Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

ĐỪNG BỎ LỠ  DỊP MAY



Trong quá khứ, có lẽ chúng ta bỏ lỡ dịp may quý hiếm mà không hay biết. Tối hôm ấy, nhờ chiều theo lời nài nỉ của lũ trẻ con mà chúng tôi học được cách tận hưởng từng giây phút quý hiếm của cuộc đời.

Trời mưa dai dẳng suốt buổi sáng. Những giọt nước lơ lửng trên không trung và ngay khi chạm đất, chúng đông lại tức khắc. Đến giữa trưa thì dứt hạt. Cảnh vật quanh nhà giờ đây đã biến thành cánh đồng pha lê trong suốt.

Thật ra, chúng tôi không lạ gì cảnh  sương giá mùa đông, nhưng cơn mưa vừa rồi đã khoác lên cảnh vật quanh nhà chúng tôi một chiếc áo choàng bằng pha lê trắng xoá, trong suốt. Từ trường học về, 5 đứa con chúng tôi, tuổi  từ 5 đến 16, nhẩy cẫng lên vì vui sướng trước cảnh đẹp thiên nhiên  lạ lùng ấy và nhất là khi chúng nghĩ đến cuộc chơi trượt xe trên băng đang chờ đợi chúng.

Sau khi cất sách vở, chúng vội lao ra ngoài, về hướng ngọn đồi. Chúng định đi lên đồi trượt xe theo triền dốc xuống cánh đồng cỏ mà giờ đây đã biến thành băng. Nhưng kìa, chúng không cần phải lên đỉnh đồi bởi bề mặt cánh đồng phủ băng trơn nhẵn, đến độ xe trượt của chúng có thể lướt đi thật nhanh mà không cần triền dốc.

Trông chúng nô đùa trên băng thật là thích thú làm sao!
- Ba mẹ này, nhất định ba mẹ phải ra ngoài với tụi con tối nay, miệng chúng tíu tít khi chúng trở vào nhà để làm bài và dùng bữa.
- Ba mẹ đã quá 40 tuổi rồi còn ra ngoài làm gì trong đêm băng tuyết. Lỡ trượt ngã gãy chân thì sao? Tôi trả lời chúng.

Nhưng bọn trẻ cứ nài nỉ van lơn mãi đến độ cuối cùng chúng tôi đành chiều theo ý chúng.

Sau khi đã chuẩn bị : Áo ấm, áo choàng, nón, khăn quấn cổ…, chúng tôi theo chúng ra ngoài. Dù mang giầy đế bằng cao su nhưng chúng tôi phải dò dẫm tới từng bước trong khó nhọc. Chiếc xe trượt băng chúng tôi kéo theo phía sau không ngừng trượt tới va vào chân chúng tôi. Chồng tôi luôn luôn thực tế và lo xa, đã ôm theo một bó củi để đốt lửa.

Tôi không bao giờ quên được cảnh đẹp lộng lẫy, tuyệt vời đang phô bày trước mắt chúng tôi. Trên bầu trời trong suốt, các vì sao lấp lánh như những hạt kim cương. Ánh vàng của mặt trăng lơ lửng trên cao, chiếu xuống, biến cánh đồng thành một cái hồ pha lê trắng muốt.

Chúng tôi đặt củi trên một gò đất cao và nhóm lửa. Ngọn lửa nhảy nhót chập chờn, phản chiếu ánh sáng trên mặt băng càng làm cho cảnh vật thêm huyền diệu. Chúng tôi đứng bên ngọn lửa nhìn bọn trẻ trượt xe trên băng. Từ trên đồi, chúng trượt xe theo triền dốc. Xe trượt nhẹ nhàng lướt trên băng từ trên đồi xuống cánh đồng và chạy tiếp tới tận rào nhà mới dừng lại. Đến đây chúng bước xuống kéo xe đi ngược lên dốc đồi để làm lại từ đầu cuộc chơi. Chúng tôi ao ước được vui đùa như chúng nhưng tuổi trẻ của chúng tôi đã đi qua mất rồi. Ở tuổi tứ tuần, chúng tôi đành tiếc rẻ đứng ngoài cuộc nhìn bọn trẻ vui chơi thoả thích. Tuy nhiên chỉ nhìn chúng chơi thôi, lòng chúng tôi cũng rộn lên niềm vui khôn tả. Đặc biệt chúng tôi hoàn toàn bị mê hoặc bởi khung cảnh huyễn hoặc của đêm băng giá, vắng lặng.

Trên đường về nhà, chúng tôi vô cùng sảng khoái và thích thú đến độ quên cả sự mệt mỏi và đôi chân lạnh cóng.
- Không biết ngày mai có còn băng nữa không mẹ nhỉ? Một đứa hỏi tôi.
- Nếu mai mặt trời lên thì chắc chắn hẳn sẽ không còn băng, tôi trả lời.

Tôi đã đoán đúng vì hừng sáng hôm sau, mặt trời nhô lên khỏi rặng cây và đến gần trưa thì băng cũng hoàn toàn tan thành nước, để lộ ra tấm thảm cỏ xanh vàng úa bao phủ cánh đồng.

Mấy tháng sau, cánh đồng trở lại xanh tươi nhưng mỗi khi đưa mắt nhìn về hướng ấy, chúng tôi lại nhớ về cái đêm huyền diệu mà có lẽ chúng tôi chỉ được tận hưởng 1 lần duy nhất trong đời. Đôi khi hồi nhớ lại, tôi cứ nghĩ đó chỉ là một giấc mơ.

Đêm hôm ấy, nhờ bọn trẻ mà vợ chồng tôi tận hưởng được những giây phút hiếm hoi trong cuộc đời. Chúng tôi nhận ra rằng mình đã quyết định đúng khi nghe lời nài nỉ cùng ra ngoài với bọn trẻ thay vì trả lời : “Chờ dịp khác. Bây giờ ba mẹ rất bận”.

Thời gian sau đó, chúng tôi không bao giờ bỏ lỡ các cơ hội tốt như thực hiện một chuyến du lịch xa, xem hiện tượng nguyệt thực, 1 trận bóng đá hay, 1 buổi hoà nhạc, hay dự lễ phát thưởng, phát bằng ở trường con chúng tôi học. Mỗi lần như thế là 1 lần chúng tôi tận hưởng những giây phút quý hiếm của cuộc đời. Giờ đây hơn bao giờ hết, chúng tôi biết rằng nếu bỏ lỡ một dịp may tận hưởng, có nghĩa là  đã bỏ qua  1 cơ hội bằng vàng có thể chỉ diễn ra một lần trong đời như đêm băng giá xem lũ trẻ trượt xe dưới ánh trăng, sao lấp lánh trên cánh đồng pha lê tuyệt đẹp dạo nào.


ST ( Theo Selection )
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

THơ Kiều Anh Hương

Chào em !
Anh rất thích đọc những tản văn ngắn kiểu này, dù là trong hay ngoài nước. Cảm ơn em !
Tuy nhiên anh muốn hỏi, những câu chuyện này là do em dịch hay copy lại từ một tờ báo hay tạp chí khác ?
Nếu là tác phẩm dịch của em thì thật tuyệt vời !
Nhặt nhạnh quanh đời vài ba chữ...
Gom lại chút thơ để tặng con
Được-mất, ăn-thua.. nhờ may rủi
Nào dám bon chen chốn đông người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Em chào Anh ạ! Em cảm ơn anh đã động viên em , Những câu chuyện này là trong tạp chí "Kiến thức ngày nay " anh ạ!, gia đình em có thói quen đọc từ lâu rồi,và bọn em cũng thường xuyên mua sách, vì thế cho nên em chỉ việc ngồi soạn ra và post lên thôi. Em cảm ơn anh đã ghé thăm ạ!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

SỐNG ĐÚNG NHƯ BẢN CHẤT CỦA MÌNH

  Đọc những mẫu chuyện nho nhỏ mà không nhỏ của Phượng Hoàng Lửa, ta soi lại chính ta... thấy mình đã quá nữa đời người mà "đối nhân xử thế" còn kém quá. Có lẽ, ta nhìn cuộc đời quá thiên lệch...Có lẽ vì tuổi tác...Có lẽ...có lẽ...
  Thôi thì, cứ góp một câu chuyện để cùng suy ngẫm:
  Thời bao cấp, nhân viên cửa hàng bách hoá...là số một đấy! Vào được trung cấp thương nghiệp thôi đã là ước mơ xa vời của nhiều người...Ừ! chẳng khác gì thầy trò Tam Tạng đi lấy kinh ở Tây Thiên. Có lẽ vậy, nên sinh ra thói cửa quyền hách dịch, vô cảm. Hết giờ: đóng cửa, hết hàng: đóng cửa...Thực phẩm thừa thì hoá giá chia nhau, thiếu thì mặc kệ cho tem phiếu ngày một chất cao trên bàn...

  Thế mà lại có một câu chuyên làm cho cô nhân viên bán hàng chạnh lòng, Cô kể: " Tôi bán hàng đã 25 năm, 25 năm đó tôi chỉ quát mắng khách hàng thôi, không hề một chút động lòng mặc cho họ cầu khẩn, van xin. Hôm đó, củng như mọi ngày, đúng 5h chiều tôi đang định đóng cửa, chợt thấy một người trung niên chạy vào, vứt chiếc xe đạp một bên nài nỉ:
 - Cô ơi! Cô làm ơn bán cho mẹ tôi một gói kẹo! Tôi quát:
 - Hết giờ! rồi sập cửa. Nhưng người khách vẫn nài nỉ:
 - Làm ơn đi cô! Thấy lời van xin lạ tai..."Mua kẹo cho mẹ"...25 năm nay tôi có bao giờ nghe câu đó đâu, Thường là "mua gói quà cho con, hay là mua cho cháu". Vẫn biết là ai mà không thương mẹ cha, nhưng lời cửa miệng thì tôi chưa nghe bao giờ...Mở của phòng dắc xe đạp ra về tôi vẫn thấy người đàn ông đang nháo nhác nhìn quanh, tôi bèn hỏi:
 - Anh có vợ con không?
 - Cảm ơn cô tôi được 4 cháu ạ! Tôi lại hỏi:
 - Mẹ anh năm nay bao nhiêu tuổi?
 - Cảm ơn cô, bà đã 85 tuổi ạ! Hình như đoán được ý tôi, anh nói: Dạ! cụ vẫn khoẻ ạ! kẹo mềm Hải Hà cụ vẫn ăn được ạ! Thôi chào cô tôi về kẻo cụ lại trông. Dõi theo bóng người đàn ông trong cảnh nhá nhem, lòng nao nao khó tả, tôi vội mở cửa lấy một gói kẹo rồi đạp theo:
 -Anh ơi chờ tôi một tí đã! Tôi biếu cho cụ một gói kẹo mong anh nhận cho! Người đàn ông nói:
 _- Thưa cô! mẹ tôi vẫn dạy không nhận quà của người lạ ạ! Tôi nài nỉ bao nhiêu anh củng không nhận, và chỉ nhận khi tôi chịu lấy tiền, và không quên cảm ơn rít. Tôi chỉ kịp hỏi thêm anh một câu: Anh đi đâu về thế? Anh ngoái lại:
  - Tôi làm nghề đốt than, 10 ngày nay mới về cô à!"
 Câu chuyện trên tôi chứng kiến được nghe người trong cuộc kể lại, Chẳng hiểu đó là nghệ thuật sống hay bản chất con người có giáo dục đã nâng lên thành nghệ thuật?
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

                NẾU...VÀ... THÌ

  Cuộc đời mỗi con người là một dãy từ "NẾU". Nếu như ngày đó chúng mình yêu nhau...Nếu như anh không bỏ lỡ cơ hội...Nếu tôi là một người giàu có...Nếu và chỉ là nếu...Còn chử "THÌ" thường chỉ là một kết cục đen tối và thường đồng hành theo một tiếng thở dài thườn thượt. Cái cặp trù triết học tàn nhẫn đó cứ đeo đẳng, luẩn quẩn với bao kiếp người.
  Thế tôi là ai? mà dám tuôn ra những điều triết lý cuộc đời ấy nhỉ. Ừ, Tôi không còn nhận ra chính tôi, nhưng trong hồ sơ của Sở Công An Tỉnh đã ghi rõ ràng:
  Họ và tên: Hoàng Thị Mỹ Tuyết.
  Tuổi: 45
  Trình độ: Đại học...
  Nghề nghiệp: Môi giới gái mại dâm - Đã có tiền án tiền sự
  Mức án: 10 năm tù chung thân.
  Mười năm, một phần sáu tuổi đời trung bình của một con người...Mười năm, nhiều con người đã làm nên sự nghiệp, Thế giới có biết bao là thay đổi trong mười năm ấy nhỉ. Thế mà...tôi còn nhớ như in, hôm toà tuyên án... có người đã hét to: " 10 năm quá nhẹ!" Lúc đó tôi căm lắm.'NẾU"...."THÌ" tôi lầm bầm trong miệng...
  Cuộc đời của một công chức quèn với đồng lương "Ba cọc ba đồng" như tôi làm sao có thể nuôi được 4 miệng ăn ( Thời đó chưa có kế hoạch hoá gia đình) Bạn bè bỏ bê công việc cơ quan, nháo nhào tìm việc làm thêm, buôn bán...Có người thì kiếm thêm được mớ rau,con cá, long gạo cải thiện cuộc sống, nhưng củng có người "Trúng mánh " giàu lên nhanh chóng. Trong cái cảnh tượng hổ lốn ấy tôi "May mắn " hơn đồng nghiệp..."Sạch sẻ" lại chẳng ai hay, tôi sửa lại nhà rồi đập đi xây lại nhà, bao nhiêu tiện nghi củ kỷ tôi đem cho hàng xóm và sắm lại toàn đồ xịn đắt tiền. Lúc đầu chồng con có nghi ngờ nhưng tôi thiếu gì lý do để lấp liếm, bố mẹ chồng có hỏi thì tôi bỏ ngoài tai...Nếu lại là nếu...Thì tôi đâu phải lãnh án 3 năm cải tạo lao động...
  Mãn hạn tù, như "Ngựa quen đường củ" tôi lại móc nối đường dây buôn bán cái quý giá nhất của con người- Nhân phẩm, Ừ! cái đó thì làm sao có giá, có mã vạch mã số nhỉ? Giàu có là lẻ tất nhiên thôi. Nhưng lần này thì kín đáo hơn, cẩn thận hơn. Thế rồi "Cái kim trong bọc có ngày lòi ra" Nếu...Thì làm sao có ngày hôm nay ngồi bóc lịch để mà ăn năn hối lỗi. Tất cả đã muộn màng. Bạn bè, đồng nghiệp nhìn tôi với con mắt khing bỉ, y như tôi là một con quái vật bẩn thỉu ăn thịt người...BỐ mẹ tôi chết đi sống lại vì nhục nhã ê chề...Chồng con tôi nhìn tôi với con mắt ghẻ lạnh...Ba năm nay chẵng một ai vào thăm tôi...Củng đáng đời mày, mày không có cái vinh dự đó..Tuyết ơi! Tôi bi quan chán nản chẳng thiết sống trên đời, lương tâm dày vò đến cùng cực...Trời ơi! Hãy thương con...Thượng đế ơi hãy thương con...Phật Tổ ơi hãy thương con cho con một liều thuốc độc...Tôi hét lên quay cuồng như một kẻ điên...nhưng tất cã đều đã xa lánh tôi, Đêm đêm bao quanh tôi chỉ là những hồn ma, bóng quỷ...
  Nếu... một sáng ngày kia cánh cửa phòng giam không mỡ ra  thì...

  Anh công an mở của phòng giam gọi: Tù phạm Hoàng Thị Mỹ Tuyết ra có người thăm...Không tin đó là sự thật...Ai còn vào thăm mình nhỉ? Bố mẹ ư! chồng hay con? Thôi xấu hổ quá không nên ra...Anh công an gọi lại lần thứ hai: Hoàng Thị Mỹ Tuyết ra có thầy giáo củ gặp. Tôi tự nhủ:" Thế thì càng nhất quyết không ra" Nước mắt tôi đầm đìa, lòng tôi quặn đau đến tột độ " Thầy ơi! bao nhiêu là: " Đói cho sach rách cho thơm" " Giấy rách phải giử lấy lề...con đánh rơi đâu cả thầy ơi! " Như kẻ mất hồn tôi lửng thửng ra phòng gặp, mặt cúi gầm xuống sàn nhà...
  - Con có khoẻ không! Chỉ chờ có thế, tôi quệt ngang nước măt rồi hét lên:
  - Con là đứa con hư hỏng.... thầy thăm con làm gì! Thầy thăm con chỉ làm cho con đứt thêm từng khúc ruột...Thầy về đi...! Con làm thầy đau lòng rồi thầy ơi!...Thầy về đi...Thầy cúi xuống đở tôi ngồi dậy bàn tay thầy run run... rồi ôn tồn nói...
  - Sao thầy lại có thể bỏ con! Lổi là ở Thầy đâu phải riêng con! Cố gắng rèn luyện con nhé! Thầy dúi vào tay tôi gói quà rồi đi nhanh ra cửa , bóng Thầy xiêu xiêu...Trước bàn giám thị, tôi mở gói quà và thấy một lá thư:
 " - Tuyết con! Đứa học trò chăm ngoan học giỏi mà Thầy hằng yêu mến! Thầy đọc báo biết tin của con, Thầy giận lắm... Nếu như con không ngồi tù thầy phạt nặng lắm, không chỉ là quỳ và bị đòn đâu...Bản án thế là xứng với con rồi...Còn bản án lương tâm thì con phải mang theo tận cuối cuộc đời, Âu đó củng là lời răn đe để sau này con làm lại cuộc đời, sống sao cho đúng một con người, Không có giọt nước mắt nào là muộn màng cả con à! Cuộc đời tốt đẹp vẫn ở phía trước, vẫn đang chờ đợi con...Trong chuyện này Thầy củng có lổi...Vì vậy con đừng ngạc nhiên khi Thầy lại vào thăm con. Luống khoai mà Thầy trồng: Củ to hay nhỏ, sâu hay sùng đều là khoai của thầy. Em cố gắng học thêm tin học, tài liệu Thầy sẻ tìm và gửi vào sau. Trong thời gian rảnh rổi con làm lại bài tập làm văn này nhé: "Em hiểu gì về câu tục ngữ: " Đói cho sạch , rách cho thơm" ? Thầy của con.
 Nước mắt tôi nhoè nhoẹt cã trang giấy, Gấp trang thư vào trước ngực tôi gọi thổn thức: Thầy ơi! Nếu con ra tù thì...Con hứa sẽ làm lại cuộc đời...
 Ừ! Thì ra "Nếu" và "thì" vẫn còn một kết cục có hậu đang chờ tôi đâu đó ngoài cuộc đời ... ( Minh Bình)
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

@Minh Bình: Cảm ơn bạn đã ghé thăm và gửi bài.Hai người đàn ông ở hai câu chuyện của bạn thật đáng trân trọng và hiếm nữa, đúng là xưa nay ai cũng có câu cửa miệng là mua kẹo cho con,cho cháu chứ chưa nghe thấy ai nói mua kẹo cho mẹ bao giờ, mặc dù vẫn đưa kẹo cho bà để chia cho các cháu và bà cũng có phần,nhưng quan trọng hơn là trong tâm khảm người con xa mẹ lúc nào cũng nghĩ về mẹ, dành cho mẹ những gì ngọt ngào nhất... Người đàn ông thứ hai thì còn trên cả tuyệt vời! cảm ơn bạn nhiều!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.

CƠM NHÀ


Y Nguyên
Nói đến cơm nhà, chắc chắn quý vị nào giàu óc tưởng tượng sẽ lập tức nghĩ ngay đến chuyện ẩn ý xa xôi. Xin thưa : người viết đang nói chuyện  cơm nghiêm túc một trăm phần trăm, còn chuyện nghĩ ngược nghĩ xuôi, nếu có là… do độc giả!

Chẳng biết bên trời tây – nơi chủ nghĩa cá nhân được sùng bái, tôn vinh – người ta thu xếp chuyện ăn uống ra sao; nhưng còn xứ ta – ngoại  trừ những người sống độc thân, phải bấm bụng mà chịu cảnh “cháo chợ cơm hàng" hay “cơm lọ nước niêu” – người việt có gia đình đều ý thức rất rõ tầm quan trọng của những bữa cơm nhà.

Ngày bé mê chơi, thỉnh thoảng đến bữa cơm tôi vẫn còn lang thang đâu đó với những trò đá dế, bắn bi; mẹ tôi lại vác roi đi tìm. Tìm được, sau vài “con lươn” cảnh cáo, mẹ giải thích đơn giản : cần ăn một thể để khỏi mất công để dành đồ ăn, dễ bề dọn dẹp! Ừ, kể cũng có lý; đầu óc của một đứa trẻ cũng chỉ có thể hiểu đơn giản như thế; và cái “đơn giản “ ấy theo tôi lâu lắm – đến hơn nửa đời người…

Sau này, khi đã trưởng thành lắm khi vì công việc (và không loại trừ cả chuyện …mê chơi) mà bỏ bữa hoặc về trễ giờ cơm; mẹ không còn “vác roi đi kiếm”; nhưng cụ có vẻ buồn. Đứa trẻ ngày xưa bây giờ  cũng đã ” khôn” ra chút đỉnh bằng lời nhắc:”Con có về trễ, mẹ cứ ăn cơm ; đừng đợi!”. Ấy thế nhưng – nhiều bữa về nhà mâm cơm đã nguội tanh còn mẹ vẫn đang vò võ ngồi chờ! Tôi giờ đã có vợ con, chuyện dọn dẹp, để dành đâu cần mẹ để ý, quan tâm nhưng bữa cơm gia đình mà con cháu “đứa đi đông, đứa đi tây” (thành ngữ của mẹ tôi) vẫn khiến mẹ không vui. Kỳ lạ!

Không riêng mẹ , hình như cả vợ tôi cũng không vui. Bao lần nghe tôi “giải thích” cực kỳ…hữu lý về nguyên nhân về trễ cơm, vợ tôi hết cãi, đành bấm bụng làm thinh. Nhưng xem ra nàng vẫn “chưa thông”, mặt cứ lầm lầm…

Ta về ta “xực” cơm ta
Dẫu hơi …quá lửa, cơm nhà vẫn hơn!


Riêng tôi, thú thực, ăn cơm nhà hoài lâu lâu làm bữa cơm hàng hoặc tô phở (ấy, tôi đang nói phở có thịt bò, rau giá; không phải “phở …“ linh tinh!) Cũng thấy ngon.

Nhưng chỉ ngon một bữa thôi, ăn hoài tới bữa thứ hai, thứ ba lại đâm ngán. Chẳng trách ông bạn tôi nghề ngược xuôi buôn bán cứ nhắc đến chuyện “cơm hàng cháo chợ” lại mặt nhăn như bị - mà bạn tôi đâu phải thuộc dạng nghèo khó, hàng quán bạn vào luôn là những nơi…trên mức trung bình! Tại không hợp khẩu vị chăng? Có thể lắm. Tôi cũng nghĩ thế và tin thế; cho đến ngày vợ tôi đi vắng, một mình tôi ở nhà.

Đến bữa, cơm canh vẫn như mọi khi mà sao …chán quá. Chẳng lẽ…bỏ cơm; đành phải nuốt vội vàng cho xong bữa; chẳng ngon lành gì! Mấy ngày giúp tôi “ngộ “ ra một điều : Bữa cơm nhà không chỉ ngon vì quen khẩu vị. Còn có một cái “ngon” khác. Cái “ngon”ấy , phải chăng, xuất phát từ không khí gia đình tựu tề đầm ấm? Hình như đúng. Cái khoảnh khắc quay quần bên nhau trong bưã cơm nhà tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng cần thiết. Ấy là khoảnh khắc để củng cố, thắt chặt thêm mối dây ràng buộc, thông cảm, yêu thương nhau giữa các thành viên dưới một mái nhà. Y học cho rằng nói chuyện trong bữa ăn làm cơm…khó tiêu; nhưng cứ thử tưởng tượng một bữa cơm không có tiếng chuyện trò hẳn sẽ buồn lắm. Người Việt có thói quen vữa ăn vữa nói chuyện; và “khó tiêu” ở đâu không biết, chứ thực tế, những câu chuyện không đầu không đũa (ngoại trừ…cãi lộn!) đính kèm lúc ăn giống như một thứ “gia vị phần hồn” làm cho cơm cá hết tiêu! Hèn chi các số liệu thống kê đều cho biết rằng: người có gia đình đa số thường sống thọ hơn các vị độc thân. Điều ấy chắc chắn không thể không tính đến công lao của những bữa cơm nhà. Mẹ tôi không được học hành nhưng cụ cảm nhận được điều đó. Hình như trời sinh những người phụ nữ thường tinh tế hơn đàn ông trong vấn đề cảm nhận. Nói cách khác, phụ nữ thua chúng ta về cái nhưng lại ăn đứt chúng ta về cái tình!.

…Khi tôi ý thức trọn vẹn về ý nghĩa thiêng liêng của những bữa cơm nhà thì mẹ tôi đã không còn . Và tôi cứ muốn khóc khi nhớ đến buổi chiều về trễ, bắt gặp mẹ ngồi một mình trệu trạo nhai cơm, đôi mắt buồn hiu thỉnh thoảng lại ngong ngóng nhìn mông ra ngõ…
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

Phượng Hoàng Lửa đã viết:
@Minh Bình: Cảm ơn bạn đã ghé thăm và gửi bài.Hai người đàn ông ở hai câu chuyện của bạn thật đáng trân trọng và hiếm nữa, đúng là xưa nay ai cũng có câu cửa miệng là mua kẹo cho con,cho cháu chứ chưa nghe thấy ai nói mua kẹo cho mẹ bao giờ, mặc dù vẫn đưa kẹo cho bà để chia cho các cháu và bà cũng có phần,nhưng quan trọng hơn là trong tâm khảm người con xa mẹ lúc nào cũng nghĩ về mẹ, dành cho mẹ những gì ngọt ngào nhất... Người đàn ông thứ hai thì còn trên cả tuyệt vời! cảm ơn bạn nhiều!
.
 
 Đúng vậy! Bà ăn có bao nhiêu...Bà cho cháu cã đấy chứ, Nhưng Bà vui vì đúa con hiếu thảo...Đó củng là tấm gương cho con cháu. Người ta vẫn nói: " Sống trước bổ sao, sống sau bổ vậy" mà...
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Chỉ còn hai ngày nữa là  đến ngày thương binh, liệt sĩ-gửi vào trang của Phương hai bài thơ, không biết có phù hợp với chủ đề này không nhỉ?
 

ĐẸP

Bình xinh chúm chím nụ xinh
Mười bông hồng trắng rùng rình …chưa hoa
Cô gái buồn hát tình ca
Nhớ người lính đảo Trường Sa chưa về
Thương mùa đông rét tái tê
Nhà giàn hun hút bốn bề biển khơi…
Rùng mình,nụ trắng  bật cười
Mười bông bung nở một trời sắc hương
Cô  gái ngây ngất,vấn vương
Vui mình…lại bỗng xót thương hoa tàn…

VÀI MẢNH CÒN LẠI  CỦA MỘT LIỆT SĨ TRẺ

Một hạt trắng tựa hạt ngô
Một chùm hoe đỏ xác xơ gió  nồm
Một vài cọng cỏ xanh non
Ba mươi năm lẻ vùi chôn đất này
Hôm nay con đã về đây
Theo chân đồng đội thăm thầy ,thăm u
Quê nhà giờ đã khác xưa
Dẫu thân tan nát,vẫn mơ cờ hồng
Thầy u giờ đã lưng còng
Vuốt ve con-những mảnh hồn trai tơ
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Được mà bạn! Đây cũng là cách ta thể hiện tấm lòng mình với các bác, các anh chị đã ngã xuống,đã bỏ lại một phần xương máu để cho tụi mình hôm nay, giờ này, đang được hưởng cuộc sống thanh bình. Cám ơn bạn rất nhiều!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 41 trang (410 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối