Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 19/01/2011 20:30
Có 9 người thích
Ngày gửi: 19/01/2011 20:31
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi DNH vào 19/01/2011 20:34
Có 9 người thích
Ngày gửi: 08/02/2011 20:43
Có 9 người thích
Ngày gửi: 08/02/2011 20:44
Có 7 người thích
Ngày gửi: 08/02/2011 20:46
Có 6 người thích
Ngày gửi: 08/02/2011 20:46
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi DNH vào 08/02/2011 20:50
Có 9 người thích
Ngày gửi: 28/03/2011 20:56
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Hạnh Anh vào 29/03/2011 02:17
Có 9 người thích
DNH đã viết:
THƠ VÀ ĐỜI
Tạo hóa ban cho mỗi con người một cuộc đời. Có thể ví đời người như một bài thơ, có thể hay, có thể dở, hoặc có đoạn hay đoạn dở.
Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đã nhận xét một cách ngạc nhiên rằng, hình như ở Việt Nam ai cũng làm thơ và người Việt Nam không đọc thơ, mà hát thơ. Đúng là ở Việt Nam không thể thiếu thơ. Từ trong nôi nghe mẹ hát ru những bài thơ, ca dao, những câu hò, châm ngôn, tục ngữ, có vần có điệu.
Một học giả nước ngoài, vốn coi dân tộc ta là đối thủ, đã nhận xét rằng, người Việt Nam có nhiều đức tính được coi là những điểm mạnh đáng gờm, như cần cù, chịu khó, nhanh nhạy, dũng cảm, khi cần có thể cố kết với nhau…, nhưng cũng có những nhược điểm như thích làm ăn kiểu chụp dật, còn kém xa họ trong cách tính toán cho lâu dài. Song điểm yếu chí mạng mà đối thủ cần khoét sâu là thói đố kị lẫn nhau, đúng như câu châm ngôn: “Thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”, đăc biệt là khi không có nguy cơ đe dọa lợi ích chung.
“Trời” ở xa thăm thẳm tận đâu đâu, không thèm chấp. Để thua kém mấy người ngay cạnh mình thì không chịu nổi! Thậm chí có kẻ còn kèn cựa, đố kị cả thầy.
Cũng có người đã hơn “bạn” đủ thứ, từ giàu sang, tiền tài, đến địa vị, danh vọng, nhưng chỉ cần thua kém “bạn” chút ít, chẳng hạn hiểu biết ít hơn về một lĩnh vực nào đó, là ấm ức lắm, phải tìm mọi cách dìm “bạn” bằng được.
Một người có tính đố kị đã được liệt vào loại tiểu nhân chưa và liệu có sửa được tính xấu này không? Làm sao để khỏi bị đố kị?
Nói đến tiểu nhân, có người đã đề ra những “tiêu chuẩn” sau:
Các tiểu nhân thường hay đặt điều gây chuyện vì mục đích nào đó; Tiểu nhân hay li gián những người xung quanh để thừa cơ “đục nước béo cò”; Tìm cách nói xấu người khác và xun xoe nịnh bợ kẻ có quyền thế; Trước mặt vâng dạ, sau lưng ngầm phản; Thấy ai đang đắc thế thì phục vụ hết mình, ai thất thế thì gạt bỏ không thương tiếc; Chà đạp lên người khác để tiến thủ, đạp lên đầu nhau mà leo cao; Thấy người gặp nguy thừa cơ hãm hại; Tìm cách đổ tội cho người khác, nhất quyết phải tìm cho ra kẻ thế thân mình khi gặp trắc trở.
Sergei Mikhalcov, một nhà thơ nổi tiếng của Nga đã nói một cách châm biếm rằng, để khỏi bị thiên hạ đố kị thì phải bất tài không làm nên trò trống gì, phải quen toàn những người xấu xí chả ra sao, hay phải mắc bệnh hiểm nghèo đang chờ chết.
Thói hẹp hòi, đố kị cũng có thể là một tính cách của tiểu nhân. Song so với các “tiêu chuẩn” nêu trên, thì một người chỉ ít nhiều đố kị người khác chưa hẳn đã là một tiểu nhân hoàn toàn.
Đời một tiểu nhân chắc chắn không phải là bài thơ hay. Người “thỉnh thoảng” đố kị người khác có lẽ thuộc loại thơ lúc hay lúc dở. Liệu có thể sửa bài thơ dở thành hay được không?
Hiềm một nỗi, người có tính đố kị chưa chắc đã biết bản thân đang mang tính đố kị trong mình. Nhìn nhận được một tật xấu nào đó của mình cũng coi như viết được một bài thơ hay.
Banzắc cho rằng, khi công nhận điểm yếu của mình, con người ta trở nên mạnh.
Hẳn con người ta, ai cũng muốn cuộc đời mình được đánh giá là một bài thơ hay, một áng văn đẹp. Được vậy, cuộc đời thật là thanh thản.
Có dân tộc, về thể xác bị coi là lùn, mà họ còn quyết tâm vươn cao được, lẽ dĩ nhiên không phải chỉ bằng thơ văn, nhưng không có nghĩa là thơ văn không giúp ích gì.
Có nhà văn nước ngoài đã cả gan nêu lên những thói hư tật xấu của dân tộc họ, tổng kết trong một cuốn sách có nhan đề là: Người nước họ “xấu xí”, với hi vọng đồng bào sẽ sửa được các tật thói đó để khỏi bị thiên hạ chê cười, khinh bỉ và để không bị liệt vào hạng tiểu nhân. Nhà văn đó rất biết tác dụng của văn học khi ông đề cập đến văn và đời.
Đối với một dân tộc yêu thơ ca, không thể sống thiếu thơ ca như Việt Nam, thì chắc là thơ ca lại càng có tác dụng mạnh mẽ, rất đáng được coi trọng.
Văn học có sức mạnh riêng của nó. Nhiều khi thơ văn giúp con người ta đi đến với chân lí. Thơ văn còn là người bạn tâm tình những lúc ta vui buồn. Biết bao nhà thơ, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, dù viết thơ bằng tay trái hay tay phải, vẫn thường xuyên tâm sự trong thơ, với thơ. Thơ cũng giúp ta hiểu nhau hơn, đến với nhau dễ hơn, dù quen hay lạ, dù xa hay gần. Có thể nói, đấy là tình thơ vậy.
Rất hoan nghênh và cám ơn Thiviện.net đã giúp những người yêu văn thơ có dịp giao lưu với nhau, bày tỏ tâm tư, vui buồn cùng nhau, gọt dũa cho nhau từng lời văn câu thơ, biến xa thành gần, để cho tình thơ càng thêm thắm thiết, để cho đời càng thêm đẹp.
Tôi xin mạn phép họa một bài thơ rất chân tình của tác giả Hoàng Tâm trong chủ đề “Hội thơ Đường Hà Đông” như sau:
TÌNH THƠ
Tình thơ man mác giữa tình người
Thơ thẩn vui buồn lúc dạo chơi
Tuổi mấy bất phân cùng rạo rực
Quê đâu không tính vẫn vui tươi
Vần thơ phác họa vài gia cảnh
Ý tứ nêu lên những nét đời
Thi viện kéo gần bao khoảng cách
Dù xa cũng biết bạn buồn vui.
DNH[/quote]
Với lời văn sắc sảo, bài viết của bác rất sâu sắc, đáng để suy ngẫm.
Đỗ Biện
Ngày gửi: 28/03/2011 21:26
Có 10 người thích
Ngày gửi: 30/03/2011 03:32
Có 9 người thích
Ngày gửi: 17/04/2011 00:50
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi DNH vào 17/04/2011 00:55
Có 5 người thích
Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ... ›Trang sau »Trang cuối