@ Khuê Mỹ, Phongku: Không không mừ! HNhu cứ là HNhu, hông cách gì khác được.
Lại sốt. Hông biết có phải sốt xuất huyết do bị muỗi cắn hông nữa.
Một chuyến đi nhiều điều để nhớ.
Những người dân chân chất, cứ mãi loay hoay dzới cái nghèo. Đất đai thì trù phú.
Người dân thì cần cù. Dzậy thì, cớ gì nghèo quoài dzậy? Con Gainho hỏi má dzậy đó.
Má nói: "Đã có nhiều thay đổi lớn về kinh tế đất nước. Người dân nơi đây chưa bắt nhịp được. Phải hướng dẫn cho họ biết, ngoài lúa, nơi này còn nhiều thứ sinh lợi lắm..."
Sáng, chờ nắng lên cao, đi gom lục bình được phơi dôn dốt dzô, cùng mọi người. Cuộc sống kham khổ, thiếu thốn mọi bề, nhưng tinh thần mọi người lại rất thanh thản. Tiếng cười, tiếng nói huyên thuyên. Mấy dì lớn tuổi kể chiện tiếu lâm, cười muốn bò ga đất. Mấy em nhỏ thì chạy loăng quoăng. Bọn chó con hùa chạy theo. Náo nhiệt.
Tự dưng cười mình ên. Có gì đó thật êm ả và đầy hứa hẹn. Hứa hẹn gì, chưa nghĩ ga, nhưng, có lẽ là sức sống. Sức sống mạnh mẽ của mọi người sẽ là chìa khoá mở thoát cái ải khổ nghèo.
Khái niệm về dấu, gam, hợp âm và giọng của bản nhạc
1. DẤU HOÁ:
- Trước hết bạn hãy làm quen với khái niệm “nửa cung”.Người ta lấy “quãng tám” chia thành 12 khoảng bằng nhau gọi là nửa cung. Quãng tám hiểu nôm na là khoảng cao độ giữa hai nốt cùng tên gần nhau nhất, ví dụ: từ nốt xon dây 3 buông đến nốt xon trên dây 1.
Trên đàn ghi-ta, nửa cung là khoảng cao độ giữa 2 nốt trên 2 phím liên tiếp hoặc từ dây buông đến phím 1, ví dụ: xi-đô trên dây 2, mi-pha trên dây 4
2 nửa cung tạo thành 1 nguyên cung, gọi ngắn gọn là 1 cung, tức là 2 nốt trên 2 phím bị ngăn cách bởi 1 phím ở giữa. Ví dụ: đô-rê trên dây 2, pha-xon trên dây 1.
- Dấu hoá là là những ký hiệu để nâng cao hoặc hạ thấp cao độ của một bậc âm cơ bản lên hoặc xuống 1 hoặc 2 nửa cung. Trên cùng 1 dây, các nốt có cao độ cao dần từ dây buông đến các nốt trên phím 1, 2, 3 …. liên tiếp về phía thân đàn.
Bao gồm:
ü Thăng # : nâng lên 1 nửa cung;thăng kép Ü : nâng lên 2 nửa cung.
ü Giáng b : hạ xuống 1 nửa cung;Giáng kép bb : hạ xuống 2 nửa cung;
ü Hoàn n : trả lại cao độ cũ, huỷ tác dụng của các dấu hoá trước đó..
- Đàn tất cả các nốt từ thấp lên cao trên 6 dây trong 3 phím đầu tiên ta nhận thấy khoảng cách giữa các bậc âm cơ bản hầu hết là 2 nửa cung:
Chỉ có 2 khoảng E – F
và B – C là 1 nửa cung:
Từ đó bạn có thể xác định vị trí 2 nốt Bb và Eb 2 nốt B và E này chính là dây 2 buông và dây 1 buông nên không còn chỗ để hạ thấp nữa. Ta có 2 cách:
1. Khoảng A-B là 2 nửa cung nên Bb chính là A# nên nốt Bb này ở phím 3 dây 3. Tương tự Eb chính là D# nên nốt Eb này ở phím 4 dây 2.
2. Trên dây 2 nốt D ở phím 3 th ì nốt E ở phím 5. Trên dây 3 nốt A ở phím 2 th ì nốt B ở phím 4. Từ đó ta cũng có kết quả như ở cách 1.
Nốt Bb này bạn sẽ gặp ở bài “ Romeo & Juliette “ sau này.
- Dấu hoá bất thường là các dấu hoá đặt trước một nốt bất kỳ trong bản nhạc. Dấu hoá này có tác dụng cho chính cao độ đó, từ nốt đó đến hết ô nhịp đó. Ví dụ: nốt xon trên dòng 2 (dây 3) có dấu thăng thì chỉ nốt xon đó và các nốt xon sau đó cùng trên dòng 2 và ở cùng ô nhịp đó bị thăng, các nốt xon ở khe trên cùng (dây1) hay xon thấp ở dưới dòng phụ thứ 2 (dây 6) hay cũng nốt xon đó ở ô nhịp tiếp theo không bị thăng.
- Hoá biểu là các dấu hoá nằm ngay sau khoá nhạc hoặc đầu đoạn nhạc (sau vạch nhịp kép) có tác dụng cho tất cả các nốt cùng tên với nốt nằm cùng vị trí các dấu hoá đó và tác dụng trong toàn bộ bài hoặc đoạn. Ở 3 ví dụ sau, với hoá biểu đầu: tất cả các nốt xi và mi trong bản nhạc đều giáng. Với hoá biểu thứ 2: tất cả các nốt pha và đô đều thăng. Với hoá biểu thứ 3: tất cả các nốt pha, đô, xon trong đoạn từ vạch nhịp kép trở đi đều thăng.
Phần rỗng của dấu hoá nằm trên khe hoặc dòng nào thì tác dụng cho tất cả các nốt cùng tên với nốt nằm ở khe hoặc dòng đó.
Ví dụ:
Bb và Eb
F# và C#
- Bạn có nhận xét gì về nốt C# và Db? Đàn các nốt đó (trên dây 2 ) bạn thấy ngay 2 nốt đó đều có cùng cao độ (cùng ở một vị trí trên đàn). Hai nốt khác nhau có cùng cao độ gọi là sự trùng âm. Có rất nhiều ví dụ khác về sự trùng âm: B# và C, E# và F, A# và Bb ... đó là các cặp nốt cách nhau 2 nửa cung khi nốt dưới # (nâng ½ c) và nốt trên b (hạ ½ c) hoặc các cặp nốt cách nhau 1 nửa cung khi nốt dưới # (nâng ½ c) trong khi nốt trên giữ nguyên hay nốt trên b (hạ ½ c) trong khi nốt dưới giữ nguyên thì đương nhiên ta sẽ được 2 nốt cùng cao độ.
2. Dấu lặng: Ngược với các nốt nhạc, các dấu Lặng là sự ngừng kêu, vang trong 1 thời gian nhất định. Các dấu lặng cũng có các trường độ tương ứng với trường độ các nốt.
Ví dụ: nếu với nhịp 4/4 thì các nốt đen ngân trong 1 phách, nốt trắng – 2 phách thì dấu lặng đen ngừng kêu trong 1 phách, lặng trắng ngừng trong 2 phách. Trước dấu lặng có 1 nốt đang kêu thì đến dấu lặng ta phải ngắt bằng cách đặt chính ngón vừa gảy lên dây đó hoặc một ngón tay trái nào đó đang rảnh.
Dấu nối: là đoạn dây cung nối hai hay nhiều nốt liên tiếp cùng cao độ
Khi gặp dấu nối ta không đàn những nốt sau mà chỉ đàn nốt đầu tiên với trường độ bằng tổng trường độ của các nốt được nối. Ví dụ: khi 2 nốt đen được nối thì ta đàn như 1 nốt trắng. Tuy vậy, không phải lúc nào nốt trắng cũng thay thế được cho 2 nốt đen vì các nốt được nối có thể ở khác ô nhịp.
3. Gam: là một chuỗi âm liên tiếp theo một quy định nhất định. Gam ta làm quen ở đây là chuỗi 8 âm, mỗi âm gọi là 1 bậc, âm đầu tiên và cuối cùng (thứ 8) gọi là âm (bậc ) chủ, tên của gam được gọi theo tên âm chủ. Mỗi bản nhạc đều được sáng tác dựa trên 1 gam nào đó và người ta nói :bản nhạc đó có giọng “tên gam đó” hoặc có khi người ta còn dùng từ “cung”. Ví dụ: bản giao hưởng giọng (cung) đô thứ. Tên gam hoặc âm chủ được viết tắt theo hệ thống chữ cái đã nói ở phần đầu. chữ cái in hoa là gam trưởng, ví dụ: C - đô trưởng, chữ in hoa kèm theo chữ m là gam thứ, ví dụ: Am – la thứ. Bản nhạc có giọng nào thì âm nhạc sẽ chuyển động hướng về âm chủ của gam đó. Có hai loại gam chính: gam trưởng và gam thứ.
- Gam trưởng (tự nhiên): là chuỗi 8 âm theo quy luật sau (các bậc viết tắt bằng số la mã và cung -c):
I 1c II 1c III ½ c IV 1c V 1c VI 1c VII ½ c VIII
Bắt đầu từ bất kỳ nốt nào theo quy luật trên ta sẽ có 1 gam trưởng mang tên âm chủ (bậc I). Để tuân theo quy luật trên, ta có thể phải dùng một số dấu hoá nhất định.
Ví dụ: từ nốt C ta có C D E F G A B C đó là gam C.
Từ nốt D ta có: D E F# G A B C# D, như vậy gam D có 2 dấu # ở C và F.
Vì vậy mà trên hoá biểu của các bản nhạc có thể có một số dấu hoá hoặc có thể không.
- Gam thứ: lại chia thành 3 loại
+ Gam thứ tự nhiên: là chuỗi 8 âm theo quy luật sau:
I 1c II ½ c III 1c IV 1c V ½ c VI 1c VII 1c VIII
Ví dụ: A B C D E F G A
+ Gam thứ hoà thanh: khác thứ tự nhiên ở bậc 6- 7 -8:
I 1c II ½ c III 1c IV 1c V ½ c VI 1,5c VII ½ c VIII
Ví dụ: A B C D E F G# A
+ Gam thứ giai điệu: khác thứ tự nhiên ở bậc 5-6- 7 -8:
I 1c II ½ c III 1c IV 1c V 1c VI ½c VII ½ c VIII
- Ví dụ: A B C D E F# G# A
Ví dụ các gam thứ khác:
Dm: D E F G A Bb C D (1dấu b ở B)
Bm: B C# D E F# G A B
( 2 dấu thăng ở C và F ,giống gam D)
Lưu ý: ta có thể bắt đầu âm chủ là các bậc đã hoá ví dụ: từ C# , Bb ta sẽ có gam Đô thăng thứ hoặc Xi giáng trưởng.
Nếu chịu khó lập tất cả các gam từ các bậc cơ bản, với mỗi số lượng dấu hoá đều có 1 cặp gam trưởng và thứ (cặp T-t). Ví dụ: C-Am (không hoá), G-Em (1#), D-Bm (2#) ...
Các bậc của gam ngoài bậc I và VIII gọi là âm chủ, các bậc khác cũng được gọi bằng các tên riêng:
I - II - III - IV - V - VI - VII - VIII
Chủ (T) hạ Át(S) Át (D) thượng Át
4. Hợp âm (HÂ): là tập hợp của 2 hay nhiều âm. Hợp âm đặc trưng cho mỗi gam người ta gọi là Hợp âm ba được tạo thành bởi 3 nốt quãng 3 bắt đầu từ âm chủ. Quãng 3 hiểu nôm na là hai nốt (hoặc bậc cơ bản) cách 1 nốt ở giữa ví dụ: C-E, F-A. Như vậy hợp âm ba của gam C là hợp âm C-E-G , của gam A là A-C-E .
Gọi đầy đủ là Hợp âm của gam đô trưởng (hoặc la thứ ...). Thường gọi ngắn gọn : hợp âm đô trưởng (C), hợp âm la thứ (Am) ... nhưng về bản chất bạn phải hiểu là “hợp âm của gam đô trưởng hoặc la thứ”.
Khái quát về nhạc nhiều bè: bè là 1 chuỗi các âm (nốt) chuyển động độc lập như chuỗi nốt của ca sỹ hoặc của các nhạc cụ chỉ phát ra các nốt đơn lẻ như các nhạc cụ hơi, flute. trong chuỗi nốt đó có thể có các nốt gồm 2 hay nhiều nốt kêu cùng một lúc (hợp âm) như đàn violon thể hiện. Nếu nhiều bè cùng chuyển động chung một hệ thống nhịp thì ta có nhạc nhiều bè. Các nhạc cụ độc tấu có thể thực hiện được nhạc nhiều bè, trong dàn nhạc mỗic nhạc cụ thực hiện 1 bè. Trong nhạc nhiều bè ở thời điểm phách nào có những nốt nào thì các nốt đó phải được đàn hoặc hát lên. Trong bản nhạc cho nhạc cụ độc tấu thường dùng 1 khuông nhạc như cho guitar, violon thì thường có 2 bè: bè cao thì các nốt nhạc có đuôi (vạch đứng cạnh nốt) quay lên, bè trầm quay xuống. Nhạc cho piano có 2 khuông cho tay phải và trái. Trong mỗi khuông đó cũng có thể có cả 2 bè. Trong 1 khuông nếu có bè thứ 3 thường ở giữa hoặc phải phân biệt bằng cách tính tổng trường độ của mỗi bè theo tiết nhịp .
Trọng âm, nhấn: trong âm nhạc các nốt là trọng âm là những nốt được thực hiện nổi bật so với các nốt xung quanh. Việc thực hiện các trọng âm gọi là nhấn. Với các nhạc cụ có âm thanh rời như piano, guitar trọng âm được thực hiện với cường độ mạnh hơn. Với các nhạc cụ có âm thanh liên tục như bộ hơi, violon thì trọng âm thường được thực hiện to dần về cuối trường độ của nốt. Các trọng âm được xác định theo phách tùy từng tiết nhịp nhưng phách 1 luôn là phách mạnh. Với tiết nhịp có nhiều phách: 4/4, 6/8 còn có phách mạnh thứ 2 là phách 3 trong nhịp 4/4, phách 4 trong nhịp 6/8. Có thể coi nhịp 4/4 là 2 nhịp 2/4, 6/8= 2 nhịp 3/8. Trong 1 phách thì nốt đầu phách (đầu tiên trong phách) cũng được nhấn rõ hơn các nốt còn lại. Phách 1 gọi là phách đầu nhịp thường có nốt bass. Khi nghe giao hưởng, nốt bass kêu rất rõ cùng với tiếng trống. Nếu có nhiều nốt bass liên tiếp thì nốt mạnh nhất chính là ở phách 1 trong ô nhịp.
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!