Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh



TIẾNG CUỐC KÊU

Đêm về tiếng Cuốc râm ran
Vọng lời gọi bạn miên man sắc hè.

Vọng đưa về phía bóng tre
Võng ru cọt kẹt xa nghe gió lùa.
Vọng đưa về phía trời mưa
Lúa vươn hóng nước lá đua phất cờ.

Cuốc kêu nhẩm tính từng giờ
Hoa xoan rụng tím một bờ thời gian.
Lùm cây bóng nắng chang chang
Trâu nằm nhai cỏ thở than sá cày.

Học trò chong gối khoanh tay
Đêm khuya ngáp vặt mới hay nhọc nhằn.
Chích chòe lạc giọng bài văn
Hừng đông, ríu rít níu cành cây cao.

Mắt choàng mở toáng lao xao
Lịm dần tiếng cuốc bờ ao ngòi đầm.
Hoan ca hè đã gọi thầm
Đêm về tiếng Cuốc ướt dầm cơn mơ.


.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh




NHỆCH ƠI


Mình tròn lăn lẳn da trơn
Họ hàng gốc gác chạch lươn…Chú mày!

Biển khơi cuồn cuộn sóng say
Vào nguồn nước lợ mới hay bị rình...
Khi bơi uốn dáng lượn hình
Nào đâu có biết bất thình chui hom.

Nhệch ơi! Đủ món thơm ngon
Thịt om, hấp, rán. Xương giòn giã xay
Lá sung, húng, ớt, tiêu...Này!
Đĩa bày choáng mắt trong quầy vàng ươm.

Biển trào GỎI NHỆCH nên thương
Mâm trên bàn dưới đưa hương thơm lừng.
Chủ nhà tíu tít bê, bưng
Khách xa dán mắt, ngắm chừng đã ngon

Đãi nhau Nhệch nhắn bạn hiền
Về thăm quê biển neo thuyền buông thơ!

.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh




CHẠM BÓNG

Tần ngần...

Tìm lại thời gian
Chạm bao là bóng
Cơ man
Tháng ngày.

Mắt lần…
Chạm chút ngô ngây.

Môi lần…
Chạm cái đâu đây khó nhòa.

Tay lần...
Chạm khoảng vời xa.

Chạm
Như không chạm
Vỡ òa trong đêm!

Phạm Ngọc Vĩnh

.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh




TRAI THÔN ĐÔNG
GÁI THÔN ĐOÀI

Vốn xưa em gốc thôn Đoài
Bây giờ em đã là người thôn Đông
Khi cắp nón về nhà chồng
Áo trắng bỏ lại, áo hồng đem thay.

Lưng thon em dấu đâu đây
Chỉ còn nõn búp măng tay dịu mềm
Mềm cơm xới, mềm trầu têm
Mềm lời thưa gửi ấm êm cửa nhà.

Đất lành hoa thắm quê ta
Đoài - Đông nức tiếng gần xa bao đời
Trai thanh gái lịch xinh tươi
Thắm duyên hai họ nụ cười bền lâu.

Ai về cho gửi đôi câu
Xin ươm đầu ngõ dây trầu. giàn leo
Trồng năm trước hái năm sau
Duyên quê bó bện dài lâu Đông - Đoài!

Phạm Ngọc Vĩnh

.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh




TỰ HỎI

Xoè tay đếm
Mỗi bàn mười bốn đốt
Lúc nắm buông
Được mất...
Lẽ chuyện thường

Được cũng khóc
Mất vẫn cười như nắc nẻ
Tự hỏi mình
Mình tự hỏi
Liệu có thương?

PNV

.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh




DÙ CHỈ MỘT ĐỌT

Một đọt sao vẽ nổi rừng
Vậy nên núi góp gom từng nõn măng.

Dưỡng mầm chắt nhựa quanh năm
Gây bờ dựng bụi bao quanh núi đồi.

Gọi mưa vẫy nắng thấu lời
Phủ che đồi trọc ngời ngời bóng xanh.

Nghiệm rằng: Dù đọt mong manh
Chung nhau dựng lũy vững chăng muôn đời!


.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh





KHÔNG GIAN TÓC


La đà
Chiều vắng
La đà...

Gió vờn theo tóc
Tóc chà theo mây.

Lần đường...
Tóc gột men say.

Chiều nghiêng hướng gió
Gió quay làn chiều.

Cho không gian tóc
Mỹ miều.

Cho ai thổn thức mối chiều...
Không gian.

Phạm Ngọc Vĩnh


.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh





NÓNG VÀ LẠNH

Lửa rừng rực
Đốt cháy thanh củi nhỏ.
Lửa trụi thiêu
Đã tạo màu nung đỏ

Cháy kiệt cùng
Khơi nên đống tro tàn
Và tới lúc
Lửa cũng nguội cùng than.

Nhìn lửa cháy
Thương củi mình biết mấy
Khi đương cành
Dồn nhựa tưới sắc xanh.

Rồi kết cục
Một ngày kia khô mục
Nằm im lìm
Cho lửa réo quây dăng.

Không có củi
Lửa chỉ là hồn đá
Không có cây
Than biết sẽ bao giờ?

Chỉ một người
Chất củi lên đốt lửa
Vẫn biết rằng
Nóng mấy rồi cũng lạnh đơ.

PNV

.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh





DẠO HỒ NGẮM TRĂNG

Cùng nhau…rủ rỉ ngắm trăng
Rù rì tay dắt vòng quanh bờ hồ.
Năm xưa trăng nhú…vội về
Giờ thì trăng lặn…muốn kề gần hơn.

Đáy hồ sóng nước chập chờn
Trên bờ xào xạc xoay tròn lá rơi
Liễu xanh rủ cái chơi vơi
Lung linh khoảng tối xa vời mà lâng.

PNV

>

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phạm Ngọc Vĩnh





VẾT TÍCH THỜI GIAN

Một sớm mai khi chim vừa thức giấc
Bỗng súng nổ ran trên mặt đất
Rồi tiếng la: Bà con ơi! Giặc! Giặc!
Rồi tiếng nấc chìm giữa bình minh.

Tàu bò*, đại bác chúng càn quét làng minh
Xé tan khóm tre, thân cau ngã gục
Xích xe cày nát vườn ao gốc mít
Máu chan thân người, máu rỉ thân cây.

Nháo nhác một ngày, xáo xác chạy Tây*
Đôi quang thúng mẹ gánh tôi về nhà ngoại
Nào biết gì lúc thuở còn thơ dại
Vẫn ngủ hoài khi mẹ chạy sắp đứt hơi.

Ngày hòa bình vẫn xóm trại của tôi
Bọn trẻ tò mò lấy que moi viên đạn
Chui thật sâu màu đồng còn xỉn loáng
Tường miếu làng ngày đó chắn đạn bay.

Cái sân gạch vết đạn cối còn đây
Nó hoắm sâu sạm màu rêu mốc
Nó mếu máo như miệng ai đang khóc
Nhức nhối nhìn trời vờ vật ánh trăng say.

Chuyện tản cư* ngày đó thương thay
Vết thời gian găm đầy trong xóm nhỏ
Găm vào đời, găm vào nỗi nhớ
Để đêm ngày nhòe mắt chẳng hề vơi.

Mẹ không còn. Ơi xóm nhỏ của tôi!
Bao dấu tích một thời lửa đạn
Nay về lại lòng nhói đau vô hạn
Cứ ngóng tìm đôi quang thúng năm xưa!
   
           Phạm Ngọc Vĩnh

P/S: Một số thuật ngữ cũ thời kháng Pháp:
Tàu bò: Xe tăng
Chạy Tây, Tản cư...: Sơ tán tránh sự khủng bố của địch.


.

  Dù thơ chẳng thể bay xa
Vẫn trong ký ức cùng ta tháng ngày!

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] ... ›Trang sau »Trang cuối