Trang trong tổng số 9 trang (90 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

   Cảm ơn Flamingo đã đăng thêm mấy khúc nhạc của Bach. Tôi không nghĩ là dòng nhạc này kén người nghe đâu, mặc dù Bach vẫn là đỉnh cao của nhạc cổ điển, và mỗi năm đều có hội thảo về việc làm cách nào chơi nhạc Bach cho "ra hồn".
  Tôi nghĩ nhạc của Bach cũng đồng dạng với tác phẩm Le Petit Prince của Saint-Exupéry. Trẻ con đọc cũng được, người lớn đọc thì có nhiều cách nghĩ khác. Ở lĩnh vực âm nhạc, trẻ con mới học đàn thì được cho thực tập bằng Bach, các nghệ nhân lẫy lừng vẫn gắng gỏi chơi những bài ấy. Quả là vô biên...
   Dù sao tôi vẫn thích Bach nguyên bản hơn remix. Remix thì "dễ nghe" thật, song nó hời hợt và vô hồn quá. Trong nhiều trường hợp, Richard Claydermann và Paul Mauriat đã "bóp cổ" nhạc cổ điển.

   Flamingo có nhiều tài nguyên về nhạc thật. Bạn đang giữ chìa khoá của cả một kho tàng. Cảm ơn ông thần tài.

P.S. Bài Badinerie chơi bằng trompette nghe đã hơn chơi bằng sáo, đúng vậy.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Vodanhthi đã viết:
Cảm ơn Flamingo đã đăng thêm mấy khúc nhạc của Bach. Tôi không nghĩ là dòng nhạc này kén người nghe đâu, mặc dù Bach vẫn là đỉnh cao của nhạc cổ điển, và mỗi năm đều có hội thảo về việc làm cách nào chơi nhạc Bach cho "ra hồn".
Tôi nghĩ nhạc của Bach cũng đồng dạng với tác phẩm Le Petit Prince của Saint-Exupéry. Trẻ con đọc cũng được, người lớn đọc thì có nhiều cách nghĩ khác. Ở lĩnh vực âm nhạc, trẻ con mới học đàn thì được cho thực tập bằng Bach, các nghệ nhân lẫy lừng vẫn gắng gỏi chơi những bài ấy. Quả là vô biên...
Dù sao tôi vẫn thích Bach nguyên bản hơn remix. Remix thì "dễ nghe" thật, song nó hời hợt và vô hồn quá. Trong nhiều trường hợp, Richard Claydermann và Paul Mauriat đã "bóp cổ" nhạc cổ điển.

Flamingo có nhiều tài nguyên về nhạc thật. Bạn đang giữ chìa khoá của cả một kho tàng. Cảm ơn ông thần tài.

P.S. Bài Badinerie chơi bằng trompette nghe đã hơn chơi bằng sáo, đúng vậy.

J.S.Bach là đỉnh cao của nhạc cổ điển bởi giai điệu nhạc
phẩm của ông đẹp, đơn giản, dễ hiểu.

Nhưng theo vạn bối Nhạc Cổ Điển kén chon người nghe. Nếu trẻ em được học đàn một cách nghiêm túc với nhạc cổ điển làm nền thì Nhạc Cổ Điển là quen thuộc.

Còn với đại đa số thì nghe Nhạc Cổ Điển là dòng nhạc khó nghe, bởi người nghe phải hiểu, phải nghĩ, mà thời đại tên lữa vượt châu này quỹ thời gian của mọi người hạn hẹp, nghe nhạc là để giải trí, phải nghĩ ngợi thì...mệt, nên Nhạc Cổ Điển là thứ ít được ưa chuộng, không thuộc về phái đông.

Vạn bối chỉ là vì lúc nhỏ được nghe nhiều, đi học nhạc cũng theo quy cách cổ điển, học nhạc lý một năm mới học đàn nên ham Nhạc Cổ Điển, mặc dù nhạc, hoạ, văn, thơ trong gia đình vạn bối chỉ để làm đẹp cho cuộc sống, không phải nghề nghiệp chính.

The Little Prince ( Hoàng Tử Bé) quả là người lớn lẫn trẻ em đều hâm mộ, nhưng lời lẽ viết ra là chuyện hơi khác so với nhạc (không lời), đòi hỏi trí tưởng tượng cao của người nghe ( Nhất là khi nghe nhạc của Betthoven, Mozart, Chopin, Prokofiev, Shostakovich...)

Âm nhạc cũng như ẩm thực, mỗi người có thói quen riêng, khẩu vị riêng.
Nhưng cũng như VDT Tiên sinh, vạn bối nghĩ những ai quan tâm đến âm nhạc thật sự sẽ dều quan tâm đến Nhạc Cổ Điển.

Vở nhạc kịch dựa trên nội dung Hoàng Tử Bé do  Riccardo Cocciante ( Tác giả của vở Nhạc Kịch nổi tiếng Nhà Thờ Đức Bà Paris...) sáng tác năm 2002 với lời tiếng Pháp giai điệu cũng rất dễ nghe. (Vạn bối xin phép không up lên đây, bởi nghe nhạc kịch bằng tiếng mẹ đẻ đã mệt, nghe bằng  ngoại ngữ thì quả thật là quá mệt với số đông)

Đa tạ những lời động viên của VDT Tiên sinh đã dành cho vạn bối.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Theo dòng thể loại Sonata giới thiệu một trong những bản Sonata cuối cùng của   Franz Schubert,( nhạc sĩ quen thuộc với số đông thế giới cùng nhạc phẩm Ave Maira)

Franz Schubert                                           Piano sonata in B♭, D. 960
             http://www.nndb.com/people/964/000091691/franz-schubert-2-sized.jpg                 

 

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

         

Ca khúc tuyệt vời về Đức Mẹ Maria. Cho ta về khoảng trời trong sáng, về nơi những cái đẹp, cái hay ngự trị, nơi không đớn đau, không sầu khổ...Đời người ai không một lần mơ ước...

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Bản Serenada huyền thoại của Franz Schuber đã nghe một lần không thể nào quên...
Khúc nhạc  giai điệu đẹp, nhẹ nhàng, trong sáng tha thiết... khi chiều về...cho người nghe được thư giãn sau một ngày mệt nhọc...

         

        



Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Jakob Ludwig Felix Mendelssohn Bartholdy, hay được biết đơn giản là Felix Mendelssohn (3 tháng 2 năm 1809 - 4 tháng 11 năm 1847) là một nhà soạn nhạc, một nghệ sĩ dương cầm và nhạc trưởng người Đức thuộc giai đoạn đầu thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Felix Mendelssohn sinh ra trong một gia đình quý tộc Do Thái, là cháu của triết học gia Moses Mendelssohn. Các tác phẩm của ông bao gồm các thể loại nhạc giao hưởng, concerto, oratorio, piano và nhạc thính phòng.
Do ảnh hưởng của những sự chê bai do những khẩu vị âm nhạc thay đổi cộng với chủ nghĩa bài Do Thái trong một giai đoạn dài, trong thời kỳ của mình các tác phẩm của Mendelssohn không được công nhận.

Nhưng ngày nay, tính độc đáo sáng tạo trong các nhạc phẩm của Mendelssohn đã được thừa nhận và nâng lên một tầm cao mới. Mendelssohn giờ được xem là một trong những nhà soạn nhạc lừng danh nhất thời kỳ âm nhạc lãng mạn.


(vi. wikipedia)

Và ông chính là tác giả của nhạc phẩm rất nổi tiếng hầu như ai cũng biết đó là Wedding March, một chương trong nhạc phẩm  
A Midsummer Night's Dream (Giấc Mộng Đêm Hè) phổ theo nội dung  vở hài kịch cùng tên của William Shakespeare.

Felix Mendelssohn
http://robertarood.files.wordpress.com/2007/10/mendelssohn.jpg          

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Một những trong những nhạc phẩm quen thuộc của Felix Mendelssohn  :  Spring Song, một giai điệu trong sáng, yên bình đầy sức sống của mùa Xuân.

Và bản Giao hưởng số 4 (The Italian) nổi tiếng của ông, nói lên tình yêu của ông với đất nước và con người Italy...

         

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

   Nếu Flamingo minh hoa bài giới thiệu về Mendelssohn bằng bài Concerto cung Mi thứ dành cho violon và dàn nhạc (op. 64) thì tuyệt lắm. Cảm ơn bạn.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Vodanhthi đã viết:
   Nếu Flamingo minh hoa bài giới thiệu về Mendelssohn bằng bài Concerto cung Mi thứ dành cho violon và dàn nhạc (op. 64) thì tuyệt lắm. Cảm ơn bạn.

Rât sẵn lòng up bản Violin Concerto E Minor (Op. 64), được giới phê bình nhận xét là một trong những bản Công-xéc-tô dành cho Vi-ô-lông hay nhất mọi thời đại, bản Concerto E Minor (Op. 64)  F.Mendelssohn đã dành 6 năm để sáng tác...


1.Allegro molto appassionato (E minor)




Andante (C major)




Allegretto non troppo – Allegro molto vivace (E major)



Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Johannes Brahms

http://kotisivukone.fi/files/terhijaaskelainen.kotisivukone.com/kuvat/436px-johannes_brahms_1853.jpg


Johannes Brahms (7 tháng 5 năm 1833 tại Hamburg – 3 tháng 4 năm 1897 tại Wien) là một nhà soạn nhạc, chơi đàn piano và chỉ huy dàn nhạc người Đức. Các tác phẩm của ông được xếp vào chủ nghĩa lãng mạn (romanticism).

Trên bầu trời nghệ thuật thế giới nửa sau thế kỷ 19, âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung di sâu sắc của tâm hồn, như một chòm sao rực ráng.
Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và “làm giàu” chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức.
Âm nhạc của Johannes Brahm vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.

(Theo Wikipedia)


Có lẽ tên tuổi  Johannes Brahms gắn liền với Hungarian Dances N.5 quen thuộc.



Một tiểu phẩm hài ấn tượng trên nhạc nền Hungarian Dances N5 của Charlie Chaplin



Và Remix Hungarian Dances N5 với tài hoa của nhóm tam tấu violin nữ   Gracia xinh đẹp, nóng bỏng...



Điệu nhảy xứ Hungary nóng hơn nữa với remix của nhóm tứ kiều nữ ban nhạc Bond


Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (90 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối