Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Bị đấm mõm hết rồi!?
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tuấn Khỉ đã viết:
Vịnh Cam Ranh: Chuyện thật như bịa!
Ngộ nhỡ mai mốt nó vào tận ổ, nhờ vợ mấy lão ấy đẻ cũng không biết à? Lúc lòi con ra thì lắc hay gật nhỉ? He he...
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Philippines xúc tiến mua máy bay, tàu chiến

Bài đăng trên Thanh Niên 05/06/2012 3:25

Philippines đang đa dạng hóa nguồn khí tài quân sự và tranh thủ đưa tranh chấp với Trung Quốc vào hội đàm với các nước.

Giới chức Philippines sẽ tìm các nguồn cung cấp máy bay chiến đấu ngoài Mỹ để tăng cường khả năng phòng vệ, theo trang tin WorldNetDaily ngày 4.6. Cụ thể, Philippines muốn mua 36 chiến đấu cơ mới và sẽ chọn các nhà thầu từ Anh, Hàn Quốc, Pháp, Ý.

Ngoài ra, Manila cũng sẽ tìm mua tàu tấn công nhanh được trang bị tên lửa. Trước đó, giới chức cấp cao Philippines từng kêu gọi Mỹ và cộng đồng quốc tế hỗ trợ phát triển lực lượng vũ trang để có được “hệ thống phòng thủ tin cậy tối thiểu”. Mới đây, báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario cho hay ngoài Mỹ, thì Úc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang hỗ trợ nước này tăng cường quốc phòng.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20126/LUAN/1/canada.jpg
Tổng thống Aquino (phải) tiếp Tổng tham mưu trưởng Dempsey (thứ 3 từ trái qua)
tại Manila ngày 4.6 - Ảnh: Reuters



Những động thái trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines - Trung Quốc về bãi cạn Scarborough vẫn chưa hạ nhiệt sau gần 2 tháng. Theo Đài GMA News, vấn đề này sẽ được Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đề cập tại cuộc gặp sắp tới với Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Ông Aquino III hôm qua đã lên máy bay để bắt đầu chuyến thăm Anh 4 ngày và sau đó sẽ đến Mỹ. Trước khi lên đường, ông Aquino III tranh thủ tiếp Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại Manila. Philippine Daily Inquirer dẫn lời giới chức cho hay hai bên đã bàn về tranh chấp ở Scarborough và phía Mỹ tái cam kết hỗ trợ Philippines phát triển “hệ thống phòng thủ tin cậy tối thiểu”.

Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Honorio Ascueta cho biết thêm Washington sẽ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự luân phiên ở nước này. Ngoại trưởng del Rosario cũng nhận định rằng số lượng tàu chiến Mỹ đến các cảng của Philippines sẽ tăng trong thời gian tới.

Văn Khoa

Canada muốn đặt căn cứ tại Singapore

Canada đang thương lượng với Singapore về việc thiết lập khu đồn trú quân sự tại đảo quốc sư tử. Động thái này được cho là nhằm hỗ trợ chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á - Thái Bình Dương của đồng minh Mỹ. AFP dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Singapore nói “phía Canada đề nghị thiết lập khu trung chuyển hậu cần tại Singapore cho các sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai” nhưng không cho biết thêm thông tin.

Trong khi đó, hãng tin Canadian Press dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Canada Peter MacKay cho hay đề nghị của nước này cũng tương tự như thỏa thuận đồn trú quân trước đó với Kuwait và Jamaica. Ông cũng bày tỏ ý muốn tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh khu vực đang là nơi tập trung chiến lược của nhiều bên.

Trong một diễn biến khác, Trung Quốc ngày 4.6 đã phản ứng trước tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta về kế hoạch chuyển khối lượng lớn tàu chiến sang Thái Bình Dương vào năm 2020. Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Vị Dân cho rằng đây là quyết định “không hợp thời điểm” và đề nghị Washington tôn trọng lợi ích của Bắc Kinh trong khu vực. Trong khi đó, một số nước như Úc và Nhật lại tỏ ý hoan nghênh kế hoạch tăng cường sự hiện diện của hải quân Mỹ.

Thụy Miên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thả con săn sắt bắt con cá rô

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 06.06.2012, 07:00 (GMT+7)

* Nhân đọc báo cáo quốc hội Mỹ về quan hệ Mỹ – Việt

SGTT.VN - Vấn đề không phải là bỏ qua lùm xùm để thu về món lợi lớn hơn. Với tư cách là một trong những chìa khoá để cân bằng lực lượng ở khu vực, Việt Nam trước sau nhất định sẽ vô hiệu hoá những cái bẫy đang cản trở sự thăng hoa trong quan hệ Việt – Mỹ.


Nhưng liệu những thông điệp ông Panetta mang đến Hà Nội lần này đã được đón nhận một cách thuận lợi, để nâng cấp hơn nữa mối quan hệ quan trọng không chỉ đối với hai nước?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=175557
Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000, cựu Tổng thống Bill Clinton giúp cho
Dan và David Evert, đi phía sau ông, tìm hài cốt của cha họ, một phi công.
Chính ông Clinton là người mở đầu cho kỷ nguyên quan hệ Việt – Mỹ.



Chuyến thăm còn hơn cả một biểu tượng

Bộ trưởng Panetta đã khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Chính phủ Mỹ coi trọng quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, và mong muốn quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong thời gian tới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực an ninh, quốc phòng. Ông Panetta bày tỏ hài lòng về hợp tác quốc phòng Việt Nam – Mỹ thời gian qua, mong muốn hai nước tiếp tục tích cực triển khai thực hiện bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng được hai bộ Quốc phòng ký năm 2011.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đáp lại: Việt Nam luôn xem Mỹ là đối tác hàng đầu có ý nghĩa rất quan trọng và mong muốn Mỹ với tư cách là cường quốc châu Á – Thái Bình Dương, sẽ đóng góp tích cực vào việc duy trì hoà bình, an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam mong muốn cùng với phía Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo và nhiều lĩnh vực khác trong an ninh truyền thống lẫn phi truyền thống.

Những cái bẫy trong quan hệ Việt – Mỹ

Trong tiếp xúc với ngoại trưởng Phạm Bình Minh, cả hai bên đều không nhắc đến thuật ngữ “tiến tới quan hệ đối tác chiến lược”, vốn đã trở nên rất quen thuộc và được đón đợi đối với truyền thông Việt – Mỹ lẫn quốc tế trong mỗi dịp trọng đại như vừa qua. Nhiều dự đoán được đưa ra. Có thể chuyến thăm của ông Panetta thu được những kết quả vượt dự kiến, nên cả hai bên đều không muốn làm nóng thêm phản ứng trong khu vực? Có thể mỗi bên đều có lý do để kìm bớt sự hưng phấn trong bối cảnh quan hệ song phương vẫn còn những “khúc nhôi” chưa giải toả hết?

“Khúc nhôi” hay “cái bẫy” cũng thế thôi! Đó là quá trình Việt – Mỹ cần vượt qua cái bóng khổng lồ của Trung Quốc trong nâng cấp quan hệ. Thông cáo về cuộc tiếp kiến của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ với Thủ tướng Việt Nam đã khẳng định: “Những hợp tác quốc phòng song phương giữa Việt Nam và Mỹ không làm phương hại đến an ninh của các nước láng giềng”. Lập trường của nhiều nước ASEAN như Indonesia, Philippines hay Singapore tại Đối thoại Shangri-La vừa qua cho thấy các nước đó đều tự tin vượt qua cái bóng khổng lồ ấy như thế nào.

Đó còn là cả Việt Nam lẫn Mỹ đều phải hoá giải được “cặp bài trùng” dân chủ – nhân quyền trong quá trình thúc đẩy quan hệ song phương, vốn được cho là do phía Mỹ đưa ra để gây sức ép với Việt Nam. Ở đây có những nhân tố về văn hoá và lịch sử cần được xem xét lại. Đối với một Việt Nam mà cuộc vận động “tranh tự chủ, chống ngoại xâm” như cuộc Cách mạng tháng 8.1945 ngay từ đầu đã được Hồ Chí Minh coi là “noi gương Cách mạng của Mỹ và Cách mạng của Pháp”, thì dân chủ – nhân quyền chính là mục tiêu thiêng liêng của toàn dân tộc!

Còn những ai đó chưa hiểu được tầm quan trọng của việc vun trồng và nâng cấp quan hệ Việt – Mỹ, thì nên xem lại đánh giá gần đây nhất của trung tâm Nghiên cứu chiến lược an ninh mới của Mỹ, một tổ chức được đánh giá là thân cận với Tổng thống Obama: “Việt Nam là nước nắm giữ chiếc chìa khoá tạo thế cân bằng lực lượng trong khu vực Biển Đông. Nếu Việt Nam không kháng cự nổi trước đà gia tăng sức mạnh của Trung Quốc thì các quốc gia yếu hơn, ít cương quyết hơn… có ít khả năng ngăn chặn được sự bành trướng của Trung Quốc”.

Hoàng Dũng Nhân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

-Mình đã góp ý...

1-ĐẠO ĐỨC KINH
(Suy tư về thời cuộc theo báo đài)

Đạo đức là gì, hỡi thế nhân?!
Cái đầu nhân thế mãi tăng dần
Dại khôn theo tuổi là quy luật
Thành bại, giàu nghèo… rõ nghiệp căn…

Không thể có… công bằng xã hội
Mỗi người có cái đầu… chênh nhau
Chỉ là lí tưởng… luôn trừu tượng
Cái bụng cá nhân… lắm độ màu

Nhân chi sơ… bổn tánh hiền lành
Giáo dục nâng tầm từng chúng sinh
Cộng nghiệp gia đình và xã hội
Hình thành nhân cách với tâm linh…

Quân tử chỉ là ảo ảnh thôi
Trung thần đều chết bởi vua tồi
Chí công liêm chính không băng nhóm
Quân tử Khổng phu*… khó sống đời!…

Phúc đức mỗi nhà rõ thấp cao
Đời là giai cấp… luật hằng sâu
Luật nhân quả Phật… là muôn thuở
Xã hội loài người… mãi đớn đau!…

- 25/6/2011
* Trung Quốc thành lập 150 Viện Khổng Tử, trên nhiều nước, truyền bá văn hóa TQ ra khắp Thế giới, theo chiến lược "bất chiến tự nhiên thành".
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lịch sử được Trung Quốc sáng chế

Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 06.06.2012, 15:03 (GMT+7)

LTS: SGTT online giới thiệu bài viết của một nhà báo Hong Kong, Trung Quốc, đăng trên tờ Wall Street Journal ngày 4.6, cho rằng Bắc Kinh đang viết lại quá khứ để hiệu đính cho ý đồ bành trướng của họ trong các vùng nước đang tranh chấp. Mọi việc sẽ không bao giờ êm xuôi cho đến khi họ ngưng hành động này.

Xung đột giữa Philippines và Trung Quốc về bãi cạn Scarborough có vẻ như là một vụ cãi vã nhỏ về một hòn đá không dân cư và những vùng nước quanh đấy. Nhưng đó lại có tầm quan trọng lớn đối với những quan hệ trong tương lai của vùng bởi vì đó là một điển hình về quan điểm ngoan cố của Trung Quốc cho rằng lịch sử của những dân tộc không phải là Hán có biên giới lãnh thổ chiếm 2/3 biển đông là không phù hợp. Lịch sử duy nhất về vấn đề đó được viết ra bởi Trung Quốc và được diễn dịch bởi Bắc Kinh.


Những người Philippines cắm cờ tại hòn đá không dân cư ở bãi cạn Scarborough.



Trường hợp bãi cạn Scarborough hầu như được coi là một ca tiêu biểu về địa lý. Bãi này theo Philippines là bãi cạn Panatag và Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, nằm cách bờ biển đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Philippines, khoảng 130 hải lý. Nó đương nhiên thuộc Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, vì theo Luật LHQ về Công ước biển, vùng đặc quyền này giới hạn cách bờ là 200 hải lí. Trong khi đó, bãi cạn này nằm cách đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 530 hải lí.

Trung Quốc né tránh những dữ kiện địa lý bất lợi này và chỉ dựa vào lịch sử một nửa sự thật được áp đặt cho mọi tình huống mà họ nhắm đến trên biển Đông. Chính vì vậy mà giờ đây Trung Quốc không chỉ hiềm khích với Philippines, mà còn hiềm khích với nhiều nước khác. Đường lưỡi bò tai tiếng của Bắc Kinh trên bản đồ biển Nam Trung của họ lấn vào biên giới 200 hải lý của Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei, và gần quần đảo giàu khí đốt Natuna của Indonesia.

Trong trường hợp bãi cạn Scarborough, bộ Ngoại giao Trung Quốc chứng minh sự vụ bằng cách đưa ra bản đồ từ thế ký 13 – khi mà bản thân Trung Quốc đang nằm dưới sự thống trị của ngoại bang Mông Cổ - xuất phát từ chuyến ghé vào đây của một con thuyền Trung Quốc. Lập luận “chúng tôi có mặt đầu tiên” coi như là vô nghĩa. Các thủy thủ Trung Quốc là những kẻ đến biển Đông muộn, nói gì đến buôn bán ở Ấn Độ Dương. Lịch sử hàng hải của vùng ít ra là vào thiên niên kỉ đầu tiên của niên đại hiện nay thuộc về tổ tiên những người Indonesia, Malaysia, Philippinnes và Việt Nam ngày nay.

Theo những ghi chép do Trung Quốc đưa ra, người Trung Hoa di chuyển từ Trung Hoa đến Sumatra và rồi đến Sri Lanka trên những con tàu Mã Lai. Dân tộc Mã Lai mà giờ đây là Indonesia là những thực dân đầu tiên chiếm hòn đảo lớn thứ ba của thế giới, Madagascar làm thuộc địa, cách mẫu quốc khoảng 4.000 hải lý. (Ngôn ngữ Madagascar và 50% bộ gen người của họ có nguồn gốc Mã Lai). Dân Mã Lai đã vượt Ấn Độ Dương trước những chuyến hải hành được phô trương quá nhiều của đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15.

Sự thành thạo về hải hành của người Mã Lai về sau bị qua mặt bởi người Nam Ấn vả Ảrập, nhưng họ vẫn là những người đi biển đầu tiên ở Đông Nam Á cho đến khi người châu Âu làm chủ vùng. Đế quốc Chăm Bà La Môn nói tiếng Mã Lai nằm ở trung phần của Việt Nam vào thời những nhà buôn châu Âu bắt đầu đến châu Á, trong khi buôn bán giữa Champa (hiện là Nam Việt Nam) và Luzon đã diễn ra từ lâu trước khi Trung Quốc trưng ra cái bản đồ thế kỷ 13.


Khoảng cách của bãi cạn Scarborough đối với Trung Quốc và Philippines.



Bãi cạn Scarborough, không chỉ nằm gần đảo Luzon mà còn nằm trên tuyến đường trực tiếp từ vịnh Manila đến những cảng Chăm của Hội An và Qui Nhơn, phải được thủy thủ Mã Lai biết đến. Trung Quốc cho rằng mình là “kẻ đến đầu tiên” chẳng khác nào lí luận rằng người châu Âu đến Úc trước những thổ dân Úc.

Một trụ cột không chắc chắn nữa trong tuyên bố về chủ quyền bãi cạn là việc dựa vào Hiệp định Paris 1898. Theo đó, chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo Philippines thay vì Mỹ và vẽ những đường thẳng trên bản đồ , thì bãi cạn này nằm bên ngoài cách đường kinh tuyến được xác định bởi hiệp ước vài hải lí. Giờ đây Trung Quốc ngang nhiên sử dụng hiệp định này cho rằng hai cường quốc ngoại bang có mặt ở đây và không liên quan gì đến dân Philippines nên Manila không có quyền tuyên bố chủ quyền.

Điều nực cười là đảng Cộng sản Trung Quốc lại vất bỏ những hiệp ước bất bình đẳng mà các đế quốc phương Tây áp đặt, như tuyến McMahon chia Ấn Độ và Tây Tạng.

Trung Quốc còn khẳng định rằng trường hợp chủ quyền của họ có từ năm 1932, nên chủ quyền của Philippines là không có giá trị. Nói cách khác, họ sử dụng sự kiện cho rằng Philippines bị đô hộ bởi ngoại bang như là cơ sở cho chủ quyền của họ.

Maniala muốn giải quyết vụ việc theo luật Liên Hiệp Quốc về Công ước biển, nhưng Bắc Kinh lập luận rằng công bố chủ quyền vào năm 1932 không bị giới hạn trong công ước mới có hiệu lực từ năm 1994 vì nó đã diễn ra trước đó. Đó là một sự né tránh khéo léo, chắc chắn là vì Trung Quốc biết trường hợp chủ quyền của mình sẽ bị yếu nếu chiếu theo các điều khoản của Công ước.

Trung Quốc đã đưa ra những khẳng định khống để viết lại lịch sử và không lý gì đến địa lý. Những lập luận về hàng hải hiện nay sẽ không đi đến đâu cho đến khi nào kẻ cãi vã lớn nhất vùng ngưng hành động viết lại lịch sử.

Philip Bowring (nhà báo Hong Kong) - Wall Street Journal
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vì sao Trung Quốc bị thế giới oán ghét?

Bài đăng trên Nghiên cứu Biển Đông Thứ tư, 06 Tháng 6 2012 00:00

Trung Quốc đã là nước lớn nhưng luôn trong tình trạng bị bao vây kìm kẹp, thậm chí bị người khác “oán hận”. Nguyên nhân chính: Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí; Giới quan chức ngạo mạn, không biết cách học hỏi, luôn tự cho bản thân họ là đúng, khí phách thiên triều.

http://nghiencuubiendong.vn/images/stories/trungdq/scm_news_lanxin26.img.jpg



Trong nền kinh tế, Trung Quốc đã trở thành nước lớn, là cường quốc, không có gì phải thắc mắc. Trong lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc luôn tồn tại trong tình thái bị bao vây cùm kẹp, thậm chí bị người khác "hận". Lý do tại sao?

Trung Quốc rốt cuộc đã làm những gì, khiến cho nhân loại toàn thế giới ức hiếp, thậm chí thù hận như vậy?

Chính sách ngoại giao thiếu mưu trí

Hãy nhìn vào nước Mỹ kia, qua vài năm nữa, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ bị Trung Quốc vượt qua. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh ngoại giao của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát toàn bộ thế giới như tình hình hiện nay. Có những quốc gia cũng căm hận nước Mỹ, ví dụ như các quốc gia Hồi giáo tại khu vực Trung Đông, thế nhưng lại càng tồn tại nhiều hơn các quốc gia khác tin tưởng vào nước Mỹ, yêu thích nước Mỹ, đồng thời hy vọng nhận được sự bảo hộ che chở trong đó bao gồm toàn bộ tất cả các quốc gia láng giềng của Trung Quốc. Không thể nói người khác "ăn trong bám ngoài" (chi li pa wai), vì sao Mexico không chạy đến để mời Trung Quốc làm chiếc ô bảo hộ cho đất nước của họ, hòng đối kháng lại nước Mỹ?

Đến Đài Loan của Trung Quốc, vài thập kỷ vừa qua cũng đều dựa dẫm vào nước Mỹ.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines đều mong muốn nhận được sự bảo hộ từ Mỹ hòng đối kháng lại Trung Quốc. Thậm chí đến Việt Nam, đất nước đã từng bị Mỹ xâm lược và là nước láng giềng nhỏ bé của Trung Quốc, cũng đều tìm kiếm sự bảo hộ từ Mỹ.

Trong lĩnh vực kinh tế, nhân loại trên toàn thế giới đều tôn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là G2. Trong nền chính trị và ngoại giao, đại đa số các quốc gia đều coi Trung Quốc là kẻ thù giả định (jia xiang di), nhận định Mỹ là chiếc ô bảo hộ để chống đối lại kẻ thù giả định này. Rốt cuộc là do Mỹ không đúng, hay do nền ngoại giao Trung Quốc thiếu mưu trí? Điều này không cần nói cũng đều hiểu được.

Sự khác biệt giữa hai nước Trung - Mỹ

Chúng ta ngày ngày đều tung hô bắt kịp được Mỹ, rốt cuộc đã bắt kịp được những gì, chỉ có riêng một nhân tố là tổng sản phẩm GDP. Còn bình quân GDP trên đầu người, mức thu nhập bình quân, bình quân chất lượng cuộc sống thực tế, năng lực sáng tạo của nhân dân, trong toàn bộ thế kỷ 21, Trung Quốc không thể nào vượt qua được Mỹ.

Về lĩnh vực quân sự và ngoại giao, Trung Quốc có lẽ sẽ vĩnh viễn không bao giờ sánh đạt được năng lực kiểm soát toàn cầu giống như Mỹ đã từng có.

Không cần nói đến vấn đề kiểm soát toàn cầu. Ngày mùng 8 tháng 05 năm 1999, đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư đã bị đánh bom, chúng ta chỉ có thể đứng tại Bắc Kinh mà mắng nhiếc, đến cả các phương pháp ngoại giao làm thế nào để phục hồi lại thể diện cũng không hề có. Là người Trung Quốc, thực tế mà nói, chỉ có duy nhất hai từ: Nuốt Giận.

Đối với nước Mỹ, chúng ta không có biện pháp nào. Đối với các quốc gia "Tiểu Biết Tam" (Xiao bie san: lưu manh, vô lại), chúng ta cũng bó tay không có sách lược. Vấn đề Đài Loan khu vực phía tây, sẽ trở thành mối vướng víu vĩnh viễn. Điều này không phải là vấn đề lớn, đồng bào của chúng ta, chỉ cần Đài Loan không tuyên bố độc lập, đại lục cũng sẽ luôn như vậy, phải cho qua thì cũng sẽ phải cho qua. Tuy nhiên, Mỹ lại luôn lấy vấn đề Đài Loan ra làm vật cản trở đại lục, khiến cho tình hình trở nên tương đối thụ động, thật là lực bất tòng tâm.

Trung Quốc thiếu bạn, chứ không hề thiếu kẻ thù.

Khu vực xung quanh Trung Quốc, chỉ thiếu bạn, không hề thiếu kẻ thù.

Vấn đề tồn tại hiện nay, người Ấn Độ đang gồng mình nỗ lực mở rộng các hoạt động quân sự chuẩn bị cho các cuộc chiến, rất đều đặn không hoang mang. Hàng không mẫu hạm, tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân. Những thứ Trung Quốc có, Ấn Độ về cơ bản đều có, những thứ Trung Quốc không có, người Ấn Độ cũng đều đã có.

Chúng ta luôn dừng lại trong niềm vui với "Lưỡng đạn nhất tinh" (hai pháo bom và một vệ tinh). Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ cũng đã sở hữu "Lưỡng đạn nhất tinh". Giải thích như thế nào? Sự thực chứng minh rằng, người Trung Quốc không phải là là những người thông minh nhất trên toàn thế giới, đến mức độ thông minh nhất khu vực Châu Á cũng chẳng thể đạt đến. Ngoài Trung Quốc thì còn có những người thông minh khác, thậm chí càng có những quốc gia với những dân tộc thông minh hơn hẳn. Chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề này, luôn tự cho mình là đúng, mù quáng tôn vinh bản thân là lớn mạnh, luôn luôn chiêm ngưỡng một cách quá đáng chính bản thân, đây mới chính là căn nguyên tồn tại của các vấn đề.

Nền ngoại giao hiện nay mà Trung Quốc đang thực thi, ai nghe lời, ai nịnh bợ cần tiền thì Trung Quốc sẽ đối xử tốt với họ. Còn ai chỉ trích phê bình, ai chế giễu thì Trung Quốc sẽ căm hận chính họ. Cần biết rằng, những quốc gia không ngừng nịnh bợ cần tiền Trung Quốc đều là những quốc gia không có vị thế quốc tế. Chỉ có những quốc gia dám lên tiếng chỉ trích phê bình, thậm chí dám mắng nhiếc Trung Quốc, mới có năng lực ảnh hưởng đến toàn thế giới. Đối với những quốc gia này mà nói, không cần phải cúi đầu, không có gì là sai lầm. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu lẫn nhau một cách nghiêm túc, đạt được sự đồng cảm và đồng thuận, biến "địch" thành bạn, như vậy sẽ là thất bại lớn nhất trong nền ngoại giao.

Giới quan chức thiếu kiến thức phổ quát về lĩnh vực ngoại giao, tự tin và ngạo mạn quá mức.

Giới quan chức Trung Quốc luôn luôn tự cho bản thân họ là đúng, không lắng nghe nổi những quan điểm ngược chiều tiêu cực hay những lời chỉ trích. Kỳ thực, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều ích kỷ, đều tồn tại những khiếm khuyết, giống như nước Mỹ và nước Anh, Trung Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Trung Quốc không cần thiết phải luôn luôn tỏ ra bộ dạng tự cho bản thân là đúng, biết tiếp nhận phê bình thì Trung Quốc mới có thể tiến bộ được.

Trong lĩnh vực ngoại giao, báo chí và ngôn luận Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt những lời phê bình của người khác đối với bản thân, không ngừng lặp lại rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự trỗi dậy hòa bình. Có quỷ mới tin được, bất kỳ một nước lớn nào cũng đều không thể tự hài lòng với việc chỉ bảo hộ cho chính đất nước họ, luôn luôn tồn tại mong muốn có năng lực và ham muốn đi công kích các nước khác. Vấn đề cốt lõi chính là, liệu có phải là những cuộc công kích các nước khác phi mục đích hay không có đạo lý hay không.

Mỹ chính là một điển hình. Mỹ không ngừng tiến hành các cuộc công kích các nước khác, điều này là không tốt, thế nhưng cũng có vô số các nước khác ủng hộ cho hành xử như vậy của Mỹ. Trung Quốc chẳng phải cũng đã từng đem quân đi đánh Việt Nam đó sao? Tổ tiên của chúng ta Thành Cát Tư Hãn chẳng phải cũng đã cưỡi ngựa chiến giẫm đạp lên Moscow và St Petersburg hay sao? Thời điểm hiện nay, nếu Philippines không tử tế thì đánh nước này một trận có gì là không thể?

Có những lúc có năng lực đánh, hơn nữa lại đánh một cách chuẩn xác, đúng vị, thì không chỉ không mầm mống nên những kẻ địch, mà còn có thể giành được càng nhiều bạn bè hơn. Nước Mỹ chính là như vậy, tạo nên những kẻ địch rất nhiều nhưng bạn bè lại càng nhiều hơn. Vấn đề cốt lõi nằm tại chỗ, nước Mỹ có thể làm được đến việc ngoài trường hợp Osama bin Laden bí mật hành xử Mỹ thì không có bất cứ một quốc gia nào dám đối chọi lại với Mỹ, Trung Quốc liệu có thể được chăng?

Trung Quốc đương nhiên không cần học hỏi Mỹ, cũng không thể học nổi Mỹ. Tuy nhiên có hơi hướng của sự bá quyền Mỹ thì tại sao lại không thể? Sự thật là bản thân yếu kém bất năng lực, chứ không phải là sự nhân từ.

Giới quan chức không biết cách học hỏi nền ngoại giao của các nước khác như thế nào.

Thời gian gần đây, một vị hiệu trưởng trong nước đã nghỉ hưu, nhận được sự điều phái của một cơ quan quyền lực mềm quốc gia nào đó, chuẩn bị đến ba trường đại học hàng đầu của vương quốc Anh để tiến hành chiêu sinh các nghiên cứu sinh tiến sỹ đến Trung Quốc học tập. Đầu tiên, có ai bằng lòng đến Trung Quốc học tiến sỹ hay không thì vẫn chưa biết được, giới quan chức của chúng ta thì đã giả tưởng rằng đến để bố thí cho các trường đại học ở vương quốc Anh này.

Vì thế, vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu - khi người còn chưa đến nơi - đã ép buộc yêu cầu ba vị hiệu trưởng đương vị của ba trường đại học tại vương quốc Anh tiến hành cuộc gặp gỡ với họ vào thời gian cuối tuần. Thật không dễ dàng gì, có một vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của một trường đại học đã nhận lời đáp ứng cuộc gặp gỡ này, hơn nữa còn chuẩn bị bữa tiệc thiết đãi thịnh soạn. Đây chính là phép tắc lịch sự của vị hiệu trưởng của vương quốc Anh. Khi thời gian vừa mới được sắp xếp ổn thỏa, một cú điện thoại đột nhiên được gọi đến, nói rằng liệu có thể thay đổi sang thời gian một ngày khác được hay không.

Tâm lý người phụ trách liên lạc phía Anh đã bắt đầu rụt rè, nhưng để giữ lịch sự vẫn còn yêu cầu vị hiệu trưởng của trường đại học đó thay đổi lại thời gian, việc đó là do người phụ trách liên lạc và vị lãnh đạo này bình thường luôn duy trì mối quan hệ rất tốt đẹp. Người lãnh đạo mặc dù cũng đã đồng ý tiến hành thay đổi lại thời gian. Nhưng không ngờ được rằng, khi đưa tin tức tốt lành này nói cho bên phụ trách liên lạc của phía Trung Quốc, thì ông ta lại trả lời rằng, "thế thì mời ông mau chóng gửi bản sơ yếu lý lịch của vị hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường đại học phía Anh của các ông cho tôi".

Người phụ trách liên lạc phía Anh kỳ thực không thể kìm nén được nữa. Tuy nhiên vẫn lịch sự mà gửi sang một bức thư rằng, "mời ông gửi trước bản sơ yếu lí lịch của vị hiệu trưởng đã nghỉ hưu của phía Trung Quốc chuẩn bị đến thăm đó được không? Các ông là những người khách đến thăm không gửi bản sơ yếu lí lịch sang, lại yêu cầu bản sơ yếu lí lịch của chính nhà lãnh đạo cao nhất của bên tiếp đãi, e rằng không được thỏa đáng"?

Đối phương đã gửi lại thư hồi âm, "vị hiệu trưởng của phía Trung Quốc chúng tôi hiện tại không có sẵn bản sơ yếu lí lịch, nếu ông cần, xem trên Google liệu có thể tìm thấy được hay không"?

Người phụ trách liên lạc của phía Anh nói rằng: "các sơ yếu lí lịch của tất cả các vị lãnh đạo cũng như các giảng viên trong trường đại học của chúng tôi đều công khai hiện trên các trang web trong trường đại học, ông hãy tự tìm đi".

Trung Quốc vẫn chưa phải là quốc gia lớn nhất, mạnh nhất thế giới, giới quan chức phổ thông đã tồn tại thói quen coi những người nước ngoài như là nô tài của bản thân, hơn nữa lại chính là những người nước Anh, thật sự là có khí phách của thiên triều. Giới quan chức phổ thông đã như vậy, giới quan chức cấp cao thì lại càng quá đáng hơn. Trong mỗi một cuộc họp mang tính chất quốc tế, không quan tâm người khác có nguyện vọng lắng nghe hay không, có ủng hộ hay không, nhất cử nhất động luôn đặt ra không ít những kiến nghị, những nguyên tắc yêu cầu áp đặt lên các tầng lớp lãnh đạo nước ngoài tương đương chức hàm. Xin hỏi rằng, người nước ngoài đặc biệt là những quốc gia nhỏ yếu liệu có thật sự trở thành bạn bè của Trung Quốc được không, có thể không sợ sệt, không "hận" Trung Quốc được chăng?

Nguồn: Bài viết của giáo sư Diêu Thụ Khiết, Viện trưởng Viện Trung Quốc học đương đại, Đại học Nottingham, Anh, đăng trên báo Chiến lược Trung Quốc

Người dịch: Đinh Thị Thu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Tương quan vị trí giữa ông chủ trung quốc và giám đốc người phương tây

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Economy-Finance-Market%20funny/ChinesebossvsCEOwestern.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Thiềng Đức đã viết:
-Mình đã góp ý...

1-ĐẠO ĐỨC KINH
(Suy tư về thời cuộc theo báo đài)

Đạo đức là gì, hỡi thế nhân?!
Cái đầu nhân thế mãi tăng dần
Dại khôn theo tuổi là quy luật
Thành bại, giàu nghèo… rõ nghiệp căn…

Không thể có… công bằng xã hội
Mỗi người có cái đầu… chênh nhau
Chỉ là lí tưởng… luôn trừu tượng
Cái bụng cá nhân… lắm độ màu

Nhân chi sơ… bổn tánh hiền lành
Giáo dục nâng tầm từng chúng sinh
Cộng nghiệp gia đình và xã hội
Hình thành nhân cách với tâm linh…

Quân tử chỉ là ảo ảnh thôi
Trung thần đều chết bởi vua tồi
Chí công liêm chính không băng nhóm
Quân tử Khổng phu*… khó sống đời!…

Phúc đức mỗi nhà rõ thấp cao
Đời là giai cấp… luật hằng sâu
Luật nhân quả Phật… là muôn thuở
Xã hội loài người… mãi đớn đau!…

- 25/6/2011
* Trung Quốc thành lập 150 Viện Khổng Tử, trên nhiều nước, truyền bá văn hóa TQ ra khắp Thế giới, theo chiến lược "bất chiến tự nhiên thành".
-Tháng 12/2011 PCT - TCB qua thăm VN, cũng đề nghị thành lập một Viện Khổng Tử tại VN... Chưa thấy ý kiến của lãnh đạo VN...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thiềng Đức

Ngụ ngôn mới

Cái lưỡi không xương… ai cũng rõ
Lưỡi con bò đã rống lời gian
Xác to lấy thịt đè người nhỏ
Quân tử có không?… khỏi phải bàn

Khổng Tử đã răn… không được hiếp
Không tham vật chất… bỏ tình người
Láng giềng gần vẫn hơn hàng chợ
Đạo đức hỡi ôi! Biết hỏi ai ?!…
------------------------------
-Chắc phải nhờ Khổng Phu Tử trả lời giùm...
-Một chân lí đã "ngộ" ra và tôn thờ:
"Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ TÂM kia mới bằng ba chữ Tài"
Nguyễn Du
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] ... ›Trang sau »Trang cuối