Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giá phải trả cho thuỷ điện không hề rẻ



SGTT.VN - “Đảm bảo cuộc sống của người dân tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” là chủ trương xuyên suốt khi triển khai các dự án thuỷ điện. Tuy nhiên, kết quả khảo sát do viện Tư vấn phát triển (CODE – thuộc liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) vừa mới công bố cho thấy, có trên 80% số hộ dân cho rằng cuộc sống của họ kém hơn trước khi tái định cư.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136343
Trước đây chúng ta cho rằng làm thuỷ điện rẻ do không cần dầu xăng, nhưng thực tế cái giá phải trả cho nó rất lớn. Trong ảnh: thuỷ điện sông Ba Hạ (Phú Yên) xả lũ sai quy trình tháng 10.2010 gây thiệt hại về người và của cho Phú Yên. Ảnh: Bích Đào



Tái định cư là nghèo
Một hộ dân bỏ lại sau lưng khu đất tốt hạng 4 ở lòng hồ với diện tích 5 – 6ha rất thuận tiện cho việc trồng trọt, cũng như các điều kiện tiếp cận với tự nhiên: rau rừng, cá suối để được tái định cư với diện tích chỉ có 1ha đất trống đồi trọc. Họ phải bắt đầu lại từ đầu với cây khoai mì. Nếu giá khoai mì lên, sản lượng tốt thì một năm thu về 20 – 25 triệu đồng. Nhưng đất trồng khoai mì chỉ khoảng ba năm là sản lượng bắt đầu giảm. Lúc này, cơ chế hỗ trợ bà con ổn định sản xuất cũng không còn. Cuộc sống của người dân sẽ gặp khó khăn.

“Tái định cư như vậy đã đồng nghĩa với nghèo rồi”, ông Nguyễn Văn Niệm, chủ tịch UBND xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum), nơi có thuỷ điện Yaly, Plei Krông) đã nói như vậy tại một hội thảo mới tổ chức tại Hà Nội.

Xã Hơ Moong có gần 800 hộ dân mà được giao khai hoang có 900ha đất. Xã thiếu đất sản xuất năm năm nay, hiện vẫn còn 64 hộ trong xã chưa có đất sản xuất. “Không nên cứng nhắc quá với vấn đề chia đất cho người dân. Nếu cấp nhà cho nông dân, đồng bào dân tộc như ở phố thì nông dân không thể ở được”, ông Niệm nói.

Chủ đề tài một công trình nghiên cứu về thuỷ điện, bà Lê Thị Nguyện, trường đại học Khoa học Huế cũng cho biết, tại Huế, các công trình thuỷ điện Bình Điền, hồ Tả Trạch, thuỷ điện A Lưới… đều liên quan đến việc di dời và tái định cư cho đồng bào các dân tộc ít người. Tình trạng phổ biến ở các khu tái định cư này hiện nay là người dân không có đất để canh tác, nếu có thì đất cũng cằn cỗi, khó canh tác tốt được khiến người dân gần như bất lực trong việc tìm kế sinh nhai.

Bà Lê Thị Sen, đại diện cho những người dân khu tái định cư Bình Thành (Huế) cho biết tuy dự án có hỗ trợ bò, heo cho dân nhưng trong vườn không có lấy một cọng rau, củ sắn, thứ gì cũng phải mua nên chăn nuôi không có hiệu quả.

Ông Võ Quang Vinh, giám đốc ban đầu tư và xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chủ đầu tư phụ trách công tác tái định cư hồ Tả Trạch, thừa nhận việc nhiều hộ dân bị thu hồi hơn 30ha đất rừng nhưng chưa được cấp trả đất là thiệt thòi, song ông cũng giải thích sở dĩ có trục trặc ấy là vì quỹ đất của địa phương không có nên không thể cấp trả một lúc cho dân được (!?).

Chưa chú ý đến giá trị văn hoá trong tái định cư
Những bất cập trong tái định cư xét ở góc độ kinh tế chỉ mới là một phần.
Ông Niệm, chủ tịch xã Hơ Moong, phân tích: với các hộ gia đình người dân tộc ít người, 400m2 nhà ở theo quy định của tái định cư không thể đủ để người dân thực hiện những lễ nghi giao lưu cộng đồng theo phong tục như nơi ở cũ. Theo ông, gia đình người dân tộc thường có nhiều lễ nghi tụ họp anh em, họ hàng đến tham dự rất đông. Không đủ chỗ ngồi, bà con người dân tộc đành phải bỏ hoặc giản lược các nghi lễ. Điều đó sẽ khiến những tập quán cộng đồng có từ ngàn đời của người dân tộc bị mai một.

Chia sẻ quan điểm này, ông Phạm Quang Tú, phó viện trưởng CODE, cho rằng công tác tái định cư hiện nay chỉ mới tính đơn giá, hạng mục đền bù những mất mát hữu hình như đất cát, nhà cửa, vườn rẫy chứ chưa hề quan tâm hoặc tính toán những giá trị vô hình bị mất mát. Ông Tú cho rằng chính điều này đã làm nảy sinh xung đột tại một số vùng tái định cư bởi các cú “sốc” về văn hoá. Theo phân tích của ông, việc tái định cư thời gian qua ở nhiều nơi người dân không được hỏi ý kiến về nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ: nhà ở khu tái định cư không phù hợp với tập quán sinh hoạt; đất đai không phù hợp với tập quán canh tác v.v. Những bất cập này dẫn đến hậu quả là các cộng đồng tái định cư luôn bị mất ổn định về sinh kế, các giá trị văn hoá dân tộc bị mai một, các khu tái định cư đối diện với nguy cơ đứng bên lề quá trình phát triển chung của xã hội. Ông Tú đề nghị nên kéo dài thời gian hỗ trợ tái định cư lên đến 5 – 10 năm và Chính phủ cần yêu cầu các nhà đầu tư cam kết trách nhiệm giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài thông qua cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được Chính phủ phê duyệt.

Thanh Tuyền
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xử tệ với biển



TT - Chúng ta đã từng thấy bãi biển Nha Trang bị “đầu độc” bởi những ống cống nước thải đổ thẳng ra biển. Chúng ta từng thấy sau mỗi ngày nghỉ cuối tuần hay lễ, bãi biển Vũng Tàu bị “bôi bẩn” bởi rác. Nhưng tất cả chẳng ăn nhằm gì nếu so với bãi biển ở Hậu Lộc (Thanh Hóa).

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=570063
Khung cảnh trong lành của biển Hậu Lộc giờ chỉ còn là dĩ vãng



Tại bãi biển Hậu Lộc hiện đang tồn tại một bãi rác khổng lồ nằm ngoài đê bao dài hàng trăm mét gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, hủy hoại hệ sinh thái biển và làm chết dần lớp cây rừng phòng hộ ven đê biển trồng ở đây.

Nếu như trước kia khi con đê biển hoàn thành, ở đây rất đẹp, không khí trong lành, là nơi người dân ngồi hóng gió biển mỗi khi chiều về, thì giờ đây chẳng còn người nào ra đây ngắm biển. Khi thực hiện phóng sự ảnh này, chúng tôi chỉ thấy xuất hiện ở đây những em bé lượm ve chai, những người dân mang rác ra đây để ném rồi bịt mũi vội vội vàng vàng đi về, rồi những ngư dân vứt xuống đủ loại rác thải sinh hoạt…Theo thời gian bãi rác này đang ngày một cao hơn, rộng hơn.

Màu nước biển tại đây quanh năm luôn đục ngầu, mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác thải luôn nồng nặc khi gặp thời tiết nắng nóng. Kinh khủng hơn, mỗi khi nước triều lên, hàng tấn rác thải lại dập dềnh trôi dạt, đổ về cống tiêu nước Ba Gồ làm cửa cống này bị vùi lấp, không thể tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của các xã Hưng Lộc, Ngư Lộc và Đa Lộc. Cua, cá khó sống được ở ven biển Hậu Lộc.

Vấn đề rác thải tại bãi biển huyện Hậu Lộc đã trở lên bức xúc từ lâu nhưng vẫn chưa thấy chính quyền vào cuộc,  sớm đầu tư xây dựng một khu xử lý rác thải cho người dân.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=570064
Một người dân kéo bịch rác ra ném ở bãi biển Hậu Lộc





http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=570065
Rác che lấp miệng cống tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp phía trong đê





http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=570067
Theo thời gian bãi rác ngày một nhiều hơn





http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=570068
Trẻ em kiếm sống trên bãi rác ô nhiễm



THIÊN HÂN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Không khí Hà Nội 'bẩn hạng nhất châu Á'

Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất khu vực châu Á, hàm lượng bụi cao gấp nhiều lần mức cho phép, các chuyên gia nước ngoài khẳng định.

> Thủ phạm số 1 gây ô nhiễm không khí

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/45/d1/bui.jpg
Hình ảnh Hà Nội chìm trong khói bụi. Ảnh: Trịnh Khánh Trung.
"Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á, và thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á", ông Jacques Moussafir, công ty ARIA Technologies nước Pháp cảnh báo.

ARIA Technologies là công ty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng

Theo ông Jacques Moussafir, nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông, thể hiện ở hàm lượng bụi PM10 cao gấp 4 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.

Số liệu thống kê của công ty trên cho thấy, mỗi năm Hà Nội có tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông từ 12% – 15%, các phương tiện này góp phần lớn vào lượng phát thải độc hại như SO2, NOx.

"Mức độ ô nhiễm của Hà Nội tương đương thành phố Dehil và Karachi, hai trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới", ông Moussafir cho biết trong hội thảo về môi trường đô thị diễn ra hôm qua.

Còn theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, Tổng cục môi trường Việt Nam, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên- Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, những khu vực đông dân cư, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như C0, S02 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng.

"Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỷ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội. Các nguồn gây ô nhiễm khác là hoạt động từ làng nghề tái chế, khu vực xây dựng", ông Nguyễn Văn Thùy, quyền giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường nhận định.

"Nếu không có biện pháp giảm thiểu, nồng độ bụi ở Hà Nội sẽ tăng lên tới 200 mg/m3, gấp 10 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới", ông Jacques Moussafir lưu ý.

http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/45/d1/xekhoi.jpg
Xe buýt xả khói trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng
Để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội, các chuyên gia đề nghị, cần giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng tỷ lệ người tham gia phương tiện công cộng.

"Chúng ta cần mạng lưới giao thông công cộng hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn là phương tiện cá nhân chúng ta đang sử dụng", ông Bernard Favre, công ty ARIA Technologies nói.

Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho rằng Việt Nam cần học Bangkok, Thái Lan để phát triển hệ thống tàu điện trên cao và tàu điện ngầm trong việc cải thiện vấn đề không khí.

"Trước mắt, Hà Nội cần xây dựng hệ thống quan trắc môi trường dày đặc hơn, ít nhất là 10 trạm quan trắc. Hiện Hà Nội mới chỉ có hai trạm quan trắc chất lượng không khí", ông Tùng nói.

Ngoài ra, các chuyên gia khác đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng không khí ở Hà Nội như cần tuyên truyền người dân giảm thiếu đun nấu bằng than, tăng sử dụng năng lượng mặt trời.

"Nếu chất lượng không khí ở Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam tiếp tục đi xuống, các trường hợp nhiễm bệnh sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020", ông Mousafir cảnh báo.

Mới đây, kết quả công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos cho thấy, Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có môi trường không khí tệ nhất thế giới, đứng thứ 123 trong tổng số 132 nước.

Hương Thu

....

Được sống ở Hà Nội với ít nhất hai kỷ lục thế giới: Ô nhiễm nhất và giá đất đắt nhất thế giới, cũng có cái mà tự hào ngược. Nhiều TP làm gì có được ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sự thật đàng sau việc Trung Quốc thu mua đỉa Việt Nam





http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Chinh%20tri%20va%20thoi%20su/Leechbuyingchinese.jpg



Như thường lệ, sáng ra lên linkhay tra tin, thấy có bài giật tip “Trung Quốc mua đỉa Việt Nam – 10.000đ/con”. Thấy hay hay nên ngó qua xem. Nội dung đại loại là “Nông dân một số tỉnh miền Bắc đang lùng bắt đỉa để bán với giá hơn một triệu đồng/kg. Nhiều người bán cho biết, đỉa được đưa ra nước ngoài làm thuốc” và“nước ngoài” ở đây không ai khác chính là “ông bạn hàng xóm tốt bụng quý hóa” mang tên Tung Của.

Search trên mạng về tác dụng của đỉa thấy không ít các bài báo đề cập. Hầu như chỉ đề cập là đỉa có tác dụng chữa bệnh bệnh khớp, tim mạch, bởi trong tuyến nước bọt của loài hút máu này chứa chất chống viêm sưng, chống đông máu cùng một số chất có khả năng hạn chế triệu chứng viêm khớp, … Bên cạnh đó có một vấn đề cần lưu tâm là “Dùng bừa bãi sẽ gây tác hại khôn lường. Nếu khi đốt, tán đỉa không đúng cách sẽ khiến một số tế bào đỉa còn sống. Khi người bệnh uống, tế bào còn sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh” – Lương y Trần Văn Quảng, Hiệp hội Đông y Việt Hoàng Nam.

Đỉa là loài sinh vật lưỡng tính, ngoài hình thức sinh sản như thông thường, đỉa còn có thể sinh sản theo phương thức sinh sản vô tính phân mảnh, nói đơn giản thì nếu ta cắt con đỉa ra làm nhiều mảnh nhỏ, thì từ mỗi mảnh đó lại có thể phát triển thành một con đỉa mới, hình thức này giống hệt với sao biển mà chúng ta từng biết.

Trong bài viết này, mình không phải có “ham muốn” đề cập tới việc đỉa sinh sản thế nào hay cấu tạo của đỉa ra sao, mà điều mình muốn nói là thực chất sự thật đằng sau việc Trung Quốc mua đỉa của Việt Nam với giá cao là gì ???

Chúng ta hẳn vẫn chưa quên, chúng ta từng phải trả những cái giá quá đắt khi tin tưởng vào ông bạn chí tốt hàng xóm Trung Quốc. Có thể lấy dẫn chứng như sau:

Từng có thời gian, thương lái Trung Quốc về các chợ nông thôn Việt Nam thu mua móng trâu với giá rất cao, thậm chí những cái móng từ 4 chân của một con trâu được bọn Tàu mua với giá hơn hẳn một con trâu. Thế là nông dân Việt Nam và bọn “trâu tặc” ra sức chặt móng trâu đem bán,… vẫn còn lãi một con trâu thịt mang bán ở chợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, bọn chúng đã triệt phá tan hoang sức kéo của nông dân nghèo Việt Nam. Tiếp đó, dân loan tin cho nhau, hàng lũ lái trâu từ bên Tàu tràn qua biên giới để “tiếp thị” bán trâu. Trong cái lũ thương lái mới này còn có cả kẻ tiếp thị bán trâu sắt (máy kéo). Dân tình vỡ lẽ: Thì ra chúng thu mua móng trâu là vì như thế!

Ở một nơi khác, thương lái Tàu đi các chợ thu mua rễ hồi, thế là những bọn “hồi tặc” mở chiến dịch triệt phá rừng hồi, một dược liệu quý hiếm của Việt Nam; chúng mua râu ngô non, xúi giục nông dân triệt phá nương ngô mang bán, đánh vào trúng cái dạ dày của những người mà bọn Tàu gọi là “đồng chí tốt” Việt Nam; Khoảng giữa thập niên 1990, con buôn Trung Quốc từng đặt mua mèo, trăn, rắn không giới hạn số lượng và sau những đơn đặt hàng này, mùa màng ở tất cả các miền gần như mất trắng vì bị chuột phá hoại;

Rồi chúng mua ốc bươu vàng, xúi giục nông dân nuôi ốc bươu vàng tràn ngập đồng ruộng phá hoại mùa màng, tấn công vào chiến lược an ninh lương thực của quốc gia “láng giềng tốt” Việt Nam. Mình còn nhớ, ngày khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó, thấy các anh lớn trong xóm đua nhau nuôi ốc biêu vàng, chia nhau những cụm trứng ốc biêu vàng để nuôi.

Chưa hết, chắc hẳn các bạn còn nhờ từng có thời gian, trên thị trường bán vật tư thuốc nông nghiệp của Việt nam ồ ạt bán các loại thuốc diệt chuột nhập ngoại dán mắc China. Thấy rẻ, dân ta hồ hởi mua để diệt chuột, chắc mẩm rằng sau vụ này cho họ hàng nhà chuột chúng may đi đời sạch. Chuột đi đời đâu chẳng thấy, chỉ thấy sau vụ đó sô lượng chuột càng tăng mạnh, kiểm tra mới vỡ lẽ trong thuốc diệt chuột đó có thành phần của thuốc kích dục, chuột ăn vào chẳng chết mà còn thi nhau đẻ vượt kế hoạch, làm dân mình khốn đốn

Rồi đến vụ, hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Tàu mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán. Thế là thương lái Tàu đã triệt hạ vùng nguyên liệu cho các nhà máy chè Việt Nam. Không còn con đường nào khác, các doanh nghiệp chè Việt Nam phải sang mua chè nguyên liệu từ Trung Quốc. Đến khi nông dân Việt Nam cần trồng lại đồi chè, thì các “đồng chí tốt” từ bên kia biên giới, vì tình quốc tế vô sản lại lọ mọ xuất hiện, “giúp” mua giống chè từ Trung Quốc chở qua cho nông dân Việt Nam.

Thâm độc hơn, chúng mở chiến dịch thu mua dây đồng vụn với giá cao “trên trời,” đẩy từng đoàn “đồng tặc” lùng sục chặt trộm dây đồng từ các đường điện cao thế, băm nát mạng lưới điện quốc gia của nước “láng giềng tốt” để nước này đốt đèn dầu đi theo họ “hướng tới tương lai.” Có nơi, bọn “đồng tặc” lẻn vào kho ăn cắp từng cuộn dây đồng mới “coong” mang bán, thì “các đồng chí tốt” lên mặt đạo đức: “Ấy chết, cái ngộ không mua cái cuộn dây tôồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các tôồng chí tâu lố!” (Chúng tôi không mua cái cuộn dây đồng ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa của các đồng chí đâu nhé).

Cho đến khi bọn thương lái Tàu đi thu mua cáp quang phế liệu, thì các nhà đương cục của chúng ta mới được phen ngớ ra, không hiểu bọn chúng mua cái “của nợ” này để làm gì. Vì mua dây đồng thì còn có thể hiểu là chúng lấy nguyên liệu, nhưng cáp quang thì thật không thể hiểu được chúng mua để làm gì? Đến khi dân nghèo lặn xuống biển chặt phá mạng cáp quang viễn thông, thì mới “ngã ngửa” ra, là chúng đang phá hoại con đường huyết mạch thông tin của Việt Nam… Chắc là các “đồng chí Việt Nam” nghĩ mãi không biết xử thế nào với những người “đồng chí tốt” bên nước vô sản Trung Hoa, đành phải đưa ra tòa vài thằng dân nghèo “trót dại” lặn xuống biển chặt trộm cáp quang.

Rồi mới đây, người anh em Trung Quốc còn phao tin mua gỗ sưa – một loại gỗ quý của Việt Nam, với mục đích chữa bệnh tật gì đó, … Thấy lãi, anh em ta thi nhau đi chặt trộm gỗ sưa đem bán cho Trung Quốc…

Phía trên chỉ là một vài trong số nhiều “nguồn lợi” mà người anh em Trung Quốc đem ra để chia sẻ cho chúng ta mà thôi. Search trên mấy trang báo còn thấy dân ta giờ đang ồ ạt thu mua đỉa, không ít anh em còn đang nuôi mộng nuôi đỉa nhằm mục đích bán cho Trung Quốc lấy lãi. Liệu rằng vụ mua đỉa với quy mô lớn này có phải là vụ ốc bươu vàng lập lại trước đây, nếu đơn thuần chỉ là chữa bệnh thì OK, 10.000 đồng/con ta nên bán quá đi chứ, nhưng mình nghĩ, với người anh em Trung Quốc, đến cả gạo, trứng họ còn làm giả cho chính người dân của họ ăn, thì không có lý gì họ bỏ ra một số tiền như vậy để mua một con đỉa về làm thuốc. Cuối cùng mình chỉ muốn chốt hạ một câu mà thôi “Hãy cảnh giác với người anh em tốt mang tên Trung Quốc”.

P/S: Quá nhiều bài học mà chúng ta đã phải trả 1 cái giá quá đắt. Hãy là người luôn cảnh giác cao độ với các mưu mô khó lường của TQ nhé các bạn!

(Sưu tầm từ Blog)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Từ ngàn đời, trong máu người V chỉ có máu tham. Cái máu này tiêu diệt sạch máu cảnh giác, máu tổ chức, máu kỷ luật...
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Từ ngàn đời, trong máu người V chỉ có máu tham. Cái máu này tiêu diệt sạch máu cảnh giác, máu tổ chức, máu kỷ luật...
Nếu chỉ có cái máu tham không thì đã giàu (Như lão Grandet của Balzac hay lão Hà Tiện của Molière). Ngoài cái máu tham, còn cái máu ngu nữa cho nên tham mà vẫn mãi chẳng giàu gì.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Biến rác nilông thành dầu



TT - Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng nhà máy xử lý rác thải nilông đầu tiên của VN ở bãi rác Khánh Sơn. Nhà máy này sẽ sản xuất dầu đốt công nghiệp và vật liệu xây dựng có ích cho xã hội.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=571766
Rác thải trở thành dầu đốt công nghiệp - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG



Công trình này được Tổ chức kỷ lục VN chọn là 1 trong 7 kỷ lục về môi trường.

Công nghệ VN
Giờ đây những đống rác nilông được tập kết lên bãi rác Khánh Sơn xong thì được thu gom và chuyển qua nhà máy xử lý rác thải nilông thành dầu đốt công nghiệp ở gần đó. TS Mai Ngọc Tâm - phó viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng VN - đánh giá: “Nhà máy có tác dụng xử lý, tận thu nguồn rác thải nilông lại vừa tạo ra nguồn năng lượng tái tạo là dầu đốt phục vụ trong công nghiệp cũng như sinh hoạt”.

TS Tâm cho biết bốn năm trước, các nhà khoa học của Viện Vật liệu xây dựng VN cùng các chuyên gia về cơ khí chế tạo, hóa dầu, polymer hóa... của Công ty CP Môi trường VN đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm một con đường mới xử lý rác thải nguy hại từ nilông.

Trước đó TS Tâm đã thành công với công trình nghiên cứu sản xuất dầu công nghiệp từ phế thải cao su. Và ông tiếp tục phát triển thêm với công trình dây chuyền sản xuất dầu từ rác thải nilông.

Kỹ sư Trịnh Hoàng Linh (cộng sự của công trình này) cho biết về ý tưởng: “Mục đích của đề tài không phải ở lợi nhuận mà chúng tôi muốn cộng tác với tất cả bãi rác ở các địa phương trong cả nước để xử lý dứt điểm tác hại nguy hiểm của nilông đối với chúng ta và thế hệ con cháu sau này. Chúng tôi tập trung nghiên cứu về quy trình ngược sản xuất nilông từ nhựa sau công đoạn dầu mỏ”.

Quy trình hoạt động của công nghệ này được các chuyên gia tóm lược: rác thải nilông được đưa vào máy rũ để tách đất, đá sau đó đưa vào máy băm, xé, sấy tách ẩm. Sau khi làm sạch nilông thì được hóa dẻo và đưa vào thiết bị phản ứng với chất xúc tác trước khi đưa đến tháp chưng cất phân đoạn để cho ra sản phẩm dầu PO và xăng nặng. Quy trình tương tự này được áp dụng cho rác thải cao su để sản xuất dầu RO.

Theo TS Tâm, các thiết bị máy móc của dây chuyền đa số đều của VN, chỉ một số ít linh kiện là phải nhập khẩu.

Lợi ích từ rác thải nguy hại
TS Tâm cho biết thêm công nghệ tái chế rác thải nilông thành dầu đốt được thực hiện qua các quá trình tách loại tạp chất và xử lý nilông, quá trình nhiệt phân xúc tác phá vỡ cấu trúc mạch polymer của nilông và quá trình tách phân đoạn sản phẩm. Sản phẩm dầu đốt có nhiệt trị cao từ 10.000 -11.000 Kcal/kg sẽ là nguồn nhiên liệu tốt có thể thay thế một phần hoặc 100% cho các lò đốt đang sử dụng dầu DO và FO hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng giám đốc Công ty CP Môi trường VN - cho biết thêm dự án xử lý chất thải rắn nilông ra thành phẩm dầu PO-RO tại bãi rác Khánh Sơn (Đà Nẵng) được thiết kế với công suất mỗi ngày tiếp nhận khoảng 300 tấn rác hữu cơ, sau đó sẽ sản xuất 5-10 tấn dầu đốt công nghiệp, 60 tấn than và sản xuất khí gas đốt.

Công nghệ xử lý rác thải rắn này không chỉ biến rác thải nilông thành dầu đốt mà còn sàng lọc các loại phế thải sành sứ, xây dựng, xà bần để sản xuất gạch block phục vụ ngành xây dựng. Các loại hỗn hợp thực vật như rau củ, quả, cành lá cây... được băng chuyền chuyển đến phân xưởng sản xuất viên đốt công nghiệp, khí gas. Rác hữu cơ là chất mùn thì được dùng sản xuất phân sinh học, chất rắn sẽ sử dụng sản xuất than.

Toàn bộ quy trình của dây chuyền này hoàn toàn khép kín không thải khói, tro được sử dụng để làm vật liệu xây dựng nên không ảnh hưởng tới môi trường.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tại Đà Nẵng được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt và cho triển khai làm hai giai đoạn với tổng vốn đầu tư khoảng 520 tỉ đồng trên diện tích 12ha.

Ông Nguyễn Điểu - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường Đà Nẵng - nhìn nhận: “Dự báo khoảng 8-10 năm nữa bãi rác phải đóng cửa vì không còn diện tích chôn lấp. Vì vậy đây là một công nghệ xử lý toàn diện, tiên tiến giải quyết tái chế đến 90% lượng rác, hạn chế việc chôn lấp”.

ĐOÀN CƯỜNG


Bảy kỷ lục VN trong lĩnh vực môi trường

Nhân dịp kỷ niệm Ngày môi trường thế giới 5- 6, Tổ chức kỷ lục VN phối hợp với trang Tin Môi Trường công bố 7 kỷ lục VN trong lĩnh vực môi trường gồm:

1- Trung tâm cứu hộ và cho sinh sản các loài linh trưởng đang bị nguy cấp (thuộc vườn quốc gia Cúc Phương) trong điều kiện nuôi nhốt với số lượng lớn nhất.

2- Ba Bể - hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi độc đáo nhất VN.

3- Viện Hải dương học (Nha Trang) là nơi lưu giữ bảo tồn bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất.

4- Nhà máy xử lý rác thải nilông thành dầu đầu tiên tại VN (nhà máy ở bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng).

5- Hệ thống điện mặt trời đang hoạt động có quy mô lớn nhất là ở Công ty TNHH Intel Products ở Khu công nghệ cao TP.HCM.

6- Hồ nước nhân tạo lớn nhất là hồ Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái.

7- Nhà máy điện gió lớn nhất đặt tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận) thuộc Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo VN.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Thương lái Trung Quốc lùng gỗ quý ở miền Trung



SGTT.VN - Thương lái Trung Quốc hiện đang săn lùng mua gỗ lim và nhiều loại gỗ quý khác tại Quảng Bình với giá cao hơn bình thường. Trước đó, họ cũng đã ráo riết săn tìm gỗ sưa (huê) tại nhiều địa phương ở miền Trung...

Điều đáng lo là để o bế thương lái gỗ Trung Quốc với mong muốn tiêu thụ được nguồn gỗ quý hiếm, nhiều nậu gỗ tại Quảng Bình cho thương lái Trung Quốc ở ngay trong nhà mình.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=176256
Một phách gỗ lim đi qua vườn nhà dân ở miền tây huyện Lệ Thuỷ.



Lái gỗ Trung Quốc đột nhập rừng Kẻ Bàng?
Trong vụ ba cây sưa cổ thụ bị triệt hạ tại Hung Trí thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Phong Nha – Kẻ Bàng vừa qua, nhiều người dân địa phương cho biết có cả thương lái Trung Quốc vào tận cội để đặt mua loại gỗ quý này. Một nài gỗ thuê ở vùng Hung Trí, Trại Lá và Động Nước Rỉ tên Nguyễn N., cho hay: “Đầu tháng 5 vừa qua, có khoảng ba người Trung Quốc xuất hiện cùng với một nhóm người Hải Phòng. Họ được bảo vệ bởi những tay giống những tay anh chị nói giọng Bắc, đầu húi cua. Tui nghe mấy người đi theo giới thiệu với nhóm trúng gỗ huê đó là lái từ Trung Quốc sang coi hàng và đặt vấn đề mua”. Một người khác tên Hải còn nhận xét: “Những lái gỗ Trung Quốc tài thiệt, giữa rừng núi hiểm trở, chỉ dân địa phương biết, rứa mà họ vẫn trèo đèo lội suối vô tận nơi để ngã giá”.

Một trong số 11 nghi can chặt phá sưa là Thái Xuân Tiềm (Thanh Sen, Phúc Trạch) tiếp xúc với chúng tôi, cũng xác nhận có thương lái Trung Quốc vào tận cội để bàn chuyện mua bán. Tiềm nói: “Qua phiên dịch từ người nói giọng Bắc, người Trung Quốc cho biết họ muốn mua toàn bộ gỗ sưa, nhưng lúc đó bị cướp nhiều lại sợ cơ quan kiểm lâm nên chưa bán được. Họ ở trong rừng hai ngày thì về”.

Lần theo các đầu mối thông tin, chúng tôi được biết, vào đầu tháng 5, những người Trung Quốc mang hộ chiếu du lịch đến nghỉ tại ba nhà nghỉ, khách sạn khác nhau ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Nhân viên lễ tân ở các cơ sở lưu trú cho hay họ không đi tham quan mà đi luôn lên các xã Phúc Trạch, Xuân Trạch. Tại cơ sở lưu trú cuối cùng của ba vị khách Trung Quốc là một khách sạn, chúng tôi đã ghi lại được hình ảnh hộ chiếu của họ nhập cảnh ngày 2.5 ở Lạng Sơn.

Một nhân viên ở khách sạn tiết lộ, nhóm người này xăm trổ đầy mình, có cả kiếm và súng để lộ khi mang theo người. Tuy nhiên, liên lạc với đồn công an địa phương về sự việc trên, chúng tôi nhận được câu trả lời của người trực ban: “đang xác minh” từ đầu dây bên kia.

Lái gỗ Trung Quốc ở nhà nậu gỗ
Tại thành phố Đồng Hới, thời gian gần đây người ta thấy ở nhà một số nậu gỗ như P. (Nam Lý), H. (chợ Ga), T. (Nam Lý) xuất hiện một số người Trung Quốc với tần suất khá thường xuyên. Chủ một quán nước cạnh chợ Ga gần nhà nậu gỗ H., nói: “Đấy là người Trung Quốc qua buôn gỗ. Họ nhờ vợ chồng H. đặt hàng gỗ từ Lào và thu gom gỗ lậu tại Quảng Bình rồi cho lên tàu về bên ấy”.

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, H. liên kết với P., T. và cho các lái gỗ Trung Quốc ở ngay trong nhà mình để cùng nhau thu gom, nâng giá các loại gỗ mà phía Trung Quốc đang cần như sưa, lim. Ba nậu gỗ này đang gom một lượng lớn gỗ lim với khoảng gần 1.000 khối từ Lào và các nguồn lim lậu ở miền tây huyện Lệ Thuỷ cho các lái gỗ Trung Quốc. Một thông tin thân cận của giới buôn gỗ còn tiết lộ, gỗ đã được cưa xẻ thành khí (những thanh gỗ nhỏ – PV), áp giấy tờ hợp pháp và chở đi Hải Phòng, sau đó bốc lên tàu để về Trung Quốc. Thời gian gần đây gỗ lim đắt gấp đôi nhưng vẫn được phía lái gỗ Trung Quốc mua và đặt hàng. Trước đây một thanh gỗ lim dài 3m, dày 5cm, rộng 20cm được bán ở Đồng Hới 700.000 đồng thì nay đã lên 1 triệu đồng, có khi thương lái Trung Quốc ra giá mua 2 triệu đồng nếu lim khan hàng.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=176258
Gỗ rời rừng về xuôi.



Do gỗ lim bị ráo riết săn lùng nên trước đây lim gốc, lốc lõi trong rừng còn có để mót lại và khai thác, đến nay gần như đã vắng bóng lim. Hồ V., một thanh niên Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ đi lỉa gỗ cùng trâu nói: “Không biết họ săn lim kiểu chi mà ráo riết hơn mọi năm, ngắn dài chi cũng mua, thậm chí cả rễ cũng mua cả khối, chỉ thiếu nước họ mua theo cân, theo lạng như sưa nữa thôi. Mới mấy tháng đặt hàng lim mà rừng đã khan rồi, cứ kéo dài thì đắt mấy lim rừng cũng hết; nhà mô làm nhà bằng lim mà tháo ra bán chắc giàu to”. Quả thực, một số địa phương ở Quảng Bình từng có nhiều lim nay đã gần như tuyệt diệt như huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá, và Bố Trạch. Riêng hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ còn lim nhưng đang đối mặt với săn lùng ráo riết.

Trao đổi với chi cục Kiểm lâm và một số lâm trường về việc người Trung Quốc đặt hàng gỗ lim nhiều có thể khiến tuyệt chủng loài gỗ quý này ngoài tự nhiên, chúng tôi đều nhận được trả lời là “sẽ cho kiểm tra làm rõ thông tin”. Khi chúng tôi đi khảo sát thực tế cho bài viết này, còn nhận được thông tin từ một nậu gỗ loại lớn ở Đồng Hới, không chỉ lim, mà táu, hương, gụ... cũng được lái gỗ Trung Quốc đặt hàng. Và gỗ quý không chỉ được chở ra phía Bắc rồi mới lên tàu mà có chuyến gỗ vượt sông Gianh, ra cửa Gianh và bốc lên tàu đi Trung Quốc một cách bí mật.

Ngày 20.6 tại cuộc gặp gỡ báo chí, ông Trần Văn Tuân, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho rằng nếu có giấy tờ thì gọi là gỗ hợp pháp. Đã là gỗ hợp pháp thì có quyền mua bán, dù người mua là ai. Ngay cả người Trung Quốc nếu nhập cư hợp pháp thì cũng có quyền mua bán, còn nhập cư trái pháp luật thì cơ quan công an phải chịu trách nhiệm. “Khi nhập cư đúng pháp luật thì chuyện mua bán là chuyện bình thường, chứ không phải cứ người Trung Quốc buôn bán gỗ là sai. Bởi vì mở cửa rồi, nên hoạt động buôn bán là bình thường”, ông Tuân nói.

Trong khi đó, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Hoài khi tiếp nhận thông tin trên cho biết “sẽ chỉ đạo kiểm tra làm rõ”. Theo đó, nếu mua gỗ lậu, bất hợp pháp sẽ xử lý theo đúng pháp luật, nếu nhập cư bất hợp pháp hoặc phát hiện có người Trung Quốc ở trong nhà người dân không đúng pháp luật sẽ trục xuất.

bài và ảnh: Quốc Nam
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nó chui vào từng nhà để mua thì mấy bữa nữa là hết sạch. Trách ai đây khi mà tất cả... như TK nói là vừa tham vừa ngu. Các quan ngồi đấy mà kiểm tra, xử lý. Chỉ được cái nói vuốt đuôi là giỏi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Xin đừng để Việt Nam thành nơi chứa rác!



SGTT.VN - Không chỉ có những “phòng khám Trung Quốc” với những “bác sĩ” không rõ nguồn gốc, thuốc men không biết xuất xứ, máy móc không rõ tác dụng, mỗi giờ, mỗi ngày người dân chúng ta còn phải sống, phải ăn, phải xài những thứ hàng hoá độc hại, rác rưởi đến từ Trung Quốc. Làm sao biết được liệu con cháu chúng ta mai sau.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=176275
Đồ chơi trẻ em xuất xứ Trung Quốc bày bán tràn lan ngoài lề đường, trước cổng các trường học. Ảnh: Thanh Hảo



Sáu nhóm độc hại
Những ai đã một lần đến các tỉnh nằm ở phía nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, sẽ rất lấy làm kinh ngạc về những công xưởng sản xuất bán thủ công dày đặc ở các vùng nông thôn. Chúng có thể là nhà máy tập trung nhưng cũng có thể là kiểu sản xuất phân tán theo quy mô hộ gia đình mà mỗi gia đình chỉ gia công một công đoạn sau đó được lắp ráp hoàn chỉnh ở đâu đó.

Loại công xưởng này ra đời vào đầu những năm 80 của thế ký trước của công cuộc cải cách, với chủ trương phát triển “công nghiệp địa phương” gắn liền với hương trấn (thị trấn liên xã) để cho nông dân “ly nông, bất ly hương”. Các công xưởng này sản xuất tất cả mọi thứ thượng vàng hạ cám từ đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, thực phẩm khô, đến tranh Picasso…, nhưng chỉ có điều tất cả chúng có chất lượng thấp, không nhập vào châu Âu, Bắc Mỹ được mà chủ yếu là được tiêu thụ ở các nước châu Phi, Đông Nam Á, nhất là các nước có chung đường biên giới.

Mỗi ngày hàng ngàn chuyến xe tải sau khi ăn hàng từ các cửa khẩu biên giới Việt – Trung, từ các cảng biển bịt kín chạy tốc hành xuôi về phía Nam, một số ít trong đó ghé lại miền Bắc, miền Trung, còn đa phần chạy thẳng vào TP.HCM. Sau khi đến điểm tập kết, lập tức hàng sẽ có mặt tại các chợ, các cửa hàng, len lỏi đến khắp mọi ngõ ngách của từng con hẻm, vào từng gia đình, vào từng giỏ xách đi chợ của các bà các chị và chễm chệ trên bàn nhậu vào mỗi buổi chiều tối. Những chuyến xe ấy hầu hết chở các loại hàng bẩn mà chính người sản xuất cũng không sử dụng, những loại hàng bẩn đó thuộc các nhóm:

1. Thực phẩm bẩn: thịt, mỡ, nội tạng động vật (heo, bò), chân, cánh và đầu gà,… tất cả những loại thực phẩm này đều trong tình trạng phân huỷ thối rữa, có dòi bọ, bốc mùi.

2. Rau, trái cây độc: các loại trái cây (táo, lê, cam), rau củ quả (càrốt, cà chua, cải thảo...) bị nhiễm chất độc trong quá trình nuôi trồng và phun xịt sau thu hoạch.

3. Đồ ăn khô tẩm hoá chất độc: các loại ô mai, xí muội, táo, hồng, mực tẩm, bánh kẹo...

4. Các loại đồ hộp bẩn: nước uống, thực phẩm (cá, thịt), trái cây (dứa, lê, táo, nho) được tẩm các loại hoá chất chống mốc, làm chậm thời gian phân huỷ, kéo dài thời gian sử dụng.

5. Thuốc chữa bệnh kém chất lượng: các loại lá, củ, quả, cốt động vật làm thuốc chữa bệnh không có nguồn gốc, chất lượng thấp, bị nấm mốc, hư hỏng.

6. Đồ chơi trẻ em bẩn, nguy hiểm: hầu hết là các loại đồ chơi rẻ tiền được sản xuất từ nhựa tái chế nhiều lần và được dùng các loại hoá chất công nghiệp cho việc tẩy, nhuộm màu.

Như vậy rõ ràng là TP.HCM đang thực sự trở thành một thùng rác (xin lỗi bạn đọc) và có lẽ là thùng rác lớn nhất Đông Nam Á chứa những hàng hoá bẩn và độc hại của người bạn lớn phương Bắc chảy vào. Các nước như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia cũng có tình trạng tràn ngập hàng hoá Trung Quốc, nhưng chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng, lượng thực phẩm không có nhiều.

Ai bảo vệ người dân?
Có một điều ai cũng thấy, TP.HCM là một thị trường không xa so với nơi sản xuất ra những loại hàng bẩn này – hơn 2.000km từ biên giới, cánh xe tải chạy chừng một hai ngày là đến. TP.HCM là thị trường cực kỳ rộng lớn với hơn 8 triệu dân cư trú và 2 triệu dân vãng lai, hàng ngày tiêu thụ một lượng hàng hoá khổng lồ, nhưng cái chính yếu là một thị trường rất đa dạng và dễ tính. Từ trước giải phóng người dân ở đây đã có câu “bán cái gì cũng mua, mà mua cái gì cũng bán”. Lợi dụng sự “dễ tính” này, nhiều loại thực phẩm kém chất lượng, thậm chí độc hại, được đưa về. Và cũng chính vì sự dễ dãi “người ta sao mình vậy” mà chính chúng ta đang tự giết mình và làm hại con cháu mai sau. Người Việt Nam hôm nay thuộc loại thấp bé nhẹ cân, nhưng làm sao biết được liệu con cháu chúng ta mai sau có trở thành những kẻ trì độn, ngớ ngẩn (?).

Làm gì để ngăn chặn làn sóng rác rưởi này? Có người nói, mỗi người dân chúng ta phải tự nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi lựa chọn hàng hoá để trở thành “người tiêu dùng thông minh”. Nhưng thực tế với những người nghèo, nhất là đối với những người lao động có thu nhập thấp ít có sự lựa chọn, dẫu biết rằng chúng độc hại, bẩn thỉu đấy, có chút e sợ đấy nhưng vẫn phải mua vì chúng rẻ, có ngay trước mắt.

Các cơ quan chức năng đang ở đâu? Tại sao không có những hành động, chí ít là lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm, kiểm nghiệm những sản phẩm, hàng hoá trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, để đưa ra những thông tin cảnh báo giúp người dân có cơ sở lựa chọn?

Ai cũng biết, lâu nay, phần lớn các thông tin liên quan đến hàng hoá độc hại, bẩn thỉu chỉ đến từ báo chí hoặc các cơ quan y tế sức khoẻ nước ngoài. Sau đó, nhà chức trách Việt Nam mới cho người đi kiểm tra, đối chiếu… và cuối cùng ra những thông báo không giống ai, kiểu “không có hàng nhập khẩu chính ngạch” mặc dù người ta bày bán khắp mọi nơi!

TS Nguyễn Minh Hòa
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 48 trang (474 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối