Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

cỏ hoang

Việt Nam phản đối Trung Quốc về Biển Đông http://www.bbc.co.uk/viet..._viet_china_protest.shtml

Việt Nam tuyên bố lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông cũng như hoạt động của tàu ngư chính Trung Quốc là 'vi phạm chủ quyền của Việt Nam'.

Trong diễn biến thứ nhất, bắt đầu từ thứ Hai 16/05, Trung Quốc thực hiện lệnh cấm đánh bắt hàng năm tại Biển Đông, kéo dài tới 01/08.

Thời hạn cấm đánh bắt năm nay tương tự năm 2010.

Lệnh cấm đánh bắt này được áp dụng cho cả các vùng biển chồng lấn mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Phản ứng trước việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói đây là hành động "vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm".

Bà Nga cũng nói Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc để phản đối.

Lý do mà Trung Quốc đưa ra để biện hộ cho lệnh cấm này là để bảo vệ trữ lượng cá tại khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc và việc này "đã áp dụng từ lâu theo thông lệ quốc tế".

Tuy nhiên Việt Nam nói lệnh cấm của Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn ngư dân vì đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam.

Năm ngoái, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối Trung Quốc cấm đánh bắt, nhưng thông điệp năm nay dường như mạnh mẽ hơn khi nói đã "gặp phía Trung Quốc để phản đối".

Tàu ngư chính vi phạm chủ quyền

Trong khi đó, Trung Quốc thông báo tàu ngư chính Lôi Châu 44261 của Trung Quốc đang có chuyến đi tuần tra vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) từ ngày 05/05-25/05.

Việt Nam cũng cử đại diện Bộ Ngoại giao"gặp phía Trung Quốc nêu rõ việc tàu ngư chính Lôi Châu của Trung Quốc đi tuần tra vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".

Theo đại diện của Việt Nam, kế hoạch tuần tra này "gây khó khăn cho các hoạt động đánh bắt bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường quen thuộc của mình và làm phức tạp thêm tình hình trên biển".

Trong các thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người ta thấy giới chức đã bỏ đi cụm từ "giao thiệp" mà dư luận người dân chỉ trích là yếm thế để chỉ nói ngắn gọn là "gặp để phản đối".

Tuy nhiên, chưa thấy các kênh thông tin chính thức cho hay các phản đối này diễn tiến ra sao.

Phía Trung Quốc thì đang có nhận định rằng Việt Nam ngày càng mạnh bạo trong việc "phản công" Trung Quốc trên bình diện pháp lý.

Trung Quốc Bình luận, hãng thông tấn thân Bắc Kinh đặt ở Hong Kong, vừa có bài của cây viết Trương Trạch Dân, chuyên gia Viện nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nói năm nay "lời nói và việc làm của Việt Nam trong chủ đề Biển Đông đã không theo thông lệ mọi năm mà tập trung hơn vào việc phản công Trung Quốc trên khía cạnh pháp lý".

Tiến sỹ Trương từ viện nghiên cứu đặt trên đảo Hải Nam viết: "Chủ đề Biển Đông có thể trở thành một trong các mục tiêu ngoại giao lâu dài của Việt Nam".

Ông nhận xét rằng chính sách ngoại giao và chiến lược Biển Đông của Việt Nam đang trở nên "có hệ thống hơn và thuần thục hơn, ngày càng gây áp lực ngoại giao cho Trung Quốc".
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Áp lực cái mả bố thằng Tầu ! Lấy thịt đè người, cướp biển đảo của người ta, người ta phản đối lại kêu gây áp lực ngoại giao.Đã ăn cướp lại còn la làng. Khổ thay nhiều anh bị cướp cứ sợ dúm cả lại.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Bác Thái ơi! Sao bác chửi to thế? Nhỡ nó xúi dân nó mỗi đứa nhổ một bãi nước bọt thì dân mình trôi hết ra biển Đông làm mồi cho cá mất thôi. Mà em thì chả biết bơi tẹo nào.  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Mình mắc cái bệnh gét Tầu. Gét không chịu được! Trong mình có được bao nhiêu cái sự gét thì mình giành hết cho thằng Tầu. Nhưng mình có gét đến mấy nghìn năm nữa cũng chẳng ăn thua gì.Biết thế nhưng không thể thay đổi được.Ngoài cái sự gét Tầu ra, trong mình còn lại toàn sự...yêu.
Quảng nam có nhiều núi cao. Lê Tam sợ gì !
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Bác ghét Tầu, vậy bác toàn đi Ô-tô và Máy bay thôi nhỉ? Nếu đi đường thuỷ chắc bác đi đò hay thuyền gỗ?Quảng Nam có nhiều núi cao nhưng em trèo không được đâu!

Hi h...đùa chơi chữ tý cho vui bác nhé!
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

ASEAN phải thận trọng với “cạm bẫy song phương”



SGTT.VN - Cuối tuần qua, hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) tại Jakarta, Indonesia đã kết thúc với một tuyên bố chung đề cập tới việc thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC). Nhân dịp này, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, phó viện trưởng viện nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc viện Khoa học xã hội Việt Nam.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=143091
Huyện đảo Lý Sơn, nơi cung cấp nhân lực khai thác và bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Ảnh: Minh Thu



Thưa ông, mặc dù có ý kiến khi năm chủ tịch ASEAN của Việt Nam (2010) qua đi, vấn đề Biển Đông sẽ không nhắc đến nữa. Nhưng thực tế thì cả hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 và ADMM-5 mới đây tại Indonesia vẫn “tô đậm” chủ đề này trong chương trình nghị sự, đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu đạt được COC. Ông có nhận định gì?

Rõ ràng ASEAN đang thể hiện sự cương quyết của mình, đó là tiến triển rất quan trọng. Điều này cho thấy các nước ASEAN đã đi tới sự đồng thuận cao trong vấn đề giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo hướng đa phương, một diễn tiến khác với trước đây, khi một số nước có xu hướng khác nhau.

Xin ông nói rõ hơn về sự khác biệt trong ASEAN thời gian qua là gì?

Trước đây vấn đề Biển Đông được nhìn nhận chủ yếu là tranh chấp song phương giữa các nước, Trung Quốc cũng muốn giải quyết song phương với các thành viên ASEAN, và các nước cũng lưỡng lự, như Philippines, Malaysia.

Thế nhưng gần đây ASEAN đã tỏ rõ quan điểm muốn giải quyết vấn đề đa phương, có sự tham gia của quốc tế. Vấn đề này đã được đưa ra các diễn đàn quốc tế, như là ARF, có tên trong chương trình thượng đỉnh của ASEAN và Mỹ cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Trong khuôn khổ hội nghị ASEAN hồi năm 2010 tại Việt Nam, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đề cập tới việc mong muốn các bên liên quan thúc đẩy việc ký kết COC ở Biển Đông.

Tại sao Indonesia lại tỏ ra tích cực về vấn đề COC, thưa ông?

Indonesia có liên quan đến một phần trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông, vi phạm đến chủ quyền trên vùng biển của Indonesia. Nước này cũng có lợi ích trong việc đảm bảo an ninh trên tuyến hàng hải quốc tế ở Biển Đông. Đồng thời Indonesia cũng muốn làm điều gì đó để thể hiện vai trò của mình trong năm làm chủ tịch ASEAN.

Vậy ông cho rằng diễn tiến ở Biển Đông đang theo chiều hướng nào?

Theo chiều hướng tích cực, vì việc đàm phán đa phương, và tiến tới một bộ quy tắc ứng xử COC là một nhân tố giúp các bên gìn giữ được hoà bình, ổn định, hợp tác trong khu vực.

Cần lưu ý rằng, COC không phải là phương tiện để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, mà chỉ giúp giảm căng thẳng, là cam kết giữa các bên bảo đảm môi trường hoà bình, cùng phát triển.

Ông có cho rằng mục tiêu đạt được COC vào năm 2012 mà hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18 vừa qua đưa ra có khả thi?

Theo tôi cần có ba yếu tố, đó là sự quyết tâm của ASEAN như hiện nay, áp lực của cộng đồng quốc tế và Trung Quốc duy trì cam kết giữ vững môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. Nếu không, thì chưa chắc các nước sẽ đạt được COC theo kế hoạch. Tuy nhiên, cần lưu ý một thực tế là dù DOC đã được ký hồi năm 2002 nhưng việc thực thi không được tốt lắm, không nghiêm túc, đặc biệt là về phía Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.

Nếu đạt được COC thì tình hình sẽ được kiểm soát theo công ước Luật Biển, các bên sẽ tôn trọng nhau trong đối xử các vấn đề trên Biển Đông. Khi đó tình hình sẽ tốt hơn, không những các nước sẽ giảm đối đầu và mở ra mối quan hệ hợp tác mới.

Vừa qua thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đề cập tới việc Việt Nam mong muốn hợp tác với các bên liên quan ở các vùng tranh chấp ở Biển Đông khi chưa có giải pháp lâu dài. Xin ông cho biết quan điểm của các nước ASEAN khác?

Kể cả các nước ASEAN và Trung Quốc đều muốn hợp tác ở khu vực này, điều đó cũng giúp giảm căng thẳng và tạo môi trường hoà bình, ổn định, tránh xung đột.

Thưa ông, mới đây Indonesia thông báo hợp tác tuần tra chung trên Biển Đông với Trung Quốc, nhưng cũng khẳng định không phải là vấn đề song phương ở khu vực này. Việt Nam cũng khẳng định không có chuyện đàm phán song phương với Trung Quốc khi sắp ký “Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển”. Ông có ý kiến gì về việc này?

Phải nói rằng Trung Quốc có vai trò rất lớn trong khu vực cũng như thế giới, và các nước ASEAN cũng có quan hệ nhiều mặt với Trung Quốc.

Sắp tới Tổng thống Philippines sẽ tới thăm Trung Quốc, bàn về Biển Đông và các vấn đề hợp tác song phương khác. Rõ ràng quan hệ song phương của các nước ASEAN với Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tới quan hệ đa phương của hiệp hội này với Trung Quốc nói chung, và ảnh hưởng tới việc ký COC.

Điều quan trọng là Việt Nam cần phải thể hiện sự cứng rắn của mình và cần kiên trì kêu gọi thúc đẩy vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn đa phương.

Việt Anh  thực hiện phỏng vấn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Thái Thanh Tâm đã viết:
Áp lực cái mả bố thằng Tầu ! Lấy thịt đè người, cướp biển đảo của người ta, người ta phản đối lại kêu gây áp lực ngoại giao.Đã ăn cướp lại còn la làng. Khổ thay nhiều anh bị cướp cứ sợ dúm cả lại.
TT nghĩ, nếu biết sợ dân thì sẽ không sợ Tầu. Ý chí của dân thể hiện ở Hội nghị Diên Hồng là một ví dụ.
Chỉ tiếc rằng dân bây giờ sợ công an, sợ chính quyền.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nếu ai làm to cũng hiểu dân được như Nguyễn Trãi thì đâu đến nỗi!!!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Bác Thái nói sai rồi! Họ rất hiểu ý dân, nhưng không làm theo ý dân mà làm theo ý họ. Ví dụ đơn giản nhất là cái vụ tiền xu. Dân chúng la làng, chẳng ai thích tiền xu, đã thế lại không có lỗ nữa chứ. Nguỵ biện rằng nọ rằng kia, rồi kết quả bây giờ thì ai cũng biết. Cái câu sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi sao mà đúng thế!  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

huongnhu

Thái Thanh Tâm đã viết:
Áp lực cái mả bố thằng Tầu ! Lấy thịt đè người, cướp biển đảo của người ta, người ta phản đối lại kêu gây áp lực ngoại giao.Đã ăn cướp lại còn la làng. Khổ thay nhiều anh bị cướp cứ sợ dúm cả lại.
Theo bản tin 12g trưa 26/05/2011 trên VTV1 vừa đưa tin Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN lên án Trung Quốc sáng qua đã đem tàu vào lãnh hải của VNam, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của VN ở khu vực biển Khánh Hoà.

Chưn dun của bọn cầm đầu Tầu ngày càng bặm trợn hơn nà chú.
HNhu cũng căm bọn này, mà, biết làm gì đâu.
Chỉ có mỗi một cách, nhà HNhu là tẩy chay hàng hoá có xuất xứ từ Tầu.
Má dặn cả nhà như vậy!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (550 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] ... ›Trang sau »Trang cuối