Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bùi Chát: Họ lấy tôi để đe dọa giới cầm bút



Nhà thơ Bùi Chát, sau khi nhận giải thưởng Tự do Xuất bản ở Argentina trở về đã bị cơ quan chức năng tại thành phố HCM kiểm tra ngay tại sân bay Tân Sơn Nhất, đưa về khám xét nhà và bắt đi với danh nghĩa điều tra.

Sau hai lần mời làm việc hiện nay nhà thơ Bùi Chát đã trở về nhà riêng tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn rằng Công an có còn tiếp tục mời ông làm việc nữa hay không.
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông để biết thêm những gì do ông kể lại trong những ngày vừa qua mời quý vị theo dõi.

Mặc Lâm: Xin chào nhà thơ Bùi Chát, trước tiên xin chia vui với
ông vì đã được trở về nhà, kế nữa nếu không có gì trở ngại xin ông cho biết một ít chi tiết về lần gặp công an gần đây nhất thưa ông?

Bùi Chát: Họ nói họ sẽ liên lạc lại hoặc sẽ gửi thư mời trước khi làm việc một ngày.

Mặc Lâm: Vâng, từ khi họ thả ông ra sau lần bắt giữ 72 tiếng tại phi trường thì họ còn triệu tập ông làm việc bao nhiêu lần nữa?

Bùi Chát: Từ đó đến nay là hai lần, một lần họ yêu cầu tôi phải ký vào những gì in ra từ trong cái laptop cũng như những giấy tờ bị thu giữ tại nhà mà họ thu hôm lần đến xét nhà và tôi đã ký vào những tài liệu của tôi. Lần thứ hai thì họ làm việc về nội dung nhà xuất bản Giấy Vụn cũng như các tài liệu có liên quan đến nó.

Mời kích vào đây để xem tiếp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có ai biết đi nhận cái giải Nobel văn chương nó phức tạp ra sao không?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


THÔNG BÁO CUỘC THI THƠ LỤC BÁT “NGÀN NĂM HỒN VIỆT, TÂN MÃO – 2011”

Bắt đầu nhận bài từ ngày 10 tháng 5 năm 2011 và kết thúc vào 31 tháng 7 năm 2011

Các bạn xem chi tiết  TẠI ĐÂY

Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Huệ Nguyên

http://vanthoviet.com/upload/vanthoviet/news/image-large-dem-tinh-thuong-va-tho-ca-tai-buon-ho-duong-uyen-linh.gif

ĐÊM TÌNH THƯƠNG VÀ THƠ CA TẠI TX BUÔN HỒ.

Đúng 19 giờ ngày 31/7/ 2011 tại nhà hàng Thế Sơn thị xã Buôn Hồ, đêm "tình thương và thi ca” được nhóm LLĐLR tiến hành theo kế hoạch. Nội dung chính: Giới thiệu tập thơ NGÀY XA EM của HUỆ NGUYÊN.

Về dự đêm thơ có chính quyền địa phương, phòng VHTT thị xã và hơn 70 đại biểu tham dự…Đặc biệt là có sự góp mặt của nhiều thành viên trong CLB thơ TX Buôn Hồ.

Sau 30 phút văn nghệ chào mừng đêm thơ, đại diện chính quyền phát biểu. Tiếp theo nhà thơ Lê Bá Duy- thay mặt Ban tuyển chọn Văn thơ Việt phátt biểu! Giới thiệu về trang website: http://vanthoviet.com/, giới thiệu 118 gương mặt thơ trong tập đặc biệt là sự góp mặt của 5 tác giả ở Đắc Lắc; với hy vọng qua đêm thơ các tập tuyển thơ tiếp theo của VTV sẽ đón nhận nhiều bài thơ hay của nhiều cây bút trên mọi miền đất nước…
http://i1092.photobucket.com/albums/i419/damlan/DSCF9607.jpg?t=1312176137
Phần chính của đêm thơ dành nhiều thời gian cho tập "Ngày xa em” của Huệ Nguyên. Các bài viết giới thiệu về em Nguyên (như bài cảm nhận về tập thơ do Lê Thi viết được Nguyễn Tấn Ái thể hiện qua giọng đọc xúc động; những bài thơ viết tặng Huệ Nguyên nhằm động viên em vượt qua số phận của Hồng Phúc, Minh Tâm… cũng thật xúc động…) Ngoài ra, đêm thơ cũng lắng nghe nhiều giọng ca ấn tượng của các ca sĩ Buôn Hồ…
http://i1092.photobucket.com/albums/i419/damlan/DSCF9582.jpg?t=1312175857
Ấn tượng nhất là lúc tác giả lên sân khấu. Rồi mẹ Huệ Nguyên bước lên và Minh Tâm thay mặt VN thi đàn tặng hoa cho em. Em Nguyên vô cùng xúc động. Em phát biểu cảm ơn trong nước mắt, em cảm ơn sự giúp đỡ của nhóm LLĐLR đã tạo điều kiện tập thơ thư hai của em ra đời, cảm ơn gia đình giúp em, cảm ơn mọi người quan tâm động viên em. Em có ước nguyện sau khi em qua đời sẽ hiến giác mạc và những gì trong cơ thể em cho y học để mong làm gì có ích cho mọi người. Huệ Nguyên không nhận món quà bán sách trong đêm thơ mà xin gửi tặng cho các em nghèo khổ khác. Như một em trẻ bị căn bệnh "não úng thủy” ở Buồn Hồ… Số tiền bán sách đêm thơ khoảng 10 triệu tuy không nhiều nhưng cũng đã góp phần giúp cho các em vượt khó, hiếu học.

Đêm tình thương và thơ ca tại TX Buôn Hồ rất thành công. Thành công không những gây ấn tượng trong lòng người dự mà nó đẹp ở việc làm đầy ý nghĩa tốt đẹp của những trái tim giàu lòng nhân ái!

Buồn Hồ, 31/7/2011
Dương Uyên Linh
MỜI BẠN ĐỌC XEM CLIP VÀ HÌNH ẢNH GHI LẠI TRONG ĐÊM THƠ DƯỚI ĐÂY....
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=2FiOTGrS1_w[/YOUTUBE]

ưNGÀY XA EM

Em còn giữ mảnh hồn anh nơi đó ?
Trả hồn anh về với xác thân này !
Ngày xa em ngập lòng nỗi nhớ
Anh thẫn thờ hóa kẻ dại ngây

Em còn giữ chút hương tình sâu lắng
Chút buồn vui, đắng ngọt, chút giận hờn
Lời yêu thương còn thắm nồng năm tháng
Hàng ngày vẫn nhứuc nhối từng cơn !...  

Ta xa nhau tháng ngày dài mong đợi
Một ngày kia tái hợp đôi mình
Hứa nghe em, vững niềm tin bước tới
Giấc mộng đời năm tháng vẫn thơ trinh !

Huệ Nguyên
Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương!...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Dạ Thảo

Ui chao là buồn. Dạ Thảo có cô bạn gái rất thân say mê lục bát đến quên cả ái tình. Vậy mà khi đọc được thông báo của anh Tường Thuỵ thì thời hạn nộp bài đã quá gần tháng rồi mà bạn của DT  thì  vẫn lầm lụi dạy học nơi đèo cao heo hút gió . Tự an ủi: thôi thì từ giờ chăm đọc tin văn hơn để kịp thời thông tin cho người bạn gái đắm đuối yêu thơ mà lận đận duyên tình ấy...Dù không được giải rút gì thì cũng là một lần gởi hồn cho gió...bay đến đâu thì đến.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

ĐẠI HỘI THÀNH LẬP HỘI KIỀU HỌC VIỆT NAM
ĐÃ DIỄN RA VÀ THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
VÀO SÁNG NAY,THỨ NĂM NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 2011 TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI





         Truyện Kiều - Đoạn trường Tân Thanh, tác phẩm văn học bất hủ của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 – 1820) ngay từ lúc  mới ra đời đã được đông đảo công chúng, bạn đọc ngưỡng mộ đón chào nhiệt liệt. Đã hơn 200 năm nay, sức sống, sức lan toả của Truyện Kiều ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn, những người yêu mến Truyện Kiều không chỉ là giới trí thức say mê văn chương, mà là mọi tầng lớp lao động, từ nông thôn đến thị thành, khắp mọi miền đất nước, ai biết tiếng Việt là có thể yêu mến Truyện Kiều.
         Sau hơn 200 năm, vì nhiều lý do mà nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du chưa được khôi phục hoàn toàn, có một số câu chữ do người đời sau san nhuận chưa thật sát với sáng tác của Tố Như, cũng vì gián cách thời gian, lời ăn tiếng nói của người Việt thế kỷ XIX trở về trước được phản ánh trong Truyện Kiều còn lạ lẫm với các thế hệ hậu sinh. Do vậy có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phổ biến truyền bá những giá trị của Truyện Kiều đương đại, tuy rằng từ lâu nay nhiều người yêu mến Truyện Kiều, am hiểu Truyện Kiều đã dày công sưu tầm các loại văn bản-dị bản Truyện Kiều, chú thích đối chiếu làm sáng tỏ từng câu chữ, tích truyện, điển cố văn chương mà Nguyễn Du đưa vào trong Đoạn trường Tân Thanh.
         Khoảng 10 năm trở lại đây, khi nhà nước nâng cấp Khu lưu niệm Nguyễn Du (Nghi Xuân – Hà Tĩnh), du khách yêu mến Truyện Kiều về thăm viếng ngày càng đông, ai cũng muốn tỏ tường hơn nữa về Truyện Kiều, ai cũng tưởng về đến Tiên Điền mọi việc sẽ được giải đáp. Với mong muốn của đông đảo du khách, bạn đọc như vậy, một số người nảy ý tưởng thành lập Câu lạc bộ Truyện Kiều hay Trung tâm  nghiên cứu Truyện Kiều, để tập hợp lực lượng của nhiều người, giải quyết dần những tồn nghi về Truyện Kiều do lịch sử để lại. Và rồi sau nhiều năm suy tính, một số người yêu mến Truyện Kiều nhất trí với nhau thành lập Hội những người nghiên cứu Truyện Kiều, gọi tắt là Hội Kiều học Việt Nam.
         Hội Kiều học Việt Nam được chính thức thành lập theo Quyết định số 1400/QĐ-BNV ngày 14 tháng 7 năm 2011 về việc cho phép thành lập Hội Kiều học Việt Nam. Quyết định ghi rõ : “Điều 2: Hội  Kiều học Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động theo Điều lệ của Hội  Kiều học Việt Nam, được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động. Hội Kiều học Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, tự lo kinh phí và phương tiện hoạt động…”.
Điều lệ Hội  Kiều học Việt Nam nói rõ và quy định rõ mọi vấn đề về hoạt động, tổ chức, mục đích…của Hội, nhưng chủ yếu nhất là vấn đề nghiên cứu làm sáng tỏ văn bản và các giá trị của Truyện Kiều, đồng thời với mọi hoạt động thiết thực ngày càng quảng bá sâu rộng hơn Truyện Kiều đối với các thế hệ bạn đọc trong và ngoài nước.
         Sau hơn ba tháng kể từ khi Nhà nước ban hành Quyết định thành lập, sáng nay Hội Kiều học Việt Nam  đã tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Kiều học Việt Nam tại Hội trường tầng 2 Viện Khoa học Xã hội Việt Nam số 1 Liễu Giai – Hà Nội. Tham dự Đại hội thành lập Hội hôm nay  theo thống kê chưa đầy đủ của Ban Tổ chức Đại hội có 154 hội viên (trên tổng số hơn 300 hội viên chính thức trong nước và ngoài nước) và  40 đại biểu các Ban ngành trung ương, các Viện nghiên cứu trung ương và địa phương trên cả nước, tham dự Đại hội còn có đại biểu Thường vụ tỉnh uỷ và Trưởng ban tuyên giáo tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Đại biểu cao tuổi nhất tham dự Đại hội đã 87 tuổi và đại biểu trẻ nhất Đại hội là 25 tuổi. Số đại biểu là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ là 52 người và số đại biểu có trình độ trên đại hoc và đại học là 27 người, một đại biểu là người nước ngoài (giáo sư An Chun Hy Đại học Xơ un –Hàn Quốc). Công tác chuẩn bị Đại hội do Ban Vận động thành lập Hội Kiều học Việt Nam (được thành lập theo Quyết định số 1794-QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 5 năm 201 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Ban Vận động gồm 14 thành viên do Tiến sĩ Phan Tử Phùng làm Trưởng ban) tiến hành. Ngay từ khi Ban Vận động được thành lập, đông đảo những người yêu thích Truyện Kiều nhiệt liệt hưởng ứng (cho đến nay có trên 300 người bao gồm mọi lứa tuổi, lĩnh vực hoạt động xã hội và nghề nghiệp khắp cả nước và Việt Kiều nộp đơn tự nguyện gia nhập Hội).
         Sau lễ chào cờ và một phút tưởng niệm Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, Đại hội đã nghe nhà thơ Vũ Quần Phương thay mặt Ban Tổ chức  giới thiệu  số lượng và thành phần đại biểu tham dự Đại hội và tuyên bố khai mạc Đại hội. Đại hội đã tiến hành bầu Chủ tịch đoàn Đại hội với 5 thành viên và Ban Thư ký  Đại hội với  3 thành viên. Tiến sỹ Phan Tử Phùng thay mặt Đoàn chủ tịch Đại hội báo cáo về quá trình vận động và việc thành lập Hội Kiều học Việt Nam  và đọc các Quyết định số 1794/QĐ-BVHTTDL (ngày 20/5/2010) của  Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Ban Vận động thành lập Hội Kiều học Việt Nam và Quyết định số 1400/QĐ-BNV (ngày 14/10/2011) của Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Hội Kiều học Việt Nam. Đại hội cúng đã thảo luận và biểu quyết thông qua (với sự nhất trí 100%) với Dự thảo Điều lệ Hội Kiều học Việt nam (gồm 9 chương với 27 điều) do Ban Tổ chức Đại hội đưa ra. Các đại biểu tham dự Đại hội đã  trình bày các tham luận và sôi nổi thảo luận  các vấn đề mà dự thảo phương hướng công tác của Hội thời gian tới đề cập…Đại hội đã tiến hành bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ đầu tiên của Hội Kiều học Việt Nam gồm 15 thành viên với sự nhất trí tuyệt đối. Đại hội uỷ nhiệm cho Ban Chấp hành tiến hành họp và bầu Chủ tịch Hội trong chiều nay cũng như chịu trách nhiệm trước Đại hội thông báo kết quả bầu Chủ tịch Hội, triển khai các công việc mà Đại hội đã nhất trí thông qua… (Danh sách Ban Chấp hành Hội Kiều học Việt Nam, Ban Kiểm tra của Hội… sẽ được chúng tôi cập nhật khi có thông tin). Thay mặt toàn thể đại biểu Đại hội và Ban Chấp hành đầu tiên của Hội Kiều học Việt nam, Tiến sỹ Phan Tử Phùng đã tiếp nhận đôi câu đối  do nhạc sỹ Phạm Tuyên (đại biểu-hội viên sáng lập Hội Kiều học Việt Nam) trao tặng lại. Đây là đôi câu đối nhân dân Huế đã khắc và trao tặng cụ Phạm Quỳnh (thân sinh nhạc sỹ Phạm Tuyên- một học giả nổi tiếng, một nhà Kiều học uyên bác) nay được nhạc sỹ tặng lại cho Hội. Đôi câu đối viết bằng chữ Nôm nhắc lại câu nói nổi tiếng của cụ Phạm Quỳnh và  được bác Hà Như Trần Thế Hào –nhà nghiên cứu Hán Nôm và là thành viên Thi Viện - tạm dịch là: “ Truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn -Tiếng Việt còn thì nước Việt Nam còn”. Đó cũng là suy nghĩ chung của những người yêu mến và quý trọng Truyện Kiều.
         Thời gian tới, Hội Kiều học Việt Nam đặt trọng tâm là chuẩn bị để hoàn thiện nguyên tác Truyện Kiều của Nguyễn Du với một văn bản Truyện Kiều phiên âm quốc ngữ, trên cơ sở đó đệ trình Nhà nước làm văn bản đề nghị UNÉSCO xét công nhận Truyện Kiều là Di sản Văn hoá phi vật thể của nhân loại, văn bản đó sẽ là cơ sở cho mọi đánh giá và truyền bá của Truyện Kiều.


(Đồ Nghệ tổng hợp thông tin và tư liệu từ Ban Tổ chức Đại hội và một số uỷ  viên BCH. Phiên âm tên một Giáo sư của Hàn Quốc là Hội viên Hội Kiều học Việt Nam có thể chưa chính xác, xin thứ lỗi trước )
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Một số hình ảnh Đại hội Thành lập Hội Kiều học Việt Nam
ngày 3 tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/9CacdaibieuthamduDH.jpg
Chủ tịch đoàn Đại hội

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/15CacdaibieuthamduDHToancanh.jpg
Toàn cảnh Đại hội

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/12CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/13CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/10CacdaibieuthamduDH.jpg

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Một số hình ảnh Đại hội Thành lập Hội Kiều học Việt Nam
ngày 3 tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/8CacdaibieuthamduDH.jpg
Các đại biểu tham gia Đại hội

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/1CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/2CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/5CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/6CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/7CacdaibieuthamduDH.jpg

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

Một số hình ảnh Đại hội Thành lập Hội Kiều học Việt Nam
ngày 3 tháng 11 năm 2011 tại Hà Nội


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/thiviennnn/Hoi%20Kieu%20hoc%20Viet%20Nam-03-11-2011/25CacdaibieuthamduDHToancanh.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/thiviennnn/Hoi%20Kieu%20hoc%20Viet%20Nam-03-11-2011/5CacdaibieuthamduDH.jpg

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/thiviennnn/Hoi%20Kieu%20hoc%20Viet%20Nam-03-11-2011/21NhacsiPhamTuyentangDH2caudoicuacuPhamQuynh.jpg
Nhạc sỹ Phạm Tuyên tặng lại Đại hội đôi câu đối chữ Nôm của cụ Phạm Quỳnh

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/thiviennnn/Hoi%20Kieu%20hoc%20Viet%20Nam-03-11-2011/17NhacsiPhamTuyenphatbieutaijDH.jpg

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/thiviennnn/Hoi%20Kieu%20hoc%20Viet%20Nam-03-11-2011/16CacUVBCHHoiKieuhocsaubaucutaiDH-1.jpg

Ban Chấp hành Hội Kiều học Việt Nam ra mắt Đại hội

...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 14 trang (132 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ›Trang sau »Trang cuối