Nhắc đến Alfred Wolfenstein thì khg thể nào khg nhắc đến bài thơ "Người thành thị". Đây dường như là bài thơ hay nhất của ông. Hôm nay Sabina dịch nghĩa bài thơ này, mong mọi người dịch thơ dùm. Đây cũng là bài mà Sabina thích.
Städter
Dicht wie die Löcher eines Siebes stehn
Fenster beieinander, drängend fassen
Häuser sich so dicht an, daß die Straßen
Grau geschwollen wie Gewürgte stehn.
Ineinander dicht hineingehakt
Sitzen in den Trams1 die zwei Fassaden
Leute, ihre nahen Blicke baden
Ineinander, ohne Scheu befragt.
Unsre Wände sind so dünn wie Haut,
Daß ein jeder teilnimmt, wenn ich weine.
Unser Flüstern, Denken … wird Gegröhle …
Und wie still in dick verschlossner Höhle
Ganz unangerührt und ungeschaut
Steht ein jeder fern und fühlt: alleine
Dịch nghĩa (sabina_mller)
Người thành thị
Đứng sát nhau như những cái lỗ của cái rổ (cái sàng)
Cửa sổ như chen chúc nhau
Nhà cửa đứng sát nhau, đến độ mà đường phố
Sưng phồng lên xám xịt như những người bị bóp nghẹt
Khoác vai nhau
Hai tiền sảnh ngồi trên tàu điện
Người ta, ánh mắt họ đắm chìm
Vào nhau, mà không hề bẽn lẽn
Những bức tường mỏng như làn da
Khi tôi khóc thì mỗi người đều tham gia
Những lời thì thầm, những suy nghĩ... trở thành những tiếng gào thét...
Và tĩnh lặng trong hang kín dày cộm!
Không hề động chạm và không hề dòm ngó
Mỗi người đứng cách xa và cảm thấy: cô độc
Phân tích (hehe, khg phải là Sabina phân tích đâu, thấy bài phân tích này hay nên dịch lại thôi)
Bài thơ „Người thành thị“ (năm 1914) của Alfred Wolfenstein nói về sự vô danh và cô đơn ở thành phố lớn. Trong tác phẩm, thể thơ được chọn là thể sô-nê (thơ 14 câu), được gói gọn trong vần (thể thơ và vần của thể thơ này sabina_mller không rành lắm, nên không biết dịch ra tiếng Việt như thế nào).
Trong khổ thơ thứ nhất của hai khổ đầu nhà thơ bắt đầu miêu tả những cửa sổ san sát nhau thế nào. Wolfenstein đã cố gắng thể hiện cảm xúc chập hẹp trong khổ thơ đầu. Cả khổ thơ biểu cảm qua vần điệu, qua những chỗ ngắt dòng đem lại nhịp điệu cho mạch thơ và qua đó tạo cảm giác vội vã, chạy trốn và hốt hoảng, cũng như qua cách dùng „Alliteration“ (Alliteration là cách dùng một cụm từ có những chữ bắt đầu giống nhau, ở đây là câu „Grau geschwollen wie Gewürgte“). Cửa sổ và nhà cửa được „nhân hoá“ qua những „va chạm“ lẫn nhau; câu kết rất gần kề, không chỉ nhà cửa san sát nhau, mà con người cũng cảm thấy bị bóp nghẹt. Tập hợp liên tục những chỗ ngắt dòng trong bài thơ được gọi là „cấu trúc cái móc“.
Khổ thứ hai của bài thơ là phần cuộc sống bên trong những chiếc xe điện. Khác với khổ thứ nhất, ở đây chống lại sự „nhân hoá“ của khổ một. Hai người ngồi trong se điện và được ví là hai „tiền sảnh“. Tiền sảnh ngụ ý sự hời hợt ngoài mặt và cảm giác lạnh nhạt giữa những con người. Với cách nói ẩn dụ cái „tôi“ miêu tả cách mà con người ta nhìn nhau „ánh mắt họ đắm chìm vào nhau mà không hề bẽn lẽn“. Ta có thể tóm tắt câu thơ thứ 7 như sau, con người ta với cặp mắt của mình tìm kiếm hơi ấm và chuyện trò một cách vô định hướng và dường như là không tìm thấy.
Vậy là hai khổ 4 câu đã xong. Thường thì trong bài thơ sô-nê giữa khổ 4 câu và khổ ba câu là chỗ ngắt đoạn. Một ngắt đoạn rõ ràng giữa hai phần khó nhận biết, nhưng người đọc có thể nhận ra tác giả (cái „tôi“) bắt đầu tự nói về mình bằng cách miêu tả tác động của thành phố lớn lên cái „tôi“ trong thơ và những người xung quanh như thế nào. Con người ta chèn ép nhau, những bức tường mỏng manh đến độ tác già phải thốt lên rằng không có khoảng không gian riêng tư thật sự. Tất cả mọi người đều can thiệp đến cảm xúc của người khác vì sự gần nhau và những bức vách nhà mỏng xuyên thấu. Ở đây, Wolfenstein so sánh những bức vách nhà như những làn da mỏng.
Khổ thơ cuối cùng như là một đối nghịch, đối nghịch với khổ ba. Ở đây tác giả diễn tả chỗ cư ngụ của người thành thị như những „hang kín“, trong đó con người ta ở một cách lặng lẽ. Sự đối nghịch ở đây dường như ở cái nhìn đầu tiên, trước đó những tấm vách được ví như da mỏng, ở đây lại ví những hang động dày cộm. Câu 13 và 14 như đối nghịch nhau như những vần đối ngẫu: ở câu 10 và 11, cái „tôi“ trong thơ nhận là không có không gian cá nhân, thì trong hai câu cuối lại là cá nhân đứng một mình không được va chạm, không nhìn đến.
Sự đối ngẫu được phá bỏ một cách tự nhiên khi chúng ta chia mối quan hệ giữa người với người làm hai tầng lớp: một mặt là sự chật hẹp nhưng mỗi cá nhân lại thu mình trong không gian riêng của mình và một mặt đối lập là sự vô danh, không hào hứng, những câu chuyện sứt mẻ, hơi ấm thiếu thốn giữa người với người (câu 13).
Alfred Wolfenstein miêu tả hình ảnh thèm khát của cuộc sống thành thị đầu thế kỉ (thế kỉ 20). Chúng ta hãy hiện tại hoá những bối cảnh của những nhà thơ trường phái biểu hiện: đầu thế kỉ 20 (bối cảnh trong bài viết này là châu Âu) diễn ra một làn sóng công nghiệp hoá và đô thị hoá. Những phát minh mới như tàu điện lạ lẫm đối với mọi người và những thành phố không theo kịp công cuộc đô thị hoá; sự thành lập những khu biệt lập, những xóm ngụ cư, khu chung cư cho những tầng lớp dưới của xã hội gần như diễn ra hằng ngày.
Wolfenstein lên tiếng phê phán cuộc sống thành thị. Đỉnh điểm là sự vô danh, sự cô đơn, sự chật hẹp, sự không muốn tiếp xúc của từng cá nhân trong mớ hỗn độn.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Người thị thành
Họ xát nhau như những lỗ của cái sàng
Những ô cửa chen chúc nhau
Các ngôi nhà xát nhau đến nỗi những đường phố
Phải sưng lên như những người chết ngạt
Họ khoát vai nhau
Ngồi trên hai tiền sảnh tàu điện
Ánh mắt họ nhìn nhau
Không bao giờ thẹn
Bức tường cách ngăn chúng tôi mỏng như làn da
Bởi khi tôi khóc, tất cả mọi người đều tham gia
Những lời nói, những nghĩ suy
Đều trở thành những tiếng than bất tận....
Và trong chiếc hang sâu thẳm
Không một ai biết đến chúng tôi
Trong bóng đêm chẳng ánh đèn le lói
Mỗi chúng tôi nhận thấy nỗi cô độc riêng mình.
Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Thanhbinh, em dịch hay lắm đó, gần sát nghĩa lắm. Cám ơn em.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Người thị thành
Những ô cửa sổ chen nhau
Như là lỗ thủng đan mau trên sàng
Cửa nhà san sát dọc ngang
Sưng phồng đường phố tím bầm tử thi
Người người vai khoác nhau đi
Thành hai tiền sảnh những khi trên tàu
Mắt nhìn xoáy thẳng vào nhau
Không hề bẽn lẽn không câu mời chào
Nhà xây tường mỏng làm sao
Ngăn chi tiếng khóc, ra vào cùng nghe
Những lời êm ái thầm thì
Dễ thành tiếng thét những khi đông người .
Và trong hang kín sâu dày
Không ai động chạm, tháng ngày chôn sâu
Mỗi người đứng cách xa nhau
Không ai dòm ngó, một màu cô đơn.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hoàng Tâm đã viết:
Người thị thành
Những ô cửa sổ chen nhau
Như là lỗ thủng đan mau trên sàng
Cửa nhà san sát dọc ngang
Sưng phồng đường phố tím bầm tử thi
Người người vai khoác nhau đi
Thành hai tiền sảnh những khi trên tàu
Mắt nhìn xoáy thẳng vào nhau
Không hề bẽn lẽn không câu mời chào
Nhà xây tường mỏng làm sao
Ngăn chi tiếng khóc, ra vào cùng nghe
Những lời êm ái thầm thì
Dễ thành tiếng thét những khi đông người .
Và trong hang kín sâu dày
Không ai động chạm, tháng ngày chôn sâu
Mỗi người đứng cách xa nhau
Không ai dòm ngó, một màu cô đơn.
Cháu cám ơn chú Tâm về bản dịch này. Những bản dịch thơ của chú, cháu đem qua thi viện, cho những ai quan tâm tiện theo dõi. Về bản dịch này, chú dịch rất sát nghĩa, ng đọc cảm nhận đc sự chật chội, ngột ngạt ở chốn thị thành. Chú dịch khổ 1, câu cuối có chữ "tử thi" cháu nghe hơi ghê ghê. Còn khổ 2, câu cuối "không hề bẽn lẽn, không câu chào mời" cháu thích câu này. Những câu còn lại rất sát nghĩa, mà nghe êm tai lắm. Một lần nữa, cháu cảm ơn chú đã tham gia cùng chúng cháu dịch thơ.
Về thể thơ sô-nê cháu có đăng 1 bài về thể thơ này bên mục luật thơ, nếu chú muốn tìm hiểu thêm xin mời chú sang bên ấy đọc.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Chú Hoàng Tâm kính mến, cháu đọc bài thơ dịch này của chú, không khỏi mỉm cười... Vì hóa ra, bài thơ dịch có sức lôi cuốn hơn cả bản gốc mà ý nghĩa cháu chỉ đọc được qua bản dịch nghĩa. Bài của Thanh Bình chuyển ngữ hoàn toàn theo sát bản dịch ý, nhưng thực sự đọc lên chưa cảm thấy sự liên kết rất chặt chẽ về tứ thơ giữa các hình ảnh, chi tiết của thơ mà tác giả đưa ra.. tưởng như rất rời rạc, nhưng lại nối với nhau thành mạch rất logic. Bài thơ này quả thực khi Sabina đưa ra bản dịch nghĩa, cháu không cảm thấy lôi cuốn lắm, mặc dù ý tưởng của nhà thơ rất rõ ràng. Nhưng đến khi đọc bản dịch của chú, tự nhiên, bài thơ đã mang một ánh sáng mới, rất dễ hiểu và gần gũi. Cháu cũng không nghĩ bài này có thể dịch theo thể lục bát. Quả thực là bất ngờ!
Cảm ơn chú.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Chú Hoàng Tâm kính mến, cháu đọc bài thơ dịch này của chú, không khỏi mỉm cười... Vì hóa ra, bài thơ dịch có sức lôi cuốn hơn cả bản gốc mà ý nghĩa cháu chỉ đọc được qua bản dịch nghĩa. Bài của Thanh Bình chuyển ngữ hoàn toàn theo sát bản dịch ý, nhưng thực sự đọc lên chưa cảm thấy sự liên kết rất chặt chẽ về tứ thơ giữa các hình ảnh, chi tiết của thơ mà tác giả đưa ra.. tưởng như rất rời rạc, nhưng lại nối với nhau thành mạch rất logic. Bài thơ này quả thực khi Sabina đưa ra bản dịch nghĩa, cháu không cảm thấy lôi cuốn lắm, mặc dù ý tưởng của nhà thơ rất rõ ràng. Nhưng đến khi đọc bản dịch của chú, tự nhiên, bài thơ đã mang một ánh sáng mới, rất dễ hiểu và gần gũi. Cháu cũng không nghĩ bài này có thể dịch theo thể lục bát. Quả thực là bất ngờ!
Cảm ơn chú.
Chị HXT làm em buồn 5 phút, em mất công dịch nghĩa, dịch cả bài phân tích mà tới khi chú Tâm dịch thơ chị mới khen bài thơ
, em giận đấy nhé....
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Em, đừng buồn. Hì hì. Cảm ơn em đã dịch nghĩa, dịch cả bài phân tích hí hí, nhưng mà... vì chị chưa thấy hay thì chị chưa dám khen, giờ chú HT dịch, chị thấy nó dễ vào lòng hơn, nên cảm thấy hay, mới dám khen.. Mà chị nói chú HT dịch hay, chứ còn bài thơ, mặc dù rất ý nghĩa, rất rất ý nghĩa, thì nếu chỉ đọc bản dịch ý và bản dịch của Thanh Bình, chị vẫn không thấy rung động mà. Thật thà là như vậy, chị thật thà mà.. Em đừng giận, ít nhất là vì cái tính thật thà của chị, nhá :-P
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
À mà cũng phải nói thêm, quả thực dịch thơ sonnet mà dùng thể sonnet dịch mới là khó đấy. Chị đã thử mấy lần mà không được ;-)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Em, đừng buồn. Hì hì. Cảm ơn em đã dịch nghĩa, dịch cả bài phân tích hí hí, nhưng mà... vì chị chưa thấy hay thì chị chưa dám khen, giờ chú HT dịch, chị thấy nó dễ vào lòng hơn, nên cảm thấy hay, mới dám khen.. Mà chị nói chú HT dịch hay, chứ còn bài thơ, mặc dù rất ý nghĩa, rất rất ý nghĩa, thì nếu chỉ đọc bản dịch ý và bản dịch của Thanh Bình, chị vẫn không thấy rung động mà. Thật thà là như vậy, chị thật thà mà.. Em đừng giận, ít nhất là vì cái tính thật thà của chị, nhá :-P
Thôi vì tính thật thà của chị mà em xí xóa cho lần này đấy nhé
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook