Xin cảm ơn bác Hoàng Xuân Hoạ.
Thưa rằng, bác buồn em cũng chịu thôi. Nhưng với em, bài thơ hay là bài thơ đi được vào lòng người, được người đời đón nhận. Mình cảm được thì thấy hay. Vậy thôi.
Thưa bác, em cũng hay đọc thơ và làm thơ. Nhưng thơ em làm chả ai thèm đọc. Nói để bác hiểu rằng em chả có danh phận gì cả. Đầu trần chân đất nên nói rất thật.
Còn cái chuẩn mực của văn chương thơ phú hồi trẻ con đi học em cũng có biết qua. Khi đó không dám cãi vì sợ không được lên lớp. Giờ chả bị ràng buộc gì nữa thì gặp chỗ bàn luận cũng ghé hóng hớt đôi chút góp lời. Thời nào cũng vậy, cái chuẩn mực của văn chương ngoài những chuẩn mực của ngôn từ còn có cả chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực chính trị chi phối. Ngay cả "thơ Điên" cũng vậy thội. Người ta đặt ra cho những bài thơ ấy một cái tên và gọi là trường phái thơ Điên. Và tất nhiên phải đặt cho nó 1 chuẩn mực.
Bây giờ ngồi học cùng con thấy nhiều bài thơ, bài văn ngày xưa mình học trong sách giáo khoa không còn nữa và thay vào đó là những bài mới. Đúng và hợp quy luật thôi. Nhưng những bài như:
" Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang theo chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mỳ con con"
được gọi là chuẩn mực để thay thế cho những bài như "Cây tre Việt Nam" liệu có đáng không? Nói vậy vì những tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa thuộc loại có chuẩn mực cao.
Cũng như bác vừa nói đó, thơ ông Hàn bị coi là thơ điên vì nó không hợp với cái chuẩn mực lúc đó. Còn nói đọc "bằng kiến thức cao hơn" e rằng khiên cưỡng quá bác ạ. Vậy bài thơ hay thì loại trình thấp như bọn em không thể cảm được chăng. Em biết rằng mấy cụ già rất ít chữ trong làng em thuộc Kiều còn nhiều nhiều hơn cả các cử nhân bây giờ đấy.
Mấy lời góp chuyện cho vui thôi, mong bác xá cho.
Ô là ô - Áo vá choàng - ồ a i hí
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook