cứu chung về biển Đông. Để góp thêm tư liệu, xin giới thiệu sơ lược vài bức tiêu biểu trong tập địa đồ nêu trên:

a/ Loại địa đồ hành chính tỉnh Quảng Đông gồm mười bức có niên đại sớm nhất là Quảng Đông tổng đồ, kích thước 295x196cm, vẽ màu trên lụa, khoảng năm 1685 (đời vua Khang Hi năm thứ 24) (hình 2). Phần trên của địa đồ là nội dung thuyết minh (Quảng Đông toàn tỉnh đồ thuyết), giới thiệu tổng quan về tỉnh Quảng Đông, nói rõ về tứ chí (bốn hướng giáp giới) cùng các đơn vị hành chính. Địa đồ này và chín bức cùng loại cho thấy cương giới tỉnh Quảng Đông chỉ đến hết phủ Quỳnh Châu (Hải Nam).

b/ Loại địa đồ hành chính toàn quốc được tuyển hai bức Thiên hạ toàn đồ, kích thước 142x231,6cm và Hoàng triều dư địa toàn đồ, kích thước 57x57,3cm, niên đại khoảng năm 1728, 1729 (hình 3). Hai địa đồ này cho thấy cương giới phía nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam).

c/ Loại địa đồ thể hiện cương giới biển có hai bức Duyên hải thất tỉnh khẩu ngạn hiểm yếu đồ (Các nơi hiểm yếu ở bảy tỉnh ven biển), kích thước 30x36,7cm, niên đại khoảng năm 1887 và Thất tỉnh duyên hải toàn dương đồ (Toàn bộ vùng biển của bảy tỉnh duyên hải) (hình 4), kích thước 28x914,2cm, khoảng năm 1862-1908 (đời vua Quang Tự). Hai địa đồ này cho thấy vùng biển nam Trung Quốc không vượt quá 18 độ vĩ Bắc.

d/ Loại địa đồ quân sự có bức Quảng Đông thủy sư doanh quan binh trú phòng đồ (Các đồn biên phòng của thủy quân Quảng Đông), kích thước 32x560cm, vẽ màu trên giấy, niên đại ước sau năm 1866. Địa đồ quân sự này thể hiện chi tiết về núi sông, đảo dư, cửa khẩu, doanh trại, pháo đài... (trên các đảo và ven bờ biển), ghi rõ các nơi giáp giới vùng biển Giao Chỉ (hình 5, trích đoạn). Các chi tiết cho thấy không nhóm đảo hoặc hòn đảo nào ứng với Tây Sa và Nam Sa (cách gọi của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa).

Trong các công trình nghiên cứu về Nam Hải, giới học giả Trung Quốc thường dẫn dụng khoảng 50 bức địa đồ đời Minh, Thanh - là những bức địa đồ tổng quan thế giới - để lý luận về chủ quyền lịch sử, đại ý rằng: “Địa đồ lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận về hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (bằng tên gọi của thời đó, như Vạn lý Trường Sa, Thiên lý Thạch Đường...) chứng tỏ các vương triều Trung Quốc đã xác định chủ quyền đối với những đảo, quần đảo này”. Trong khi những bức địa đồ nêu trong bài viết này là những địa đồ thể hiện cương vực Trung Quốc xưa (có giá trị như bản đồ hành chính Trung Quốc ngày nay), là cơ sở pháp lý để xác định chủ quyền cương vực quốc gia lại không được nhắc tới.

Ghi chú: Bài viết có nhiều bản đồ cổ minh họa. Mời các bạn xem thêm tại: http://phienbancu.tuoitre...=390830&ChannelID=119 )
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trung Anh

Chào 22h29"!
***
"Chúng ta không tham,nhưng chúng ta sẽ không nhân nhượng dù chỉ là một tấc đất quê hương!"
********
*-Mãi mãi một niềm tin!!!-*
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Nguồn: http://boxitvn.wordpress....1%BA%BB-vi%E1%BB%87t-nam/

Những tấm lòng yêu nước tự phát của tuổi trẻ Việt Nam

   Phong trào tự phát của tuổi trẻ Việt Nam thể hiện tinh thần yêu nước, vì chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, đặc biệt vùng biển, quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, là một điều đáng trân trọng và cần nhen nhóm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng, thì hơn bao giờ hết, tinh thần yêu nước trong giới trẻ phải được xiển dương mạnh mẽ hơn nữa.

   Xin giới thiệu với bạn đọc một vài hình ảnh về phong trào sáu chữ “HS.TS.VN” được ghi lại trên youtube.

   Bauxite Việt Nam


là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Nguồn: http://boxitvn.wordpress....%BB%8Dn-ngnh-v%E1%BA%ABn/

Hai lá thư của bạn đọc cùng xoay quanh một câu hỏi mà lời giải đáp ngọn ngành vẫn… còn phải chờ đợi

Lá thư thứ nhất

Kính gửi: BBT Bauxite Việt Nam
Thầy giáo Hà Văn Thịnh

Cháu tên là Lê Văn Công, hiện đang là sinh viên của một trường cao đẳng tại HN. Ngày hôm nay cháu ra quán Internet công cộng vào mạng, theo như thói quen mấy tháng nay cháu vào trang mạng Bauxite Việt Nam để đọc các thông tin về phong trào 6 chữ vàng HS-TS-VN. Đọc xong bài viết :"Đôi lời với sinh viên Thanh Hóa, Ninh Bình, Bình Dương…" của nhà giáo Hà Văn Thịnh cháu rất vui mừng vì thầy đã dám công khai nói lên lời ủng hộ phong trào yêu nước của chúng cháu.Trước đây cháu vào mạng chỉ cốt dùng máy tính chơi game nên không hề hay biết về sự xâm chiếm biển đảo của Trung Quốc và phong trào này. Trong một lần vào quán Internet chơi game vô tình thấy trang mạng BVN còn trên máy tính của ai trước đó đã vô ý hay hữu ý để lại trên máy, nhờ đó cháu biết đến trang mạng BVN và phong trào yêu nước của sinh viên. Bài viết của nhóm thanh niên hành động vì đất nước kêu gọi thanh niên yêu nước hãy vẽ chữ HS-TS-VN đã đánh thức nhiệt huyết trong con người cháu, nên cháu nảy ra ý định phải mua sơn về vẽ mấy chữ này tại một số nơi ở HN. Nhưng ngay lúc ấy cháu có đọc một số bài viết nói ai vẽ những chữ đó mà bị phát hiện sẽ bị công an bắt và xử phạt rất nặng; công an có thể sẽ thông báo tới nhà trường ra quyết định đuổi học.

Đọc xong tin đó cháu đâm lo sợ, nếu như mình vẽ mà bị phát hiện, bị đuổi học, bao nhiêu công sức để thi được vào một trường cao đẳng tất sẽ là "xôi hỏng bỏng không". Sau một đêm trằn trọc không thể ngủ cháu trở trăn suy nghĩ: nên sống vì Tổ quốc hay chỉ sống ích kỷ cho bản thân mình? Nếu cứ im lặng và hèn nhát như vậy thì đất đai biển đảo sẽ bị Trung Quốc chiếm hết, đất nước Việt Nam sẽ trở thành thuộc địa Trung Quốc, nhân dân Việt Nam sẽ thành nô lệ, mất nước sẽ mất tất cả, những bằng cấp, địa vị xã hội bấy giờ sẽ trở thành vô nghĩa một khi nước mất nhà tan. Cháu từng nghe người thân, hàng xóm nói chính quyền VN hiện nay đã không còn quan tâm đến chủ quyền đất nước và nhân dân nữa mà chỉ quan tâm làm sao tham nhũng được thật nhiều tiền để thỏa mãn những dục vọng xấu xa của họ mà thôi. Còn người dân bây giờ thì không ít người đã trở thành những nô lệ kiểu mới cho người Trung Quốc, Đài Loan và nhiều nước khác. Tại các khu công nghiệp họ bị bóc lột sức lao động hết sức thậm tệ mà không hề được Nhà nước bảo vệ. Mới đây cháu có đọc trên báo đài Á châu tự do về việc giải cứu công nhân xuất khẩu lao động tại Jordan, đọc những bài viết của chị Phương Anh kể lại hoàn cảnh những người lao động bị ức hiếp bóc lột bên ấy cháu đã phải rơi nước mắt thương xót cho họ. Sau một đêm không ngủ cháu đã vượt lên nỗi sợ hãi, liền chuẩn bị sơn và chổi chờ đến tối cháu bèn bạo dạn mang đi viết 6 chữ HS-TS-VN tại 3 địa điểm, viết xong cháu ra về trong lòng vui vẻ phấn khởi vì mình đã làm được một hành động nhỏ bé góp phần nói lên tinh thần yêu nước của sinh viên Hà Nội giống như các bạn tại Ninh Bình, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sài Gòn, Bình Dương v.v. Rất tiếc, niềm vui của cháu không tồn tại lâu. Vui bao nhiêu thì lại thất vọng bấy nhiêu sau 2 ngày quay trở lại xem hàng chữ cháu viết thì đã bị chính quyền cho người đến dùng màu sơn khác xóa mất. Nhìn những vết tích bị xóa cháu hụt hẫng vô cùng!!! Sao Đảng Cộng sản lại không cho người dân thể hiện tấm lòng yêu nước? Tổ quốc là của cả dân tộc chứ có phải của riêng Đảng Cộng sản đâu! Sao Đảng Cộng sản phải ra lệnh cho người khác xóa đi hàng chữ yêu nước cháu vẽ, trong khi những hình vẽ bạo lực, dâm ô, câu chữ tục tĩu bên cạnh đó lại để lại không xóa? Phải chăng họ cố tình tiếp tay ủng hộ cái đó? Có phải họ chỉ muốn thanh niên chúng cháu bây giờ mê đắm vào những việc chơi game bạo lực, cả những chuyện sex…, để chúng cháu không bao giờ tỉnh ra cho họ dễ dàng nhường đất biển của Tổ quốc cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm?

Tuần trước cháu có dịp đi Lạng Sơn chơi và đã đến cửa khẩu Tân Thanh. Tại đấy cháu tận mắt chứng kiến những đồng bào dân tộc Nùng, Tày, trong đó có những người già 60, 70 tuổi vẫn phải kham khổ thồ hàng, cõng hàng thuê cho chủ hàng Trung Quốc. Qua cửa khẩu Tân Thanh sang bên thị trấn Pò Chài Trung Quốc thì cháu càng đau lòng hơn vì bên đó có hàng dãy phố đèn đỏ với những thiếu nữ nông thôn nghèo Việt Nam bị lừa bán sang đó làm gái mại dâm, bị các chủ chứa bắt ăn mặc thiếu vải, vẫy tay chào mời những người đàn ông Trung Quốc đến mua vui. Ôi, sao người dân Việt Nam lại phải khổ đau và bất hạnh đến như vậy!

Cháu viết email với hy vọng sẽ có nhiều nhà giáo, nhiều nhà trí thức khác trực tiếp hay gián tiếp lên tiếng ủng hộ phong trào vẽ 6 chữ vàng để khuyến khích các bạn tại các tỉnh thành khác tỉnh ngộ, dũng cảm đứng lên hưởng ứng phong trào yêu nước này. Có như vậy mới hy vọng những nhà lãnh đạo đất nước biết ra cái sai của mình, quay lại đứng về phía người dân, để khỏi bị lịch sử đào thải như thầy giáo Hà Văn Thịnh đã nói. Nhân đây cháu cũng thầm cảm ơn người mà chắc không phải vô tình để lại trang web Bauxite Việt Nam tại máy tính quán Internet công cộng, nhờ vậy cháu mới biết đến hiện trạng của Tổ quốc Việt Nam, và từ đó thay đổi cách nhìn đời, cách sống của con người cháu.

Cháu xin tạm tâm sự tới đây thôi.
Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010
Lê Văn Công

Lá thư thứ hai: HS-TS-VN

Kính gửi Giáo Sư Nguyễn Huệ Chi,
Thưa Giáo sư,
Sau khi đọc những bài báo trên mạng nói về các hoạt động của giới trẻ, bằng cách này cách khác, một cách can đảm, nói lên tiếng nói bảo về sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là xác nhận Trường sa, Hoàng sa là của Việt Nam, tôi vừa vui vừa buồn nhưng thú thực là buồn nhiều hơn vui, và có nhiều điều không hiểu nổi, nên có thư này dám mong Giáo sư giải thích giùm.
Điều đầu tiên là vì sao người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, khi tập hợp lại, để lớn tiếng nói với toàn thế giới một sự thật rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam, thì họ lại bị chính quyền Việt Nam đàn áp, bắt bớ giam cầm?
Vì sao người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam mà không dám viết những biểu ngữ rõ rằng rằng "Trường Sa-Hoàng Sa là của Việt Nam" mà chỉ dám viết một cách lén lút rằng "HS-TS-VN"?
Đã vậy khi dán lên lại bị an ninh Việt Nam gỡ xuống hoặc xóa đi.
Vậy thì thưa Giáo sư, xin Giáo sư có thể nào giải thích giùm tôi cũng như chắc là có nhiều người cũng đang thắc mắc là chính quyền Việt Nam hiện nay là chính quyền của nhân dân Việt Nam, hay chỉ là một bộ phận của chính quyền Trung Quốc?
Nếu chính quyền này thật là của nhân dân Việt Nam thì tại sao thay vì vận động toàn dân đứng lên sẵn sàng bảo về sự vẹn toàn lãnh thổ, họ lại thẳng tay bóp chết mọi ý chí cũng như lòng yêu nước của người dân Việt Nam?
Xin Giáo sư nếu có thể giải thích giùm những thắc mắc này.
Cảm ơn Giáo sư và trang mạng Bauxite Việt Nam rất nhiều.
Kính thư
Huỳnh Anh
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

cỏ hoang đã viết:
Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đạo đức xã hội đang xuống cấp nghiêm trọng, thì hơn bao giờ hết, tinh thần yêu nước trong giới trẻ phải được xiển dương mạnh mẽ hơn nữa.
Đúng là hiện nay, xã hội VN phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn. Thế nhưng, HNhu hông đồng tình với câu trên của bạn.
Đứng ở góc độ các nhà Quản lý Nhà nước thì, hnhu tin chắc ĐH Đảng lần thứ XI, năm 2011, các vị sẽ đưa nó ra bàn bạc nghiêm túc, và sẽ có biện pháp hữu hiệu hơn hiện thời.
Còn đứng ở góc độ công dân mà nhìn, thì đây là cái nhìn bi quan, tiêu cực.
HNhu mạo muội nghĩ vậy.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Oạch...
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối