Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Tiếp đi thôi, lại còn đợi bọn chị năn nỉ hả/
;) Nhưng quyết ko nhớ đọc được ở đâu à?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Sơ suất thứ nhất về danh xưng Hùng Vương, đã từng được bàn cãi từ thời tiền chiến [4]. Nhất là khi có xu hướng cho rằng lãnh tụ của xứ Văn lang đã được gọi Lạc Vương. Danh xưng ‘Lạc Vương’ này cũng lại một danh xưng chỉ xuất hiện sau khi người Hán đến chiếm đóng và đô hộ Giao Chỉ quận. Cũng là một thứ từ Hán ròng, được đặt bởi người Tàu. Bắt nguồn từ những khám phá đầu tiên của người Hán đối với tổ chức xã hội Việt ở thời thượng cổ. Cũng có nghĩa vào lúc phát hiện được hình thái tổ chức xã hội của Giao Chỉ thời chưa bị xâm chiếm, chưa chắc đã chính xác, người Tàu không hề gọi đó là nước Văn Lang với lãnh tụ là Hùng Vương. Thật vậy, theo trích dẫn [4], tên Văn Lang và Hùng Vương hoàn toàn vắng bóng trong tất cả thư tịch của Tàu thời xưa. Danh xưng ‘Lạc Vương’ khởi xuất trước tiên từ một đoạn ngắn thường được các sách trích dẫn, từ các bộ sách cổ như Thủy Kinh Chú, Quảng Châu Ký, Giao Châu Ngoại Vực Ký (xem [4] hoặc [10]): ‘Khi xưa, vào thời mà xứ Giao Chỉ chưa chia thành quận huyện, đất đó có ruộng Lạc, nước lên xuống ở ruộng tùy thủy triều. Dân làm ruộng đó mà ăn. Vì vậy gọi đó là dân Lạc. Lập ra Lạc Vương, Lạc hầu, Lạc tướng để coi các quận huyện. Có nhiều Lạc tướng mang ấn đồng giải lụa xanh’.

Nhiều tác giả từ đó thêu dệt thêm: Lạc hầu chỉ quan văn, và Lạc tướng chỉ quan võ. Chử văn Tần [11] có lẽ cũng cảm thấy có cái gì lấn cấn, nên cho rằng các tác giả thời sau đã nhìn tổ chức xã hội cổ xưa với quan điểm của chế độ phong kiến: phân biệt quan văn và quan võ. Tức dùng các thứ ngôn ngữ hoặc phân loại của đời sau gán ghép cho đời trước [13]. Theo thiển ý và xin được nhấn mạnh, điểm lổng chổng và to tát nhất chính ở danh xưng ‘Hùng Vương’, hoặc ngay cả ‘Lạc Vương’, đều là những từ Hán ròng. Không có chất gì nôm-na theo kiểu tiếng bản địa trong đó hết. Nó được đặt nên có thể vài trăm năm sau khi người Hán đã áp đặt nền đô hộ lên dân xứ đó.

Sơ suất thứ hai về một kết cục tràn đầy nước mắt giữa nàng Âu và chàng Lạc, bị bỏ sót hằng thế kỷ, có lẽ gây ra bởi thiếu thốn hiểu biết về văn hoá người Mường, và không để ý đến truyện cổ Ngu Cơ được dẫn trong quyển sách về Mường của Jeanne Cuisinier [9]. Gần đây sơ suất này đã được Cung Đình Thanh, trong một quyển biên khảo mới nhất [12] thiên nặng về chủ thuyết cho rằng văn minh Á Châu xuất phát từ miệt dưới chứ không phải ở Hoa Bắc, để ý đến và ‘hiệu đính’ với trích dẫn các tài liệu ‘ngoại vi’ và không có nơi truyền tích nguyên trinh của đồng bào Mường. Theo hiệu đính đó, hai nhóm con theo cha và theo mẹ, trước khi chia tay đã nhất trí ‘bầu’ người con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu Hùng Vương, và cai trị cả hai miền rừng núi và đồng bằng ven biển.

Chử văn Tần [11] và Cung Đình Thanh [12] đã để ý đến cả hai điểm lổng chổng nhất của truyền thuyết. Nhưng rất tiếc, lại lướt nhanh qua. Có lẽ do ở một tiền đề cứng nhắc: thuyết Âu Cơ có đã lâu đời, và Âu Cơ là một người có thật.

Sau đây chúng ta hãy xem qua truyền thuyết nguyên trinh của người Mường mà chính Ngô Sĩ Liên đã chép từ quyển ‘Lĩnh Nam Chích Quái’. Quyển này lại ghi chép và biến đổi, truyện cổ tích người Mường từng được truyền miệng qua nhiều năm trong chốn dân gian.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em chỉ nhớ là nhặt được trên wikipedia thôi.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em thấy cũng có nhiều cái đáng bàn. Nếu như Hùng Vương không được gọi là Hùng Vương (do theo tác giả là "tiếng Hán ròng") thì chắc hẳn phải được gọi theo tiêng Việt cổ. Làm sao mà biết được tiêng Việt cổ bây giờ. Vậy thì các sử sách chỉ còn cách dùng từ Hán Việt để gọi thôi.

Xét theo ngôn ngữ học thì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn-Khmer, tức là gần với tiếng Campuchia, Lào, Thái Lan, Mã Lai và Ấn Độ.

Theo em được biết nữa thì từ "Hà" nghĩa là sông trong tiếng Hán là có nguồn gốc từ tiếng cổ của dân Bách Việt đó.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hồng Thất Công

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Theo em thấy cũng có nhiều cái đáng bàn. Nếu như Hùng Vương không được gọi là Hùng Vương (do theo tác giả là "tiếng Hán ròng") thì chắc hẳn phải được gọi theo tiêng Việt cổ. Làm sao mà biết được tiêng Việt cổ bây giờ. Vậy thì các sử sách chỉ còn cách dùng từ Hán Việt để gọi thôi.

Xét theo ngôn ngữ học thì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm Môn-Khmer, tức là gần với tiếng Campuchia, Lào, Thái Lan, Mã Lai và Ấn Độ.

Theo em được biết nữa thì từ "Hà" nghĩa là sông trong tiếng Hán là có nguồn gốc từ tiếng cổ của dân Bách Việt đó.
tui cá 1 ăn 100 là nếu không dừng thì bạn sẽ nói thêm tiếp (theo mạch suy luận và bài víêt, dữ liệu nào đấy bạn đọc đươc) là Kinh Dịch là sản phẩm của người Việt cổ xưa :))

đúng thế ko :P
bibi_bobo_bum

hehe
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]