Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Bài này thử quan sát lại truyền thuyết ‘Con rồng cháu tiên’ dưới một góc độ tương đối mới, dựa vào những sự kiện, hiểu biết nửa cũ nửa mới. Đặc biệt, những sự kiện xưa cũ vẫn thường dễ quên, bỏ sót hoặc lướt qua trong quá khứ.

Truyền thuyết con rồng cháu tiên của dân Việt, hay sự tích mối tình duyên giữa Âu Cơ và Lạc Long Quân là một câu chuyện đã trở thành cổ sử, được truyền tụng trên dưới 600 năm. Bởi vấn đề quá rộng và hết sức phức tạp, chúng tôi đã cố gắng tách rời ra nhau thành từng đề tài một, nhỏ và giới hạn. Bài này, viết tiếp theo ngay bài '18 đời vua Hùng: Một ý niệm về liên tục', sẽ viết một cách khái quát về truyền thuyết vua Hùng, vị quốc tổ mang hai giòng máu Việt và Thái, và sẽ tránh đi vào chi tiết các vấn đề liên hệ tương cận, như nước Xích Quỷ, nước Văn Lang, cũng như bờ cõi ranh giới của các ‘nước’ này. Và lại chia thành 2 bài (phần):

Bài 1: Dữ kiện của truyền thuyết: Đối chiếu với ‘truyện cổ’ của người Mường

Bài 2: Bối cảnh của truyền thuyết: Nước Sở của thời Xuân Thu Chiến Quốc.

1. NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG DỄ QUÊN

Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [1] có chép:

'Cứ theo tục truyền thì Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc, và phong Lộc Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.

Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.

Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân.

Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ một lần được một trăm người con trai. Lạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.''

Sau đó vẫn theo 'truyền thuyết' Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Hùng Vương cai trị nước Văn Lang theo lối cha truyền con nối đến 18 đời, thì bị Thục Phán, từ biên cương phía Bắc, đánh bại. Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương, đổi quốc hiệu là Âu Lạc. Đó là năm 258 trước Công Nguyên (TCN).

Truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, rồi 18 đời Hùng Vương, tự nhiên trở thành một thứ 'quốc sử' chính thống cũng bởi truyền thuyết đã được đề cập đến trong hai bộ sử có tầm vóc, có thể nói lớn nhất, của nước Nam. Thứ nhất là bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, và thứ hai, bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư [2], xuất hiện khoảng 1479 dưới đời vua Lê Thánh Tôn, chính là bộ sử đầu tiên đưa truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, rồi Hùng Vương vào sử sách nước Việt. Trước thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, có 2 bộ sử nữa, nhưng hoàn toàn không đề cập đến truyền thuyết Lạc Long Quân. Đó là Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, xuất hiện năm 1272, và Đại Việt Sử Lược [3] với tác giả khuyết danh, ra đời trong khoảng cuối thế kỷ 14 dưới đời nhà Trần. Bộ sách của Lê Văn Hưu, tuy thất truyền từ lâu nhưng phần lớn được Ngô Sĩ Liên xử dụng khi soạn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Đại Việt Sử Lược thất lạc nhiều năm, nhưng về sau được một vị quan nhà Thanh tìm được ở một thư khố bên Tàu.

Chuyện tích vua Hùng với 18 đời, cùng những truyền tích khác như: Phù Đổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh,..., thật ra được Ngô Sĩ Liên nhập vào bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ những sách thuật chuyện u linh hoang đường như: 'Việt Điện U Linh Tập', và 'Lĩnh Nam Chích Quái', xuất hiện trong khoảng thế kỷ 14. Đặc biệt 'Lĩnh Nam Chích Quái', do tiến sĩ Vũ Quỳnh hiệu đính, thuật lại những chuyện thần thoại ở khu vực phía Nam rặng núi Ngũ Lĩnh (Lĩnh Nam), tức phía Nam của nước Sở ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc xa xưa (770-221 TCN).

Những ai đã đọc qua một hai chương sách đầu của bộ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đều để ý Ngô Sĩ Liên có chép lời bàn ở cuối 'chương' về thời Hồng Bàng [2], bày tỏ mối ngờ vực về truyền thuyết Âu Cơ: 'Cái thuyết nói 50 con theo mẹ về núi, biết đâu không phải là thế'. Còn Sơn Tinh Thủy Tinh thì ông cho: 'rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi'.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Ngô Sĩ Liên đã đoán rất đúng: Khi 'cóp' các truyền tích từ 'Việt Điện U Linh' hoặc 'Lĩnh Nam Chích Quái' vào cổ sử, ông đã gieo nghi ngờ và thắc mắc với mọi người Việt từ lúc đó cho mãi đến ngày nay. Mặc dù đã căn dặn kỹ: 'tin sách chẳng bằng không có sách' (tận tín thư bất như vô thư) [2].

Trước khi đi vào việc quan sát trở lại nội dung và ý nghĩa của các chi tiết câu chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân, chúng ta hãy nhìn lại một vài điểm quan trọng, sơ khởi, vẫn thường dễ bị quên lãng, hoặc thiếu sót trong quá khứ.

(i) Vua chúa thời huyền sử và biểu tượng

Khi nghiên cứu về cổ sử, các sử gia cũng như nhà khảo cứu từ Đông sang Tây vẫn thường xuyên dựa trên những chuyện cổ tích và truyền thuyết trong dạng trinh nguyên (thí dụ: xem [5]). Trinh nguyên, được nhấn mạnh ở đây để phân biệt với những bản được thêu dệt, thêm mắm thêm muối. Thí dụ: dạng thêm mắm của chuyện Lạc Long Quân có thể như thế này: 'Sau khi chia tay, Lạc Long Quân mới dặn đám con đi theo mẹ, tức Âu Cơ, khi có chuyện gì cứ lên núi hú lên 9 tiếng, Lạc Long Quân sẽ bay về cứu cấp.' Hoặc đưa ra đầy đủ danh sách của 18 vị Hùng Vương, nhưng luôn luôn quên rằng các tên vua Hùng viết toàn bằng chữ Hán, thí dụ: Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương, ..., y như thể nước Văn Lang là một trong mấy trăm nước chư hầu nhà Châu ở miền phía Bắc sông Dương Tử vào thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu. Và tự đưa truyền thuyết vào một ngõ cụt của mâu thuẫn: Hùng Vương, bởi xưng vương hiệu bằng tiếng Hoa, chắc nói với dân Lạc bản địa toàn bằng tiếng Hoa, trước các sắc tộc Hoa Nam, và trước khi người Hán mang tiếng Hoa đến xứ đó, cả ngàn năm.

Thêm vào đó, rất ít khi chúng ta nhìn vào những nhân vật ở thời huyền sử như một biểu tượng của thời đại, chứ không phải…người thật. Xin viện dẫn thí dụ cụ thể bằng cách sơ lược các huyền sử người Hoa.

Người Tàu ban đầu tự xưng nước họ là Trung thổ, Trung nguyên, rồi Trung quốc. Nước ở chính giữa mặt đất. Khi nền văn minh của họ đã tiến lên chế độ phong kiến đế quốc, bất cứ cái gì ở ngoài biên cương họ cũng đều cho man di mọi rợ hết. Phía Bắc có Bắc địch, Đông thì Đông Di, Nam gọi Nam man, và Tây có Tây Nhung. Họ cho họ mạng Thổ (theo thuyết Ngũ Hành), bởi ở miền Trung thổ, màu vàng theo sát với màu đất loess (có người dịch: hoàng thổ), tạo nên bởi cát phù sa do gió và bão táp tải đến. Họ sống bên bờ sông có nước màu vàng (của đất loess) - nên gọi sông đó luôn là sông vàng, tức Hoàng Hà. Một trong 3 ông vua đầu tiên của họ mang tên Hoàng Đế, với nghĩa: vua của đất vàng. Từ đó, Tần Thủy Hoàng Đế, mới 'chôm' luôn để đặt cho tước hiệu của ông, mang nghĩa ông Hoàng Đế nguyên thủy của nhà Tần, tức Ch'in. Người Tây phương phiên âm Tần, đọc Ch'in, thành ra Chine, rồi China, để chỉ nước Tàu.

Truyền thuyết dựng nước của Tàu thường được kể như sau.

Trước hết là Bàn Cổ. Bàn Cổ từ trong trứng nhảy ra đầu đội trời chân đạp đất, đến 18 ngàn năm, rồi chết. Thân thể và tứ chi, lông tóc, mắt mũi của Bàn Cổ biến thành muôn vật trong vũ trụ, với trung tâm là nước...Tàu.

Sau Bàn Cổ ít lâu đến thời Tam Hoàng và Ngũ Đế. Có nhiều giả thiết khác nhau về tên của 3 vị Hoàng với 5 vị Đế đó. Tam Hoàng thường kể đến nhất gồm có:

Hoàng Đế, Phục Hi, và Thần Nông. Còn những vị Ngũ Đế quen thuộc nhất bao gồm: bà Nữ Oa (đội đá vá trời), vua Nghiêu (Yao) và Thuấn (Shun). Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn. Thuấn truyền ngôi cho Yũ (Vũ). Yũ thiết lập nên nhà Hạ, triều đại đầu tiên của Trung Hoa. Nhà Hạ truyền đến 18 đời thì bị mất về tay Thành Thang, dựng nên nhà Thương (Shang), cũng còn gọi Ân (Yin). Theo thứ tự từ đầu, chỉ có Nghiêu và Thuấn là có vẻ bán huyền thoại [6], tức có thể là ‘người’ có thật. Cũng có thể không phải người. Còn mấy vị Tam Hoàng, Ngũ Đế thì hoàn toàn mang đầy tính huyền thoại, dùng làm biểu tượng cho thời đại, cho nền văn minh, có vẻ đúng hơn. Nhà Hạ có thật hay không, cũng không chắc. Nhưng nhà Thương đã được chứng minh là có thật, bằng các tài liệu khai quật của ngành khảo cổ. Tuy nhiên các niên đại cho đến nay vẫn chưa có thống nhất. Bởi sử sách chỉ được viết rầm rộ sau khi nhà Hán của Liu Bang nhất thống được nước Tàu vào năm 206 TCN. Đại khái, nhà Thương bắt đầu khoảng năm 1700 TCN và kết thúc vào khoảng 1100 TCN. Tây Châu: 1100-771 TCN và Đông Châu: 770-221 TCN. Và nhà Tần ở vào giữa Đông Châu và Hán: 221-207 TCN.

Tam Hoàng với Ngũ Đế hoàn toàn mang tính huyền thoại. Nhìn một cách khoa học và khách quan hơn, các vị này phải được xem như biểu tượng cho thời đại, cho nền văn minh. Biểu tượng cho một khối dân tộc, hoặc nền văn minh và trình độ làm lụng sinh sống của dân tộc đó, ở vào thời đó. Thí dụ, Phục Hi đặt ra bát quái, Kinh Dịch. Một chuyện hoang đường, nhưng có thể cho biết vào thời đó người Hoa bắt đầu biết sắp xếp đời sống tâm linh, và tư tưởng của họ cho ra hệ thống, cho có bài bản. Thần Nông là ông vua dạy dân chúng về nghề nông và trồng dược thảo, chữa bệnh. Thần Nông cũng là người khám phá ra trà. Biểu tượng thời đại Hoa chủng tiến lên canh nông như một phương tiện kinh tế chính. 'Hoàng Đế' rất có thể được dùng để chỉ một ý niệm về quyền lực của xã hội vừa mới được hình thành. Hoàng đế cũng có thể chỉ thủ lĩnh của bộ lạc nguyên thủy tại đất màu vàng. Hay tù trưởng liên minh của một số bộ lạc. Tên đầu tiên của nước Tàu có thể là đất Hoàng. Và dân Hoa là dân ở đất màu Vàng (Hoàng).
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

http://e-cadao.com/Coinguon/HungVuong.gif
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Độc Cô

Cho mình hỏi cái nha PVCT,thế vua hán là họ Liu hay họ Lưu vậy?Mình tưởng Lưu chứ,với cả nhà Chu chứ sao lại nhà Châu,hay là mình nhầm.
Mà sao cũng cảm ơn PVCT đã post lên cho TV nhé
Cuộc đời đã lắm ưu phiền
Chán cho con tạo triền miên xoay vòng
Còn ta,ta cứ thong dong
Mặc cho con tạo xoay vòng triền miên .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Liu là viết phiên âm tiếng Hán ra tiếng Anh anh à. Còn Lưu thì là phiên âm tiếng Hán ra tiếng Việt (tiếng Hán Việt). Cách nào cũng đúng cà.
VD: Vua Hán Vũ Đế tên thật là Lưu Bang (phiên âm tiếng Hán-Việt), nếu đọc các tài liệu ghi bằng tiếng Anh thì người ta sẽ ghi là Liu Bang. Tương tự với Lưu Bị sẽ được ghi là Liu Biu.

Ngoài ra còn nhiều kiểu khác nữa. Ví dụ, chữ "Trung Quốc" là tiếng Hán Việt, tiếng Anh là China (bắt nguồn từ từ "chin" hay "qin", đọc là "xin", tức là "Tần", tên của Trung Quốc do Tần Thuỷ Hoàng đặt), nhưng phiên âm chữ "Trung Quốc" ra tiếng Anh sẽ là Zhonggua.

Còn về từ Châu-Chu, như em đã nói, đây cũng chỉ là từ phiên âm nên sẽ có nhiều cách phiên âm khác nhau tuỳ người, tuỳ vùng. Cuốn "Đông Chu liệt quốc" in ở ngoài Bắc thì tên là như thế, nhưng trước giải phóng, ở miền Nam, nó mang tên là "Đông Châu liệt quốc". Chữ Châu-Chu phiên âm từ tiếng Hán ra tiếng Anh là Chow.

Cái này bữa nào rảnh em sẽ tập hợp một số từ phiên âm từ tiếng Hán ra tiếng Anh mà em biết để viết thành một bài. Em cũng từng "nghiên cứu" về cái này. He he

Bài viết "Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương" tới đó chưa hết đâu. Dài lắm! Em chỉ chưa rảnh mà post thôi.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Trời, đọc nhức đầu luôn... Để chị phải copy ra khi nào rỗi ngồi nhẩm lại mới được.. Không nhớ tác giả thì ít nhất em cũng nhớ nguồn ở đâu chứ, PVCT?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Nhân đây chị soi thấy lỗi chính tả của cái chữ ký : Đầu lòng hai ả...? Hay em cố tình để dấu huyền cho nó độc đáo? ;)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Độc Cô

À thế thì anh không biết,xin lỗi PVCT nha,kiến thucw1 nông cạn quá HiHI.
Cuộc đời đã lắm ưu phiền
Chán cho con tạo triền miên xoay vòng
Còn ta,ta cứ thong dong
Mặc cho con tạo xoay vòng triền miên .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em post tiếp nhá!
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Cũng ở dạng biểu tượng, rất có thể bà Nữ Oa thuở ban đầu đứng đầu danh sách. Nhất là danh sách về Tam Hoàng. Bởi bà tượng trưng cho xã hội theo Mẫu hệ. Nhưng về sau, khi xã hội đã biến sang Phụ hệ rồi, người Hoa xê dịch vị trí nguyên thủy của bà xuống dưới, rồi qua lại lung tung. Khác với xã hội Nhật, Thái Dương thần nữ vẫn giữ vững vị trí tổ Mẫu dân Nhật, bất chấp thay đổi từ Mẫu hệ sang Phụ hệ. Nhiều xã hội còn theo mẫu hệ ngày nay vẫn còn dùng một vị nữ thần làm thánh tổ cho xã hội hoặc cho một ngành canh nông kinh tế nào đó. Như bà Thần Lúa của dân Mạ ở Việt Nam theo trích dẫn từ [7], như sau:

'Uur Yaang Koe, bà Thần Luá xuất hiện dưới dạng hình của chim Sum Tôk vàng tươi và chim Sum Tii đỏ rực... Chúng đậu trên cây đa Jrii và trên dây leo Klac. Chúng ỉa cứt xuống, cứt hoá thành lúa...

... Rồi khi trồng hột lúa, con người gặt về trăm hột. Bà Thần Lúa sống nơi đất có mặt trời ấm áp sưởi cho hột lúa, nơi có mưa trời làm mát thân lúa, nơi có mưa lớn tràn suối tràn hồ...' (Dân ca Mạ) [7].

(ii) Mâu thuẫn dễ quên trong truyền tích Hùng Vương

Thời Thần Nông trước thời nhà Thương, nhà Châu cũng cả mấy ngàn năm. Ngay đến thời nhà Thương, Hoa chủng nguyên thủy chỉ tập trung ở một hai tỉnh ở bên sông Hoàng Hà, như Thiểm Tây, phía Nam của Hà Bắc và Sơn Tây, và phía Bắc của Hà Nam, ngày nay. Đất khác của người khác: Ngay ở thời Xuân Thu (thế kỷ 8-5 trước Công Nguyên), chỉ nội ở miền Hoa Bắc có đến trên dưới 1000 'nước' lớn nhỏ khác nhau [6]. Không hề có chuyện tuần thú đi qua nước này nước kia như ở các đời sau. Tức Đế Minh, nếu chỉ cháu 3 đời của Thần Nông, chưa thể có được một lãnh thổ lớn hơn 1 tỉnh hiện nay của nước Tàu. Không cách gì ông ta đi tuần thú được tới phương Nam của sông Dương Tử. Ở phương Nam đó, người ta hãy còn nói nhiều thứ tiếng Yueh (Việt) [17] khác với tiếng Tàu. Như vậy Đế Minh chỉ có thể đi ‘tuần thú’ tuốt xuống phía Nam của rặng Ngũ Lĩnh, nếu và chỉ nếu ông ta là người đồng chủng với các bộ lạc ở khu vực đó. Không thể nào ông ta một người thuộc Hoa chủng có thể xuyên rừng băng núi đi vào lãnh thổ các chủng Yueh (Việt) như vậy được. Bởi, như sẽ trình bày trong bài tới, chủng Yueh [17] rất man rợ (dưới mắt chủ quan ta đây của Hoa chủng), và ngôn ngữ hãy còn bất đồng. Chủng Yueh ngay vào thời Xuân Thu Chiến Quốc hãy còn chiếm địa bàn phía Nam sông Yương Tử và một số vùng ngay ở phiá Bắc lan tới sông Hoàng Hà. Tiêu biểu nhất, là nước Sở, tức phần lớn Hồ Bắc và Hồ Nam, và khu vực Động Đình Hồ - được thành lập vào khoảng năm 1100 TCN.

Hai sự kiện chưá nhiều mâu thuẫn vẫn thường bị bỏ sót:

* Thứ nhất: Tên hiệu của tổ tiên gần và ngay cả của Hùng Vương đều viết theo chữ Hán ròng.

Đặc biệt, Kinh Dương Vương hoàn toàn một thứ tên hiệu thuần Hán, rất có khả năng mang nghĩa vua của đất Kinh và Dương. Hai châu Kinh và Dương chính là hai châu chính của nước Sở (sẽ đi vào chi tiết trong bài 2). Các vương hiệu của Hùng Vương, theo ‘truyền thuyết’ cũng hoàn toàn viết bằng chữ Hán: Hùng Huệ Vương, Hùng Tấn Vương,… trước khi người Hán đến xứ đó trên dưới 2800 năm.

Bởi ‘Hùng Vương’ là một tên hiệu chữ Hán, chỉ có một trong hai chuyện đã xảy ra:

MỘT: Hùng Vương là người gốc Tàu, hay lai ‘Tàu’, không biết tiếng của dân bản địa. Do Lạc Long Quân dẫn đến áp đặt làm ‘vua’ cai trị dân địa phương. Như vậy Hùng Vương chỉ có thể một quan thái thú đầu tiên chứ không thể nào là quốc tổ được. Không có huyết thống và DNA giống như loại của dân địa phương. Truyền thuyết theo như ‘Việt Nam Sử Lược’, khác với kiểu Mường, như sẽ trình bày phía dưới, đặc biệt nhấn mạnh 100 con của Âu (Cơ) và Lạc (Long Quân) toàn là con trai. Như vậy không có cách gì Hùng Vương đã trở thành thủy tổ của dòng giống Lạc Hồng hết. Chỉ có thể vua Hùng các đời sau, nếu vua thứ 1 và các vua kế tiếp đều lấy dân bản địa làm vợ [8].

Về việc ‘gốc Tàu hay lai Tàu’, rồi đây chúng ta sẽ thấy rõ, Hùng Vương không có mang một giọt máu Tàu nào hết. Chỉ thuần chủng Yueh trong khối ‘Bai Yue’ (tức Bách Việt). Đặc biệt, khối chủng Bách Việt có hai chi lớn: Chi Âu Việt (tức Thái) và Lạc Việt (tức Việt Nam).

HAI: Nếu Hùng Vương là người có giòng máu Lạc như họ của cha (Lạc Long Quân), và có DNA giống y như dân bản địa, Hùng Vương không bao giờ xưng hiệu là Hùng Vương cả. Bởi như vậy dân trong xứ sẽ không hiểu đó là gì. Nhất là nếu kể năm 2879 TCN năm bắt đầu. Ngay lúc đó ở bên Tàu chế độ phong kiến hãy chưa hình thành. Hoàn toàn không có chuyện ‘vương tước’ cùng các nước chư hầu. Chính vào lúc đó ở bên Tàu, lãnh thổ chỉ chừng 1-2 tỉnh bây giờ, người ta chưa hề biết đến những chức tước như ‘vương hầu bá tử nam’.

* Thứ hai: Truyện tích theo bản Việt, dựa theo và xuất xứ từ bản Mường, chú ý đến đám theo Lạc Long Quân. Còn truyện Mường, chính là bản gốc, chỉ chú ý đến bà Âu Cơ và đám con theo bà lên miền rừng núi.

Cả hai bản đều nói lên sự chia tay giữa chồng Lạc Long Quân và vợ Âu Cơ, rất giống nhiều vụ ly dị thời thế kỷ 21. Mỗi bên có quyền giữ phân nửa con. Không bản nào nói rõ những gì xảy ra cho đám kia. Mẹ ai và Cha ai nấy giữ, nấy thờ.

Đây chính là điểm sơ suất trầm trọng nhất của giới khảo cứu Việt, kể cả Ngô Sĩ Liên, người đầu tiên đã ‘cóp’ truyền tích người Mường vào sử Việt, mà không để ý đến sự chia tay đó. Chỉ trừ Bình Nguyên Lộc [4], không một quyển sách nào từ xưa đến nay có trích dẫn bản Mường về truyện cổ Âu Cơ, đầu tiên đã được dẫn trong quyển sách nghiên cứu về xã hội và phong tục Mường của Jeanne Cuisinier [9] xuất bản thời tiền chiến. Bản Mường cũng đã đề cập đến vụ chia tay đầy nước mắt đó.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối