Cuộc thi truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn nghệ quân đội (2008-2009) đã bước vào giai đoạn cuối (hết hạn nhận bài vào ngày 31/12/2009). Báo Văn nghệ trẻ số 48 ra ngày 29/11/2009 dành trọn trang 11 giới thiệu bốn gương mặt truyện ngắn trẻ: Thụy Anh, Uông Triều, Nguyễn Anh Vũ và Nguyễn Phú.
TT xin trích phần giới thiệu về Thụy Anh:...............
Thụy Anh, sinh năm 1974. Năm 2007, trong thời gian làm luận án tiến sĩ ngôn ngữ học tại Cộng hoà Liên bang Nga, chị đã xuất hiện trên Văn nghệ Quân đội lần đầu rất ấn tượng với truyện ngắn
Cái bóng, một truyện viết về tình yêu thời hiện đại. Trong cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội lần này, Thụy Anh có chùm 3 truyện ngắn
Nắng chiều, Gió trắng và Phòng chờ. Là một cây bút được sống thời gian dài ở nước ngoài, tiếp cận với nhiều vùng văn hoá, ngoại ngữ giỏi, Thụy Anh viết rất đa năng: làm thơ, dịch thuật, viết phê bình. Thụy Anh đang là cái tên hot của nhiều tờ báo cả trong và ngoài nước. Ở thể loại truyện ngắn, Thụy Anh viết chưa nhiều, nhưng truyện nào của chị cũng hấp dẫn bằng văn phong đằm thắm của người phụ nữ Việt, cộng với sự đôn hậu của tính cách Nga. Độc giả hẳn còn nhớ truyện ngắn
Vĩnh biệt Lusia, top ten truyện ngắn báo
Văn nghệ 2008, một truyện viết về những công dân Việt tha phương trên xứ người. Tiếp nối mạch cảm hứng ấy,
Phòng chờ của Thụy Anh vẫn lấy những thân phận người Việt nơi đất khách làm đối tượng khai thác. Nhưng
Phòng chờ bề bộn hơn, đủ thành phần từ chuyên gia, sinh viên, buôn lậu, cho đến những người làm nghề cửu vạn… Họ, những người Việt yếm thế, bơ vơ nơi đất khách vật lộn với cuộc mưu sinh bằng những thứ công việc khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm: Cùng nằm trong một “phòng chờ”, cùng khát cháy nỗi niềm hồi hương, cho dù họ chỉ còn là ... những lọ tro hài cốt! Ở truyện này, Thụy Anh đã thể hiện một bút pháp già dặn, sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật huyền ảo, tâm linh khiến câu chuyện được phủ một lớp sương liêu trai bảng lảng. Đọc
Phòng chờ thấy ám ảnh xót thương nhưng lại dậy lên trong lòng những tình cảm lớn: Tình nghĩa đồng bào, tình quê hương đất nước.
Ngoài hai truyện ngắn
Phòng chờ và
Gió trắng lấy bối cảnh nước Nga, truyện
Nắng chiều của Thụy Anh lại khai thác đề tài hậu chiến ở Việt Nam với tình huống truyện độc đáo: Một ngôi mộ liệt sĩ nhưng có tới hai bà mẹ nhận. Ai cũng có lý để nghĩ đó là con mình. Tình huống éo le này nếu non tay xử lý sẽ rất đẩy câu chuyện theo hướng trinh thám với những tình tiết chứng minh như thử ADN, truy cứu hồ sơ, nhân chứng để tìm ra kết quả đúng. Nhưng Thụy Anh đã khéo léo kết thúc câu chuyện một cách tự nhiên đầy nhân văn đúng như bản tính con người Việt Nam, bao dung, nhân hậu. Thịt xương nào không do máu thịt sinh ra. Cả hai bà mẹ đồng lòng coi liệt sĩ là con của mình.
...............
ĐỖ TIẾN THUỴ
========
Có phải là do quá “mê tín” nhà thơ của thi viện ta mà TT cứ nghĩ rằng bài viết này nhằm dọn đường dư luận để tiến tới việc Thụy Anh ẵm giải?
Chúc Thụy Anh thành công. Thèm rượu mừng quá Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn