Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nghĩa trang hoạn quan duy nhất ở Việt Nam



GiadinhNet - Những ngôi mộ cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.

Dẫu không có gì là vĩnh cửu và sẽ đi vào quên lãng bởi thời gian nhưng nhìn cảnh tượng 25 nấm mồ của các Thái giám trơ trọi phủ kín rêu phong và ít người lai vãng, vẫn không chút chạnh lòng thầm trách hậu thế đã hững hờ...

http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/10/20/cong1.jpg
Những nầm mồ hoang lạnh xanh màu thời gian của các thái giám



Cuối đời, các Thái giám triều Nguyễn phải cư trú ở một ngôi nhà phía bắc hoàng thành gọi là Cung Giám viện. Họ không có con nối dõi, do đó không có người chăm lo hương hỏa khi đã chết. Càng trở về già họ càng ý thức rõ về điều đó.

Người xưa vốn rất coi trọng nghĩa vụ truyền giống, phê phán, kết tội nặng những kẻ tuyệt chủng: Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại (Có ba điều bất hiếu, lớn nhất là không có con nối dõi tông đường). Vì thế họ bị người đời coi thường, khinh rẻ.

Sống với mặc cảm ấy nên họ luôn bị dằn vặt. Đối với tổ tiên, cha mẹ, họ tự coi mình là tội nhân bất hiếu; đối với bản thân, họ không thoát khỏi cái cảnh trăm năm cô đơn, và đến khi nhắm mắt, sẽ trở thành loài ma lang thang, không nơi nương tựa.

Vào những đêm trăng đẹp, nhân công việc nhàn rỗi, các Thái giám trải chiếu ngồi trò chuyện với nhau. Câu chuyện của họ trở nên rầu rĩ, thê lương; "là chim thì phải biết bay, qua chiều mới tới tối; là ngựa là phải có bờm, cơn gió thì ắt có trái mùa". Đó là quy luật tự nhiên. Còn các Thái giám triều Nguyễn sau khi chết không có người chăm lo, thờ tự. Họ khóc và nước mắt cứ thế tuôn rơi.
Thế là họ cùng tìm cách giải quyết. Các Thái giám chọn chùa Từ Hiếu làm nơi lo hậu sự cho mình. Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân Thượng II (xã Thủy Xuân, TP Huế, Thừa Thiên - Huế), là ngôi chùa cổ vào loại đẹp bậc nhất xứ Huế.

Phía trước chùa có dòng suối nhỏ chảy róc rách, núi Ngự Bình trấn phía Đông Nam, phía Tây Bắc có dòng sông Hương uốn quanh. Chùa được dựng năm 1841 do nhà sư Nhất Định làm trụ trì.

Các Thái giám triều Nguyễn cùng nhau quyên góp tiền bạc, ruộng đất để tôn tạo, mở rộng chùa Từ Hiếu. Ngoài cúng tiền bạc, ruộng đất vào chùa, họ còn soạn văn, khắc bia chùa và cúng tiền câu đối. Bên cạnh đó các Thái giám triều Nguyễn còn thu hút nhiều khoản công đức khác cúng dâng chùa từ triều đình như Vua, Hoàng thái hậu...

Từ đây chùa Từ Hiếu là nơi lo nhang đèn cho họ khi chết, khi sống họ có thể đi lánh mình, ra vào có bầu bạn tâm sự, ốm đau có thể chăm sóc lẫn nhau, chết và táng được đưa tiễn cùng nhau. Cũng từ đây người ta gọi chùa Từ Hiếu là chùa Thái giám, và đây cũng là nghĩa trang Thái giám duy nhất của Viêt Nam.

Cách ngôi chính điện của chùa Từ Hiếu khoảng 50 m về phía bên trái là khu mộ của Thái giám triều Nguyễn. Số mộ đếm được là 23 ngôi, có 2 ngôi mộ gió chưa có Thái giám được chôn. Trong đó, 21 ngôi còn nguyên vẹn, có bia khắc tên tuổi, quê quán, pháp danh, chức vụ và ngày mất.
Rõ ràng nhất là bia số 22 (ở dãy trong cùng) có khắc: Hoàng triều Cung Giám viện, quảng vụ Nguyễn Hầu, người ở thôn Nhi, xã Hoàng Công, tổng Hoàng Công, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Mất ngày 15 tháng giêng năm Khải Định thứ V (1920).


http://giadinh.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/10/20/cong3.jpg
Các thái giám phục vụ trong Đại nội. Ảnh chụp lại từ ảnh sưu tập của nhà nghiên cứu Phan Thuận An



Các ngôi mộ có 3 dãy, hàng thứ nhất mộ to, hàng thứ ba mộ nhỏ hơn hàng thứ hai vì được xếp theo chức vụ của quan Thái giám xưa. Những ngôi mộ này được bao bọc bởi một dãy tường rào cao 1,78 m, dài 26,3 m, rộng 19,5 m với kiến trúc la thành hình chữ nhật bao ôm xung quang diện tích 1.000 m².

Cổng chính giữa có đặt một tấm bia đá được dựng từ năm 1901 do Cao Xuân Dục soạn, ghi lại những tâm sự của Thái giám triều Nguyễn: "Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống hay chết ở đây chúng tôi đều được yên tĩnh”.

Ngày giỗ chung cho các Thái giám triều Nguyễn là vào ngày rằm tháng 11 hàng năm. Nhưng có một điều đặc biệt là dù các ngôi mộ vẫn đứng đó bao nhiêu năm tháng theo sự biến đổi của thời gian nhưng rất ít người biết đến sự tồn tại của nghĩa trang này, các ngôi mộ rêu phong phủ kín, không gian vắng lặng không một bóng người qua lại.
Mặc dù nằm trong khuôn viên chùa Từ Hiều nhưng khách thập phương chỉ quan tâm đến cúng bái, hành hương và không ai để ý đến các ngôi mộ này. Theo trụ trì bây giờ của chùa Từ Hiếu cho biết, nếu không có các sư của chùa quét dọn và hương khói thì chắc các ngôi mộ này đã bị hủy hoại theo thời gian rồi. Những ngôi mộ mang số kiếp cô đơn, lặng lẽ nơi bốn bức tường của nghĩa trang này cũng chính là cuộc đời của các hoạn quan khi xưa.

Đình Văn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như


Dịch giả, học giả Lê Văn Hòe.

http://i862.photobucket.com/albums/ab185/tranthehao_photo/LeVanHoe.jpg



Sáng ngày 1/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội kết hợp với Trung tâm Văn hóa nghệ thuật Đông Tây và Thư viện Hà Nội tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn Lê Văn Hòe (1911-2011).

Có đông đảo các nhà văn, nhà nghiên cứu, người yêu quý văn học nước nhà đã đến dự.

Cũng trong dịp này, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Đông Tây đã cho tái bản cuốn “Truyện Kiều chú giải” nổi tiếng của nhà văn Lê Văn Hòe.

Dịch giả Lê Văn Hòe(1911-1968) quê ở xã Mỗ xá, Chương Mỹ, Hà Đông, nay là Hà Nội. Cụ sớm tham gia làng Báo Việt Nam, lập tờ Báo Đời Mới, ra được 6 số thì bị đóng cửa, ra tiếp tờ Ngọ Báo ,Việt Báo… Sinh thời, cụ cộng tác nhiều với lớp nhà báo , nhà văn danh tiếng những năm 30, 40 của thế kỷ trước như: Nguyễn Doãn Vượng,Vũ Đình Long, Đào Trinh Nhất,Vũ Bằng…

Lê Văn Hòe không chỉ là một Nhà giáo có tên tuổi, để lại nhiều kỷ niệm đẹp cho không ít học sinh trường Albert Saraut, cụ còn là một Nhà báo đáng kính nể trong làng báo Việt Nam từ trước Cách mạng Tháng Tám. Cụ là một nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, từng ra báo, lập Nhà xuất bản, là Giám đốc NXB Quốc học thư xã: một học giả uyên thâm, tác giả của nhiều công trình khảo cứu sáng giá, trong đó trước hết phải kể đến cuốn “Truyện Kiều chú giải” dày tới hơn 700 trang và cuốn “Tầm nguyên từ điển”…

Lê Văn Hòe là một Nhà Báo , Nhà Văn được đồng nghiệp nể trọng.Đối với chính quyền thực dân lúc ấy, ông có thái độ rõ ràng,nhiều phen tỏ ra không chịu khuất phục… nên ông từng bị chính quyền bảo hộ làm rầy rà. Thậm chí vào đầu những năm 40, khi ông được anh em tín nhiệm bầu vào lãnh đọa nghiệp đoàn báo giới Bắc Kỳ thì bị chính quyền gạch đi. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Lê Văn Hòe được những cây bút Văn Hóa Cứu quốc ủng hộ giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Lê Văn Hòe cũng như phần lớn các văn nghệ sĩ lúc đó đều hưởng ứng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã mang gia đình tản cư ra vùng tự do. Nhưng do hoàn cảnh đông con, sau đó ông buộc phải đưa gia đình trở lại Hà Nội kiếm kế sinh nhai. Ở trong thành,ông chuyên tâm vào nghề dạy học và hoạt động xuất bản. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, ông cùng gia đinh ở lại Hà Nội. Các con của cụ Lê Văn Hòe khá đông, đến nay đều phương trưởng , thành đạt. Đi theo nghiệp văn chương nghệ thuật của phụ thân có Lê Văn Hiệp (đã mất) - một họa sĩ tài hoa từng công tác tại Báo Hà Nội mới và có nhiều năm cộng tác minh họa cho Báo CAND; Lê Tấn Hiển- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, tác giả của nhiều giải thưởng văn học và Lê Phúc Hỷ, Nhà Báo-Nhà Văn (Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội), hiện là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân. ( Trích lược bài viết của Dịch giả Thúy Tòan- báo Văn nghệ Công An)

Tác phẩm:
- Quốc Sử Đính Ngoa
- Khổng Tử Học Thuyết (3 tập)
- Học thuyết Mặc Tử
- Tục ngữ lược giải (3 tập)
- Gió Tây
- Truyện Kiều Chú Giải
- Cung oán ngâm khúc chú giải
- Quang Trung
- Hồ Quý Ly - Mạc Đăng Dung
- Hưng Đạo Vương - Bình Định Vương
- Chữ nghĩa truyện Kiều
- Tìm Hiểu Tiếng Việt
- Tự vị chính tả.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như



TRUYỆN KIỀU CHÚ GIẢI
Tác phẩm đồ sộ, công phu, nổi bật nhất
Của Nhà văn, Nhà giáo Lê Văn Hòe

http://i862.photobucket.com/albums/ab185/tranthehao_photo/LeVanHoe01.jpg




Tuy chỉ đứng trên bục giảng hơn mười năm, nhưng những tiết giảng của ông cho đến tận hôm nay vẫn vẫn in đậm trong ký ức nhiều thế hệ học trò với niềm kính phục và sự tâm đắc, thích thú đặc biệt, nhất là những giờ giảng về nghệ thuật và chữ nghĩa truyện Kiều của Đại văn hào Nguyễn Du.

Có thể nói, trong hàng chục tác phẩm đã ấn hành của Lê Văn Hòe thì Truyện Kiều chú giải là cuốn sách dụng công, đồ sộ và nổi bật nhất bộc lộ vốn tri thức uyên thâm về cả Đông - Tây kim - cổ và tài năng, học thuật của ông. Khá nhiều nhà nghiên cứu và học giả tên tuổi, sau khi xem Truyện Kiều chú giải đã nhận xét rất chân thành về sự tài tình và kỹ lưỡng trong chú giải, cẩn trọng và tinh vi trong bình luận, nghiêm túc khách quan trong hiệu đính mà vẫn bày tỏ được chính kiến cá nhân, đồng thuận với nhận thức và suy nghĩ của đại đa số độc giả.
Chắc chắn để chấp bút viết Truyện Kiều chú giải, Lê Văn Hòe phải chuẩn bị khá nhiều năm, đọc nhiều sách, đặc biệt là sách Trung Hoa (đương nhiên thời đó là tham khảo nguyên bản gốc, vì ông vốn đọc thông viết thạo chữ Hán), cho nên tham vọng của Lê Văn Hòe qua Truyện Kiều chú giải được đề đạt khá rõ ràng khi ông giới thiệu cuốn sách trước dư luận như sau
"1 - Chú giải những tiếng nôm khó hiểu.
2 - Chú giải ý nghĩa từng câu.
3 - Chú giải văn phạm, văn pháp.
4 - Chú giải điển cố văn ch¬ơng, - chữ sách Tàu - chữ ca dao, tục ngữ.
5 - Vạch những chữ tác giả dùng sai.
6 - Sửa những chữ in lầm do tam sao thất bản.
7 - Sửa những lời chú giải sai lầm của những nhà chú giải trước (Pháp - Việt).
8 - Nêu những chỗ hay, dở trong văn lý và kỹ thuật.
9 - Phê bình các nhân vật truyện về mặt luân lý và nghệ thuật".

Và, với những tham vọng đó, có thể nói Lê Văn Hòe đã thực hiện mỹ mãn trong cuốn sách dày 724 trang này, minh chứng bằng dư luận báo giới đương thời dưới đây :

"... Nhà văn kiêm học giả Lê Văn Hòe vừa cho xuất bản bộ sách Truyện Kiều chú giải dày hơn 700 trang, là bộ sách biên khảo công phu nhất từ khi có chiến sự 1946 đến nay.
Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe gồm có những phần hiệu đính, chú giải, bình luận, là một công trình lớn lao của tác giả...
Thêm Truyện Kiều chú giải của Lê Văn Hòe, người đọc tin chắc rằng sẽ hiểu thấu truyện Kiều hơn, thưởng thức hết cái hay của truyện Kiều, cũng như đôi khi phân biệt cái dở của truyện Kiều. Hơn nữa với sự biên khảo kỹ lưỡng của Lê Văn Hòe. Truyện Kiều chú giải có thể dùng làm công cụ học vấn giáo dục, làm một kho tài liệu vô giá để phục vụ học đường..."
(Báo Giang Sơn số 1116 ngày 5-6-1953)

"... Ông Lê Văn Hòe, một kiện tướng trong văn giới Việt Nam chúng tôi tưởng không cần giới thiệu nhiều. Riêng về Truyện Kiều chú giải, thì quả là một công trình vĩ đại trong công cuộc xây đắp văn nghệ nước nhà. Những lời chú giải, bình luận cuối mỗi trang, và suốt bảy trăm trang đã chứng tỏ sự cố gắng phi thường của tác giả...
Truyện Kiều chú giải chắc chắn sẽ là người bạn cần thiết cho những ai muốn trau dồi Việt ngữ và chắc chắn được mọi giới hoan nghênh..."
(Báo Thân Dân số 35 ngày 5-6-1953)

"... Trong tác phẩm đồ sộ dày 724 trang khổ lớn này, ông cố gắng hiệu đính và bình luận áng văn của nhà Danh sĩ đệ nhất nước Việt, nay có ghi trong chương trình trung học Việt Nam.
Đó là một công trình lớn lao mà ông đã làm có mục đích giúp mọi người hiểu thấu truyện Kiều, thưởng thức hết cái hay của truyện Kiều, và đưa truyện Kiều ra làm công cụ học vấn giáo dục có lợi ích cho giới học đường.
Việc chú giải này đòi rất nhiều công phu, tuy vậy ông đã cố gắng hòan thành một cách mỹ mãn. Với cái lương tâm đó, một lòng vì tiền đồ quốc văn, ông cũng đáng được khuyến khích và khen thưởng nhiều rồi vậy..."
(Báo Tia Sáng số 1616 ngày 7-6-1953)

"... Là một cuốn sách sọan rất công phu do một nhà văn biên khảo lão luyện của giới văn nghệ nước nhà. Ông Lê Văn Hòe đã hiệu đính, chú giải, bình luận truyện Kiều theo một phương pháp khoa học mới mẻ, bằng một ngòi bút thận trọng, sâu sắc hiếm có (...) Truyện Kiều chú giải là một cuốn sách rất có ích với các bạn nam nữ học sinh và các bạn muốn tìm hiểu văn chương truyện Kiều".
(Báo Liên Hiệp số 749 ngày 8-6-1953)

"... Giở một lượt hơn 700 trang in mà riêng phần "rọc" sách cũng mất 45 phút đồng hồ...
Đã chú giải thì chữ hay điển cố của ông đưa ra cũng đều cẩn thận, tỷ mỉ và phong phú.
Cũng như ở phần bình luận, tuy là những ý riêng của ông, nhưng phải nhận rằng là những ý khá khách quan rất gần với quan niệm của nhiều người...
... Nói vắn tắt và chân thành ngay rằng truyện Kiều chú giải quả là một công trình văn học công phu mà ông Lê Văn Hòe đã góp vào nền văn học Việt nam..."
(Báo Giang Sơn số 1425 ngày 14-6-1953)

"... truyện Kiều xưa nay cũng đã nhiều nhà chú giải, nhưng muốn kể là đầy đủ thì thật chưa có quyển nào đầy đủ cả.
Để bổ vào chỗ khuyết điểm x¬ưa nay đó, ông Lê Văn Hòe đã để nhiều công phu, nhiều thời gian vào quyển sách chú giải to lớn này. Ngòai phần hiệu đính, chú giải, còn thêm phần bình luận. Bình luận theo một kiến giải mới mẻ, có thể coi như là một phát kiến trong kho tàng vô giá của văn ch-ương Việt Nam. Bao nhiêu trân bảo của tiền nhân để lại. được Lê-Quân làm người chỉ đạo đưa ta đến tận nơi thưởng thức..."
(Báo Sài Gòn, số 3 ngày 22-6-1953)

Và còn nhiều, nhiều nữa những ý kiến, phát biểu báo chí ngày ấy sau khi Lê Văn Hòe in và phát hành Truyện Kiều chú giải, song từng ấy đủ để chúng ta hình dung d¬ư luận văn đàn cũng như độc giả đương thời về Truyện Kiều chú giải.
Văn học và tri thức có những giá trị thật trường tồn, vì vậy có thể nói mà không ngại chủ quan rằng, cho đến tận hôm nay, Truyện Kiều chú giải của Nhà văn Lê Văn Hòe vẫn còn nguyên những giá trị như dưluận một thời đã dẫn.

*
Nhân kỷ niệm 100 năm sinh Nhà văn Lê Văn Hòe, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã quyết định tái bản cuốn Truyện Kiều chú giải này, để hòai niệm, cũng là tôn vinh những cống hiến của ông trong học thuật, nghiên cứu, phê bình và sáng tác, để ghi nhận sự đóng góp quý giá của học giả Lê Văn Hòe vào nền văn học nước nhà.

Ngày 1/11/2011, Buổi lễ kỷ niệm 100 năm sinh của học giả Lê Văn Hòe và giới thiệu tác phẩm :Truyện Kiều chú giải" do Hội nhà văn Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Thư viện Hà Nội cùng với gia đình học giả tổ chức vào hồi 9h sáng, tại Tầng 2 Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu.

Hà Như tổng hợp

.

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Cảm ơn bác Hà Như đã viếng thăm và đăng hai bài thật có ích cho độc giả. Trước kia nhà tôi có ba quyển của nhà giáo Lê Văn Hòe, trong đó có quyển "Truyện Kiều", nhưng sau này bị tịch thu mất, không tìm mua lại được nữa!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

@Vodanhthi và các bạn yêu mến Truyện Kiều.
Sáng ngày mai, 3/11/2011 tại Viện Khoa học Xã hội VN, số 1 phố Liễu giai, Ba đình, Hà nội sẽ công bố quyết định Thành lập và Đại hội Thành lập Hội Khoa học Nghiên cứu Truyện Kiều (gọi tát là Hội Kiều học), giấy mời đã gửi cho các thành viên, được biết Thi viện ta cũng có vài Đại biểu và đang bàn nhau lấy Thông tin Đại hội để tải lên Thi viện báo cáo kết quả. Ngoài ra, có thể ở đây các Nhà xuất bản sẽ bán sách về Truyện Kiều. Nếu ghé qua, có thể bạn mua được quyển cần tìm và quyển Truyện Kiều Chú giải của Lê Văn Hoà, mới in quý III - 2011, sẽ được giới thiệu và bán ở Đại hội.
Hôm qua, 1/11/2011 Hà Như mỗ có đi dự Lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ông, được gia đình tặng 1 quyển, dày trên 450 trang, giá bìa 90.000đ, đọc rất tốt, và dành cho nhiều đối tượng.
Biết đâu, xin nói đấy.
Hà Như.

.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

@ Bác Như: Cuốn "Truyện Kiều chú giải" của cụ Hòe in trước 6/1953 những 724 trang. Xuất bản lần này lại cắt bớt đi hả bác ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

@ Thái Thanh Tâm,
Cuốn "Truyện Kiều chú giải" của cụ Hòe in trước 6/1953 những 724 trang do Thái Huynh hỏi, không rõ do NXB nào ấn hành.
Quả thật, Hà Như bây giờ mới biết đến Cuốn "Truyện Kiều chú giải" và tác giả Lê Văn Hoè, ngoài ra thì mù tịt.
Nhưng đối chiếu với bản Trưng bày tại Lễ kỷ niệm 100 năm của cụ, in năm 1952 tại Quốc học Thư xã (do cụ làm chủ) thì y xì nội dung và hình thức, chỉ khác cái bìa.
Từ năm 1953 đến 1975, trong nam đã tái bản đến 13 lần, và lấy làm tài liệu giảng dạy. Có thể do đó, có bản nào tăng trang chăng ?
Biết đâu, xin thưa lại như vậy.
Hà Như.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Vodanhthi đã viết:
.
Cảm ơn bác Hà Như đã viếng thăm và đăng hai bài thật có ích cho độc giả. Trước kia nhà tôi có ba quyển của nhà giáo Lê Văn Hòe, trong đó có quyển "Truyện Kiều", nhưng sau này bị tịch thu mất, không tìm mua lại được nữa!
Hôm nay, Đại hội Thành lập Hội Kiều học đã tiến hành thành công.
Nhưng các sách chỉ biếu, không có sách bán, không như Hà Như đã vội thông báo.
Quyển Truyện Kiều Chú giải của Cụ Hoè, nhiều đại biểu hỏi mua, nhưng cũng không có.
Quyển này, do Trung tâm Đông Tây hợp tác ấn hành, có thể có sách bán ở Trung tâm sách Hà Nội, Số 4 Đinh Lễ (cửa hàng ở Đường Nguyễn Chí Thanh chuyển về, đối diện phát hành báo chí) ĐT (04)39387997 hoặc (04)39387998

Vậy xin chia sẻ thông tin với Thi viên.

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
Cảm ơn bác Hà Như tiếp tục đưa thông tin. Chỉ tiếc là ở Sài thành không mua được sách tận Hà Nội!
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Ngọc

Làm gì để nghệ thuật đương đại gần được công chúng?



VH- Khái niệm “nghệ thuật đương đại” (NTĐĐ) không phải quá mới mẻ, tuy nhiên, loại hình này vẫn chưa tiếp cận và gần gũi với công chúng trong các hoạt động văn hóa – nghệ thuật đang diễn ra khá sôi nổi, nhất là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay. Đó là một trong những nội dung tại hội thảo "Nghệ thuật đương đại VN chưa gần được công chúng" do ĐH Sài Gòn phối hợp tổchức tại TP.HCM.

http://www.baovanhoa.vn/Controls/ThumbnailSizeOrigin.aspx?swidth=200&sheight=0&imageurl=upload/20111116/qua-khu-da-qua-2.jpg



“Quá khứ đã qua” - tác phẩm sắp đặt đa phương tiện của Bùi Công Khánh vừa vào vòng chung kết Giải thưởng mỹ thuật châu Á - Thái Bình Dương 2011


Còn xa lạ

Tại Việt Nam, loại hình NTĐĐ tồn tại và phát triển gần hai thập kỷ và theo thống kê trong vòng 15 năm qua có khoảng 350 hoạt động mỹ thuật cộng đồng được tổ chức. Một số tên tuổi thành công trong lĩnh vực này đã được thế giới biết đến như Lê Quang Đỉnh với Giải thưởng của Hoàng tử Claus (Hà Lan), Bùi Công Khánh được chọn vào vòng chung kết các nghệ sĩ châu Á xuất sắc nhất (Giải thưởng vinh dự này sẽ công bố tại Singapore vào ngày 17.11.2011). Tuy nhiên, tại Việt Nam họ gần như “vô hình”.

TS mỹ thuật Huỳnh Bội Trân trăn trở về việc xây dựng cộng đồng biết thưởng thức mỹ thuật. TS Trân từng đặt câu hỏi với những nhà làm mỹ thuật: Tại sao một bộ phận doanh nhân của Việt Nam thích lái xe trị giá hàng tỷ, uống rượu ngoại, sắm đồ hiệu đắt tiền để chứng tỏ họ giàu có, họ đẳng cấp nhưng họ không bỏ ra được 500 đô la để mua một bức tranh đẹp? Thử hỏi các nhà làm mỹ thuật đã bán được bao nhiêu bức tranh cho người Việt Nam?

Cùng tâm trạng này, Ths. Mã Thanh Cao, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho rằng: Giới mỹ thuật chưa đưa được nghệ thuật đến gần cộng đồng và ngược lại. Ngay như giới sinh viên mà còn chưa được đào tạo, trang bị kiến thức mỹ thuật thì làm sao nói tới công chúng bình dân. Chính vì thế sinh viên Việt Nam rất ngại đến các bảo tàng trong khi học sinh, sinh viên nước ngoài thì thường xuyên lui tới, thậm chí có thể ở đó suốt ngày mà không chán. ThS. Cao còn nêu lên sự thật khá chua chát: “Bình thường các bảo tàng rất vắng sinh viên Việt Nam, nhưng đến lúc có các phong trào phát động thì các em lại đến ào ào, điều này không trách được vì chúng ta không dạy để các em hiểu thì làm sao các em thích được”.

Theo các đại biểu, các trường đào tạo về mỹ thuật chưa có chương trình đào tạo chính thức về NTĐĐ. Việt Nam hoàn toàn chưa có một quỹ văn hóa nghệ thuật nào của Nhà nước cũng như tư nhân. Với các doanh nhân thì NTĐĐ là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Ngoài ra bản thân một số nghệ sĩ còn thụ động, công chúng thì thiếu sự tham gia…

Phổ cập nghệ thuật cho công chúng

Theo TS mỹ thuật Huỳnh Bội Trân, một trong những cách làm cho NTĐĐ đến với công chúng là NTĐĐ hãy tạo nên một không gian kỳ diệu để người thưởng thức có thể quên đi những nỗi âu lo phiền muộn, quên cả thế giới bên ngoài và đắm mình vào nghệ thuật nơi đây… Và nếu như các trường đào tạo ngành mỹ thuật có phòng tranh đàng hoàng hơn thì cũng nâng tầm lên rất nhiều. Bên cạnh đó, theo NGND, họa sĩ Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, nói gì đến phòng tranh ở các trường, ngay như mặt bằng triển lãm tại Hội Mỹ thuật, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cũng hạn chế, không có không gian để triển lãm các tác phẩm NTĐĐ.

Họa sĩ – nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho rằng, muốn khoảng cách giữa nghệ thuật và công chúng gần nhau hơn thì đòi hỏi ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính đại chúng. Các nghệ sĩ cần nhìn nhận tích cực phương thức tiếp cận với cộng đồng. Hoạt động cộng đồng nhằm đưa nghệ thuật đến với công chúng thường xuyên, rộng rãi hơn là đóng khuôn nghệ thuật trong một bảo tàng. Cái này không phải là ý tưởng gì mới, văn nghệ dân gian và nghệ thuật tôn giáo trong các địa phương chính là những hình thức hoạt động tinh thần cộng đồng. Sự trưởng thành cá nhân của nghệ sĩ đương đại tự nó làm cho họ tách rời với đời sống, thậm chí là gia đình không hiểu được họ, huống chi công chúng.

“Giáo dục nghệ thuật là bắt buộc với trẻ em, cần có chương trình lịch sử nghệ thuật cho các trường ĐH phi nghệ thuật; xem bảo tàng, hướng dẫn nghệ thuật là bắt buộc đối với công nhân, viên chức, quân đội… Tại sao như vậy, bởi nghệ thuật là tích tụ của văn hóa. Phổ cập nghệ thuật và tạo ra hoạt động nghệ thuật cộng đồng là biểu hiện của xã hội phát triển. Nó hướng khán giả bình dân tham gia vào nghệ thuật để nâng cao văn hóa”, họa sĩ Phan Cẩm Thượng nói.

Theo họa sĩ Huỳnh Văn Mười, Nhà nước cần có sự đổi mới trong cách nhìn, có chủ trương khai thông về nội dung giáo dục nghệ thuật để giảng dạy đầy đủ các khuynh hướng, trường phái nghệ thuật; đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cũng như có sự đầu tư thích hợp trong việc giáo dục nghệ thuật từ trong hệ thống các trường nghệ thuật cho đến các trường phổ thông.

Thuỳ Trang
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 55 trang (547 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] ... ›Trang sau »Trang cuối