Cội nguồn của tình yêu với bồ tưởng là thật lại giả, còn tình yêu vợ chồng bên ngoài tưởng là giả lại là thật. Có hai vợ chồng đánh nhau. Chồng đánh vợ ác liệt. Có kẻ qua đường xồng vào đánh chồng ngất xỉu để cứu vợ. Vợ lại xông vào đánh kẻ đánh chồng mình ngất xỉu:
“Im lặng vợ bảo giận gì
Tươi cười vợ bảo chắc đi với bồ
Thôi thì đành phải tấu cô
Cô bắn súng lục, cô bơi thuyền rồng”
“Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”
“Con cóc ăn trầu đỏ môi
Có ai lấy lẽ bố tôi thì về
Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê
Mài dao cho sắc móc mề ăn gan”
“Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”
Ghen tuông, đố kỵ thường thuộc về vô thức, không thể giải thích bằng lý trí được. Khi Bảo Ngọc trong “Hồng Lâu Mộng” đến chùa gặp thiền sư để bốc thuốc chữa bệnh ghen cho Đại Ngọc. Thiền sư bốc cho mười thang thuốc, chỉ dẫn cứ mười năm uống một thang tất sẽ khỏi bệnh. Bảo Ngọc cười phá lên, vì ngộ ra bệnh ghen không chữa được. Nếu uống đủ mười thang thì Đại Ngọc đã bốc mộ mấy lần rồi.
Theo luật Mafia: nếu vợ ghen làm mất danh dự của chồng nơi công cộng sẽ bị bắn bỏ. Còn nếu chồng đưa bồ về nhà, đuổi vợ ra khỏi nhà thì chồng cũng bị bắn bỏ. Bố già Mafia Nữu ước đã bị đàn em bắn chết ngay tại cửa nhà vì đưa bồ về ở tại nhà và đuổi vợ đi.
Thật ra, nam giới nào bị vợ ghen đều đau khổ, nhưng nếu vợ không ghen còn đau khổ hơn nhiều. Vì vợ không ghen có thể là chồng ăn giải phong cách, thành công công “gia tài chỉ có một dòng nước trong”. Hai là “chồng ăn chả thì vợ ăn nem”. Ba là quá chán nhau. Ghen tuông đúng mức như được ăn phở cay vừa phải thì hạnh phúc biết bao:
“Đàn ông như thể cánh diều
Đàn bà cầm sợ tơ điều trong tay
Đừng già néo kẻo đứt dây
Thả chùng xuống để diều bay đúng tầm”
Và “bọ ngựa rình bắt ve sầu, biết đâu chim sẻ đằng sau bắt mình”:
“Vợ là cơm nguội nhà ta
Lại là phở tái thằng cha láng giềng”
Chuyện xưa viết: có anh chàng đi chơi với vợ, gặp cô gái hái dâu. Anh ta chui vào bụi dâu làm tình cùng cô gái. Khi lên tìm vợ, thì vợ mình cũng đang làm tình với người khác ở ruộng dâu bên cạnh.
Chỉ biết mượn thơ để giải sầu.