Trang trong tổng số 9 trang (86 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phuong

Thơ trong nhạc Trịnh Công Sơn

Văn Cao viết "Trịnh Công Sơn là người thơ ca bởi ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ."
Câu nhận xét của Văn Cao về Trịnh Công Sơn quả là chí lý, nói thì hơi hồ đồ, song có thể khẳng định, không ai yêu thơ mà không yêu nhạc Trịnh.
Có hai điều để minh chứng rằng "nhạc và thơ quyện vào nhau" trong các bài hát của ông. Thứ nhất, đó là hầu hết ca từ chỉ đọc lên thôi, không cần sửa chữa chút nào đã thành một bài thơ cực hay. Hãy đọc những câu như thế này:

"...Ghế đá công viên,
dời ra đường phố
Từng hàng cây nghiêng,
chìm trong tiếng nổ
Từng bàn chân quen,
chạy ra phố chợ
Em bé loã lồ,
giấc ngủ không yên

Ghế đá công viên,
dời ra đường phố
Người già ho hen,
ngồi im tiếng thở
Từng vùng đêm đen,
hoả châu thắp đỏ
Em bé loã lồ,
suốt đời lang thang..."

Hay:
"...Thương ai về ngõ tối
Sương rơi ướt đôi môi
Thương ai buồn kiếp đời
Lạnh lùng ánh sao rơi  

Thương ai về xóm vắng
Đêm nay thiếu ánh trăng
Đôi vai gầy ướt mềm
Người lạnh lắm hay không  

Thương ai mầu áo trắng
Trông như ánh sao băng
Thương ai cười trong nắng
Ngại ngùng áng mây bay..."

Hoặc:
"...Hôm nay ra phố với người
Chật trong phố xá những lời phân ưu
Vây quanh bốn phía kinh cầu
Lòng ta như đã nát nhàu đam mê
Bụi hồng theo lấm chân về
Nhịp nhàng gót nhỏ nặng nề riêng ta
Quanh đây những bóng căm thù
Cầm tay nhau thấy não nề trong da
Bên kia sông nước vỗ bờ
Hồng nhan em có bao giờ bâng khuâng?
Nụ cười trong gió mong manh
Một trời riêng đó bước chân ta về..."

Lý do thứ hai để khẳng định "nhạc và thơ quyện vào nhau" là ở tiết tấu, thanh âm trong các bài hát của ông. Hầu hết chúng đều rất dịu dàng, mang tính chất tự sự của thơ ca. Nghe âm điệu của những bài như "Tự tình khúc", "Này em có nhớ", "Nắng thủy tinh"...hoặc vô vàn các nhạc phẩm khác của Trịnh Công Sơn chúng ta không thể phủ nhận rằng chất thơ đậm đặc trong đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

Em hơi vô phép một chút, nhưng xin được hỏi là thầy dạy môn gì vậy?
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phuong

dmd mà nói là Thầy thì tổn thọ quá, nửa Thầy nửa sinh viên thôi. Khi lên bục giảng P thường nói với sinh viên rằng, tôi đứng trên này với tư cách là cùng với các bạn học tập, trao đổi, trò chuyện và bàn luận về một số vấn đề. Thêm nữa, có những vấn đề gì các bạn chưa rõ, tôi sẽ hướng dẫn các bạn nghiên cứu và tìm hiểu nó. Vậy thôi, Mình còn trẻ mà, chưa là thầy được. Còn dạy môn gì? Lĩnh vực mới ở Việt Nam, giáo dục đặc biệt. P day về các vấn đề tâm lý, phương pháp giảng dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, khó khăn về học và dạy về tham vấn, công tác xã hội.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

úi, công việc thú vị lắm thầy nhỉ...
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Biển nhớ

Một đường link đến Trịnh Công Sơn. http://www.suutap.com/TrinhCongSon
Tượng Thờ dù đổ vẫn thiêng
Miếu thờ bỏ vắng vẫn nguyên miếu thờ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Với một nhạc phẩm, mỗi người thường yêu thích một cách khác nhau. Có khi, với người này là ca từ, với người khác lại là giai điệu...Cũng có khi, đơn giản chỉ bởi họ yêu thích ca sĩ thể hiện, họ là fan của "thần tượng" trình bày ca khúc đó...Nhưng với Trịnh Công Sơn, rất nhiều người thích nhạc của ông mà cũng chẳng thể phân tích rành mạch, tại sao lại yêu thích, và nếu được hỏi, thích điều gì trong sáng tác đó của TCS, chắc sẽ là một trạng thái lúng túng trước khi cố để giải thích vì sao!

Mình cũng vậy đó, hầu hết những bài hát của TCS mà mình biết được, mình đều thích , nhưng để nói mình thích nhất tính chất gì ở nhạc TCS thì ...xin chịu! Chỉ biết rằng, nghe nhạc họ Trịnh, nhiều khi mình cảm thấy thanh thản như lâu lâu tình cờ nghe được một đoạn kinh Phật vậy! Hình như mình chưa thấy bài nào buồn quá buồn, vui quá vui, tất cả đều có vẻ nhẹ nhàng như một cuộc dạo chơi nơi trần thế của những con người bình thường, hết sức bình thường...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Sống trên đời, dù không hề muốn nhưng vẫn có khi ta rơi vào những phút giây buồn chán, tuyệt vong?
Phút giây đó, hoảng sợ,đau đớn, chới với và không một chỗ bấu víu khả dĩ cho sự nguôi ngoại ...Cô đơn trong niềm đau của mình, loay hoay trong tuyệt vọng ...Một lần, ta bật nhạc lên, chỉ như một sự tình cờ, vô cảm, vì không còn biết chạy trốn vào đâu để khuất lấp nỗi buồn đau của mình... bỗng mênh mang câu hát :

" Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng. Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông. Đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vong...Nắng vàng phai như một nỗi đời riệng Đừng tuyệt vọng em ơi đừng tuyệt vọng , em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh.."

Tất cả những ca từ đó, lạ thay, ập vào lòng ta, như một nỗi an ủi dịu êm! Ta bắt chợt thấy mình đang lẩm nhẩm hát theo: " Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế? Tôi là ai, là ai, là ai mà yêu quá đời này"...

Chỉ trong phút giây, ta chợt hiểu ra rằngi: còn cảm giác đau khổ, còn thấy tuyệt vọng nghĩa là còn yêu cuộc sống này - nghĩa là ta không được chối bỏ cuộc chơi mà mình đã dự phần vào kể từ khi nhận lấy phận đời.

Trịnh Công Sơn đã ngấm nỗi đau thân phận của bao kiếp người mà đủ khiến Ông hiểu sâu sắc đến thế ? Để Ông trải lòng mình ra như một sự tỏ bày, như một lời tâm sự, như một sẻ chia của người tri kỷ : " Em là tôi và tôi cũng là em". Ông không chỉ là tri kỷ của một người mà là tri kỷ của cả cuộc đời này, cho những ai bất hạnh có những phút giây chợt ngộ, cho những ai cả đời cười vui may mắn nhưng bất chợt một lúc nào đó , một quãng đời nào đó ngập ngụa trong lao đao...

Cám ơn Ông, người nhạc sĩ giàu suy tư và cảm nhận...
Cám ơn Ông, người đã nâng đỡ bao tâm hồn những phút giây cùng cực mà chẳng hề hay biết, tự hào...
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyetthao

Trịnh công Sơn !
từng một thời với tôi là thần tượng . . .
Xin được post lên đây một bài viết vừa tình cờ đọc được .(  của thày  giáo Nguyễn văn  Ty /  bh  Ng.thanh  Ty /người 4 năm  ở  cùng  nhà  với ông  nhạc  sỹ có  tấm  lòng  chỉ  để cho  gió thổi  đi  thôi)

sống trên đời cần một tấm lòng
chẳng cho ai cả
chẳng làm gì hết

chỉ để gió cuốn đi thôi !

(Trịnh công Sơn vô ( ! ) tâm thế đấy !)


Hai Năm Tại Trường Sư Phạm Qui Nhơn 1962-1964
Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn. Khóa I, ngày 22 tháng 4 năm 1962, khóa đầu tiên được mở ra tại thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định. Tên gọi khóa học là "Thường Xuyên", học hai năm, để phân biệt với "Khóa Cấp tốc", học một năm. Tiêu chuẩn tối thiểu để nộp đơn là Tú Tài I. Tuy nhiên khóa đầu tiên ấy đa số đã có Tú Tài II. Một vài người đã có một, hai chứng chỉ Đại học. Sĩ số giáo sinh là ba trăm người. Đa phần là người Huế, tỷ lệ có lẽ chiếm 60%. Số còn lại rãi rác ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... lên tận các tỉnh cao nguyên Đà Lạt, Lâm Đồng, PleiKu, KonTum...

Trịnh Công Sơn theo ban Pháp văn. Tôi theo ban Anh văn. Hiệu trưởng là thầy Đinh Thành Chương. Ông này rất tôn sùng tổng thống Ngô Đình Diệm. Mỗi sáng thứ hai, chào cờ, Ông thường có những bài phát biểu trước giáo sinh, ca tụng công đức Ngô Chí Sĩ hết lời. Ngược lại, em Ông, giáo sư Đinh Thành Bài lại thiên Cộng. Trong những giờ dạy Sư phạm lý thuyết, thầy thường xen vào những lời ca ngợi chế độ Cộng Sản.

Năm 1963, phong trào Phật Giáo nổi lên, lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Một nhóm giáo sinh tổ chức tố khổ thầy Đinh Thành Chương, buộc Ông phải từ chức. Trịnh Công Sơn cũng bị lôi kéo theo trong vụ này. Mấy tuần sau, Bộ Giáo Dục phải bổ nhiệm giáo sư Mẫn mới từ Hoa Kỳ về, thay thế thầy Chương, nội vụ mới êm.

Còn nhớ, ngày nhập học đầu tiên, thầy Đoàn Nhật Tấn, dạy môn tâm lý giáo dục, đọc tặng học trò hai câu thơ:
Dưa leo chấm với cá kèo,
Bởi con nhà nghèo mới học Normal! (Sư phạm)

Đúng vậy! Đa số chúng tôi lúc ấy đều là con nhà nghèo. Hoặc học hành dang dở, hoặc cha mẹ không đủ khả năng tài chánh để gửi con ra Huế hay vào Sài Gòn tiếp tục học lên Đại học. Vì vậy chúng tôi đều cố thi vào Sư phạm để chắc chắn rằng sau hai năm sẽ có công ăn việc làm cho bản thân và có thể giúp gia đình. Tưởng cũng nên nói rõ ở đây tại sao chúng tôi cố thi vào Sư phạm. Thời gian đó hai ngành Y Tế và Giáo dục rất thiếu nhân viên. Khóa nào vừa đào tạo xong là được bổ nhiệm đi làm ngay. Trong khi các ngành khác như Công Chánh, Nông-Lâm-Súc, Kỹ Thuật Phú Thọ... ra trường, nằm nhà mấy năm vẫn chưa được bổ nhiệm.

Có một nghi vấn ở đây: Không biết ông Trịnh Cung vin vào đâu mà bảo rằng Trịnh Công Sơn vào được trường Sư phạm Qui Nhơn để núp bóng là nhờ hai ông Tường và Kha giúp đỡ. Có lẽ ông Cung đã nghe ông Tường, ông Kha hay là Sơn kể lại chăng?

Nói thêm một chút về chuyện thi vào Sư phạm. Đề thi thật ra không khó, nhưng để lọt được vào cửa ải, mỗi thí sinh phải chọi lại ít nhất mười đối thủ. Tính từ Quảng Trị, Trung Trung Phần đến miền cao nguyên hơn mười bốn tỉnh, Bộ chỉ chọn có ba trăm người. Vậy theo tiết lộ của ông Cung, người ta nghĩ đến hai vấn đề
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyetthao

1/ Ông Tường hoặc ông Kha đã thi dùm cho Sơn? Hoặc hai ông có chân trong Ban Giám khảo, chấm cho Sơn đậu?

- Tại sao lại phải vào trường Sư Phạm núp bóng mà không là Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế? Nơi mà ông Cung với ông Cường theo học.

Ông Đinh Cường từng xác nhận là Sơn có tài hội họa, vậy thì thi vào Mỹ thuật có khó khăn gì, thi chi vào Sư phạm để phải nhờ đến sự giúp đỡ của hai ông Tường và Kha?

Thứ nữa, ông Cung chê nghề dạy học không xứng đáng với tài năng của Sơn (lúc ấy?). Và ông còn cho biết đã cưu mang Sơn.
Tôi không biết ông nói chữ "cưu mang" với một nghĩa nào. Theo chỗ tôi biết, đem chỉ số lương ra so sánh thì lương của Sơn phải hơn hẵn.

2/ Trịnh Công Sơn vào Sư Phạm để núp bóng. Cả hai ông Cung và Cường đều nói như thế. Vậy Trịnh Công Sơn vào Sư Phạm để núp ai? và núp cái gì? Sẽ có hai giải thích được đặt ra cho hai chữ "núp bóng"

a/ Sơn vào Sư Phạm để tạm thời trốn lính.

b/ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Văn Liễu (Trịnh Cung) và Đinh Cường đã có mưu đồ gài Sơn vào Sư Phạm để thực hiện sách lược "học đường vận"?

Giải thích một: không vững. Lúc đó Sơn đã có Tú Tài I. Đâu phải ở vào trường hợp "Rớt tú tài anh đi trung sĩ". Sơn có thể theo học bất cứ một trường Trung Học tư nào để thi lấy Tú Tài II vẫn được hoãn dịch theo luật định. Nếu cuối năm, thi hỏng, thì a-lê, mời anh vào Thủ Đức, vác Garant M1 đi "ắc ê" chín tháng quân trường. Sau đó mang lon chuẩn úy, đi "mút chỉ cà tha", bốn vùng chiến thuật, trả nợ nước non. Còn nếu anh bợ được cái Tú Tài II, thì anh cứ tà tà lên Đại Học. Chí ít cũng được hoãn dịch bốn năm nữa. Chính phủ Việt Nam Cọng Hòa đâu có chủ trương lùa hết trẻ, già, trai, gái, lớn, bé đi "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước" như ở miền Bắc.

Ông Cường nói vì tình hình, thời cuộc lúc đó... lại càng khiên cưỡng. Những ai sinh từ năm 1940 trở về trước đều biết rất rõ rằng: Miền nam được hưởng một thời gian mấy năm rất thanh bình, kể từ ngày Ông Diệm chấp chánh (54-63) cho đến lúc Ông bị đám "Thập nhị Sứ  quân  "  giết  chết
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyetthao

Giải thích hai: có lẽ thuyết phục hơn, nếu xét theo bề dày "thành tích" Sơn đã cúc cung tận tụy, phục vụ chế độ sau tháng Tư, bảy lăm. Nhưng suốt những tháng, năm sống chung với Sơn, tôi không thấy Sơn có một hành động cụ thể nào khả dĩ gọi là có vẽ "Việt Cộng". Trừ khoảng thời gian giữa năm 1965, Sơn nhận được nhiều thư từ của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường và tiếp theo là những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc bí mật tại một trang trại ở Phim Nôm, gần Tùng Nghĩa, Đà Lạt với một nhân vật, Sơn dấu tên. Sau đó, Sơn mới vội vã sáng tác tập "Ca Khúc Da Vàng" trong vòng có ba tháng hè năm 1965. Loại trừ hai giải thích trên, Sơn vào Sư phạm với một lý do hết sức đơn giản là:

Dưa leo chấm với cá kèo.
Bởi con nhà nghèo mới học "Sư phạm".

(Cái sĩ diện hão của đa số người Huế cứ mơ về một thời vàng son làm "ôn" làm "mệ" cố che dấu cái hiện tại suy tàn đã đành. Còn ông Liễu là dân Nha Trang-Cầu Đá-Chụt chính tông mà cũng lập lờ "đánh bùn sang ao" quả là chuyện lạ)

Nhắc lại hai câu thơ của thầy Đoàn Nhật Tấn đã dẫn nhập để thấy rằng lúc ấy nhà Sơn đang lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cha bị tai nạn mất sớm, gia đình khánh kiệt. Má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nỗi đàn con còn nhỏ dại. Sơn là con trưởng, phải bỏ dở chương trình học để lấy nốt cái Bac II Philosophie, về lại Huế để phụ giúp mẹ. Sư phạm Qui Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Những ngày mưa gió ủ ê, đất nhão, không đi ra ngoài được, nằm khoèo ở nhà, Sơn tỉ tê kể cho tôi nghe về cuộc đời của Sơn nhiều buồn vui lẫn lộn. Trong đó có cả điều thất vọng và thất tình về cô Diễm. Từ đó mới có bài ca thất tình diễm lệ "Diễm xưa".

Dù bất cứ ai, vô tình hay hữu ý, che dấu hay huyền thoại hóa Trịnh Công Sơn trong giai đoạn học Sư phạm và dạy học bằng những lý do rất "mờ mờ, ão ão" để đánh hỏa mù dư luận với mục đích thần tượng hóa đời thường của một nghệ sĩ, cũng cần cơm ăn, áo mặc... như mọi người, đều không giúp ích gì được trong việc cung cấp tài liệu để viết lại tiểu sử một người nghệ sĩ tài ba được nhiều người mến mộ. Có khi lại phản tác dụng.
Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Qui Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ, xây cất rất qui mô và tân kỳ. Hai trường nằm gần nhau tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giưã đường từ phố Gia Long đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ giấc ngàn thu. Qua khỏi Ghềnh Ráng là làng Qui Hòa, làng dành riêng cho người mắc bệnh cùi. Ở đó có nhiều bà "xơ" hy sinh một đời, tận tụy chăm sóc cho bệnh nhân.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (86 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối