Phượng Hoàng Lửa đã viết:
Vì lúc trước thì mới, sau thì cũ...
Có 1 câu chuyện vui thế này:
Vợ hỏi chồng:
- Sao ngày yêu nhau anh chiều em vậy mà giờ thì không?
Chồng đáp:
- Em có thấy ai câu được con cá rồi lại còn vạch mồm nó ra để nhét mồi vào nữa không?
Vấn đề là ở chỗ đó!☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Lý Viẽn Giao đã viết:
Vui vui chút xíu !
- Cậu có biết tại sao hai người mới lấy nhau được gọi là vợ chồng hay cô chú ... . Tiếp sau đó lại gọi là bác trai bác gái , ông bà ... rồi cụ ông cụ bà hay không ?
- Nghĩa là lúc đầu vế nữ được đặt trước , sau đó ngược lại chứ gì ? Ừ cũng khó hiểu nhỉ . Theo cậu thì tại sao ?
- ?
Vì đó là chút sỹ diện, oai phong duy nhất mà đàn ông còn có được về sau!☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Cảm ơn những cách lý giải của các bạn ! Rất thú vị phải không ? Xin mời tiếp tục cho vui !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Sự lẫn lộn không nên có
Trong ngôn ngữ , giữa người và động vật , một số từ có thể dùng chung nhưng nhiều từ có sự sai biệt . Đem từ dùng cho người sử dụng đối với động vật đã không trong sáng . Trường hợp ngược lại còn tệ hại hơn , Không thể chấp nhận được . Xin đưa ra vài trường hợp để cùng bàn luận .
Trên cơ thể con người có ba phần chính là đầu , mình và tứ chi . Phần mình còn gọi là thân , thậm chí do tính quan trọng của nó nên đôi lúc còn gọi là “ Người ” . Đối với động vật , thân hay mình nó tuyệt đối không thể dùng chữ “ Người ” được . Chẳng hạn nói “ Khi lợn bị bệnh , trên người nó tróc ra từng mảng da ...” là sai .
Nếu lấy từ sử dụng cho động vật để dùng đối với con người , quả là hết chỗ nói . Trong một lời khuyến cáo nhân thị trường vàng lên xuống thất thường , tôi đã nghe người ta khuyên “ ...Cần phải suy tính khoa học , không nên chạy theo tâm lý bầy đàn ! ” . Ôi , nói với người mà dùng từ “ Bầy đàn ” liệu có ổn ? Theo tôi không thể được !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tôi chưa xem xét các trường hợp cụ thể khác, nhưng hai ví dụ đưa ra thì theo tôi, vẫn dùng được:
"Khi lợn bị bệnh , trên người nó tróc ra từng mảng da...”
"...Cần phải suy tính khoa học , không nên chạy theo tâm lý bầy đàn !" ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Đã là " Theo tôi " thì chắc là được thôi ! Nhưng theo cái chung hẳn trên con lợn không có chỗ nào gọi là " Người " . Còn đối với " Số nhiều " con người chỉ có thể gọi là " Đám đông " , " Tập thể " hay " Quần chúng " mà thôi . Có trường hợp Từ " Bầy " hay " Đàn " dùng riêng rẽ sử dụng khi nhìn xuống cho thân mật còn được . Chẳng hạn : " Bầy nhỏ " , " Đàn con " ... Chứ từ " Bầy đàn " ghép lại không thể đùng cho đám đông phải tôn trọng !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nếu ta quan điểm từ "người" có hai nghĩa, một là con người, hai là từ đồng nghĩa với từ "thân" thì bác nghĩ sao? Còn tập hợp từ "tâm lý bầy đàn" thì hình như là thuật ngữ đã dùng từ lâu và quá quen thuộc trong môn tâm lý học rồi. ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bạn Tuấn quý mến ! Mình chưa hiểu ý thứ nhất trong lời bạn . Còn ý sau bạn cho rằng :" Hình như là ..." thì quả thật mình cũng học Tâm Lý Học khá chu đáo , nhưng chỉ có thể nói với con người bằng cụm từ " Tâm lý đám đông " thôi ! Những từ " Bầy " , " Đàn " " Lũ " , " Bọn " chỉ dùng trong những trường hợp nhìn từ trên cao , chí ít là nhìn ngang . Chẳng hạn :" Lũ chúng tôi bọn người tứ xứ / Gặp nhau hồi chưa biết chữ ..." hay " Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ / Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh " ...Cảm ơn bạn trao đổi !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Khi ta nói "người tôi ngứa ngáy" là ta dùng từ "người" không phải với ý nghĩa là "con người" mà là với nghĩa là "thân thể". Câu ấy có thể nói là "thân thể tôi ngứa ngáy". Như vậy "người" = "thân" và do đó "người"="thân" áp dụng cho cả các con vật có "thân". Điều này chẳng làm hạ thấp giá trị của con người nhưng lại làm ngôn ngữ phong phú hơn.
Theo Sinh Học, con người, về bản chất là một "động vật sống theo bầy đàn", do đó, nó thừa hưởng thuật ngữ "bầy đàn" trong mọi nghiên cứu khác. ☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Bàn thêm chút xíu nữa nha !
Ở sinh vật nói chung người ta dùng từ “Thân” để chỉ bộ phận chính . Với thực vật , ngoài “Thân” là rễ , cành , lá , ngọn . Với động vật thì đó là chân , tay , đầu . Riêng con người , phần thân còn được gọi là “Người”. Từ ngữ chính thống là như vậy . Ai đó hoặc ở đâu đó nói rằng “Người cây chuối” hay “Người con lợn” là không đúng !
Các từ chỉ số đông như “Bầy” , “Đàn” , “Lũ”, “Bọn”... không được dùng cho con người trong những trường hợp nghiêm túc , tôn trọng . Chẳng hạn “Đàn người biểu tình đông chật phố” , “Một lũ rất đông ngồi kín khán đài A của sân vận động” hay “Bầy người chen nhau trước cửa siêu thị”...là không được ! Những từ này cũng dùng cho người nhưng chỉ sử dụng khi người nói đứng ở tầm cao hơn đối tượng nói đến . Ví dụ : “Lũ trẻ” , “Bầy con nít” , “Đàn em”...hoặc khi miệt thị đối tượng nói như “Lũ giặc” , “Bầy chó săn” , “Bọn cướp” ...Trong đôi trường hợp , người nói đứng ngang tầm đối tượng , lại muốn tạo không khí thân mật , chan hòa ; người ta cũng có thể dùng các từ này . Xin đưa một số dẫn chứng :
“ ...LŨ chúng tôi , bọn người tữ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một hai ...”
“...Đồng chí dậy tôi dăm tối chữ
Đồng chí mô nhớ nữa
Kể chuyện Bình Trị Thiên cho BẦY tôi nghe ví...”
( Thơ Hồng Nguyên )
“...LŨ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ
Bị quê hương ruồng bỏ , giống nòi khinh”
( Thơ Vũ Hoàng Chương )
Quay trở lại văn cảnh tôi nêu . Khi khuyên mọi người trên phương tiện thông tin đại chúng ; người được khuyên là ai ? Tôi , Anh cùng với tất cả người tiêu dùng ! Đối tượng này đứng ở tầm nào ? Là công dân ! Là thượng đế ! Vậy có thể gọi chúng ta là “Bầy đàn” không ?
Còn điều này nữa . Người CẦM BÚT , người PHÁT NGÔN nên biết . Ngôn ngữ giao tiếp ( Nói ) có thể thể tất còn ngôn ngữ văn tự ( Viết ) tuyệt nhiên không thể dễ dãi tới mức độ ...khó lọt tai !
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook