Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tôi thì tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng con người chúng ta, trong những hoàn cảnh nhất định, phải đối xử bình đẳng với các loài động vật, phải chấp nhận mình là một động vật và phải biết rằng, đôi khi chúng ta không được bằng các loài động vật.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bàn thêm chút xíu này nữa thôi !
         Bình đẳng là thế nào ? Là ngang nhau ? Ôi ! chỉ có sự bình đẳng giữa mọi con người ( Giới tính , tuổi tác , dân tộc ... ) chứ KHÔNG THỂ có sự bình đẳng giữa người và động vật !
         Chấp nhận mình là động vật ? Theo nghĩa rộng , con người là một trong những động vật ! ( Có sự tự chuyển động ) . Theo ý nghĩa triết học , con người tiến lên từ động vật ( Tiến hóa luận của Đac-Uyn ) . Nhưng theo nghĩa phân định loài , LOÀI NGƯỜI và LOÀI VẬT khác nhau ! Người hơn hẳn vật về Ngôn ngữ , tư duy và tình cảm !
         Lại còn “ ...không bằng loài vật ...” nữa ! Chẳng còn biết bạn đứng ở điểm nào để nhìn ? Nhìn dưới góc độ nào ? Có phải bạn lấy những câu nói thậm xưng trong những văn cảnh đặc thù như câu “... lũ người ấy sống không bằng loài cầm thú ...”  để đưa ra ý kiến này chăng ? Chưa ở đâu và chưa bao giờ lại có một người dám cho rằng người không bằng loài vật !
         Con người đôi lúc cần tạo ra sự “ bình đẳng” cho các loài vật chẳng hạn trong công viên quốc gia , mọi con vật được bảo tồn như nhau theo cách sống tự nhiên . Không vì thấy con sư tử đuổi bắt con nai mà chặn nó lại , Không vì hai con sơn dương húc nhau mà bênh con thua chạy ...Con người sống trên động vật ; sử dụng nó và bảo tồn nó !
         Ý kiến cá nhân đúng sai là chuyện thường . Tùy vị trí , góc nhìn và tầm nhìn mà có những nhận biết khác nhau . Quan trọng ở chỗ phải lý giải sự vật dưới ánh sáng khoa học và biết thừa nhận !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Có lẽ tôi còn ngây thơ, ngờ nghệch, nhưng tôi vẫn tin vào những chuyện cổ tích, những chuyện của Andersen, của Tô Hoài... trong đó những động vật, đồ vật có ngôn ngữ riêng, sống trong xã hội riêng... chỉ có điều con người chưa biết hoặc không thèm biết đến chúng mà thôi. Nếu con người không đối xử bình đẳng với chúng, tôi tin rằng, chúng cũng không coi con người ra gì.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Ta đã đi quá xa chủ đề ban đầu mà tôi đưa ra rồi . Nếu bàn nữa càng ngày càng chệch . Xin phép dừng đề tài này ở đây . bạn vui lòng nhé !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin cùng suy ngẫm :

Thói đời hay coi thường những thứ có trong
tầm tay , coi trọng những thứ chỉ trong tầm mắt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lý Viẽn Giao đã viết:
Xin cùng suy ngẫm :

Thói đời hay coi thường những thứ có trong
tầm tay , coi trọng những thứ chỉ trong tầm mắt
Thấy mới, nới cũ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Lý Viẽn Giao đã viết:
Xin cùng suy ngẫm :

Thói đời hay coi thường những thứ có trong
tầm tay , coi trọng những thứ chỉ trong tầm mắt

Riêng em thì cái gì có trong tay em cũng quý...và quyết tâm giữ:D
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Thế là con người thực tế đó em ! Chỉ ao ước những thứ không với được ( ngoài tầm tay )sẽ luôn thất vọng !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Vì thế em thích câu này của ai đó: "đừng mơ ước những gì ngoài tầm với, mây của trời hãy để gió cuốn đi"
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Bàn luận :Cầu Kiều là gì ?

         Khi đọc mục: “ Giao lưu ,chia sẻ ” trang 61 tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số tháng tư (185 ) - 2009 tôi có mấy suy nghĩ muốn bàn thêm về câu ca dao này . Đúng ! “ Cầu kiều ” không liên quan đến “ Nàng Kiều ” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du .Và đúng nữa “cầu kiều ”là một loại cầu phân biệt với “cầu treo”, “cầu gỗ”, “cầu khỉ ”...Cầu kiều có phải là hiện tượng trùng ngữ như “ ngày sinh nhật ”, “ Cây cổ thụ”, “ bà quả phụ”...hay không?( Đôi khi những trường hợp trên cũng không phải là trùng ngữ nữa! Chẳng hạn : nói “ ngày sinh nhật ” để phân biệt với “ngày cưới”, “ ngày họp lớp”, “ngày tình yêu”...Nói “ cây cổ thụ”để phân biệt với “cây non”, “cây cảnh”, “cây bóng mát ”...)
         Tôi biết ngày xưa ở Đồng bằng Bắc Bộ vào mùa xuân,trong các trò chơi xuân có trò đi cầu kiều. Đó là loại cầu bắc bằng một cây tre, một đầu đặt vào bờ, đầu kia treo trên dây thừng buộc vào 3 cọc tre bắt chéo cắm dưới nước. .Khi đi từ đầu nọ đến đầu kia, cầu lắc lư rất dễ ngã .Liệu có phải câu ca dao trên hàm ý muốn sang bờ bên kia thì phải qua cầu một cách khó khăn(như qua cầu kiều) để so sánh với con đường dẫn đến hay chữ ( “yêu lấy thày ” là đạo lý rất khó) .Tôi xin đưa ra một cách hiểu . Rất muốn được biết thêm những cách hiểu khác về khái niệm “ Cầu kiều ”
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối