Trang trong tổng số 9 trang (90 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Flamingo

Mỗi dịp năm Mới, ngày lễ, đôi khi mở nhạc cổ điển, tăng thêm không khí trang trọng cho ngày lễ...
Bắt đầu từ giao hưởng.

Giao hưởng (symphony) là các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm các nhạc cụ chính: bộ dây (violin, viola, cello, contrabass), bộ gỗ (sáo, oboe, clarinet, bassoon), kèn đồng (trumpet, trombone, tuba, fagotte) và bộ gõ (trống nồi).
Nói một cách dễ hiểu nhất, nhạc giao hưởng là một dạng sonata viết cho cả dàn nhạc. Tức là cả dàn nhạc giao hưởng được xem như một chủ thể thống nhất, không chia thành chính, phụ, đệm...


Symphony được ghép từ 2 chữ Hi Lạp: syn (συν, cùng nhau) và phone (φωνή, phát âm). Symphony đầu tiên được dùng để chỉ sự hòa hợp giữa các âm thanh phát ra đồng thời, sau đó, nó được dùng để chỉ các bản nhạc có nhiều bè. Dường như Giovanni Gabrieli là người đầu tiên dùng chữ này đặt tên cho bản nhạc của ông.

Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ thập niên 1730, phát triển từ các bài Italian overture, hoặc từ các bản Ripieno concerto.
Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của khí nhạc, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc.

Các bản giao hưởng đầu tiên thường cũng có 3 chương (movement): nhanh-chậm-nhanh như các concerto hay các overture. Điểm khác biệt so với Ripieno concerto là chương đầu tiên của giao hưởng thường có dạng binary form tương tự như các sonata, trong khi các Ripieno concerto hồi đó dùng dạng ritornello; còn điểm khác biệt so với overture là các bản giao hưởng được viết để trình tấu độc lập trong khi overture chỉ dùng để mở màn các vở opera (vào thế kỉ 18, hai từ symphony và overture thường được dùng lẫn lộn).
Tiếp đó, vào cuối thế kỷ 18 giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonata hoặc rondo-sonata. Các chương chậm (chương 2 hoặc chương 3) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thể loại giao hưởng đã có những tác phẩm ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc thậm chí 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème).
Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphony).
Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng ballet, giao hưởng thanh xướng kịch v.v. Điều quan trọng nhất trong giao hưởng là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logic kết hợp sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.


Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Áo Joseph Haydn (1732–1809), người được mệnh danh là "cha đẻ của giao hưởng".
Nghệ thuật giao hưởng đạt đến đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Haydn, W. A. Mozart, L. Beethoven).
Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C-dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người".
Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9 của Beethoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này.
Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Franz Schubert, P. Tchaikovsky, H. Berlioz, Franz Liszt, C. Debussy, S. Prokofiev và D. Shostakovitch v.v...

(Nguồn Bách khoa toàn thư Wikipedia)


Nhưng...nghe dàn nhạc hoà âm theo kiểu cổ điển thì đôi khi nhiều người nghe căng thẳng, mệt mỏi.
Fl. up lên đây những bản nhạc cổ điển được Remix, dễ nghe hơn. Cũng là để chúng ta không quên kho nhạc cổ điển phong phú, giai điệu đẹp, sâu lắng...

Mở đầu bằng Bản giao hưởng số 40 huyền thoại của
        Wolfgang Amadeus Mozart                                        Symphony No. 40 (Mozart)

        http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/36/W_a_mozart.jpg              
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Ludwig van Beethoven                    Symphony No. 5 (Bản Giao Hưởng Định Mệnh)

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/6f/Beethoven.jpg/260px-Beethoven.jpg         

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Hay lắm anh, em đã nghe mỗi bản nhạc vài lần và thấy rất ấn tượng. Rõ ràng là em nghe rất nhiều lần rồi, mà không biết ở đâu, khi nào. Nơi em ở cũng có đường phố tên là Beethoven đấy.

Cám ơn anh.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

:D Giờ mà nghe thấy "pắm pắm pắm pằm, păm păm păm pằm" như tiếng...đấm cửa (không phải gõ à nha) của Định Mệnh là biết ngay Symphony N.5 của Beethoven.
Thấy "Lá là là lá là là lá là là lá..." dập dềnh như sóng biển biết ngay
Giao Hưởng N.40 của Mozart.
Up ...nguyên bản không...chát xình, chát chát bùm ... Namlan nghe thử nhá. (part n.1)(nghe nhạc cổ điển trên youtube thì chất lượng âm thanh...chuối lém. Nghe tạm )




Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Cảm ơn LD đã giới thiệu cho mọi người về nhạc giao hưởng. Tóm gọn vậy dễ cho người đọc rất nhiều, nhất là những người không đòi hỏi gì nhiều, chỉ muốn nắm cái cơ bản, đặc trưng nhất để có thể nghe mà không đến nỗi: nước chảy lá môn như NT! :P:D
Thực ra, nghe nhạc Giao hưởng, dù là không biết gì nhiều về âm nhạc, người ta vẫn có thể nghe và cảm nhận được theo làn nhạc đang gieo, một cách nào đó, qua tiếng lòng của người gửi gắm và người hưởng thụ. NT cũng thích nghe nhạc giao hưởng qua đĩa, nhất là những khi chỉ có một mình, gặm nhấm một điều gì đó một mình! Đó lúc mà mình "vào" được nhất dòng âm nhạc bác học này thì phải? :)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Nguyệt Thu đã viết:
Cảm ơn LD đã giới thiệu cho mọi người về nhạc giao hưởng. Tóm gọn vậy dễ cho người đọc rất nhiều, nhất là những người không đòi hỏi gì nhiều, chỉ muốn nắm cái cơ bản, đặc trưng nhất để có thể nghe mà không đến nỗi: nước chảy lá môn như NT! :P:D
Thực ra, nghe nhạc Giao hưởng, dù là không biết gì nhiều về âm nhạc, người ta vẫn có thể nghe và cảm nhận được theo làn nhạc đang gieo, một cách nào đó, qua tiếng lòng của người gửi gắm và người hưởng thụ. NT cũng thích nghe nhạc giao hưởng qua đĩa, nhất là những khi chỉ có một mình, gặm nhấm một điều gì đó một mình! Đó lúc mà mình "vào" được nhất dòng âm nhạc bác học này thì phải? :)
Dòng nhạc hàn lâm này không nhiều fan như dòng nhạc blue.
FL. giồng NT thích nghe nhạc cổ điển một mình ở nhà, hoặc ...đông người ở nhà hát.
Mỗi người nghe có lẽ cảm nhận một cách. Đôi khi nghe lúc vui, đôi khi nghe lúc sắp...chết đuối. :D
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

@Flamingo,
Sắp chết đưối mà còn có tâm hồn nghe nhạc giao hưởng thì chịu anh rồi:d. Lúc đó em chỉ cần tìm đâu đó cái phao thôi. Hiiii.
Dòng nhạc này em cũng rất hay để nghe khi ở trên xe một mình, Vì radio HL có nguyên một kênh chỉ phát nhạc này. Nó cho mình cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, thư giản nữa.  

Ở HL có André Rieu là môt người vừa chơi Violon vừa là người chỉ huy dàn nhạc rất nổi tiếng. Tất cả các dịp lễ lớn đều có chương trình biểu diễn của ông.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

   Đề nghị Flamingo vui lòng post bài Concerto pour violon, cordes et basse continue no 1 en La mineur, BWV 1041 của Johann Sebastian Bach, cả ba chương Allegro, Andante, và Allegro assai.
   Nếu được, xin post trong ba Reply riêng biệt.
   Cảm ơn Flamingo.

Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

NamLan đã viết:
@Flamingo,
Sắp chết đưối mà còn có tâm hồn nghe nhạc giao hưởng thì chịu anh rồi:d. Lúc đó em chỉ cần tìm đâu đó cái phao thôi. Hiiii.
Dòng nhạc này em cũng rất hay để nghe khi ở trên xe một mình, Vì radio HL có nguyên một kênh chỉ phát nhạc này. Nó cho mình cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng, thư giản nữa.  

Ở HL có André Rieu là môt người vừa chơi Violon vừa là người chỉ huy dàn nhạc rất nổi tiếng. Tất cả các dịp lễ lớn đều có chương trình biểu diễn của ông.
Em công nhận khi sắp chết đuối, chân tay chơi vơi, quờ quạng...không?
mà dưới nước cũng vậy, trên cạn cũng thế. Dưới nước thì túm ...phao.
Trên cạn thì mở nhạc cổ điển...tóm lấy mấy...nốt cho khỏi...chìm. :D
Sẽ kiếm nhạc do Andre Rieu chỉ huy xem sao. Biết thêm một nhạc trưởng có tiếng nữa. :-$
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Vodanhthi đã viết:
   Đề nghị Flamingo vui lòng post bài Concerto pour violon, cordes et basse continue no 1 en La mineur, BWV 1041 của Johann Sebastian Bach, cả ba chương Allegro, Andante, và Allegro assai.
   Nếu được, xin post trong ba Reply riêng biệt.
   Cảm ơn Flamingo.

@Vodanhthi tiên sinh: Rồi, tạm dừng Giao hưởng ở đây chuyển sang Concerto.
Nhưng trước hết cho phép vạn bối giới thiệu qua định nghĩa Concerto để các...lãng tử nào có lạc vào đây , chưa đọc qua định nghĩa mấy thứ này có dịp đọc và phân biệt  Giao hưởng,  Concerto, Sonata...

Concerto

Concerto hay côngxectô là một tác phẩm khí nhạc trong đó có hai nhóm nhạc cụ, một nhóm đông người hơn (gọi là Ripieno) và một nhóm ít người (chừng 3 người, gọi là concertino, hoặc chỉ có 1 người, gọi là solo), hòa tấu với nhau.
Một concerto thường có 3 movement: nhanh, chậm, nhanh.
Điều đáng nói trong concerto là âm thanh của nhạc cụ chủ đạo luôn nổi bật trên nền âm thanh của toàn bộ dàn nhạc.
Nghe concerto cũng là lắng nghe sự tách bạch và đan quyện của hai dòng nhạc đó.

Bố cục

Một bản concerto thường có 3 phần:
PHẦN 1- là nơi tác giả giới thiệu chủ đề của bản nhạc. Người nghe có thể đoán được chủ đề chính của bản nhạc: có thể là niềm vui vô bờ, là cảm xúc ngọt ngào, cũng có thể là hùng tráng, phấn chấn hay bi thương. Giống như một câu chuyện có vui, có buồn, concerto cũng có thể có những biến chuyển nhất định, nhưng thông thường phong thái (tiếng Anh: style) chính của bản nhạc được biểu hiện trong cả bài diễn.

PHẦN 2 - thông thường là lời tự sự của nhạc cụ solo. Thính giả nghe thấy cái miên man của một tâm hồn, những nỗi niềm thầm kín hay ưu uất được nhạc sĩ giãi bày một cách kín đáo, không phải bằng lời.
Đôi khi, dàn nhạc sẽ lên tiếng để đáp lời tự sự của solo, để người nghe thấy bớt đi nỗi cô đơn của cuộc đời. Đây là phần sâu xa, lắng đọng của bản nhạc.

PHẦN 3- của bản concerto là lúc nhạc cụ solo và dàn nhạc đã tìm được tiếng nói chung. Thông thường người nghe được thưởng thức niềm vui rộn rã của hai tâm hồn nay đã trở thành đồng điệu.
Bản nhạc thường kết thúc trong các giai điệu sôi nổi, sảng khoái, vui vẻ.
Xét về mặt ý tưởng, concerto thường không nặng tính triết lý như nhạc giao hưởng (tiếng Anh: symphony).
Nhà soạn nhạc Mozart có công lớn trong việc xây dựng thể loại nhạc concerto này.
Một đặc điểm khác của concerto đó là các cơ hội để nghệ sĩ solo thể hiện tài năng diễn tấu (virtuoso) của mình.
Concerto thường có những trường đoạn yêu cầu kỹ thuật cao để nghệ sĩ solo biểu diễn (và thường cũng là trường đoạn cao trào của bản nhạc).


(Nguồn Bách khoa toàn thư Wikipedia)
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
15.00
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (90 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối