@ dangthuoc
Dạ em sẽ viết trong nhưng bài sau anh ạ.
Cám ơn anh đã đọc và cảm nhận.
Mong sẽ nhận được nhiều góp ý từ anh ạ.
@ Khoi Dinh Bang
Thơ không tuổi vần thơ còn mãi
Chảy dạt dào như dòng suối tuôn
Đời nhẹ cuốn thăng trầm yêu - nhớ
Cho nguồn thơ nối những mong chờ...
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ hoanui 74 :Một chút Sử cũ "Năm 1972-Hát Lót là Tỉnh Lỵ tỉnh Sơn La "
Ngày 18-6-1965 Giặc Mỹ leo thang cho máy bay đánh phá Thị Xã Sơn La,nơi phủ lỵ của Khu Tự Trị Tây Bắc(có trụ sở Khu Uỷ,nay là Tinh Uỷ;trụ sở của Uỷ Ban Khu,nay là Uỷ Ban Tỉnh)đồng thời là Tỉnh lỵ tỉnh Sơn La(các cơ quan tỉnh đóng trọn trên đường Tô Hiệu,các cơ quan của Thị Xã thì ở ngoài Phố Chiềng Lề)...Trung Ương trước đó đã có chỉ đạo "mật tin" để các cơ quan Khu,Tỉnh và dân chúng nội thị đã kịp thời đi Sơ tán (Khu thì lên vùng rừng già núi đá trên Muội Nọi(Thuận Châu);Tỉnh Uỷ,Uỷ Ban tỉnh thì về vùng rừng già hang dộng xã Chiềng Ban(Mai Sơn)...Năm 1972 do Quân ta thắng đậm trên mọi mặt trận,Giặc Mỹ(do Tổng thống R.Nixon cầm đầu)đã phải ngừng ném bom bắn phá Miền Bấc.Thị Xã Sơn la bị bom Mỹ đánh huỷ diệt,thế đất nội Thị hẹp,chỉ là 1 rẻo thung lũng dọc 2 bên bờ suối Nậm La từ Bản Mé(xã Chiềng Cơi)đến cầu Bản Cá(Xã Chiềng An)dài trên 3 km,rộng khoảng 500m-800m toàn ruộng là ruộng.mùa mưa lũ là ngập lụt,nhà cửa ở bám dưới chân các núi cao hay bị trôi trượt...Do đó,các Đồng chí lãnh đạo Tỉnh lúc bấy giờ (Bí thư Hoàng Nó,Chủ tịch Cầm Liên,Phó Bí Thư Chu Mạnh Đức)đã đề nghị T.Ư cho xây dựng Thị Xã Sơn La mới ở vùng Cò Nòi( đất Nông Trường Tô Hiệu-huyện Mai Sơn)đây là vùng phiêng bãi rộng rất thuận lợi cho việc mở mang 1 đô thị hiện đại.Thế là các cơ quan tỉnh từ nơi sơ tán về tập kết ở Hát Lót suốt dọc từ ngã 4 Nông Trường QL6 đến chân dốc Mường Hồng bám 2 bên suối Nậm Pàn tới hết bản Dôm (xã Hát Lót),Hát Lót đương nhiên thành Thị Xã Sơn La tạm thời trong vòng 5 năm.Sau này vì địa điểm Cò Nòi "không có đủ nước" để sinh hoạt nên Tỉnh lại phải"tái hồi Kim Trọng" về Thị Xã cũ như hiện nay (lúc ấy thì Khu Tự Tri cũng kết thúc thời kỳ lịch sử của nó),huyện lỵ Mai Sơn (trong phía Chiềng Ban)trên đường tỉnh lộ Mai-Mã sang Lào cũng được chuyền ra ngoài Hát Lót trên QL 6 như hiện nay,nơi Hoanui và Gia đình đang sinh sống(Gia đình nhà NK ở Sở Tài Chính theo cơ quan ở Hát Lót,làm nhà bên suối ở phía trên cầu sắt cũ 50m và cô con gái út sinh 14-4-19974 tại Bệnh Viện Bản Dôm,năm 1976 theo cơ quan về Thị Xã Ở Bản Nà Coóng(khu tập thể các cơ quan tỉnh) năm 1982 chuyền về Hà Nội cho đến nay...NK lên Sơn La ngày 15-4-1963 đến ngày 15-4-1984,tròn 21 năm,hết cả thời tuổi trẻ ,để rồi "Sơn La ngoảnh lại hoá thành Quê" là vậy !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nét đẹp ngày Tết của đồng bào Tây Bắc
Trò chơi độc đáo trên bản Mông
Ngày tết cổ truyền của đồng bào Mông xưa thường diễn ra dài ngày từ những ngày đầu của tết dương lịch và sang cả tết âm lịch. Ngày nay, sự giao thoa các các dân tộc, ngày tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông diễn ra cùng với tết Nguyên đán. Những ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc màu rự rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái rập rìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng cao tràn đầy sức xuân ấy bao giờ cũng kèm theo các trò chơi dân gian độc đáo.
Trái pa pao lời hẹn ước
Khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua màn xương trắng xua đi cái giá lạnh của mùa đông, những cành đào nở bật những bông hoa rực rỡ là lúc bà con đồng bào Mông vui đón tết. Trên các bãi bằng đầu bản, trò ném pa pao thu hút nhiều người từ bản bên, xã bạn gần xa đến tham gia trong không khí vui vẻ đoàn kết, nhưng phần đông tham gia là các nam thanh, nữ tú. Xuân về trái pa pao đem đến cho các bản làng vùng cao niềm vui đầm ấm đoàn kết và trái pa pao như một lời hẹn, trao nhau nỗi nhớ, để nên những lứa đôi hạnh phúc.
Trái Pa pao được khâu nối các miếng vải thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải, nên trọng lượng khá nhẹ đủ để người đón nhận trái pa pao nhẹ nhàng. Trò chơi ném pao đơn giản, người chơi đứng thành từng tốp, chia 2 bên nam và nữ, cách nhau 6 đến 7 mét và ném theo đôi. Người ném và bắt pa pao khéo léo, không để pa pao rơi xuống đất. Trong cuộc chơi cũng tuỳ theo nhóm có thể đề ra các giao ước vui, như ai để pa pao rơi sẽ phải hát đền một bài, hay nhảy lò cò, cõng bạn chạy vòng tròn… Điểm đặc sắc nhất là, ném pa pao cũng là dịp để trai gái trao gửi ánh mắt nụ cười tìm bạn lòng. Khi ném pa pao là trao cả ánh mắt nụ cười cho nhau. Các chàng trai mến cô gái nào thì giữ quả pa pao để sau có cớ cầm đến nhà hay tìm gặp để bày tỏ tỉnh cảm, nếu hợp nhau, họ hẹn hò và bắt đầu một mối tình.
Dũng mãnh, tự tin trên lưng ngựa
Đua ngựa không thể thiếu trong những ngày tết ở vùng cao. Đua ngựa thường được tổ chức để các chàng trai thể hiện mình.
Trước ngày tết, cả bản cùng nhau sửa lại đường đua ngựa, đường đua thường làm vòng quanh trên mỏm đồi hay các triền núi thoai thoải, không gập ghềnh và hiểm trở. Trước ngày đua, những chú ngựa đua được chăm bẵm, tắm táp sạch sẽ, chải lông bóng mượt. Các chàng trai dù chưa có vợ hay đã có vợ đều hào hứng với cuộc đua này. Bởi, đua ngựa là biểu hiện của tinh thần phóng khoáng, dũng mãnh và tự tin của chàng trai người Mông. Ngày đua, các chàng trai gọn gàng trong sắc phục, cổ đeo nhiều vòng bạc; bà con từ già trẻ, gái trai tụ tập hò reo cổ vũ, trong đó không thể thiếu những bóng dáng thiếu nữ .
Hiệu lệnh bắt đầu, tốp đua ngựa lao như tên bắn về phía trước, tay cầm chặt dây cương các chàng trai rạp người trên mình ngựa, huých mạnh để ngựa tung vó nhanh hơn để vượt lên phía trước. Người thắng cuộc là những người trở về nơi xuất phát sớm nhất. Những người đua đều tự giác và giám sát nhau, nên đều được thực hiện đúng theo quy định và coi đây là sự cao thượng trong đua ngựa. Kèm theo đua thường đưa ra các trò để thi thố tài năng, như: sải mình xuống với lấy một vật gì đó đặt dưới đất hoặc lấy được bầu rượu treo trên cao đặt ở phía cuối đường bên kia rồi vòng lại hoặc nhào lộn trên lưng ngựa…
Cuộc thi đua ngựa diễn ra hấp dẫn trước sự hò reo cổ vũ của bà con dân bản. Với các chàng trai chưa vợ dịp đua ngựa là lúc họ thể hiện mình, cố gắng tạo ra sự oai phong để lọt vào mắt các cô gái. Người thắng và người thua đều mừng nhau trong chén rượu nồng ấm áp giữa ngày xuân.
Cùng với ném Pao, đua ngựa, các tro chơi đánh tu lu, thổi khèn cũng được tổ chức để các chàng trai trổ tài. Những trò chơi hiện đang được gìn giữ lưu truyền như một nét văn hoá độc đáo càng làm cho mùa xuân trên các bản Mông thêm xuân.
Nhớ Hội Còn
Hội ném còn của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc là trò chơi dân gian rất đặc sắc không thể thiếu mỗi độ xuân về. Khi hoa ban, hoa đào hé nở, cũng là lúc những cô gái chuẩn bị cho riêng mình những quả còn sặc sỡ để vui chơi trong ngày hội.
Quả còn được làm bằng vải trắng, vải đen hoặc vải khít, hình bánh chưng vuông, trong nhồi hạt bông pha ít hạt thóc hoặc trấu, to bằng hai bàn tay úp lại của người chủ làm ra nó. Quả còn có năm tua, bốn tua đính ở bốn góc và một tua đính giữa đáy nơi xuyên dây còn. Quả còn tượng trưng cho đầu rồng ấp ủ hạt giống chờ ngày nảy mầm, sinh sôi. Dây còn làm bằng sợi dây bông se, to bằng đầu đũa hoặc bằng vải khâu hình ống, dài bằng cánh tay chủ còn. Dây còn tượng trưng cho thân rồng, có chín tua đính so le suốt dây còn. Đó là biểu tượng của chín tia nắng, tám tia mưa, khí hậu thời tiết ôn hòa. Tua còn làm bằng sợi nhiều màu sắc hoặc các mảnh vụn vải màu ghép lại, dài bằng ngón tay người chủ. Tua còn tượng trưng cho râu rồng đồng thời biểu tượng của cây cỏ, hoa lá.
Chơi còn là một trò tung hứng. Chia làm hai, một bên nam và một bên nữ. Người có còn bên này tung cho bên kia đón bắt. Bắt được liền tung trở lại, làm cho còn bay đi bay lại chẳng lúc nào ngưng, giống như bầy rồng đang bay trên bầu trời. Đây là trò chơi tập thể, thu hút nhiều người, mọi lứa tuổi tham gia. Ngày trước, quan niệm của người dân tộc Thái: tung còn mang ý nghĩa cầu mong; thả rồng mang cái úa vàng, ốm đau, vận hạn, rủi ro lên trời...
Trong bài hát chơi còn có câu:
“Chúng ta cùng nhau cầm dây bản ném đi úa vàng, nắm dây còn quăng đi ốm đau”.
Đón còn là hứng lấy cái tốt đẹp, may mắn mà rồng còn đem lại, nên mới có câu:
“Đón lấy cái hay, cái đẹp về mình, đón lấy cái khỏe về thân”.
Chính vì vậy người bắt còn cố gắng không để còn tuột tay rơi xuống đất. Nếu ai để còn rơi xuống đất thì bị phạt; người già để rơi còn phải uống rượu đôi, thanh niên để rơi còn thì có hiện vật hoặc hát chúc mừng người tung. Chơi còn là trò chơi giao lưu tình cảm đôi bên, trong đám đông người chuẩn bị đón còn, người tung còn bao giờ cũng nhằm vào người mình quý mến, thầm yêu trộm nhớ. Đây cũng là dịp để trai gái tìm hiểu giao duyên, nhiều đôi trai gái đã nên vợ, nên chồng.
Ngoài ra, còn có trò chơi ném còn vòng đã được lưu truyền đến ngày nay và thường được tổ chức vào các ngày lễ hội, mục đích là để thử tài, độ chính xác của người ném. Một cái vòng có đường kính chừng 50 cm, được bọc giấy màu và buộc vào ngọn tre dựng lên giữa sân. Ai ném được nhiều quả còn chui qua vòng sẽ là người chiến thắng.
Bà Lò Thị Hoa, ở bản Bó, phường Chiềng An (Thành phố) kể: Mỗi dịp xuân về, từ ngày 24-25 âm lịch các thiếu nữ của bản, ai cũng tự làm cho mình từ 2 đến 3 quả còn, con gái ngồi khâu, còn con trai thì se tua còn. Hội ném còn được tổ chức ở đầu bản, trên sân rộng hoặc trên đồng ruộng khô... Các cuộc vui như vậy cứ tiếp diễn đến tận sau tết, đi nương về buổi chiều vẫn rủ nhau chơi tiếp.
Khi được hỏi về ném còn ngày tết, em Lò Thị Chi 17 tuổi, bản Sẳng, xã Chiềng Xôm (Thành phố) nói: Em thích trò chơi ném còn lắm, nhưng ngày tết về thanh niên trong bản ít còn dịp tụ tập ném còn, vả lại cũng ít người hiểu được ý nghĩa của hội ném còn là gì?
Ném còn là một trò chơi dân gian, là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, cần được gìn giữ, bảo tồn, phát triển và tái tạo lại trong những dịp tết, lễ của đồng bào các dân tộc.
Văn hóa rượu cần dân tộc Thái
Rượu cần còn có tên là “lảu kép” (rượu trấu), “lảu bẳng” (rượu ống), “lảu co” (rượu cây) “lảu xá” ( rượu vỏ trấu), “lảu xả” (rượu của người Xá, dân tộc Khơ mú, loaị rất đậm ngọt)
Để làm được một hũ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối, dứa, củ mài và một số lại cây, củ, quả khác cùng men rượu. Vỏ trấu và chum đựng, cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp) đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm 3-54 giờ đồng hồ. Đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt sạch, để nguội, trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu) 1/2 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi). ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5-7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hoà nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.
Rượu càng nhiều ngày, càng già, uống càng bốc và ngon. Loại men ngọt uống thấy vị ngọt (như đường, như mật). Loại men đậm, đắng uống rất bốc, mạnh hơn các loại bia gọi là “lẩu phủ trai” (rượu đàn ông). Rượu cần uống bằng nước lạnh đun sôi để nguội (hoặc để trong tủ lạnh càng tốt). Nếu dùng nước nóng (kể cả hơi ấm) uống sẽ không ra gì, rượu coi như bị hỏng.
Khi uống ta bật bỏ nắp bịt ra, đổ nước ngâm một phút cho ngấm, cắm cần vào và đổ nước uống liên tục đến lúc nhạt thì thôi (hoặc hút ra chai uống qua cốc, chén như bia và rượu).
Khắp các vùng dân tộc Thái Sơn La đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là 10, 12, 14 bạn bè anh em đến là “lảu khay cáy khả” (rượu mở, thịt gà).
Và, chum rượu cần đã mở là có ca hát, khèn, sáo, trống, chiêng, vòng xoè dập dìu, say mê thâu đêm suốt sáng. Bên hũ rượu cần thường là nơi tụ hội của cộng đồng bản mường, chân thành đoàn kết, bình đẳng, không phân biết dân tộc, đẳng cấp. Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp – văn hoá rượu cần.
Món cá chua
Ngày xửa ngày xưa, người Mường bấm đốt ngón tay để xem ngày, chuẩn bị các món ăn cho ngày tết thật chu đáo, trong đó nhất thiết nhà nào cũng phải có món cá ướp chua
Để có một “Pe cá Tua”- hũ cá chua không phải dễ. Con trai đi quăng chài vào đêm, đem cá về mổ bụng moi ruột, cắt khúc nhỏ bằng hai ngón tay, bỏ đầu đuôi, ướp muối, đem xôi, sau đó thêm một ít cơm nguội, ít men rượu, trộn đều rồi cho vào hũ, được 15 ngày thì bỏ thính vào.
Cá ướp chua để từ 3 đến 6 tháng, bày lên mâm ăn ngay. Cá ướp chua gói vào lá thầu dầu (bánh tẻ) rồi nướng. Cá ướp chua nấu canh có thêm gia vị: Lá sả, gừng, ớt, mắc khén. Cá ướp chua làm bánh và đồ cơm (vung chảo xôi bằng gỗ).
Người Mường có câu: “ăn một miếng cá chua, sáng mắt cả năm” mùi thơm của cá chua nướng, hơi bốc lên của chõ xôi bánh khêu gợi mời gọi mọi nhà đón xuân về.
Sự tích bánh dày
Thuở xưa, có chàng trai người Mông tên là PLai, bị thần Hổ về bản bắt mất người yêu về làm vợ. Quyết tìm được người yêu, chàng PLai đã dùng bánh dày để làm lương thực đi tìm nàng. Qua bao gian nan khổ ải, chàng đã tìm được nàng. Cảm động trước tình yêu cao cả của chàng PLai, thần Hổ đã trả lại nàng Dợ cho chàng. Từ đó, chiếc bánh dày đã trở thành biểu tượng của tình yêu thuỷ chung đôi lứa trai gái người Mông. Ngày nay, sự tích bánh dày đã đi vào lễ hội, trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào Mông.
Giã bánh dày của người Mông
Tại tuần văn hoá các dân tộc Sơn La tổ chức tại Mộc Châu năm 2005, sự tích bánh dày được các chàng trai người Mông đến từ các địa phương trong tỉnh tái hiện lại qua cuộc thi làm bánh dày lễ hội. Các đội đến tham gia đều phải chuẩn bị các vật cụ, như: củi, trõ xôi, gạo nếp, chày, cối giã, lá chuối và các chất phụ gia chống dính khi nặn làm bánh. Sau khi xôi chín, đổ vào cối hoặc máng, rồi theo hiệu lệnh của trọng tài, các đội tham gia thi thay phiên nhau giã hoặc vồ. Khi giã nhuyễn, các vận động viên trổ tài điệu nghệ thi nhau nặn thành những chiếc bánh tròn, dẹt đủ kích cỡ đặt trong khuôn lá chuối cắt tỉa hình tròn, bày lên mâm trong tiếng trống giục, hò reo cổ vũ của các cổ động viên đến chứng kiến cuộc thi. Sau khi hoàn thành việc làm bánh, các đội xếp hàng sau cỗ bánh dày, đợi Ban giám khảo đến kiểm tra, chấm điểm cho các đội tham gia thi làm bánh dày nhanh nhất, dẻo nhất và đẹp nhất. Cuối cùng, những chiếc bánh dày được các đội chia đều, tặng lại cho các đại biểu và những khán giả đến xem, cổ vũ.
Mùa xuân về, các chàng trai người Mông ngày nay vẫn thường mang bánh dày đi chơi xuân, ngoài làm lương thực dự trữ đường xa, bánh dày còn là món quà đầy ý nghĩa của các chàng trai, cô gái Mông đi kén duyên lấy vợ, gả chồng. Nét đẹp trong tình yêu đôi lứa mang đậm nét văn hoá truyền thống xuất phát từ lao động sản xuất, đề cao chân lý, lẽ phải của sự tích bánh dày đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. "Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ hoanui 74 :Các bài giới thiệu về Văn hoá các dân tộc miền Tây Bắc Tổ Quốc Việt Nam của Hoa Núi là khá hay,rất đáng đọc...Ngày mai là 30 tết rồi,NK xin góp 1 bài :
NHỚ QUÊ
Bạn bảo : Quê mi miền xa ngái
Bản Mường quê xứ Thái mù sương
Nơi ấy núi Pu Luông mây phủ
Vó ngựa bươn khắp các ngả rừng...
Nơi ấy có nhà sàn bếp lửa
Mẹ chờ con"Ếp"(1)cơm mới để phần
Em đợi anh đêm quay sa vò võ
Con chó mừng đón chủ tận chân thang...
Xưa anh từng gọi em trong tiếng "pí" (2)
Tiếng đàn môi thủ thỉ phía đầu nhà
Ra suối lội vớt rêu đầy Sông Mã
Ánh trăng rằm tưới mát dưới chân ta...
Bạn khoe:quê choa đồng cát trắng
Gió Lào khô...thèm khát Xứ quê mi
Người miền Trung lên Miền Tây ở rể
Mùa hoa Ban nhớ biển...lại mong về.
(1)Ếp khẩu: 1 loại giỏ đựng cơm.
(2)pí:Sáo.
Nguyễn Khôi
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ Khoi Dinh Bang
Kính chúc chú và gia đình năm mới sức khoẻ, an khang, vạn sự như ý và tràn đầy tiếng cười."Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Cung xuân vừa chạm tiếng đàn hoan
Chúc mừng năm mới vạn điều an
Tân niên sức khoẻ ngàn lộc thọ
Xuân về ấm áp thịnh gia trang
Vạn điều an khang cùng may mắn
Sự đời đẹp phước tràn hanh thông
Như mai đào thắm ngời xuân sắc
Ý thật tâm thành rộn hương xuân."Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Chúc Hoa núi 74 luôn tươi thắm với cả bốn mùa Thi Viện
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ Đồ Nghệ : Xửa xưa có câu hát rất nổi tiếng"Nghệ An Xô Viết vẫn là Nghệ An"...đã mấy chục năm trôi qua mà NK (dân Bắc Ninh,trưởng thành ở Sơn La) đã sang tuổi 73 ta mà đầu óc ngu muội vẫn chưa hiểu được cái thâm thuý của câu hát trên ? Đồ Nghệ là dân xứ Nghệ,thâm Nho,học vấn uyên bác...giảng giải cho NK để NK thấy được cái HAY (cái tiếng nói của quê hương xứ sở-phương ngữ ?-NK xin cảm ơn Đồ Nghệ !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@Hoa núi, lần này mình cũng được uống rượu cần, rất ngon bạn nhỉ.
Chúc bạn năm Canh Dần sức khoẻ dồi dào, Vạn sự như ý.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ Đồ Nghệ: Mau khỏi tay nha.
@ NamLan: Xuân quê hương rất vui phải không bạn. Luôn vui nữa nha."Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook