Trang trong tổng số 9 trang (86 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Năm 1956, khi mấy trăm ngàn dân Hung di tản sau cuộc cách mạng mùa thu bị Liên Xô đàn áp, Seress đã có thể ra nước ngoài và bạn bè ông cũng khuyên nhà nhạc sĩ như vậy. Nhưng không gì khiến ông rời nước Hung! Seress nói nửa đùa nửa thật: "Tôi không dám lên máy bay vì sợ độ cao - đứng ở vỉa hè mà tôi cũng đã cảm thấy hoảng rồi! Hơn nữa, tôi có một giấc ác mộng là sẽ bị chết trong một tai nạn máy bay!"

Nói vậy, chứ sự thực là có hàng ngàn lý do khiến Seress không bao giờ muốn rời bỏ đất nước. Ông yêu vô cùng mảnh đất Budapest: trong 10 năm cuối đời, không bao giờ ông bước khỏi Quận VII nơi ông sinh sống và chơi nhạc. Ông đã quá yêu những con phố Pest, như trong ca khúc viết năm 1933:

Có một con phố
Nơi tôi tới để khóc
Đừng ai hay tôi chờ đợi ai
Có một con phố
Nơi chôn vùi hạnh phúc của tôi
Nước mắt tuôn trào xuống đá lạnh

Có một con phố
Ở Pest, chỉ toàn điềm gở
Vậy mà, hàng đêm
Tôi vẫn tới, âm thầm
Nơi chôn vùi hạnh phúc của tôi
Nước mắt tuôn trào xuống đá lạnh
("Con phố Pest", Pesti utca)

Một điều nữa: Seress coi mình là một thi sĩ và với ông, một anh đánh giày, một chị nướng bánh mỳ... hay bất cứ ai đều có thể rời quê hương, chỉ thi sĩ thì không! Và Seress biết, ở Hung, những khán thính giả bình dân không bao giờ rời bỏ ông! Nhất là, tại đó, ông có Helénke, cao hơn ông cả... hai cái đầu, từng được coi là phụ nữ đẹp nhất Budapest, người đã rời bỏ chồng là một đại tá hồi hưu sung túc để theo chàng nhạc sĩ nghèo với niềm tin sẽ có ngày Seress được vinh hiển!

Sáu mươi chín tuổi, tháng 1-1968, khi biết mình lâm trọng bệnh, Seress đã tìm đến cái chết vào một ngày thứ Hai buồn bã bằng cách nhảy từ cửa sổ căn hộ ông sống, tại tầng 4 một tòa nhà. Được đưa vào viện và vật lộn với vết thương nhiều ngày trời, Seress lại tìm cách tự thắt cổ bằng sợi dây phép để ra đi nhanh chóng hơn. Cả đời bị ám ảnh bởi cái chết, bài ca do ông phổ nhạc và đặt một lời cũng là một "tình ca chết chóc", ấy vậy mà chính cái chết đã đưa Seress vào bất tử, như bản "Chủ nhật buồn" trước đó 35 năm.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

*

"Chủ nhật buồn" được biết đến ở Việt Nam từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ cho biết:

"Trong thời gian du học ở Pháp, tôi rất yêu những bản nhạc tình của một nữ nhạc sĩ đang nổi tiếng tên là Nicole Louvier và có soạn lời tiếng Việt cho một số bài của cô ta. Rất buồn là tôi đã quên hết. Nhưng tôi nhớ là có vì cô mà soạn lời cho một trong những bài nhạc tình buồn nhất của thế giới. Đó là bài SOMBRE DIMANCHE, được phóng tác từ nhạc dân ca Hung-gia-lợi. Bài này có hơi nhạc rất gần gũi với hơi nhạc của Nicole Louvier. Người đời có tạo một huyền thoại về bài CHỦ NHẬT BUỒN phóng tác từ nhạc bohémien này, nói rằng đã có người tự tử khi nghe bản nhạc..." (trích "Ngàn lời ca khác")

Trong vòng hơn 50 năm qua, cho dù ca khúc này tương đối khó hát, nhiều thế hệ ca sĩ miền Nam và hải ngoại - từ Khánh Ly, Sỹ Phú, Chế Linh, Duy Quang... đến Thiên Phượng... đã trình diễn "Chủ nhật buồn" qua lời Việt Phạm Duy. Ca từ của bản tiếng Việt, mặc dù, như lời Phạm Duy, là được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát và phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình và đáng phục:

Chủ nhật buồn, đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê.
Bước chân về với gian nhà,
Với trái tim cùng nặng nề.
Xót xa gì? Oán thương gì?
Đã biết nuôi hương chia ly.
Chót say mê đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề.

Ngồi một mình, nghe hơi mưa,
Mặc lệ tràn câu thiên thu.
Gió hiên ngoài nhắc một loài
Dế giun hoài ru thương ru.
Ru hỡi ru hời!
...

Chủ nhật buồn, tôi im hơi
Vì đợi chờ không nguôi ngoai.
Bước chân người nhớ thương tôi,
Đến với tôi thì muộn rồi!
Trước quan tài, khói hương mờ
Bốc lên như vạn ngàn lời.
Dẫu qua đi, mắt tôi cười
Vẫn đăm chiêu nhìn về người.

Hồn lìa rồi, nhưng em ơi,
Tình còn nồng đôi con ngươi,
Nhắc cho ai biết cuối đời
Có một người yêu không thôi
Ru hỡi ru hời!

Bài ca do Phạm Duy đặt lời, nhiều người không để ý, có thể tưởng nó là "thuần Việt", vì nó được du nhập vào Việt Nam đúng lúc đất nước phân ly, lòng người tan nát và tao loạn. Như nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét, "Chủ nhật buồn" có thể đã ảnh hưởng nhiều đến dòng nhạc tình nói về thân phận những cặp tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng và nhức nhối, với tâm thức có thể xa nhau (vĩnh viễn) bất cứ lúc nào, xuất hiện ở miền Nam cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dòng nhạc tình ấy, hẳn nhiên, không còn phản ánh thứ "tình xanh khi chưa lo sợ" của các nhạc sĩ tiền chiến như Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn..., mà "đã trở thành não nề và đánh vào não tính". Phạm Duy nhìn thấy ảnh hưởng và dấu ấn khá rõ ràng của "Chủ nhật buồn" trong "Lời buồn thánh", một nhạc phẩm tân lãng mạn của Trịnh Công Sơn:

Chiều chủ nhật buồn,
Nằm trong căn gác đìu hiu,
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều,
Trời mưa, trời mưa không dứt,
Ô hay mình vẫn cô liêu...

Hoặc giả, vẫn là Trịnh Công Sơn, trong nỗi buồn của ngày Chủ nhật mùa mưa ở "Tuổi đá buồn":

Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang,
Từng ngón tay buồn em mang em mang,
Đi về giáo đường, ngày Chủ nhật buồn...

Gần đây nhất, ở trong nước, nhóm nhạc AC&M - trong album "Những ca khúc bất tử" - cũng đã đem lại một nét mới cho bản tình ca này, và đây có lẽ cùng là lần đầu tiên sau 1975, "Chủ nhật buồn" chính thức xuất hiện ở Việt Nam. Và, kể từ khi mạng Internet toàn cầu được phổ biến, giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng đã có dịp biết đến những huyền thoại, những mẩu chuyện - có khi rùng rợn - xung quanh "bài ca chết người" này. Cho dù không phải tất cả những thông tin vàng thau lẫn lộn ấy trên mạng đều là xác tín, thì một bài ca ở thuở xa xưa, ra đời khi nền Tân nhạc Việt Nam còn chưa chính thức xuất hiện, ngày nay đã đi vào sự hiểu biết của người yêu nhạc Việt Nam một cách rộng rãi, như thế.

(H.Linh, theo các tư liệu Hungary)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

HXT à, giờ tớ mới biết đến lai lịch gốc tích của cụm từ "Chiều Chủ nhật buồn" cảm ơn nhé!
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hồng Thất Công

sao không thấy ai post nhạc cho nghe vậy nhỉ :(
bibi_bobo_bum

hehe
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Đồng

Thế thì bạn post cho mọi người nghe đi vậy :)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

@ Hồng Thất Công và Diệp Đồng: Sẽ post bạn à! Bạn và mọi người cứ yêu cầu, nếu có thì mình sẽ cố gắng post lên. Vì không biết là ai thích nghe như thế nào, nên mình cũng không biết làm sao... Hay mình thử post lên mấy bài nhé! Có lẽ mọi người sẽ dễ đưa ra nhận xét và yêu cầu hơn!

Mọi người tự nhiên yêu cầu nhé!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Biển nhớ - Trịnh Công Sơn

Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Gọi hồn liễu rũ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya

Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đời chờ
Sỏi đá trông em từng giờ, ghe buồn nhịp chân bơ vơ

Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn
Gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang

Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn mờ
Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn

Hôm nào em về, bàn tay buông lối ngỏ
Đàn lên cung phím chờ, sầu lên đây hoang vu

Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về
Trùng dương ướt đẫm cơn mê, trời cao níu bước sơn khê

Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rủ buồn
Đèn phố nghe mưa tủi hồn, nghe ngoài trời giăng mây tuôn

Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm
Ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang

Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng
Nửa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương.

1962

Get this widget | Track details |eSnips Social DNA
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Đây cũng là bài hát mà anh Biển nhớ rất thích (Phải không anh?). Có lẽ vì yêu bài hát, nên anh đã lấy tên mình là Biển nhớ. Những nhận xét và những bài viết về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được viết rất nhiều từ đầu chủ đề. Các bạn chịu khó đọc nhé!
Sau đây là một bản ghi ta của "Biển nhớ", em post lên để khuyến mại cho anh Biển nhớ!
:)Mỗi ngày một bài hát! Hôm nay post bài này, mai sẽ post tiếp bài khác.

Get this widget | Track details |eSnips Social DNA
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Cảm ơn Cammy nhiều nhiều, anh rất yêu thích ca khúc này, và cung gắn với nhiều kỷ niệm nữa. Em làm cho anh lại cứ lẩm bẩm miên man với ca từ và giai điệu của bài hát, lại lần hồi về ngày xưa... hic hic
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hồng Thất Công

hic, bạn Hoa Xuyên Tuyết post về bài chủ nhật buồn hay quá. Bản này Hồng mỗ đã biết qua về tiểu sử nó, nhưng chưa đọc bài nào viết dài và cảm động đến thế. Hic, thật cảm động...

cảm ơn bạn rất nhiều ^^,

Xin mời quí vị load bản Chủ nhật buồn, lời Việt : Phạm Duy, qua giọng hát liêu trai Khánh Ly này về nghe chơi :)

http://www.savefile.com/files/1101806
bibi_bobo_bum

hehe
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (86 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối