Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 10

Tôi đi từ Ải Nam Quan
Sau vài ngàn năm lẻ e é...
(CON ĐƯỚNG CÁI QUAN)



Kể từ khi người anh cả của tôi là Phạm Duy Khiêm -- người Việt Nam đầu tiên đậu thạc sĩ -- trở về nước để trở thành một giáo sư dạy tiếng Pháp cho học trò Pháp ở Lycée Albert Sarraut thì mẹ tôi, chị Chinh, anh Nhượng và tôi đã có một mức sống cao hơn trước. Chị lớn của tôi đã lấy chồng và ra ở riêng. Ngày cưới chị, tôi hãnh diện vì đám cưới của chị mình tối tân hơn những đám cưới khác. Đón dâu trong đám cưới thời đó thường là bằng những chiếc xe kéo. Sang trọng hơn nữa thì rước dâu bằng năm bẩy chiếc xe "song mã". Tham Tá Đinh Mạnh Triết tới đón chị tôi về làm vợ bằng 12 chiếc xe ô tô, có cả xe Hoa Kỳ mui trần! Oai không?

Tục lệ trong đám cưới vẫn còn được giữ, cô dâu phải cầm quạt che mặt bước qua cái hoa? lò than nóng rực để lửa đốt hết tà ma đã đi theo cô từ dọc đường và chú rể phải lễ mẹ vợ đàng hoàng. Không giống như đám cưới của nhà báo Như Phong, vì không chịu lạy bố mẹ vợ nên phải hủy bỏ đám cưới, nhà trai bẽ bàng kéo nhau ra về. Lại là một cuộc cải cách phong hoá có đụng chạm. Kể ra việc quỳ lạy bố mẹ vợ có thể làm cho con người văn minh bị mất "nhân vị" quá. Nhưng nếu bỏ tục lệ cũ thì phải có nghi thức mới chứ? Đã từ lâu, tôi thấy đám cưới của người Việt không còn chú trọng nhiều tới lễ nghi nữa, đám cưới mà cứ như là buổi đại nhạc hội hay là đêm dạ vũ vậy.

Căn nhà lụp sụp ở phố Hàng Dầu bán cho một người trong họ, sau này, tiếc quá, sẽ bị phá đi để ở đó xây lên một ngôi nhà mới. Mẹ con chúng tôi theo anh Khiêm tới ở căn nhà hai tầng lầu ở phố Lò Đúc rồi ít lâu sau lại dọn lên phố Blockauss Nord, cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước. Người làm trong nhà, ngoài vú già và một chị sen đã có thêm một anh bếp biết nấu cơm Tây cho anh Khiêm ăn. Lại còn có thêm một anh phu xe lực lưỡng để hàng ngày kéo xe đưa anh Khiêm đi dạy học. Chiếc xe kéo ở Hà Nội cũng đang trên đà tiến bộ. Hai bánh xe bằng gỗ của chiếc xe kéo mà mẹ con tôi thuê để đi lễ ngày nào bây giờ đã được thay bằng bánh cao su. Do đó chiếc "xe tay" được đổi tên là "xe cao su". Xe do hãng OMIC làm ra nên xe có thêm một cái tên nữa là xe "ô mích". Anh Nhượng đã có xe đạp để đi học. Tôi không có xe nên thường lấy trộm xe để đi chơi và thường được ăn những cái đá đít của người anh yêu quý.

Khi ở phố Lò Đúc, bạn hàng xóm của tôi là Đĩnh và Kiện, những người con của nhà khảo cổ Trần Văn Giáp và Đoàn Bính cháu họ của Đoàn Thêm. Đĩnh và Kiện có cô em gái rất tinh nghịch. Chúng tôi hay chơi đi trốn và tôi đã khởi sự "bê bối" với cái trò ôm hôn rất bừa bãi của tôi rồi. Đoàn Bính, Đĩnh, Kiện và cô em là những khán giả có "may mắn" được coi tài đóng đinh lỗ mũi và tài làm trò quỷ thuật tôi học được từ ông Hai Tây và anh làm xiếc rong hồi trước.

Phố Lò Đúc sạch sẽ khang trang hơn phố Hàng Dầu. Vắng vẻ hơn vì không phải là khu buôn bán. Kỷ niệm đáng nhớ là một hôm mưa bão dữ dội, tôi và anh Nhượng ngồi trong xe kéo, đi từ phố Lò Đúc xuống tận rạp Philharmonique ở Bờ Hồ để coi phim hoạt hoa. Blanche Neige Et Les Sept Nains. Thế mới thấy cinéma có khả năng quyến rũ ghê gớm! Coi phim cũng thích nhưng không quyến rũ bằng nghe bài nhạc với câu hát hứa hẹn: Un jour mon prince viendra (Một ngày kia hoàng tử sẽ tới với em ). Thì ra cái nọc nhạc sĩ đã nằm trong tôi từ đó.

Dọn lên phố Blocklauss Nord (Châu Long), tôi được sống trong căn nhà hai tầng, có cổng sắt, có vườn hoa nhưng buồn ơi là buồn! Con đường thì vắng bóng người qua lại. Căn nhà thì kín cổng cao tường. Tôi không có bạn bè hàng xóm nào giống như những ngày ở phố Hàng Dầu, phố Lò Đúc. Phải đi bắt bạn ở Ngũ Xã.

Tôi vẫn được ngủ chung với mẹ Ở dưới nhà trong khi các anh chị chiếm ba phòng trên gác. Tôi thấy được nỗi buồn của mẹ khi suốt ngày ngồi phá trận một mình vì không phải lo ngược suôi buôn bán, không có bạn bè tới đánh bài, không có những buổi đi lễ thường xuyên như trước nữa. Có người con cả làm chủ gia đình rồi, mẹ tôi không còn đóng vai chủ động và đang chuẩn bị trở thành một chiếc bóng không mầu rồi! Có lẽ vì vậy mà mẹ tôi lúc đó vẫn ôm ấp tôi như một đứa bé con dù tôi đã 14, 15 tuổi. Tôi hay được ngồi dưới đất để nhổ tóc sâu cho mẹ. Chao ôi, mùi tóc mẹ bốc lên sao mà ngọt ngào đến thế. Hoặc ngồi đọc tiểu thuyết cho mẹ nghe và nhìn mẹ lim dim ngủ.

Đây cũng là lúc người anh khó tính hay đánh đập tôi. Bà mẹ nào mà chẳng yêu con út hơn. Tôi bắt gặp những ánh mắt buồn của mẹ những khi mẹ chứng kiến cảnh tôi bị ăn đòn. Các con tôi -- làm sao tránh đươc -- khi chúng nó đánh nhau, không bao giờ chúng nó hiểu được vì sao tôi lại buồn hơn những người cha khác trong cùng hoàn cảnh. Bạn nhạc yêu mến của tôi bây giờ hiểu được tại sao đoạn SÔNG ME³ trong Trường Ca ME³ VIÊ´T NAM lại cảm động hơn những đoạn khác...

Căn nhà ở phố Châu Long này có một garage bỏ trống. Tại đây, tôi đã lắp được cái máy radio chạy bằng galène. Không dám khoe khoang, khi còn bé, tôi thích đọc sách báo Pháp, đặc biệt những sách báo về kỹ thuật và khoa học như Sciences et Vie hay là Système D (D = débrouillard). Tôi cũng là thằng bé rất khéo tay. Lúc đó, anh Khiêm mang về nhiều hộp Meccano của Pháp trong đó có những thanh sắt rời dùng để lắp (bằng con ốc) thành những phi cơ, xe tăng, cây cầu v.v... Khó đến đâu, tôi cũng đều lắp đúng như tranh kiểu mẫu. Rồi sau này tôi còn được học hơn một năm ở Trường Kỹ Nghệ Thực Hành nữa. Bây giờ, dù đã luống tuổi, tôi vẫn còn mê say học hỏi về ngành computer là vì ngay từ khi hãy còn thơ, tôi đã thích khoa học và kỹ thuật rồi.

Đường nhà tôi ở cũng chỉ cách khu Ngũ Xã khoảng 200 thước. Đây là nơi chuyên môn đúc đồ đồng nằm trên một eo đất rộng nhô ra hồ Trúc Bạch. Hà Nội là thành phố có khá nhiều hồ. Bên kia hồ Trúc Bạch là hồ Tây. Ngăn đôi hai hồ này là đường Cổ Ngư, con đường của những tình nhân ở Hà Nội. Hồ Tây rất rộng, gặp ngày gió lớn thì có sóng to. Anh Khiêm chơi thuyền buồm ở đây có lần bị lật thuyền suýt chết. Hồ Trúc Bạch và hồ Tây không làm tôi quên được hồ Gươm. Kể cả hai hồ Thiền Cuông và hồ Bẩy Mẫu ở phía Nam thành phố mà tôi cũng không xa lạ gì.

Vốn đã thích những điều nhà trường chưa dạy, sau khi học lóm về máy radio, nay vào chơi khu Ngũ Xã, tôi hấp thụ thêm bài học về nghề đúc kim khí. Dùng đất trộn với tro để làm khuôn ra sao? Đun đồng nóng tới độ nào? Đổ xong đồng vào khuôn thì bao giờ đập khuôn ra? Nhìn thấy ánh mắt rạng rỡ của anh thợ đúc khi đập khuôn để thấy tác phẩm của mình. Làm quen với anh thiếu niên cùng tuổi, tên là Thụ, mặt mũi đen sì giống như những bức tượng mà anh phụ giúp gia đình để đúc nên.

Ra Ngũ Xã cũng là để đứng trước căn nhà mầu đỏ, bâng khuâng nhớ tới Emilienne Ducret. Nhưng bây giờ không có em bé lai Pháp để yêu mến thì tôi làm quen với người khác vậy. Tôi bắt bạn với hai chị em mồ côi cha mẹ, rất nghèo, sống trong một túp lều ở bên bờ hồ Trúc Bạch, hằng ngày cong lưng mò tôm bắt cá trong cái hồ đầy bùn này để đem ra chợ bán. Tôi thường đem cơm nguội ở nhà tới cái lều nhỏ cho hai chị em ăn. Tôi không hiểu rõ lúc đó tôi yêu cô gái mò tôm này hay tôi chỉ thương xót hai chị em nghèo khổ mà thôi! Đó là một thứ tình cảm lẫn lộn mà về sau tôi luôn luôn vướng phải trước nhiều cuộc tình. Tình yêu hay chỉ là tình thưong?

Tôi cứ mải mê với trò chơi kỹ thuật khoa học và với chuyện tình lãng mạn như vậy cho nên rất xao lãng việc học. Dù có ông anh là giáo sư nhưng tôi không được ông trực tiếp dạy dỗ một lần nào cả! Vả lại từ khi lên 6 tuổi cho tới bấy giờ, tôi là một đứa bé không thích bị lùa vào kỷ luật. Nếu ông ấy có dạy tôi học và khép tôi vào kỷ luật, tôi cũng vùng ra khỏi kỷ luật mà thôi!

Sau khi đậu xong bằng Tiểu Học ở Trường Nguyễn Du, tôi chuẩn bị bước vào Trung Học. Nhưng tôi thi trượt vào trường Bưởi, hỏng thi cũng vì không làm đúng bài luận văn bằng tiếng Pháp. Trong kỳ thi này, thí sinh phải viết bài về đề tài con đường sắt xuyên Việt vừa mới được hoàn thành, tầu hoa? đã bắt đầu đi được từ Bắc vào Nam và phải nói tới sự ích lợi của những chuyến tầu trans-indochinois đó. Đề tài này không có gì là khó, nhưng lúc đó tôi rất lười học. Thành thử viết một bài dự thi rất lạc đề! Ngay sau đó, tôi cố gắng -- một cách khổ sở -- học tiếng Pháp hơn trước và phải mất mấy chục năm sau tôi mới trả được mối hận trans-indochinois bằng bản trường ca Con Đường Cái Quan.

Thời đó, những ai thi trượt vào trường Bưởi thì được gia đình cho đi học tại trường Trung Học Thăng Long. Hằng ngày tôi đi học bằng xe điện và có cái thú nhẩy xe điện của lớp trẻ Hà Nội thời đó. Luôn luôn nhẩy xuống đường trước khi xe điện ngừng. Luôn luôn chờ xe điện chuyển bánh rồi mới nhẩy lên xe. Mỗi ngày, chiếc xe điện già nua lọc cọc đưa tôi từ Quan Thánh xuống Hàng Cót (Rue Takou) -- con phố có nhà hộ sinh nơi tôi sinh ra -- rồi tôi đi bộ qua đường Hàng Da, Hàng Giầy để tới nhà trường nằm tại Ngõ Trạm (Henri D'Orléans). Trước mặt trường là cầu xe lửa với những chuyến tầu đông đặc hành khách. Dưới gầm cầu là nơi trú ngụ của những kẻ không nhà.

Vào thời điểm 1935-36 này, trường Thăng Long là cái ổ của những nhà giáo muốn làm Cách Mạng. Thầy dạy của tôi là Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến... Thầy Giáp dạy Sử Địa và gieo tinh thần yêu nước vào đầu học sinh. Thầy Tuyên dạy Pháp Văn và tôi đã được thầy phê: Petit élève intelligent et travailleur, pourrait réussir en francais (Học sinh nhỏ tuổi thông minh và cần mẫn, có thể thành công trong Pháp Văn). Đó cũng nhờ anh Khiêm, khi ở Pháp về thì trong nhà có một thư viện khá lớn. Tôi tha hồ đọc sách Pháp Văn, mỗi lần làm bài lại "thuổng" văn của các tác giả mà mình đã đọc. Đây cũng là lúc tôi ham đọc sách, đã khởi sự mê thích những kịch bản rất lẳng lơ của Marivaux như Les Jeux De l'Amour Et Du Hasard...

Bạn học cùng lớp và thân nhất của tôi ở trường Thăng Long là Nguyễn Hiến, hiền lành, chững chạc, cuối tuần tôi thường tới nhà nó ở đường Chanìeaulme, gần Chợ Hôm để nói chuyện trai gái rồi hai thằng đi bộ ra ngoại ô gần hồ Thiền Cuông để hưởng cái thú... (xin lỗi) ỉa đồng. Có khi cao hứng còn dắt nhau đi đồng gần hồ Bẩy Mẫu nữa cơ! Về sau Hiến nối nghề cha, khi di cư vào Nam làm họa viên cho Sở Lục Lộ. Mỗi lần sửa nhà, tôi lại nhờ Hiến vẽ kiểu.

Thằng bạn ngỗ nghịch nhất, trải đời nhất và to con nhất lớp là Nguyễn Văn Biểu, người gốc Quảng Yên. Chúng tôi phục thằng này sát đất mỗi khi nó đặt một miếng kẹo vừng trên mặt bàn học rồi lấy tay cầm cái bảo vật cứng cáp của nó để đập vỡ tan miếng kẹo! Do đó nó có thêm danh xưng là thằng "Cả Bật". Chính thằng này đem tôi và thằng Hiến đi phá tân trong ngõ Hàng Mành. Khi có cuộc kháng chiến Nam Bộ, Biểu là người tiên phong đi vào Nam và chết trận ở trong đó.

Ngồi sau tôi hai hàng ghế là sinh viên Bùi Đình Diệm (tức Bùi Đình Dậu), thi sĩ Quang Dũng trong tương lai. Dậu cũng to con nhưng ngoan và hiền hơn Biểu. Vào đầu giờ học, khi sinh viên vào lớp mà thầy chưa tới thì cả lớp "làm loạn" với những mảnh giấy vo tròn dùng làm đạn để ném nhau thì Dậu tức Quang Dũng không bao giờ tham dự cuộc chơi.

Bước vào Trung Học là coi như mình đã khởi sự ra khỏi thời thơ ấu rồi. Chúng tôi không nhìn đời bằng đôi mắt thần tiên nữa. Bây giờ trước mắt tôi là cuộc đời thực tế và phũ phàng. Thực tế là tôi đang sống trong một nước bị trị. Tình yêu nước vẫn bàng bạc trong tâm hồn. Trái tim vẫn rung động trước cảnh khốn khó của người dân. Nhưng phải có hoàn cảnh thời thế tới với tôi, nếu không tâm hồn và trái tim tôi sẽ chỉ thấp thỏm mà vẫn cứ ngủ yên.

Lúc này, tại Pháp có sự thay đổi trong bộ mặt chính trị. Một chính phủ mới mẻ được thành lập với thành phần đa số là người trong Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire). Nước Pháp đã có một chính sách dễ dãi nào đó đối với các thuộc địa. Tại Việt Nam các phong trào đấu tranh bị kìm hãm sau vụ khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng, vụ khởi loạn tại Nghệ An... bây giờ được cơ hội tốt để hoạt động trở lại. Và hoạt động công khai, qua báo chí, qua hình thức hội đoàn.

Nhóm Việt Nam Phục Quốc do Cường Để (cư ngụ tại Nhật) làm chủ tịch, có đảng viên là Vũ Đình Dy chủ trương tờ Effort Indochinois. Báo Le Cygne (Bạch Nga) của Nguyễn Vỹ có bài đả kích chính sách thuộc địa Pháp. Báo Le Travail tuyên truyền chủ nghĩa Cộng Sản có bài của Võ Nguyên Giáp, người đóng vai chính trong báo En Avant cùng với Đặng Xuân Khu. Ông này (về sau mang tên làTrường Chinh) vào làm tổng thư ký trong Hội Truyền Bá Quốc Ngữ. Hội này chống nạn mù chữ nhưng đồng thời là cơ quan bí mật của Đảng Cộng Sản Đông Dương.

Những hoạt động báo chí và hội đoàn này là yếu tố chuẩn bị cho toàn dân Việt Nam ra thoát ách thực dân, sau khi Pháp bị Nhật lật và Nhật bị thua trận trong Thế Chiến II, tất cả đẩy đưa tới ngày Cách Mạng Tháng Tám năm 1945.

Đây là thời Tự Lực Văn Đoàn đã phát triển và cung cấp cho độc giả những sách báo phổ biến rất nhiều tư tưởng mới đóng khung trong hai quan điểm là duy tân và cấp tiến. Người quản lý của tờ Phong Hoá là Phạm Hữu Ninh, người sáng lập ra trường Thăng Long và là anh họ của tôi. Thế là mỗi tuần vào ngày báo ra, tan học xong, trước khi về nhà, tôi tới gặp anh Ninh để xin báo và có cái thú là đọc báo trước tất cả mọi người. Những nhân vật điển hình mà tờ Phong Hoá tạo ra như Bang Bạnh, Lý Toét, Xã Xệ... đã cho tôi thấy báo này muốn đả phá một thứ xã hội cũ được coi như hủ lậu, lạc hậu. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn còn đưa ra ý niệm về tE°ự do cá nhân, chống lại luân lý gia đình chuyên chế.

Và rõ ràng càng đọc tờ Phong Hoá mà hậu thân của nó là tờ Ngày Nay, cũng như đọc tiểu thuyết của nhà xuất bản Đời Nay (cũng của nhóm Tự Lực) tôi càng nhìn ra quan niệm mới về xã hội nhân sinh và những mục tiêu chính trị của Nguyễn Tường Tam và các đồng chí. Kéo người dân nghèo ở thành phố ra khỏi chốn bùn lầy nước đọng, xóm hẹp phố buồn qua việc vận động xây những nhà được gọi là Nhà Ánh Sáng là một ưu điểm của báo Phong Hoá. Rồi có luôn việc cải tiến lối ăn mặc của các bà các cô qua loại áo "Lemur" do hoa. sĩ Cát Tường vẽ kiểu. So sánh với áo dài cổ điển của thời đó thì kiểu áo bồng vai, thắt eo được coi là tiến bộ. Chẳng cần phải đợi tới thời bà Ngô Đình Nhu, lúc này đã có kiểu áo dài hở cổ rồi. Bây giờ không có ai phản đối sự cải cách nữa, tất cả các bà, các cô đều chạy theo phong trào này. Ngay cả đôi bàn chân phụ nữ hồi đó cũng được chú ý với loại guốc có gót cao gọi là guốc phi mã. Thiếu nữ Hà Thành khởi sự uốn tóc quăn sau khi đã cạo răng.

Nhưng bắt đầu từ lúc tôi đi vào Trung Học cho tới khi trở thành một thanh niên 17 tuổi đời, không phải chỉ có Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Trọng Lang trong Tự Lực Văn Đoàn ảnh hưởng đến tâm hồn tôi. Những tác phẩm của các nhà văn độc lập như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Tam Lang Vũ Đình Chí, Vũ Trọng Phụng cũng được tôi ngấu nghiến đọc. Là con một nhà văn xã hội, tôi nghiêng về những sách nói tới sự khốn khổ của con người như Tôi Kéo Xe, Kép Tư Bền, Hà Nội Lầm Than... Tôi còn quá nhiều tưởng tượng đến đỗi hình dung những nhà cách mạng đương thời như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn A³i Quốc mà tôi không hề biết mặt, qua nhân vật Hải Vân trong cuốn Giông Tố của Vũ Trọng Phụng. Chỉ có một điều làm tôi bất bình là tại sao trong làng văn lại có những câu thơ than vãn của Nguyễn Vỹ:

Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gậm trơ xương
Và nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết...

Và tại sao giấc mộng của nhà văn Vũ Trọng Phụng lại chỉ là được ăn một miếng bít tết?

Bất bình trước cảnh bất công xã hội, cũng như mọi người, tôi "đổ tội" cho thực dân Pháp đã gây nên cảnh đó. Nhưng khi bước vào đời nghệ sĩ và dù thực dân đã "cút" (sic) đi rồi, tôi thấy văn nghệ sĩ Việt Nam vẫn chưa ra thoát cảnh nghèo. Theo truyền thống Việt Nam, thường thường kẻ sĩ đều nghèo nhưng bao giờ cũng trong sạch. Do đó có nhiều người còn cho rằng nghệ sĩ phải nghèo mới sáng tác được! Tôi chỉ đồng ý về sự trong sạch rất cần thiết cho bất cứ ai sống trong xã hội, không cứ gì kẻ sĩ. Nhưng tôi nhất định không bao giờ chịu sống một đời "hàn sĩ " như bố mình hay sống với những lời than vãn của các vị đàn anh Nguyễn Vỹ và Vũ Trọng Phụng. Người nghệ sĩ phải có địa vị cao trong xã hội. Nếu không được sướng như tiên thì cũng không thể khổ như chó.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 11

Ai đưa ta tới chốn này
Bên kia Toà Án, bên này Sainte Marie...
(Ca Dao của học sinh
Trường Kỹ Nghệ Thực Hành Hà Nội)



Đời tôi đang êm ả trôi bên mẹ hiền, hằng ngày nhẩy xe điện đi học trường Thăng Long hoặc thơ thẩn đi chơi trong khu Ngũ Xã. Bỗng nhiên một hôm, anh Khiêm phán:

-- Không cho thằng này đi học chữ nữa !

Cho tới năm 1974, một năm trước khi anh tôi qua đời, tôi không hiểu vì sao người anh lại ghét mình. Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần. Sau khi bố tôi chết, anh ấy vào sống nội trú trong trường, cuối tuần mới về nhà. Lối đùa chơi với hai em nhỏ của anh rất khác thường. Anh nắm hai tay một thằng em, nhấc bổng lên rồi quật xuống đất như người ta làm xiếc vậy. Hai anh em tôi không bị gẫy tay hay gẫy cẳng cũng là chuyện lạ.

Khi tôi lên 7 thì anh Khiêm được một học bổng đi Tây. Trong bẩy năm, tôi không hề biết gì thêm về người anh lớn. Qua thư từ hiếm hoi gửi về cho mẹ, không thấy anh ấy nhắc nhở gì đến lũ em. Lúc anh Khiêm từ Pháp về, tôi đã thành một đứa em 14 tuổi, cái tuổi đang biến hình từ thiếu nhi qua thiếu niên mà nếu người lớn có độ lượng thì sẽ phải nương tay dẫn dắt. Anh Nhượng tính tình yếu mềm lại mắc bệnh thương hàn ngày còn bé, thoát chết nhưng bị méo miệng nên mang nhiều mặc cảm và rất dễ dạy. Tôi được mẹ và vú nuông chiều từ bé nên bướng bỉnh, nhất là trong tuổi dậy thì này. Trước lối đối xử thiếu thân tình của người anh, nhiều khi tôi ỳ ra, không bao giờ tỏ ra mình có lỗi, dù có lỗi hẳn hoi.

Nhưng chưa chắc tôi đã là thằng em hư hỏng và phạm nhiều lầm lỗi. Tôi còn nhớ trong ba năm sống chung với nhau, tối thiểu có hai lần anh tôi phạt tôi một cách vô lý. Tôi khởi sự thích đàn ca từ khi anh tôi đi vắng. Người chị lớn lấy chồng khá giả tặng cho em út một đàn mandolinẹ Tôi đã vê được những bản nhạc ngắn hay nhất của Y³ Đại Lợi như Martha, Back To Sorriento... Bây giờ sống chung với người anh, tôi không được đánh đàn. Muốn đàn ca, phải chờ khi anh ấy vắng nhà. Có lần quá cao hứng nên không đề cao cảnh giác, người anh chợt về, giật cái đàn mandoline vứt xuống đất và thân tặng nhạc sĩ mầm non một trận đòn. Một lần khác, vào mùa hè, tôi đang nằm trên nền nhà đá hoa để hưởng cái mát dịu, anh Khiêm ở đâu về, sồng sộc tới chỗ tôi nằm, nắm cổ lôi dậy, phạt tôi quỳ trước sự ngạc nhiên của mẹ tôi: Ai cho mày nằm dưới đất? Qùy xuống đó!

Trong mấy chục năm xa nhà, nhiều khi được sống trong khung cảnh gia đình êm ấm của người khác rồi chạnh lòng nhớ tới hoàn cảnh mình, tôi không hiểu tại sao giữa chúng tôi không có tình huynh đệ? Thứ tình anh em mà tôi thấy tuyệt đẹp trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư?

Tôi buồn vô hạn vì cũng như mọi người, tôi vinh dự có người anh học giỏi, người Việt Nam đầu tiên đậu bằng thạc sĩ, nhà văn Việt Nam viết văn Pháp hay hơn người Pháp, người Việt Nam quân tử muốn trả ơn nước Pháp đã đào tạo ra mình nên đầu quân làm binh nhì cho Pháp trong Thế Chiến Hai, bất chấp lời dị nghị.

Tôi buồn rồi tôi hờn giận, đổ lỗi cho người anh là ích kỷ, khó tính, vụng về trong cách đối xử với mọi người, bắt đầu từ người trong gia đình. Một người tự cao tự đại, rất ít bạn, không có người tình và đang bất mãn vì những chuyện gì đó rồi có bao nhiêu tức giận đổ vào đầu thằng em út. I³t ra tôi cũng có thể chứng minh anh tôi là người rất nghiệt ngã đối với những người đi thi Tú Tài trong thời kỳ đó. Giám khảo chấm thi khó tính đến đâu cũng chỉ phê điểm zéro là cùng, nhưng anh tôi "giận" thí sinh Việt Nam yếu kém Pháp ngữ đến độ phê điểm... dưới zéro! Một người "khó" đến độ về sau này khi bạn đồng học là Léopold Senghor, Tổng Thống nước Sénégal đồng thời là thi sĩ làm thơ tiếng Pháp nổi danh, gửi tặng một tập thơ thì anh tôi gửi trả lại với những dòng chữ phê bình bằng mực đỏ của một nhà giáo!

Cũng có thể một người cầu toàn trách bị như anh tôi, không bằng lòng với chuyện tôi thi trượt vào trường công và phải đi học trường tư, trước viễn ảnh phải nuôi tôi ăn học cho tới khi cũng giật bằng thạc sĩ -- vị chi là 10 năm -- vì phải trả nợ cho bố nên anh tôi không dư tiền để nuôi các em ăn học thành tài. Điều này đúng vì anh Nhượng cũng không được theo đuổi việc học mà phải thi ngay vào trường Sư Phạm để trở thành một giáo viên vô danh trong khi -- theo tôi -- anh ta là người học chăm, học giỏi còn hơn cả anh Khiêm nữa! Nếu không soạn ra dăm ba bài hát thì chẳng ai biết Phạm Duy Nhượng là ai. Ơ± trường Thăng Long, tôi đâu có thua kém ai trong việc học hành? Đứng thứ nhì trong lớp, nếu tôi được tiếp tục đi học, tôi cũng đậu bằng thạc sĩ cho mà coi!

Nhưng đùng một cái, tôi được người anh cho biết: "Mày phải học nghề để tự nuôi thân!" Anh Khiêm liên lạc với Giám Đốc người Pháp của Trường Bách Nghệ để gửi tôi vào học với tư cách học viên nội trú. Rồi không hiểu vì sao anh còn phạt (?) tôi bằng cách xin với nhà trường không cho tôi về nhà vào những ngày chủ nhật (consigné à la demande de la famille). Tôi không được tiếp tục học chữ, bị bắt buộc phải học nghề rồi còn bị "cấm túc" trong trường, điều này làm cho mẹ tôi buồn -- tôi nhớ mãi tiếng chép miệng thở dài của mẹ -- nhưng cũng còn những điều khác làm cho mẹ tôi buồn rồi, chẳng hạn mẹ tôi không được đánh bài hay đi lễ như lúc trước, mẹ tôi muốn có cháu nội nhưng người con cả nhất định không lấy vợ. Mẹ tôi buồn nhưng không nói ra, tôi biết chắc như vậy!

Chỉ tới khi anh Khiêm tự tử chết tại Pháp vào đầu năm 1975 thì tôi mới ngộ ra anh tôi là một người cô đơn tới cùng cực. Suốt đời, đem tính tình vô cùng nghiêm khắc ra để đối xử với tất cả mọi người, không trừ một ai, kể cả với mẹ. Khó khăn ngay với chính mình nữa. Cuối cùng thất vọng, tự sát!

Một năm trước khi anh tôi qua đời, lần đầu tiên sau mấy chục năm cách biệt, chúng tôi trao đổi thư từ với nhau. Trong một bức thư, anh tôi viết rằng đã biết chán đời từ khi còn trẻ. Và đằng sau bộ mặt "đóng kịch" với đời là một sự chán ngán vô biên. Anh nói anh là một người (nguyên văn) "nihilist". Tới khi đó, tôi mới nguôi lòng oán hận người mà tôi cho là ác nghiệt, vô tình vô nghĩa và vô trách nhiệm. Và bắt đầu thương người anh ruột đang sống cô đơn tại một trại nhỏ ở miền quê nước Pháp. Bắt đầu biết ơn người mà tôi luôn luôn tự hứa sẽ phải nổi tiếng hơn, giầu có hơn, thành công hơn trong cả hai đia. hạt gia đình và xã hội. Nếu không có người anh nghiêm khắc mà tôi nhìn như đối tượng để vượt qua, chưa chắn tôi đã hoàn thành đời tôi như thế này.

Tôi bỗng nhớ tới sự mê say của anh Khiêm khi anh diễn thuyết nhiều lần về cuốn phim BACK STREET trong đó một sự việc cỏn con (bị kẹt xe gì đó) làm cho một đôi tình nhân bị lỡ hẹn khiến cho cuộc đời của họ đổ vỡ hoàn toàn. Anh Khiêm cũng là người để lỡ một cái hẹn lớn trong khi tôi có may mắn tới đúng giờ hẹn của lịch sử để không phải thắc mắc gì khi cùng toàn dân vùng lên đánh đuổi thực dân. Tôi thấy được thảm kịch của người anh ruột. Vì huyết thống, chắc chắn anh tôi cũng thừa hưởng phần nào sự "bất đắc chí" của bố. Nhưng từ khi bước vào trường học cho tới khi đỗ đạt, phải nói rõ là chính nước Pháp nuôi anh thành tài. Trở về nước, anh là người thành công trong xã hội, nhưng khi đất nước đi tới chỗ rẽ của lịch sử thì trong anh có một cuộc giằng co dữ tợn. Yêu nước vô cùng nên viết LE³GENDES DES TERRES SEREINES, LA JEUNE FEMME DE NAM XƯƠNG (#1). Nhưng liệu có thể dứt được ân tình đối với nước Pháp như đôi tình nhân dị chủng đối với nhau trong cuốn NAM ET SYLVIE (#2) ? Có thấy Pháp là kẻ thù của dân tộc không? Có thấy được thầm ước của nhân dân không? Sau này, anh nhận chức Cao U±y trong Liên Bang Đông Dương của Pháp nên không cộng tác với một tổ chức yêu nước nào, đó là sự lỡ hẹn chua sót chăng? Không cộng tác với Bảo Đại nhưng làm Đại Sứ cho Chính Phủ Ngô Đình Diệm (để sẽ bị "cám ơn" một cách tồi tệ) có phải là một sự đúng hẹn bẽ bàng không? Chỉ biết khi tôi còn ở với anh, tôi thấy anh đau đớn lắm. Đau đớn bao nhiêu thì nổi sùng bấy nhiêu. Chỉ tội nghiệp cho thằng em thiếu tình cha đang chờ đợi thứ tình đó nơi người "quyền huynh thế phụ" nhưng chỉ nhận được giận dữ hơn là yêu thương! Tôi cũng đau đớn lắm, nhưng tôi không thể có một phản ứng nào khác hơn là lẳng lặng xa dần người anh. Cũng như về sau này, khi không chịu nổi sự bó buộc của một thế lực nào đó thì tôi lẳng lặng ra đi. Lúc đó tôi lớn tuổi rồi, tôi không hờn giận, không mặc cảm, tôi chỉ thương thôi! Thương những người làm tôi buồn khổ như đã thương anh mình.

Mùa Thu 1937. Tôi bước vào tuổi 16, cái tuổi nên thơ nhất của một đời. Đang là thư sinh mơ mộng, vì ý muốn tốt đẹp của người anh lớn, tôi được bước ngay vào cuộc đời. Cậu thiếu niên xưa nay chỉ quen sống dưới nách mẹ nay chuẩn bị bước vào tập thể công nhân rồi. Trong buổi nhập học đầu tiên, với bộ quần áo mầu xanh của thợ thuyền còn mới toanh, tôi tung tăng chạy đi chạy lại trong đám đông học sinh vừa Việt, vừa Pháp còn trẻ măng, trong lòng hớn hở hơn bao giờ hết. Số học sinh lên tới 300 người. Sau khi ồn ào đi tìm nơi học của mình ghi trên bảng danh sách treo trên tường, toàn thể học sinh được tập trung tại sân vận động để đứng nghe những lời khuyến dụ của viên Giám Đốc tên là Camboulivẹ Rồi chia nhau vào các xưởng máy mà mình đã ghi tên học.

Ngôi trường mang tên Kỹ Nghệ Thực Hành, Ecole Pratiques D'Industrie viết tắt là ẸP.I. nằm ở góc hai đường Hàng Kèn và Tràng Thi, gần trường Sainte Marie và Toà Án. Do đó chúng tôi có câu ca dao (!):

Ai đưa ta tới chốn này

Bên kia Toà Án bên này Săng Tan.

Cạnh Toà Án là ngôi nhà tù nổi tiếng mang tên Nhà Hoa? Lò hay Nhà "Săng Tan" (Maison Centrale) dùng để nhốt tù và sau này còn được gọi là Khách Sạn "Hanoi Hilton" dùng để nhốt lính Mỹ. Nhà trường -- đồng thời cũng là nhà hoa? lò của tôi -- có hai cổng ra vào, mỗi cổng ở vào một phố kể trên. Trong trường có cái sân rộng, quanh năm có bóng mát vì những cây cao lớn. Bao quanh cái sân là những lớp học, cơ xưởng và những gian phòng nội trú của học sinh. Sân vận động có đầy đủ dụng cụ thể thao. Ngay nơi cổng ra vào có một dẫy nhà là nơi ở của gia đình Thầy Thăng, thầy dậy về điện và là một trong mấy kiểm soát viên mà chúng tôi gọi là "sú ba giăng" (surveillant). Những ngày bị giam lỏng trong trường, tôi không biết làm gì hơn là vào chơi nhà Thầy Thăng.

Trường Kỹ Nghệ Thực Hành không dạy đủ trăm thứ nghề cho xứng với cái tên "bách nghệ" nhưng cũng dạy cho học sinh vừa học vừa thực tập một số nghề có trình độ kỹ thuật cao hơn những công nghệ đã có tại Việt Nam. Trở về lập thuyết của Hoàng Văn Chí cho rằng người Việt mình chỉ có ba cấp Sĩ Công Nông mà không có Thương rồi nhìn vào cấp Công thì ta thấy công nghệ nước ta vào đầu thế kỷ cũng chỉ có tính cách thủ công nghiệp. So với những nước Anh, Pháp, Đức đã tiến tới thời đại kỹ nghệ thì công nghệ tại Việt Nam còn quá lạc hậu. Không những không phát triển nghề mình, nhà công nghệ Việt Nam lại còn hay dấu nghề nữa. Một bài học trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị cho ta thấy:

Ơ± Đông Pháp có nhiều công nghệ. Nghề làm đồ đồng, đồ gỗ, đồ thêu, đồ cẩn, đồ sơn và nghề dệt các thứ tơ lụă... ) Nghề làm nồi, làm bát, làm chiếu, làm mật, làm đường. Nhưng xưa nay, các công nghệ của ta có thói lạ, là nhiều nơi có nghề gì riêng thì cố giữ không cho nghề ấy lọt ra ngoài. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư là người đã sáng lập ra nghề ấy. Ơ± chỗ thành thị cũng vậy, ai làm nghề gì và buôn bán thứ gì thường ở chung với nhau một phố như phố hàng sắt, hàng đồng, hàng giấy, hàng lọng...

Trường Kỹ Nghệ Thực Hành Hà Nội chỉ dạy có hai ngành là ngành gỗ và ngành sắt. Học về gỗ thì học liền tù tì trong 4 năm. Học về sắt thì học từ các môn căn bản như thợ nguội (ajusteur), thợ tiện (tourneur), thợ rèn (forgeron). Học sinh chúng tôi ở trường này có thể được coi như một trong những lớp thợ căn bản đầu tiên để thành lập một nền kỹ nghệ quốc gia nếu nước nhà có tự do độc lập, có những nhà lãnh đạo tài giỏi, có thời gian, có vốn liếng để phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp qua công nghiệp như nước Nhật Bản chẳng hạn.

Tôi là học sinh trong ban sắt. Học xong nghề thợ nguội, thợ tiện, thợ rèn là có thể đi làm tại những công xưởng chuyên môn chế biến máy móc sản xuất kỹ nghệ (machine outils). Ngoài những buổi thực tập tại cơ xưởng chúng tôi phải đem giấy bút vào lớp để học vẽ đồ bản kỹ nghệ (dessin industriel).

So với Giám Đốc Camboulive to cao, đẹp trai và rất mê gái, viên xếp xưởng lớp tôi là Besanìon, một người Pháp "nhà quê" béo lùn, có bộ râu con bọ nằm dưới mũi lõ, rất ác nghiệt và thích bợp tai học sinh. Thầy Y³ dạy về xe hơi hiền lành nhưng thầy Vận -- một ông surveillant khác -- ác không thua gì chef d'atelier Besanìon. Trong số các thầy, có một người bị học sinh khinh thầm vì bị mang tiếng là "thả cỏ", nghĩa là đem vợ nộp cho Giám Đốc Camboulive.

Trong năm đầu, suốt ngày tôi đứng trước cái kẹp lớn (étau) dùng giũa và đục bằng thép để học cách đẽo sắt, mài sắt. Đồng thời tôi cũng học cách tiện sắt bằng những chiếc máy tối tân, so với máy tiện gỗ đạp bằng chân ở các cửa hàng nơi phố Hàng Hành. Rồi ra lò rèn dùng búa lớn hay búa nhỏ để biến những thỏi sắt nung thành những dụng cụ kỹ nghệ. Trước đây tôi say mê đứng coi người ta đúc đồ đồng ở Ngũ Xã, bây giờ tôi được nhúng tay vào công việc sản xuất đồ sắt. Đang là một cậu bé con không có nhiều đồ chơi như con nhà giầu, bỗng nhiên tôi nhẩy vào một cơ xưởng vĩ đại và có trong tay những thứ đồ chơi khổng lồ. Đây là lúc cơ thể của tôi được cơ hội nở nang, óc sáng tạo trong tôi được dịp nẩy nở. Tôi không còn ngồi tẩn mẩn lắp những thanh sắt của thứ đồ chơi hiệu Meccano theo mẫu tranh vẽ nữa. Tôi đang học cách tạo ra những đồ vật của một thời đại văn minh. Tôi có cảm giác như mình đang từ thời đại đồ đá, đồ tre, đồ đồng tiến qua thời đại đồ sắt.

Học sinh nào cũng có một con số trước tịch (numéro ma-tricule). Tôi mang số 300. Anh bạn có tên vần C và ngồi cạnh tôi là Phó Thịnh Cường mang số 301. Anh này là học sinh giỏi nhất lớp nhưng về sau lại làm nghề khác. Tới khi di cư qua Mỹ cùng với một triệu người Việt Nam, anh lại quay về với cái sở học cũ của mình. Anh đang là một hoa. viên làm việc cho một xưởng kỹ nghệ nào đó tại vùng Maryland, USA.

Có khá nhiều học sinh người Pháp 100% hay Pháp lai, có lẽ là con nhà nghèo (hay vì học chữ dốt) nên bị cha mẹ bắt đi học nghề, như Paul Bonduel, Eugène Dugon, Pierre Phương... Lũ bạn Pháp này hay gọi tôi là "grande mère" (bà nội) vì tôi thích lên mặt dạy dỗ chúng nó.

Các học sinh Việt phần nhiều là từ các tỉnh nhỏ lên Hà Nội để theo học về kỹ nghệ. Một số những nhà lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay là cựu học sinh của hai trường Kỹ Nghệ Hà Nội và Hải Phòng. Trong số đó có Vũ Văn Đôn -- em Cục Trưởng Quân Y Vũ Văn Cẩn -- đã từng làm Cục Phó của Cục Quân Nhụ Tôi còn biết có hai người cựu học viên trường Kỹ Nghệ đã hoạt động tích cực cho Cách Mạng và Kháng Chiến. Một là Tư Râu, người cầm súng áp đảo mọi người trong ngày biểu tình 17 tháng 8 năm 45 của công chức Hà Nội, bị Pháp cán chết bằng xe hơi trong thời kỳ tranh tối tranh sáng, khi điệp viên Pháp biết anh này là đảng viên gộc của Đảng Cộng Sản. Người thứ hai là Vị Hải, biệt danh là Hải Lợn, chỉ huy cán bộ du kích Thủ Đô, trong những năm 1946-1950, đã làm mưa làm gió trong nội thành với những vụ đặt mìn ở Phi Trường Bạch Mai, ám sát người Pháp và "Việt Gian".

Tập sự làm công nhân, chúng tôi tập sự đấu tranh luôn. Đã xẩy ra vụ phản đối nhà thầu nấu cơm quá tệ. Biểu tình công khai sẽ bị Giám Đốc trừng trị, vì nhà thầu đút lót tiền cho Camboulive rồi. Bèn bảo nhau mỗi bữa, dù đã ăn no, mỗi học sinh ăn thêm 3 bát cơm đầy. Hơn 100 ký túc viên nhân với 3 bát cơm trong một bữa. Nhà thầu phải luôn luôn túc trực để nấu thêm cơm. Cuối cùng thấy sẽ lỗ vốn to nên đầu hàng học sinh. Từ đó, bữa cơm có thức ăn ngon và đầy đủ hơn trước.

Hà Nội lúc đó có hai anh em Marcel ở phố Hàng Bạc nổi tiếng là đại du đãng. Chỉ có học sinh trường Bách Nghệ này mới trị được họ vì chúng tôi vác búa đi đánh nhau với một nhóm anh chị chỉ có "quả đấm sắt" (poing américain) trong tay thì họ thua là cái chắc! Nhóm anh chị này không trọng luật giang hồ tí nào cả, vì họ vác đơn đi kiện chúng tôi.

Cũng xin thưa là dù bị cấm túc nhưng thỉnh thoảng tôi cũng được về nhà vào một ngày chủ nhật hay trong dịp Tết hoặc trong một cơn hứng của anh tôi. Hoặc có khi tôi liều mạng trèo tường "vượt ngục" về thăm mẹ. Ngoài ra, nhà trường hay tổ chức những buổi đi picnic ở Chùa Hương hay Chùa Trầm và bao giờ tôi cũng vui gấp đôi bè bạn vì tôi là kẻ thiếu tự do hơn mọi người. Hơn nữa, tôi còn được mấy thằng bạn Tây lai hay rủ đi camping ở những nơi thật xa như Lạng Sơn chẳng hạn. Tuy không là hướng đạo sinh tôi cũng được hưởng cái thú cắm trại nơi rừng rú hoang vu tĩnh mịch...

Tôi bị trói cẳng trong trường vào những ngày chủ nhật cũng là cái haỵ Đó là những chủ nhật buồn giống như trong bài hát Sombre Dimanche mà tôi đã biết. Ngày thường với tiếng máy chạy ồn ào, tiếng học trò cười nói xôn xao, trường tôi vui nhộn bao nhiêu thì vào ngày chủ nhật trường tôi vắng vẻ, trống trải bấy nhiêu. Sân trường có đầy cây sấu, ve sầu thi nhau ca hát trên cây, tiếng ve đâu lấp nổi cõi lòng buồn bã của tôi. Ngồi trong phòng ngủ hoang lạnh, nhìn qua cửa sổ thấy lá me rơi lả tả trên phố vắng, thấy bóng nữ sinh ở hai trường Sainte Marie và Gia Long cưỡi xe đạp vụt qua, tôi buồn quá. Nhưng đó cũng là cái hay! Nỗi sầu mà tôi có được để trong tương lai giãi bày qua những ca khúc có thể do ở những ngày chủ nhật buồn này.

Nỗi sầu trong ngày cấm túc cũng không chỉ do ve sầu hát hay lá me rơi bồi đắp cho tôi. Trong những ngày chủ nhật đó, tôi có nhiều thời giờ để đọc sách. Đây là lúc tôi bị Nàng Thơ xâm chiếm tâm hồn. Dòng thơ mới ra đời trong khoảng 1932-34 với những bài như Tình Già của Phan Khôi :

Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ
Hai cái đầu xanh cùng nhau than thơ?
Ôi ! Đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng.

Hoặc như thơ Bạch Nga của Nguyễn Vỹ :

Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu
Nhưng hơi
Gió bấc
Thổi vào...
... đã tới thời kỳ phát triển.

Những câu thơ của lớp thi sĩ mới :

Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao mà réo rắt
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt...
(Thế Lữ)

Lắng nghe tiếng hát chị đò đưa
Tiếng hát lẳng lơ đưa
Làm xao động những làn da mát rợi
Tiếng hát lẳng lơ
Một đoàn gái tơ
Nằm mơ trên bờ cỏ mởn...
(Lưu Trọng Lư)

Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi
Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi
Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng...
(Xuân Diệu)

Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Có ai đàn lẻ để tơ chùng
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
(Huy Cận)

... đã đi vào hồn tôi để tôi sẽ viết ra những bài ca nhắc nhở lại những gì mà các vị đàn anh đã nói lên qua những dòng thơ mới. Tôi lại cần phải cám ơn những ngày bị giữ lại trong một nột trú tuyệt vời này.

Chú thích:

(1-) Truyện Trương Chi-Mỵ Nương, Thiếu Phụ Nam Xương v.v... viết bằng Pháp Văn của Phạm Duy Khiêm.

(2-) Truyện tình giữa Nam, anh sinh viên người Việt và cô đầm Sylvie
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 12

Đêm nay Thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây...
(Đặng Thế Phong)



Học chưa hết một niên khoá, tôi bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ Thực Hành vì tôi phạm kỷ luật hơi nhiều: đánh nhau, bị cấm túc mà trốn ra khỏi trường. Tội nặng nhất là có một hôm, phạm một lỗi lầm nào đó nhưng không chịu được cái bợp tai của Besanìon, tôi chửi nhau với "xếp xưởng"! Lại còn giơ búa định đánh nó nữa. Tôi bị đuổi ra khỏi trường ngay lập tức. Sợ Ông anh quá, tôi không dám về nhà, đáp xe hàng về Trạm Chôi ở với gia đình vú...



... Sau vài ba tuần trốn mặt ông anh, tôi lò mò về nhà và bị đuổi ngay xuống garage ở. Thế là sau khi đã bị coi như đứa bé rắn đầu ương ngạnh, với sự bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ, tôi trở thành mục tiêu của sự dè bỉu nơi hai người anh ruột và anh rể. Một buổi tối nào đó, trong bữa cơm, không nhớ một trong hai người anh nói một điều gì quá đáng, tôi đập cửa ra đi. Đúng như lời mỉa mai của người anh rể, thường cho tôi là một kẻ "sansfoutiste", tôi "đếch cần" tới sự vồn vã thương yêu hay sự che chở nâng đỡ của người lớn nữa rồi!

Tới ở chung với một gia đình quen rồi sau vài tuần lễ, tôi xin được việc làm ở hiệu sửa radio Nguyễn Đình Thụ tại phố Hàng Gai. Trước đây, dù mới ngoài 16 tuổi, tôi cũng có đôi chút kiến thức về radio và đã tự tay lắp được một máy radio nhỏ nghe bằng galène rồi, do đó tôi rất thích thú trong công việc mới mẻ này. Các máy radio của thời điện tử sơ khai còn dùng các bóng đèn và những mạch dẫn điện theo kiểu hétérodyne. Nếu so sánh với những "chips" điện tử bây giờ thì có thể nói rằng tôi đã đi vào điện tử ngay từ thời kỳ hồng hoang của nó. Làm thợ phụ, lương lậu không nhiều nhưng tôi rất vui vì kiếm ra những đồng lương đầu tiên trong đời mình.

Hiệu sửa radio Nguyễn Đình Thụ Ở ngay đầu Hàng Gai, tôi có dịp chứng kiến lối sống của lớp trẻ Hà Nội vào cuối thập niên 30 này. Hà Nội có nhiều nơi rất vui nhưng khu vực ngã tư của các phố Hàng Gai, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Bờ Hồ mới là đích thực là nơi để nam thanh nữ tú đi lượn phố. Các cô thì đi "xé vải" (mua đồ) hay đi "rửa mắt" (window shopping). Các cậu thì phần nhiều chỉ đi nhìn gái đẹp.

Ngay từ khi còn bé, tôi đã quen thuộc với hai phố Hàng Gai và phố Hàng Đường. Tôi thường tới nhà cậu Trưởng, em ruột của mẹ tôi ở phố Hàng Gai để nằm trong lòng cậu, tẩn mẩn nghịch những cái tượng nhỏ -- tượng thú vật -- đặt trên khay bàn đèn thuốc phiện của cậu.

Gia Đình Bác Hai ở phố Hàng Đường thì có tới ba hay bốn cửa hàng nằm chen chúc với các cửa hàng khác trên con đường thương mại sầm uất nhất Hà Nội. Đi từ phố Hàng Đào qua Hàng Ngang, Hàng Đường lên tới Chợ Đồng Xuân, tôi cứ bị thu hút bởi những bảng hiệu mang hình thù con hươu, con voi, con bò, con ngựa. Có cả hình con tê giác và con lạc đà nữa. Đa số là cửa hàng bán vải. Người "n Độ chiếm một số lớn cửa hàng bán vải ngoại quốc như vải của Pháp và Anh Cát Lợi. Một trong các cửa hàng của gia đình bác tôi cũng bán vải, ngoài những đồ nội hoá tốt như lụa Hà Đông, the La Cả, đũi Vân Xa, lãnh Bưởi, còn bán cả gấm Thượng Hải nữa.

Tại phố Hàng Gai vào năm 1938 đó, cậu thanh niên sửa radio 17 tuổi này, trong giờ nghỉ hay trong ngày nghỉ, rất thích đi lượn trong các phố chung quanh, phố nào cũng nối vào Ngã Tư Bờ Hồ, không phải để bị mê hoặc bởi những con vật gần với tuổi thơ mà bởi các thiếu nữ ngồi trong các quầy hàng. Lúc đó tôi chỉ âm thầm đi chơi một mình vì chưa có đủ tiền để sắm đồ ăn diện đúng mốt đi lượn phố.

Lượn phố Hàng Đào là để đi qua cửa hàng bán tơ lụa Đàm Nguyên Sinh, nhìn cô con gái của chủ tiệm, có đôi mắt trầm mặc như hồ thu. Lượn phố Hàng Bông là để ngắm con gái nhà Mỹ Ký, cha mẹ bán đồ vàng giả, nhưng trên thân hình của cô không có cái gì là giả tạo cả! Cũng ở Hàng Bông này, chúng tôi chiêm ngưỡng bốn mỹ nữ nổi danh của Hà Nội lúc bấy giờ là Kiều Dinh, Kiều Vinh, Kiều Hinh và Kiều Hương. Bốn tiểu thư này là những con gái của một ông dân biểu thành phố, đồng thời cũng là trưởng ty của một R.O. (Régie Opium), người nào cũng đẹp một cách rất lộng lẫy. Trong bốn cô, hai cô sau này trở thành những nghệ sĩ ngâm thơ rất hay và mang những cái tên cũng rất đẹp là Giáng Kiều, Giáng Hương.

Đi lượn phố, thanh niên Hà Nội phải đội mũ lệch mới là oai. Mũ phải là mũ Fléchet, Mossant mua tại hiệu Trần Văn Sửu. Đa số đã vận âu phục và kiểu áo vai long đình làm cho chúng tôi có vẻ vai to ngực nở trong khi thân hình có khi chỉ là bụng ỏng đít teo mà thôi! Đi giầy hiệu Bata ngoại quốc hay giầy nội hoá hiệu Vạn Toàn nhưng phải là giầy "đơ cu lơ" (deux couleurs = hai mầu) mũi vuông, mũi mỏ vịt hay mũi nhọn. Có anh còn "văn minh" đến độ mặc cả kiểu quần golf, tay cầm ba-toong đi trên hè phố nữa.

Người ta đã hết gán danh từ "vui vẻ trẻ trung" cho đám thanh niên này rồi. Bây giờ họ được gọi là "công tử bột", có lẽ trong họ có anh cũng đánh phấn như đàn bà. Đám này còn muốn được gọi thêm là "Công Tử Càn Long" vì bị ảnh hưởng truyện Càn Long Du Giang Nam của Tầu, nghĩa là thứ công tử càn quấy, anh hùng. Và khi các công tử Càn Long này tán gái hay viết thư tình thì đều gọi các cô là "ái nương". Rồi cũng giống như cha mẹ mình, nếu có bắt nhân tình được với ai thì đố công tử nào dám nắm tay cô gái đi ngoài phố.

Các cô gái Hà Nội lúc bấy giờ đã thích mặc áo Lemur hở cổ. Tóc có đường ngôi rẽ nghiêng hay đã được uốn quăn. Tuy nhiên, thiếu nữ Hà Nội "chậm tiến" hơn thanh niên trong phạm vi cải cách y phục. Đa số các cô vẫn còn ăn vận theo lối xưa, nghĩa là vẫn giữ được cái đẹp nề nếp, không lố lăng như con trai. Vào mùa lạnh, các cô mặc áo nhung trên đầu phủ cái khăn rua đen, trông mặn mà như các "madonna" của tranh cổ điển Y³ Đại Lợi.

Lúc này có một thiếu nữ tên là Hồ Thị Mịch mới khoảng 16 tuổi, đạp xe đạp từ Saigon ra Hà Nội. Ai cũng phục cô con gái nhỏ tuổi mà có can đảm dùng xe đạp để vượt hai ngàn cây số trên con đường cái quan có những cái đèo cao vút như Đèo Ngang, Đèo Cả... Ít người biết được rằng có một hãng Việt-Hoa làm nghề nhập cảng xe đạp ở Saigon đã thuê cô Mịch làm chuyện "phiêu lưu" này, coi như để quảng cáo cho một vụ buôn bán nhiều hơn là để cổ võ tinh thần thể thao trong nữ giới. Trên con đường thuộc địa số một, cô Mịch ngồi trên xe ô tô nhiều hơn là đạp xe đạp. Chỉ khi gần tới một tỉnh lỵ cô mới xuống xe hơi để làm "nữ anh hùng xe máy", phóng xe như bay qua đám người được tập trung hai bên đường đón tiếp cô.

Thanh niên thời nào có tiếng lóng của thời đó. Ngôn ngữ của thanh niên hồi cuối thập niên 30 cũng khá ngộ nghĩnh.

* Chê bai thằng bạn làm những chuyện thối thì chúng tôi bảo: "Mày lọ lắm!" Danh từ "lọ" xuất xứ từ giai thoại này: Ông vua đùa nghịch của Việt Nam là Trạng Quỳnh phê bình ai đó bằng hai chữ "đại phong". Giải thích ra thì biết: "đại phong" là gió lớn, "gió lớn" thì đổ chùa, "đổ chùa" thì tượng lo, "tượng lo" nói lái là... "lọ tương". Nghĩa là thằng đó thối như cái lọ đựng tương để lâu ngày! Danh từ "lọ"dần dần trở thành "lựa" và cũng mang ý nghĩa "không thơm và không đẹp".

* Chim gái thì có chữ "điểu" lấy ra từ chữ nho.

* Khen người đẹp trai sang trọng, có danh từ "bô" = beau, và "kẻng" = american, áp dụng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Mỹ.

* Đi mua ái tình thì có khẩu hiệu "đỉnh đi em". Giấy bạc 5 đồng Đông Dương có hình con công thì giấy 100 đồng có hình cái đỉnh. "Đỉnh đi em" nghĩa là: Em mà "đi" với anh thì anh tặng 100$. (100 $ thì chỉ con nhà giầu mới trả nổi!!!).

* Không hiểu vì sao cái "của qúy" của phụ nữ lại được gọi là "đĩa"?

Thời đó, tên nghệ sĩ cũng bị chọc ghẹo: Thi sĩ Xuân Diệu vốn là công chức Nhà Đoan nên được gọi là "Xuân Rượu Lậu". Kịch tác gia Đoàn Phú Tứ không thành công trên sân khấu được gọi là "Đoàn Foutue", nghĩa là hỏng béng. Đào hát Phùng Há nổi danh được gọi là "Phùng Mồm Há Miệng", so với Hít Le là "hít cái le" (tục quá nhỉ?)



Dưới thời Pháp thuộc, việc hội họp đông đảo giữa người Việt là điều bị cấm đoán vì thực dân cho rằng gặp nhau như vậy là để làm "hội kín" hay để biểu tình chống Pháp. Muốn gặp nhau, người ta tìm đến những hội hè. Cuối thập niên 30, tại Hà Nội và Hải Phòng có phong trào đi trẩy hội. Có ba nơi để thu hút chúng tôi: hội Chùa Hương, hội Đền Hùng và hội Đền Vạn Kiếp. Nếu chỉ có mục đích đi ngắm cảnh thì kéo nhau đi trẩy hội chùa Hương. Một bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp do Trần Văn Khê phổ nhạc nói lên được tất cả cái đẹp của việc đi chơi chùa Hương:

Hôm nay đi Chùa Hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương
Khăn nhỏ đuôi gà cao
Em đeo dải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao...


Tỏ lòng yêu nước thì đi trẩy hội Đền Hùng. Hội Hướng Đạo đứng ra để tổ chức việc đi thăm viếng nơi thờ phụng các bậc tiên tổ của dòng giống Việt Nam. Các nhạc sĩ mầm non như Thẩm Oánh, Hoàng Qúy và Lê Thương đã có những ca khúc về việc đi thăm đền tổ:

Bốn nghìn năm văn hiến
Nước Nam oai hùng
Là nhờ công đức Hùng Vương...
(Thẩm Oánh)

Và nếu muốn thoa? lòng mê tín thì rủ nhau đi trẩy hội Đền Vạn Kiếp để coi cảnh các ông đồng, bà cốt, trên những con thuyền xanh xanh đỏ đỏ, làm phép bắt ma, bắt tà. Sự mê tín không chỉ có ở vùng quê. Ớ ngay thành đô, người ta cũng rất mê bói toán. Nghề xem bói và coi chỉ tay đã văn minh hơn xưa vì bây giờ có "Giáo Sư Chiêm Tinh Học" là Khánh Sơn ra đời, quảng cáo rất mạnh trên báo chí. Giáo sư bói toán này có người cháu ruột là ca sĩ Đức Quỳnh, chủ nhân sau này của một phòng trà ở Saigon và là người đào tạo ra nhiều ca sĩ như Thanh Thúy, Lệ Thanh vân vân...

Năm 1938, đối với tôi, là một năm rất quan trọng vì là năm khai sinh ra loại "nhạc cải cách". Sau một thời gian tung hoành của những bài ta theo điệu Tây do Huỳnh Thủ Trung tức Tư Chơi khởi xướng và các ca sĩ Kim Thoa, A³i Liên cổ võ, bây giờ là lúc các thanh niên yêu nhạc muốn có những bài hát hoàn toàn Việt Nam, không còn phải vay mượn nhạc điệu Tầu hay nhạc điệu Tây nữa.

Một thanh niên gốc Huế có giọng hát hay tên là Nguyễn Văn Tuyên, tòng sự tại một công sở Pháp ở Saigon và đang ngụ Ở Thị Nghè, đã thử soạn ra mấy bài hát mới được bạn bè rất hoan nghênh. Anh Tuyên này được một công chức kiêm thi sĩ làm việc cho Đài Phát thanh RADIO INDOCHINE là Nguyễn Văn Cổn hết lòng giúp đỡ. Ông này đưa thơ của mình cho Nguyễn Văn Tuyên phổ nhạc và soạn luôn lời ca cho những bản nhạc không lời của Nguyễn Văn Tuyên. Hơn thế nữa, Nguyễn Văn Cổn còn giới thiệu Nguyễn Văn Tuyên với Thống Đốc Nam Kỳ hồi đó là Rivoalen và xin được trợ cấp để -- theo tin báo chí lúc đó -- Nguyễn Văn Tuyên đi diễn thuyết về âm nhạc cải cách tại các thành phố lớn như Huế, Hải Phòng, Hà Nội. Chính Nguyễn Văn Cổn là người đặt tên cho loại nhạc mới là âm nhạc cải cách (musique renovée) (#1)

Tháng 3 năm 1938, Nguyễn Văn Tuyên tới Hội TRI³ TRI ở Hà Nội và Hội TRI³ TRI ở Hải Phòng sau khi đã dừng chân tại Huế để làm công việc ông gọi là vận động cho âm nhạc cải cách. Hai bài được hát lên trong buổi vận động này là: Bông Cúc Vàng và Một Kiếp Hoa.

Theo lời nhạc sĩ Lê Thương thuật lại trong một bài viết: ''... buổi hát ở Hà Nội không thành công vì... cử toa. đông đảo, quá ồn ào, làm mất trật tự. GiọngHuế của ông hơi khó nghe... Còn có cả sự phản ứng của nhiều thanh niên Bắc Hà cho rằng việc hô hào của ông là thừa, vì loại nhạc mà ông gọi là "cải cách"đó, ở ngoài Bắc đã có rồí'. Lê Thương viết tiếp: ''Buổi trình diễn ở Hải Phòng thành công hơn, nhưng chỉ có 20 người tới nghe. Ông Tuyên còn trình bày một lần nữa tại rạp chiếu bóng Palace nhân kỳ hội của Trường nữ học HOÁI ĐỨC... ''

Nguyễn Văn Tuyên có thể không thành công trong những buổi vận động cho âm nhạc cải cách ở Bắc Việt vì giọng nói khó nghe hay vì hai bài hát không được hấp dẫn cho lắm, nhưng hành động của ông thì, theo tôi, không thể gọi là thừa được. Bởi vì trước khi ông công khai ra mắt công chúng tại các thành phố lớn ở ba miền Trung Nam Bắc, chưa có một cá nhân nào, một nhóm nhạc sĩ nào gây được sự chú ý của mọi người về sáng kiến của họ trong phạm vi âm nhạc mới, khả dĩ có thể thay thế được cái phong trào gọi là bài ta theo điệu Tây. Bấy giờ việc làm của Nguyễn Văn Tuyên được báo chí tường thuật kỹ càng rồi được mọi người bàn ra tán vào, người khen kẻ chê ầm ỹ cả lên. Tuần báo có thế lực nhất lúc đó là tờ NGÁY NAY thì hết lòng ủng hộ, cho đăng tải bài hát của Nguyễn Văn Tuyên trong số 122 ra ngày 7-8-1938.

Đây là lúc tôi đã mê hát và thích nghe nhạc lắm rồi! Anh Khiêm đem ở Tây về rất nhiều đĩa hát và tôi thường lấy trộm để nghẹTôi đã thuộc lòng những bản nhạc cổ điển như Sérénade của Schubert, E³légie của Massenet và những "aria" trong các opéra như Le Barbier De Séville của Mozart hay La Norma của Bellini. Tôi cũng hay nghịch ngợm với các điệu hát cổ điển này bằng cách thay đổi âm thể (mode) của bài hát. Ví dụ bài Sérénade của Schubert là trong âm thể "minơ", tôi thử hát với âm thể "majơ" để thấy sự khác biệt của tình cảm khi bị chuyển thể. Và sau khi đã hơi quen thuộc với âm nhạc, lẽ dĩ nhiên tôi hoan nghênh công việc vận động cho âm nhạc cải cách của Nguyễn Văn Tuyên và Nguyễn Văn Cổn.

Trước khi có cái gọi là biến cố tháng ba 1938 gây ra bởi Nguyễn Văn Tuyên, tôi hay tới một tiệm bán đàn ngay cạnh nơi tôi sửa radio ở phố Hàng Gai để ngắm nghiá các thứ đàn và để nhìn nhạc sĩ chủ nhân đang dạy học trò đánh đàn guitare hawaienne ngay sau quầy hàng. Đó là nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Anh nhạc sĩ trẻ trung và đẹp trai này chưa bằng lòng với bộ mặt tròn trĩnh, trắng trẻo của mình nên thỉnh thoảng còn đánh phấn và bôi son nữa. Các cô gái Hà Nội rất mê chàng nhạc sĩ công tử bột và dòng dõi của Dương Khuê này.

Lúc đó Dương Thiệu Tước đã nổi danh ở Hà Nội là người đánh đàn ghi ta hạ uy di rất giỏi. Cùng với Thẩm Oánh, Vũ Khánh, anh thành lập một ban nhạc lấy tên là MYOSOTIS (Hoa Lưu Ly). Trong sinh hoạt hằng tuần với các bạn nhạc sĩ tài tử của mình, ngoài những bài nhạc cải cách ra, Dương Thiệu Tước còn sáng tác những bài mang những đầu đề bằng tiếng Pháp, như Joie d'Aimer (Thú Yêu Đương) Souvenance (Hồi Niệm) Ton Doux Sourire (Nụ Cười Êm Ái Của Em). Lời ca của những bài này là do Thẩm Bích (anh ruột của Thẩm Oánh) soạn ra, lẽ dĩ nhiên bằng tiếng Pháp.

Thấy Nguyễn Văn Tuyên tung hoành như vậy, cùng với Dương Thiệu Tước, các nhạc sĩ trẻ của Hà Nội lúc đó là Thẩm Oánh, Văn Chung, Lê Yên... bèn tung ra những nhạc phẩm hoàn toàn Việt Nam mà họ đã soạn trước khi Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc nhưng họ hãy còn e dè chưa dám đem ra trước công chúng.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, tôi đã được hát những bài như Hồ Xuân của Thẩm Oánh, Tâm Hồn Anh Tìm Em của Dương Thiệu Tước, Bóng Ai Qua Thềm của Văn Chung... Nhưng phải thú nhận rằng tôi chỉ bị rung động mạnh mẽ bởi một bài hát tới ngày nay đã trở thành cổ điển của nhạc cải cách là bài Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong, con người tài hoa mệnh yểu, quê quán ở thành phố Nam Định bé nhỏ và lặng lẽ.

Cũng như con thuyền của Đặng Thế Phong, rồi đây tôi cũng không tìm ra một cái bến nào để cắm neo cả. Cuối cùng có lẽ sẽ đành chết già ở một nơi thị trấn giữa đàng nào đó mà thôi !

Chú thích:

(1-) Vào mùa Thu 1982, tôi ngồi uống cà phê với Thạc Sĩ Nguyễn Văn Cổn tai một quán nhỏ trong khu Latin Paris, ôn lại những ngày cũ và được nghe ông đọc vài bài thơ về thời thế... Tôi ngỏ ý rất tiếc cho một nước Việt Nam chưa bao giờ được "an vi" để có cơ hội cho tất cả những người trong Làng Âm Nhạc họp nhau lại, viết cho thật kỹ càng một Bộ Nhạc Sử trong đó Nguyễn Văn Cổn phải có một chỗ ngồi xứng đáng.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 13

Biệt Ly ! Nhớ nhung từ đây
Chiếc lá rơi theo heo may
Người về có hay...
(Dzoãn Mẫn)



Bây giờ là năm 1939. Nhạc Cải Cách (hay là Tân Nhạc Việt Nam) đã bắt đầu đi vào thời kỳ thành lập với những nhạc phẩm rất hay như Khúc Yêu Đương (Thẩm Oánh), Trên Thuyền Hoa (Văn Chung), Thuyền Mơ (Dương Thiệu Tước), Cô Lái Thuyền Mơ (Dzoãn Mẫn)... Tôi say mê ngồi chép ra và hát lên những bài hát rất lãng mạn này nhưng không bao giờ tôi dám nghĩ rằng nay mai mình sẽ sống bằng cái gọi là nhạc cải cách hay là tân nhạc cả.

Lúc này, hình như ai cũng thèm sống cuộc đời sông nước cho nên các vị tiền phong trong âm nhạc cải cách toàn nói tới những con thuyền. Nhưng những thuyền tình này đều không đến nỗi tuyệt vọng như con thuyền của Đặng Thế Phong, vì đã có bờ bến là tình yêu:

Ngọn trào đưa sóng, thuyền tới nơi đâu
Chiếc thuyền tình xa chìm nổi.
Thuyền ơi ! Hãy ghé vô bờ
Để ta đỡ phải mong chờ...
(KHÚC YÊU ĐƯƠNG -- Thẩm Oánh)

Dừng chèo lại đây cô lái thuyền ơi !
Dừng chèo lại đây giây phút ngừng trôi
Chiều nay tôi đến bến sông xa vắng
Bờ sông xa vắng khách riêng mình tôi...
(CÔ LÁI THUYÊN MƠ -- Dzoãn Mẫn)

Cho tôi viết ra đây một câu kệch cỡm: Các vị nhạc sĩ Việt Nam của năm 1939 đã nhìn thấy cái ngày mà tất cả dân Việt Nam đều muốn trở thành "thuyền nhân" chăng?

Hàng ngày tôi vẫn tiếp tục đạp xe tới phố Hàng Gai để vào ngồi trong tiệm sửa radio Nguyễn Đình Thụ hay để lang thang dạo chơi những phố chung quanh. Tới phố Hàng Bông là thấy ở bên này phố có người thợ ngồi bật bông bằng một dụng cụ giống như cái đàn bầu hay cái cung bắn tên thật lớn. Ông ta đặt dụng cụ độc đáo đó vào một đống bông rồi cầm thanh gỗ đánh vào cái dây thì dây rung lên rất là mạnh mẽ làm cho đống bông tung lên bời bời. Bên kia phố, đối diện với ông bật bông là một bà ngồi giã thịt làm giò làm chả. Hai bên thi nhau phát ra những âm thanh bùng bùng và chát chát, khi to khi nhỏ, khi đầy khi vơi, làm thành một bản hoà tấu nghe đầy ắp "tinh thần dân tộc" (!)

Rồi la cà tới phố Cầu Gỗ, bước vào cửa hàng bán sách báo Pháp, lục coi những truyện vui bằng tranh vẽ, làm quen với Mickey, Félix Le Chat... Hồi đó, có hoa. sĩ Mạnh Quỳnh là người tiên phong trong việc vẽ truyện bằng tranh dành cho thiếu nhi Việt Nam. Hay vào phố Hàng Bạc mua bánh đậu xanh ngon nhất Hà Nội của cô Tý Rỗ. Cô Tý mặt rỗ là bạn gái của chị tôi nên nhiều khi cô bán một gói, cô cho thêm một gói. Thú ghê!

Một hôm, đang làm việc tại hiệu sửa radio ở phố Hàng Gai thì ông chủ tới bá vai nói:

-- Cậu có muốn đi Moncay, làm việc với ông bạn của tôi là Hoàng văn Liễn không? Ông ta cần một người đã biết qua về nghề rèn, nghề sắt để làm việc trong Nhà Máy Điện.

Bỗng nhiên được đi xa như vậy, tôi vội vàng nhận lời ngay. Tại thành phố rất êm ả là Hà Nội này, vào thời kỳ Thế Chiến 2 chưa bùng nổ, đời sống của tôi quá ư bình thường trong khi tôi đang bước vào tuổi thèm phiêu lưu, thèm cái mới cái lạ. Tôi trở về nhà để chào tạm biệt mẹ...

... Một buổi sáng tinh mơ của mùa Đông, mình mặc bộ âu phục bằng nỉ xanh do anh rể mới cho, đầu đội mũ nồi đen bằng dạ, tay xách valy nhỏ, tôi leo lên chiếc xe kéo đưa tôi ra Ga Hàng Cỏ để đáp tầu đi Hải Phòng. Từ hải cảng này, tôi sẽ lên tầu thủy đi Tiên Yên rồi chuyển sang ca nô vào tỉnh Moncay. Đây là lần đầu tiên tôi làm một chuyến đi xa với nhiều chặng đường như vậy. Từ bé tới giờ tôi có may mắn được đi "du lịch" luôn luôn. Khi thì về quê thăm vú ở ngôi làng cách Hà Nội khoảng 20 cây số. Lần bỏ nhà đi theo anh chàng làm trò quỷ thuật, tôi đã xuống tới Nam Định. Rồi được đi Bắc Ninh thăm Cô A³n, được đi Suốt Rút, Núi Chẹ hay đi Chùa Hương, đi Đền Sòng Phố Cát với mẹ... Dù đã đập cửa ra đi tự lập thân, nhưng tôi vẫn còn ở trong thành phố, thỉnh thoảng gặp lại mẹ và người trong họ. Bây giờ coi như tôi sẽ thoát ly hẳn gia đình để đi sống ở một nơi thật là xa lơ xa lắc. Ra tận biên giới! Trong mười năm trời sắp tới, tôi sẽ là một kẻ tứ cố vô thân cho tới khi tôi lập gia đình vào năm 1949.



Bỡ ngỡ trong nhà ga chính của Hà Nội, tôi đưa tay giữ chặt cái túi bên trong của áo veston.

-- Con phải coi chừng nhé! Nhà ga Hàng Cỏ nổi tiếng là có nhiều kẻ cắp đó...



Sáng nay trước khi tôi leo lên xe kéo, mẹ tôi đã dặn dò và dúi cho một ít tiền. Vì đã lớn rồi, tôi không khóc khi chia tay mẹ nhưng bây giờ ngồi trong toa xe hoả, tôi mới thấy buồn. Nỗi buồn cũng vừa phải vì tôi đang thèm đi. Xe hoa? chuyển bánh rời nhà ga. Chạy trên đường sắt cao hơn mặt phố, tầu đi qua một Hà Nội chưa tỉnh ngủ. Những làn khói xanh bé bỏng toa? lên từ những mái nhà cổ. Chưa bao giờ lên cao để nhìn thủ đô, bây giờ tôi thấy thành phố là bức tranh nổi làm bằng sành. Tầu chạy tới cầu Doumer (về sau được gọi là cầu Long Biên). Lúc còn ít tuổi, mẹ cho đi thăm Cô A³n ở Bắc Ninh, tôi còn quá bé để rung động với cái sườn sắt trên này hay với dòng nước dưới kia. Bây giờ, khi tầu vượt qua cầu thì tôi tiếc là chưa được sống với con sông lịch sử này. Khi nhìn nhận Hồ Gươm là giọt lệ, tôi chỉ coi sông Hồng là sức mạnh của thành đô, nhất là vào mùa nước lớn. Không yêu nó như Văn Cao để soạn câu hát:

Nhị Hà còn kia! Nhị Hà còn đó!

Lũ quân chàng Tôn sập cầu trôi đầy sông...

Trên chuyến tầu thoát ly này, tôi chỉ kịp đưa mắt chào những cánh bèo và khúc củi rừng đang trôi vội vã dưới sông.

Ra khỏi Gia Lâm, tầu vun vút đi trong vùng quê ướt át. Vào giữa mùa lạnh, tôi thấy đồng quê xanh tươi hẳn lên như muốn vươn mình để chống lại mùa Đông chết chóc. Tầu lắc lư làm tôi ngây ngất. Những cột giây điện vụt ngang làm tôi chóng mặt. Tiếng còi tầu rú lên khi trèo qua đường cái làm tim tôi phập phồng. Qua cửa sổ, tôi thoáng nhìn bóng người dắt trâu đứng kiên nhẫn sau những thanh chắn bằng tre. Tôi thấy cái thú giang hồ đang xâm chiếm tôi! Tôi bỗng chẳng còn biết sợ một chuyến đi rất dài tới một nơi rất xa lạ nữa.

Trong chuyến đi xa đầu tiên này cũng như trong những chuyến đi sâu vào quê hương hay đi rộng ra thế giới trong tương lai, lắm lúc tôi thắc mắc vì không thấy trong nước ta có những công trình xây đắp vĩ đại như di tích Angkor, Kim Tự Tháp hay đền đài La Mã, Hi Lạp... Nhưng rồi tôi thấy tinh thần Việt Nam không cần phải được thể hiện qua những đền đài miếu mạo to lớn. Trong suốt dọc đường lịch sử, người Việt Nam lúc nào cũng phải gồng mình lên để giữ nước, dựng nước, lúc nào cũng nghèo khó từ vua tới dân nên không có ai nghĩ tới chuyện xây đắp những công trình kiến trúc lớn lao. Tổ tiên ta chỉ cần biểu dương tinh thần dân tộc qua những đồ mỹ nghệ, qua những câu ca dao, qua tình đoàn kết và sự thương yêu nhau, rất bé bỏng, rất vừa phải, rất phù hợp với một dân tộc luôn luôn biU³ết tự sỉ. Không huyênh hoang tự đắc nên không phô trương bằng những công trình kiến trúc to lớn. Vua chúa thương dân, không bắt dân phải nai lưng làm công việc suy tôn người lãnh đạo nên nước ta không có nô lệ. Dân cũng không ưa những ông vua thích khoe khoang. Chỉ có nhà Nguyễn là có dăm ba đền đài thành quách và nhất là có nhiều lăng, nhưng khi vua Tự Đức đặt tên lăng là Vạn Niên thì có câu thơ chỉ trích:

Vạn Niên là vạn niên nào ?

Thành xây xương lính hào đào máu dân...



Lịch sử còn cho ta thấy rằng để có được một Vạn Lý Trường Thành, một Angkor, một Kim Tự Tháp, người dân Trung Quốc, Kmer, Ai Cập đã phải hi sinh ra sao? Hơn nữa, mỗi khi một đền đài lăng tẩm vĩ đại của nước nào được xây cất xong là thấy ngay sự tàn lE°ụi của dân tộc của nước đó. Người Việt Nam đừng quên bài học này!

Tới Hải Phòng, vì không quen ai, tôi ra thẳng bến tầu. Lần đầu tiên tôi thấy một cửa bể. Nhìn cái gì cũng thấy thú, từ cái cần trục tới con tầu sắt han rỉ, từ nhà máy có tiếng còi gọi sáng tới cửa kho chật chội hàng hóa. Bến tầu nhộn nhịp với đám công nhân hùng hục khuân vác. Người bán quà rong đem tới rổ xôi lúa hay gánh bún chả, cất tiếng rao hàng lanh lảnh. Hành khách hối hả chen nhau lên tầu. Tôi nhìn thấy biển ở xa xa. Gió thổi vào môi thấy mặn mùi muối. Tôi nghe tiếng chim biển vỗ cánh...

Tới giờ nhổ neo, tầu Bạch Thái Bưởi kéo còi rồi từ từ ra khỏi bến. Hải Phòng khuất dần trong sương mù. Buồn lâng lâng. Rồi con tàu trôi vào vùng nước rộng. Sóng biển bạc đầu nhô lên rồi nhào xuống. Bọt sóng lăn tăn chung quanh con tầu. Tuy đã được xuống Hải Phòng lúc 14 tuổi để đón anh Khiêm từ Pháp trở về, đây là lần đầu tiên tôi gặp biển và còn được đi trên biển nữa. Rất lãng mạn, tôi muốn trở thành tình nhân của biển ngay. Bài Viễn Du ra đời 15 năm sau với câu hát Ra khơi biết mặt trùng dương khởi sự từ giây phút này.

Rồi tầu chạy tới vịnh Hạ Long. Tầu đi qua những cái động mang tên "Động Kỳ Quan" (Grotte Des Merveilles), "Động Ngạc Nhiên" (Grotte De La Surprise)... và làm tôi rạo rực vì được đi qua một cảnh trí mình chỉ biết qua sách vở. Rồi tự đắc vì thấy mình là "khách giang hồ" (!) thực thụ, đến độ không thấy đói trong khi mọi người chung quanh mở khăn gói lấy đồ ăn và nói chuyện om xòm. Đa số hành khách là người Tầu đi buôn bán giữa Hải Phòng và Moncay. Chuyến đi mà tôi muốn là trên một "con tầu không bến" chỉ mất hơn nửa ngày đã tới bến.

Tới Tiên Yên nhưng tầu không vào được bến vì nước cạn. Tầu buông neo ở cách bờ biển khoảng 50 thước. Hành khách nhanh nhẹn nhẩy xuống nước, lội vào bờ. Trời đã gần tối, phải nghỉ lại Tiên Yên một đêm. Trong quán trọ, tôi nghe người ta kể chuyện hải tặc tới cướp của giết người tại đây. Lũ giặc biển là người Tầu (gọi là Tầu Ô) từ vùng biển Trung Hoa rất gần với Tiên Yên, thường kéo buồm sang đây để ăn cướp. Nghe vậy thì tôi rất sợ hãi. Có người nói: "Ngày mai, chiếc ca nô chạy đi Moncay sẽ có lính khố xanh đi hộ tống". Thế là tôi yên chí.

Khi ca nô tới Moncay, không có ai đón tôi cả. Tôi hỏi thăm đường về nhà ông chủ Nhà Máy Đèn. Nhà ông nằm ngay cạnh cây cầu biên giới, trên mảnh đất đối diện với tỉnh Đông Hưng bên Tầu. Gặp ông chủ mới, tôi có cảm tình ngay.

Ông Hoàng Văn Liễn, tốt nghiệp kỹ sư điện ở Pháp về, không phải là một người cao lớn nhưng trông ông rất lực lưỡng. Vẻ mặt hiền từ, giọng nói thân mật. Bà Liễn rất đẹp và là bà giáo của trường công lập trong tỉnh Moncay. Ông bà có hai đứa con nhỏ rất xinh. Anh ruột của ông Liễn là Chánh A³n Hoàng Văn Châu sau này sẽ lấy chị ruột của tôi ở bên Pháp. Lúc đó cả hai người đã luống tuổi và đều tục huyền, tái giá sau khi goá vợ, goá chồng. Sau khi đã trình diện ông chủ, tôi được đưa tới nơi ở trọ đã định trước là nhà ông Đỗ Tử Côn, thư ký nhà máy điện.

Thành phố Moncay nằm trên một con đường dài có nhiều con dốc. Diện tích thành phố có lẽ không ngoài mười cây số vuông. Nhà cửa kiểu cổ quét vôi trắng toát nằm dưới ven đường. Trên sườn đồi là những lò gốm của người Tầu. Tất cả bát đĩa nằm trong bếp núc của người dân Bắc Việt đều được sản xuất ở đây. Lò gốm làm việc suốt ngày đêm. Những đêm buồn, tôi chỉ cần ra cửa sổ ngước mắt nhìn lên đồi, ngắm những ngọn lửa sáng rực trên các lò gốm là thấy ấm lòng ngay.

Nơi tôi ở trọ nằm trên con đường chính của thị xã, gần Nhà Máy Điện. Ông bà Đỗ Tử Côn và các con nhỏ chiếm một gian phòng rộng ở trên gác. Một gia đình người Tầu, chủ nhân của căn phố, ở dưới nhà. Giang sơn của tôi là một cái giường kê không xa giường ông bà Côn là mấy. Trong thời gian sáu tháng ở trọ tại đây, suốt ngày đêm tôi được nghe bà Côn đay nghiến chồng về tội ăn chơi, nhất là tội bao gái người Tầu.

Ông Đỗ Tử Côn, người Thanh Hoá, đeo kính cận thị, mặt mũi nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, bề ngoài trông rất hiền lành nho nhã nhưng bên trong là một tay ăn chơi khủng khiếp. Ông vốn là bạn của Nguyễn Tuân trong thời trai trẻ mà! Trong những ngày ở gần ông, tôi được nghe ông nói nhiều chuyện về văn chương và về các nhà văn mà ông quen biết như Đồ Phồn, Nguyễn Tuân, Đàm Quang Thiện... Trước đây ông cũng là một nhà văn, nhà báo nhưng không nổi danh vì không bao giờ ông được ở tại Hà Nội để hành nghề văn sĩ.

Ngoài chuyện giảng văn ra, ông Côn còn huấn luyện tôi rất kỹ càng trong lối sống hành lạc. Đi đánh bạc, đi hút thuốc phiện, đi chơi gái... đi đâu ông cũng dắt tôi đi theo, khi thì đi qua Đông Hưng ở bên kia biên giới, khi thì đi chơi ngay trong vùng ngoại ô tỉnh Moncay. Rất có thể ngoài tôi ra, tại nơi tỉnh lỵ biên phòng nhỏ bé này, ông không có ai là bạn cả nên đành chấp nhận tôi là "đồng chí". Trong túi ông lúc nào cũng có một cái vòng nhỏ có gai bằng cao su dùng để trợ dâm (giống như cái mắt dê mà tôi biết sau này). Ông bảo tôi rằng người Tầu gọi nó là cái lục quốc phong tướng, tức là có tới sáu quốc gia phong nó làm tướng quân! Chẳng trách ông có người tình là một thiếu nữ người Tầu rất trẻ. Trong bức ảnh ông cho tôi coi, tôi thấy cô Tầu này rất đẹp và có đôi mắt rất dâm.

Ông Côn dẫn tôi tới gặp ông Cai là người chỉ huy trực tiếp của tôi tại nhà máy đèn với những lời ân cần gửi gấm. Mới nhận việc thì tôi làm thợ rèn. Sau một thời gian tôi được đổi qua việc coi lò than trong nhà máy điện.

Làm thợ rèn thì dễ, vì tôi đã quen cầm búa tạ để vung đôi tay đập xuống những thỏi sắt nung khi đi học ở trường Kỹ Nghệ. Coi lò than và làm ca đêm, từ 11 giờ tới 4 giờ sáng, thì hơi mệt vì phải thức đêm để luôn luôn xúc than đổ vào lò. Lò này nung nóng nước trong nồi xúpđe (chaudière) để làm ra hơi chuyển động máy biến điện. Việc này rất quan trọng vì nếu không đun đủ lửa để nung sức nóng thì máy ngưng chạy và cả thành phố sẽ mất điện ngay. Không chú ý tới nút an toàn và đốt nhiều than quá thì làm nổ nồi xúpđe, coi như mình sẽ là người đi đứt trước tiên. Vì cả hai công việc này đều giúp tôi được hít rất nhiều thán khí (Co2) cho nên sau năm tháng làm việc tại đây, tôi bị bệnh nám phổi và phải vào nằm điều trị tại nhà thương Moncay. Sau khi khỏi bệnh, vết sẹo ở trong phổi còn hành hạ tôi mấy chục năm sau mới hết.

Tuy nhiên, trong việc coi lò than tôi rất vui vì có anh bạn cùng ca với tôi luôn luôn hát những câu Vọng Cổ rất mùi mẫn. Anh ta là một kép hát đã giải nghệ để đi làm thợ. Trong đêm khuya khoắt, hai anh công nhân mình mẩy đen sì vì bụi than, mồ hôi ròng ròng vì sức nóng của lửa, giữa tiếng máy chạy sè sè... ngồi nói chuyện hát Cải Lương mà quên cả mệt.

Khi làm việc tại lò rèn, tôi làm quen với một nữ công nhân tên là Tỵ -- cháu của ông Cai -- rồi trở thành người tình của nàng. Người tình công nhân này (cũng giống nàng Nụ Ở Yên Thế mà tôi gặp sau này) khoẻ mạnh cả tâm hồn lẫn thể xác, ngoài mặt thì có vẻ nhu mì nhưng khi yêu nhau thì nàng là hoa? diệm sơn! Tôi còn nhớ ngày chúng tôi yêu nhau thực sự là vào một buổi chiều chủ nhật, sau buổi văn nghệ tài tử ở trong tỉnh, có tôi và cô nữ công nhân tham gia. Sau buổi diễn người tình kéo tôi về nhà để ân ái. Lúc đó tôi là một anh thợ trẻ khoẻ mạnh như hùm cho nên tôi chẳng cần đến cái "lục quốc phong tướng" của ông Côn để thoa? mãn người nữ công nhân đẹp đẽ và mặn mà này. Làm tình xong là hộc tốc chạy ra nhà máy điện để làm việc dù hôm ấy là ngày chủ nhật.

Ngoài Nhà Máy Điện ra, ông Hoàng Văn Liễn còn là chủ nhân của một rạp ciné chuyên chiếu phim Tầu, nằm ngay cạnh bờ con sông nhỏ chia đôi hai nước Việt-Hoa. Những lúc không bận việc tại lò rèn hay tại nhà phát điện, tôi được ông chủ phái tới kiểm soát vé tại rạp ciné. Tha hồ mà coi phim Tầu. Coi đến phát ngấy. Tại rạp ciné tôi có một người Tầu tên là A± Cẩu (Anh Chín) để sai vặt. Tuổi A± Cẩu đã ngoài ba mươi nhưng anh ta bé choắt như thằng bé lên mười. Anh Chín người Tầu này nghiện thuốc phiện từ lúc lên năm, lên sáu cho nên không lớn lên được. Nhờ được thấy trước mắt kết quả tai hại của thuốc phiện cho nên tôi đã không mắc nghiện dù tôi có rất nhiều dịp để tới gần A± Phù Dung. Tôi thường sai anh Tầu nghiện này đi đánh đề hộ tôi, sau khi tôi nằm mơ thấy những con vật để chọn số đề. Chẳng bao giờ tôi trúng đề cả cho nên dù sòng bạc ở ngay trước mặt rạp ciné, ít khi tôi lai vãng tới nơi đổ bác này. Nếu có tới là chỉ để thưởng thức không khí nhộn nhịp của sòng bạc, có những cô gái Tầu cất tiếng kêu "Hối! Hối! " nghe như tiếng gọi của ái... tiền!

Trong thời gian ở Moncay, tôi rất mãn nguyện trong đời sống của mình. Khi còn tập việc tại tiệm sửa radio Nguyễn Đình Thụ Ở phố Hàng Gai Hà Nội, lương lậu của tôi cũng chẳng là bao, thỉnh thoảng còn xin tiền mẹ. Về tinh thần cũng vậy, tôi phải dựa vào tình yêu của mẹ để sống. Bây giờ, tại Moncay, tôi là một công nhân thực thụ, hoàn toàn tự lập trong mọi phương diện. Có việc để làm, có tiền để tiêu, có ông bà chủ đối đãi tử tế, có người bạn hơn tuổi để học hỏi việc ăn chơi, có người tình để yêu, nhất là chẳng có ai để mà thù ghét cả! Tuyệt vời! Tôi chẳng thấy mình cô đơn lúc nào cả, ngay cả trong thời gian nằm trong nhà thương vì một bệnh khá nặng là bệnh đau phổi. Tôi có người tình tới chăm sóc luôn luôn nên tôi chóng khỏi bệnh.

Ngoài người tình công nhân ra, tôi có thêm một mối tình câm với cô con gái của ông chủ nhà người Tầu. Gọi là tình câm vì tôi không nói giỏi tiếng Tầu. Tiếng Tầu của tôi chỉ đủ dùng mỗi khi tôi qua Đông Hưng để ăn tỉm xắm (điểm tâm) vào những ngày chủ nhật mà thôi. Người dân Moncay đi qua chơi ở Đông Hưng chẳng cần phải giấy thông hành gì cả. Tôi qua nước Tầu còn quá dễ vì lính gác ở đầu cầu bên kia thường qua Moncay coi ciné và biết tôi là người xé vé. Nhiều khi tôi còn cho họ vào coi ciné không mất tiền nữa. Giá lúc đó tôi làm nghề buôn thuốc phiện lậu thì thật là dễ dàng. Và tôi đã giầu to rồi.

Qua Đông Hưng ăn sáng nhưng thỉnh thoảng tôi cũng đi sâu vào nội địa để thấy đời sống cơ cực của nông dân Trung Hoa. Cũng nghèo đói và ngu muội như bất cứ nông dân nào phải sống dưới ách phong kiến hay thực dân. Tôi nhớ tới cái nghèo của dân vùng Trạm Chôi, Sơn Tây, quê hương của vú tôi. Dân có nghèo khổ nhưng không bao giờ dã man. Tại vùng Đông Hưng này, người Tầu (và kể cả người Nùng ở phía bên Moncay, Hải Ninh nữa) có cái tục giết con gái và bán vợ.

Trung Quốc đang là cái mồi béo của Nhật Bản. Chiến tranh đã tới nước của những ông con Trời rồi. Lấy biến cố Lư Cầu Kiều làm cái cớ trong mưu đồ bá chủ vùng Đông Nam Á, Nhật Bản đã đem quân xâm lăng Trung Quốc từ năm1937. Quân Đội Nhật đã chiếm Quảng Châu trong năm 1938 và vừa mới chiếm xong đảo Hải Nam trong năm 1939. Nhưng cũng chẳng cần phải có chiến tranh, ngay trong thời bình đời sống của người dân quê ở nước Tầu cũng đã gặp nhiều khó khăn rồi. Sống dưới ách đế quốc Nhật Bản, chắc họ còn gặp khó khăn gấp bội, cho nên khi Mao Trạch Đông xuất hiện với chính sách lấy nông dân làm giai cấp chủ lực của cuộc cách mạng vô sản thì dân quê ở Trung Quốc đi theo họ Mao ngay.

Vào năm 1939, tình hình chính trị Ở Việt Nam có vẻ lắng dịu. Hầu hết các người chống Pháp thuộc phe tả như Tạ Thu Thâu, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giầu bị bắt giam sau khi cuộc nổi loạn ở Nam Kỳ bị thất bại. Ơ± ngoài Bắc, dựa vào thời kỳ nước Pháp có chính phủ thuộc phe Mặt Trận Bình Dân (Front Populaire) khiến cho thực dân Pháp ở Việt Nam phải nới lỏng báo chí, lãnh tụ Nguyễn Tường Tam đã bầy tỏ được những tư tưởng quốc gia của mình và tạo được một mặt trận hợp pháp có danh xưng Mặt Trận Dân Chủ Đông Dương. Nhưng vào năm 1939, sau khi Mặt Trận Bình Dân hết cầm quyền tại Pháp, chính quyền thuộc địa ra sắc lệnh nghiêm cấm mọi tổ chức chính trị và thẳng tay đàn áp những người chống đối. Đa số những người làm Cách Mạng của cả hai phe tả và hữu đã phải rút qua Trung Hoa để lánh nạn.

Vì nhóm Cường Để có lãnh tụ sống lâu năm ở Nhật Bản và vì thấy Quân Đội Nhật đang nhòm ngó Đông Dương nên Pháp thực dân nương tay không khủng bố nhóm này. Giáo Phái Cao Đài ở trong Nam cũng được đối xử như vậy. Tuy nhiên hai tổ chức thân Nhật này không có quần chúng để làm nổi công cuộc lật đổ người Pháp. Chỉ có Việt Nam Quốc Dân Đảng là vẫn còn uy tín lớn trong dân chúng nhưng Đảng này chưa tái lập được lực lượng kể từ ngày anh hùng Nguyễn Thái Học lên đoạn đầu đài. Đảng Cộng Sản Đông Dương rút hẳn vào bóng tối, chỉ chăm chú vào việc tổ chức các tiểu tổ trong giới thợ thuyền và nông dân ở nhiều nơi trong nước.

Vào mùa Thu năm 1939, Hitler xua quân chiếm Ba Lan. Đệ Nhị Thế Chiến khởi sự khi các nước Đồng Minh ở Âu Châu khai chiến với Đức Quốc. Đối với tôi, tình hình chính trị trong nước hay cuộc đại chiến vừa xẩy ra trên thế giới cũng chẳng được tôi chú ý. Vả lại sống tại tỉnh lỵ nhỏ bé và xa xôi này, tôi không biết gì ngoài công ăn việc làm, đó là chưa kể việc ăn việc chơi của tôi nữa. Tôi làm gì có máy radio để nghe hay có báo chí để đọc những tin tức trong hay ngoài nước? Ngay ông Côn là người đã trưởng thành về mọi phương diện văn hoá hay chính trị trong cả hai lĩnh vực quốc gia và quốc tế mà cũng mù tịt về mọi việc xẩy ra bên ngoài cái tỉnh biên giới xa vắng này. Đại chiến cứ việc tiếp diễn với sự thắng lợi của Đức Quốc Xã. "Mẫu Quốc Pháp" kêu gọi con dân các nước thuộc địa đóng góp vào việc chống "Đức tặc" giống như đã kêu gọi trong thời Đệ Nhất Thế Chiến. Tôi ở Moncay xa xôi nên chẳng nghe thấy gì cả!

Cách Moncay không xa là bãi biển Trà Cổ, nơi nghỉ mát của các viên chức người Pháp và là nơi dân nhà giầu ở tỉnh lỵ hay đi chơi vào ngày cuối tuần. Thỉnh thoảng tôi cũng cùng người tình công nhân dạo chơi trên bãi biển.

Bây giờ ngồi nhớ lại thì thấy, so với những bãi biển khác ven Việt Nam mà tôi đã đặt chân lên, Trà Cổ là một bãi biển hoang vắng và lạnh lẽo. Biển không xanh bằng biển Nha Trang, cát trên bãi không trắng bằng cát Qui Nhơn, du khách không đông như ở Đồ Sơn hay Sầm Sơn, dân làm nghề cá không nhiều như ở Phan Rang, Phan Thiết... Nhưng không sao, hai người tình công nhân này chỉ mong có một bãi biển vắng để tự tình. Chẳng cần bãi biển phải nguy nga hay tráng lệ. Dù đã có người doa. rằng: "Này, bãi biển Trà Cổ có nhiều ma lắm đó!"

Đời sống của tôi ở Moncay bình thản trôi đi với quá nhiều hạnh phúc. Lúc giã từ gia đình và tuổi thơ để khởi sự bước vào cuộc đời thực tế tôi cứ tưởng rằng cuộc phiêu lưu này sẽ vô cùng vất vả. Ai ngờ cuộc sống cũng không có gì là đáng sợ ! Tay làm hàm nhai, phương ngôn Việt Nam đã nói vậy, chỉ những người lười biếng buông đôi tay ra là mới bị đói thôi.

Bỗng nhiên một hôm, vào giữa tháng 5 năm 1940, khi đi làm về, tôi thấy có thư của Phó Thịnh Cường, anh bạn học ngồi cùng bàn, làm cùng xưởng, ngủ cùng buồng với tôi ở Trường Kỹ Nghệ Thực Hành. Thư viết: "... Cậu có muốn đi Tây làm thợ không nghề (ONS = ouvrier non spécialisé) trong Quân Đội Pháp hay không ? Nếu muốn thì về Hà Nội làm giấy đăng lính. Nhiều thằng đang học trường ẸP.I. (Ecole Pratiques D'Industrie) đã lên tầu đi Pháp rồi. Còn rất nhiều chuyến đi nữa. Muốn đi thì phải về ngay... " Trời ơi! ĐI PHÁP Á? Cái mộng của bất cứ một thanh niên nào trong lứa tuổi tôi. Đây là cơ hội bằng vàng. Trăm năm một thưở. Sẽ được trả thù dân tộc đấy nhé! (Dưới thời Pháp thuU³ộc, cậu trai Việt Nam nào cũng muốn được ngủ với đầm để trả cái thù làm dân nô lệ) Đầu quân làm lính thợ thì đâu có phải ra bãi chiến trường? Vả lại nếu có chết vì súng đạn thì cũng chẳng sao. Mấy khi được xuất ngoại một cách dễ dàng như thế này nhỉ?

Tôi vội vàng đi gặp ông chủ Hoàng Văn Liễn để xin thôi việc. Ông Liễn đã từng đi du học bên Pháp nên khi nghe tôi ngỏ ý muốn trở về Hà Nội để đăng lính đi Pháp thì không những ông không ngăn cản mà ông còn bắt tôi ngồi chơi để nghe ông kể chuyện những ngày ông sống ở Paris. Ông cho tôi biết trước những mánh khoé vặt để bắt tình với các cô đầm, để đi ăn tiệm, đi coi opéra hay để đi coi thắng cảnh theo lối rẻ tiền...

Từ giã gia đình ông bà Đỗ Tử Côn và tỉnh lỵ biên giới này, một ngày cuối tháng 5 năm 1940, tôi lên ca nô đi Tiên Yên, từ đó lại có con tầu Bạch Thái Bưởi đưa tôi tới Hải Phòng để đáp xe lửa về Hà Nội.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 14

Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới hai mươi...
(KHÚC HÁT THANH XUÂN)



Bước vào tuổi 19, tôi đã ra khỏi vòng cương toa? của gia đình để bước hẳn vào đời sống thực tế tại một tỉnh biên giới xa xôi hẻo lánh và tôi cũng tìm thấy thú vui trong sự phiêu bạt (!) đầu tiên của đời mình.

Được sống trong một khung cảnh mới lạ hợp với sự hiếu kỳ của một thanh niên vừa lớn lên, được khoác bộ áo công nhân chỉ thấy "thơm" mùi mồ hôi và thán khí, nhất là tự thấy mình đã nuôi được mình rồi, không phải sống nương nhờ ai hay sống dưới quyền độc đoán của ai nữa -- Ông chủ hay ông Cai đều là những người dễ thương -- thật là khoan khoái! Có tiền (dù chẳng là bao), có bạn, có người tình, có những ngày đêm không trống rỗng. Yêu con người, yêu cảnh vật, yêu cuộc sống, thật là hạnh phúc! Tôi còn muốn gì hơn?

Vậy mà sau nửa năm sống với cuộc phiêu lưu đã trở thành rất bình thường, bây giờ, trước việc Hitler xua quân chiếm Âu Châu (cũng chẳng biết ông Hitler này là ai cả!) tôi bằng lòng bỏ hết tất cả những hạnh phúc vừa kể để đánh đổi lấy một cuộc phiêu lưu khác, to lớn hơn và chắc chắn kỳ thú hơn.

Bây giờ nhìn lại dĩ vãng và với nhãn quan chính trị mới thấy rằng lúc đó mình chẳng có một lập trường hay lý tưởng nào cả! Bỏ Moncay về Hà Nội để đầu quân làm lính thợ ONS là một hành động vô ý thức. Đúng là hành động lạc loài của con thuyền không bến. Hay của con bướm mùa Xuân. Lớn lên trong sự ghét Tây nhưng không dám chống Tây. Biết hận thù thực dân Pháp nhưng lại đăng lính cho Pháp. Dù trong thâm tâm, tôi muốn đi Pháp không phải vì quá yêu "mẫu quốc" (sic) mà chỉ vì thích thay đổi, thích giang hồ, thích xuất ngoại và -- cứ nói thật đi -- thích ngủ với đầm! Nhưng mộng đi Tây tan tành như xác pháo vì vừa về tới Hà Nội, chưa kịp tới phòng tuyển mộ lính ONS thì Pháp thua trận vào tháng 6 năm 1940. Một lô bạn bè của tôi, đa số là cựu học sinh Trường Kỹ Nghệ Thực Hành, đã mặc quân phục và xuống tầu ở Hải Phòng rồi, bây giờ đang lóp ngóp quay về Hà Nội.

Tôi về ở với mẹ trong một tháng trời. Lúc này gia đình tôi đã dọn tới đường Đỗ Hữu Vị, không xa căn nhà đường Châu Long là mấy. Anh Khiêm vắng nhà vì con người "quân tử" chịu ơn quốc gia đã nuôi mình ăn học thành tài nên đăng lính đi cứu nước Pháp chưa về. Việc này làm cho nhiều người chê trách anh Khiêm, nhưng tôi rất phục thái độ "thấy đúng là làm" của anh, bất cần dư luận. Tôi được sống những ngày êm ả bên mẹ. Nhưng tôi quá nhàn rỗi, cả ngày không biết làm gì ngoài việc đi chơi phố. Đã có một số tiền dành dụm khá lớn gửi mẹ, tôi bèn quyết định đi học. Đi học gì bây giờ?

Một hôm, tôi đi coi triển lãm tranh. Tôi sực nhớ tới những tranh tôi vẽ lúc còn bé, phỏng theo tranh Đông Hồ với cô gái hứng dừa hay đám cưới chuột. Hoặc vẽ hình Mickey phỏng theo truyện bằng tranh của báo Pháp. Rồi khi lớn lên và đọc báo Phong Hoá, thấy tranh minh hoa. cho tiểu thuyết của hoa. sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ theo lối tranh gỗ rất đẹp thì tôi cắt ra và dán vào album. Tôi còn cao hứng vẽ truyền thần ông Cả Bịp, Cậu Xuân hay Bà "m Chung nữa. Người trong tranh trông cũng khá giống người mẫu. Mẹ tôi khen con trai út là có hoa tay (!). Nguyên cái truyện Tú Uyên với người đẹp trong tranh bước ra cũng đủ làm tôi mê hội hoa. rồi! Tôi cũng nhớ tới lời nhận xét cách đây mấy năm của người anh rể họ xa là Đỗ Mộng Ngọc tức hoa. sĩ Côn Sinh. Khi coi các "tác phẩm" của tôi, anh Ngọc khuyên:

-- Chú Cẩn có vocation về vẽ đó! Nên đi học beaux arts.

Thế là tôi quyết định ghi tên vào học Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (Ecole Des Beaux Arts). Rồi với sự đồng ý của mẹ, tôi xách va ly tới trọ nhà bà vợ thứ của ông Bùi Kỷ tại khu chợ Hôm. Nói là trọ nhưng trong thực tế, tôi được bà Bùi cho ăn ở không phải trả tiền. Hoặc là giữa mẹ tôi và bà có sự chơi họ hay góp tiền làm ăn gì đó, hoặc là giá sinh hoạt lúc bấy giờ tại Hà Nội cũng chẳng đắt đỏ gì cho lắm, tôi được bà Bùi Kỷ nuôi ăn nuôi ở để hằng ngày đáp xe điện đi học tại trường Mỹ Thuật. Tội nghiệp bà Bùi chỉ có một người con trai -- hình như con nuôi -- tên là Cương (đồng tên với thằng em sữa của tôi) thì cậu con lại bị bệnh polio từ khi còn nhỏ, suốt ngày nằm liệt trên giường. Bà Bùi cho tôi ở với bà cũng là để cho Cương đỡ cô đơn vì có một người anh hay một người bạn tới ở chung. Mỗi khi tôi đi học về là Cương léo nhéo nói chuyện với tôi không ngưng nghỉ. Và toàn nói chuyện yêu đời. Qua thân xác im lìm và đôi mắt sáng của Cương, tôi thấy được hình ảnh thảm thê của sự bất lực và thấy được sự ham sống vô cùng của con người khi bị lâm vào cảnh tê liệt.

Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật nằm tại góc hai con đường Reinach và Hàng Lọng. Người có công thành lập ngôi trường đào tạo hoa. sĩ Việt Nam là Victor Tardieu. Dù tranh sơn dầu (peinture à huiles) là môn học chính nhưng ông Tardieu -- với sự thôi thúc của giáo sư Inguimberty -- lại khuyến khích học trò học về tranh mộc bản, tranh lụa và tranh sơn mài là những nghệ thuật tạo hình có tính chất hoàn toàn Việt Nam. Giám Đốc của trường lúc đó là Everist Jonchère. Tất cả sinh viên khi nhập học đều phải qua một lớp dự bị (cours préparatoire) rồi tùy theo tài năng mà trở thành sinh viên chính thức. Có những anh học tới 7 năm trong lớp dự bị.

Gọi là sinh viên trường Mỹ Thuật cho oai, chứ thật ra chúng tôi là một lũ thanh niên "thừa giấy vẽ voi". Buổi sáng tất cả chăm chú ngồi vẽ người mẫu khoa? thân, gọi là học "dessin académique". Buổi chiều học cách trộn mầu, gọi là học "décoration". Có thầy Nam Sơn để râu dài dạy dessin, lúc nào thầy cũng khoe mình học vẽ ở Paris, nhà mình trên đường Bonaparte, tranh mình vẽ là Le Portrait De Ma Mère (Chân Dung Mẹ). Có điêu khắc gia Georges Khánh, người Việt lai Pháp dạy anatomie. Vợ thầy Khánh đẹp như tiên. Khi học cách dùng mầu thì thầy dạy của chúng tôi là Tô Ngọc Vân. Trong mấy ông thầy, tôi phục thầy Vân nhất. Đứng gần thầy, tôi cứ tưởng tượng thầy là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết ĐE³P của Khái Hưng dù vóc dáng của thầy thấp lùn, đôi mắt của thầy lồi ra và thầy rất hà tiện trong lời ăn tiếng nói.

Đi học vẽ tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, thật là quá vui đối với tôi lúc đó. Một chân trời mới mở ra cho tôi thênh thang đi vào. Tôi khởi sự học hỏi về Cái Đẹp. Trước hết học cái đẹp trên thân thể con người là vẽ tranh loã thể. Vẽ tranh loã thể là một điều mới mẻ đối với người Việt. Dù biết rằng mình đang bắt chước Âu Châu, từ sau thế kỷ 18, 19, coi thân thể con người không còn là điều nhơ nhuốc nữa, nhưng lần đầu tiên bước vào phòng vẽ thì tôi thấy ngượng. Người mẫu với đôi vai tròn trịa, với bụng lẳn vú căng thì rất thản nhiên vì nàng quen cởi quần cởi áo trước lũ học trò được xếp vào hạng thứ ba sau ma và quỉ: nhất qui? nhì ma thứ ba học trò. Thích nhất là sau khi vẽ xong bằng bút than toàn thể thân hình người mẫu rồi lấy ngón tay di trên mặt tranh để làm nổi lên những bắp thịt. Tôi có cảm giác như đang mơn man làn da thịt của một mỹ nhân.

Có những buổi đi xuống Văn Miếu dùng nhọ nồi trộn với dầu lạc để in lại trên giấy bản những dòng chữ nho và những "hoa văn", khắc trên các bia lớn từ hàng trăm năm trước. Hiểu được cái đẹp cổ kính. Có thêm cơ hội gặp lại dĩ vãng vàng son của dân tộc một cách kỹ lưỡng hơn. Cũng ở đây, học phác hoa. (croquis), học đường vẽ trong kiến trúc (relevé architectural).

Khi được vào với tranh dầu thì tôi say sưa với sự trộn mầu. Vì rất ưa thích mầu xanh nên trong bất cứ bức tranh nào, tôi cũng đều dùng tối đa mầu xanh. Thầy Tô Ngọc Vân là người đã từng làm cho tôi kính phục khi tôi được coi tranh triển lãm của thầy. Là người đầu tiên dùng hội hoa. mới để xưng tụng người đàn bà Việt Nam với những bức tranh mỹ nữ có hình, có dáng, có khối hẳn hòi chứ không phải là mỹ nữ được vẽ phóng trong công thức (stylisé) như tranh cổ truyền. Chỉ cần thấy bố cục (composition) của tranh Tô Ngọc Vân cũng đủ làm xiêu lòng người coi tranh. Thầy dùng mầu sắc hết sức táo bạo, so với thời đó. Nhưng thầy đã dạy cho tôi thấy cái quan trọng trong tranh sơn dầu không phải chỉ ở mầu sắc. Phải làm sao cho thấy được ánh sáng nổi bật trên nền ngũ sắc đó. Phải rồi, coi tranh Renoir hay tranh Gauguin, tôi chỉ nhìn thấy nắng. Không thấy gì hơn là nắng! Tuy nhiên nắng ở trời Âu mà tôi thấy trong tranh của các hoa. sư đó chỉ là nắng phản chiếu (lumière réflective), còn nắng trong tranh sơn dầu Việt Nam (như tranh của Tô Ngọc Vân chẳng hạn) là nắng trực tiếp (lumière directe). Hãy coi lại bức tranh người đàn bà trước bụi chuối của thầy Vân: người đẹp có hình có khối, ánh sáng chói chan, bức tranh không gợi dâm mà chỉ gợi tình. Tuyệt vời!

Các bạn cùng lớp với tôi là Võ Lăng, Đinh Minh, Mai Văn Hiến, Bùi Xuân Phái, Phan Kế An, Quang Phòng, Phan Tại, Nguyễn Thanh Đức, Tạ Thúc Bình, Trần Phúc Duyên... Có hai cô đầm trẻ là Hortense và Josette cũng vào học chung một lớp với chúng tôi. Josette là con gái của Công Sứ Bắc Kỳ Delsalle. Võ Lăng người Huế là anh chàng có may mắn "chớp" được cô đầm xinh này.

Võ Lăng còn có thêm nhiều sự may mắn trong các đia. hạt khác, chẳng hạn trong đia. hạt chính trị. Là em ruột của Võ Văn Hải, chánh văn phòng sau này của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sau khi tốt nghiệp trường Mỹ Thuật, hoa. sĩ Võ Lăng phải trốn qua Hồng Kông vì chống đối Việt Minh và bị ruồng bắt vào năm 1946. Tại Hồng Kông, Võ Lăng làm nghề vẽ truyền thần cho các nhà giầu Trung Hoa để sinh sống. Ơ± đây anh trở thành người quen của ông Bảo Đại trong thời gian Cựu Hoàng vừa bỏ Việt Minh ra đi.

Rồi Võ Lăng qua Pháp sống trong vài năm. Tới khi có giải pháp Ngô Đình Diệm thì anh là người tích cực nhất trong việc vận động cho ông Ngô về nước làm Thủ Tướng. Anh đi gặp Bảo Đại ở Cannes và Thượng Nghị Sĩ Mansfield ở Mỹ để vận động cho ông Ngô về nước chấp chánh. Về sau chính trị gia Hoa Kỳ này là khách mua nhiều tranh nhất của Võ Lăng.

Khi ông Ngô Đình Diệm nắm chính quyền thì Võ Lăng là một nhân viên quyết định nhiều việc quan trọng trong toà Đại Sứ Lưu Động của ông Ngô Đình Luyện, trụ sở đặt ở Avenue Kléber Paris. Lúc đó (1954-55), tôi đang đi học tại Institut De Musicologie, hằng ngày tôi tới chơi với nhóm Ngô Đình Luyện nhiều hơn là tới gặp ông anh Phạm Duy Khiêm đang làm Đại Sứ Việt Nam tại Pháp.

Trên đời này khó có nhiều người thực hiện được giấc mơ chính trị của mình thì Võ Lăng là người đã thành công trong ý đồ đi vào chính quyền. Tôi biết rõ cái quyền của Võ Lăng mạnh mẽ như thế nào. Bác Sĩ Thú Y Phạm Văn Huyến có trở thành người phụ trách việc đưa một triệu người Bắc di cư vào Nam trong năm 1954 là do Võ Lăng đề nghị với ông Diệm. Võ Lăng có biết Phạm Văn Huyến là ai đâu? Chính tôi là người mách tên ông Huyến khi anh ta hỏi tôi rằng: "Ai làm được việc này?" Tôi quen ông Huyến khi ông này sản xuất thuốc bổ bằng máu bò ở Khu IV và có tặng tôi vài ba lọ thuốc. Bèn tiến cử ông thân sinh của bà Ngô Bá Thành làm Tổng U±y Viên phụ trách việc di cư của một triệu người miền Bắc sau Hội Nghị Genève. Giá lúc đó tôi xin làm việc đó thì Võ Lăng cũng đồng ý ngay!

Ông Ngô Đình Diệm đã khuất bóng cùng với chế độ của ông nhưng Võ Lăng vẫn sống phây phây tại Pháp, tiếp tục vẽ tranh và còn sản xuất cả phim nữa. Một trong những phim của anh ta là phim Trương Chi Mỵ Nương. Về già, Võ Lăng vẫn thành công -- thành công nhũn nhặn vẫn là thành công -- trong nghề vẽ của mình. Tranh của Võ Lăng, đẹp như tranh Renoir, được bày bán trong khoảng hơn 1000 phòng tranh trên thế giới. Những bạn khác của tôi ở trường Mỹ Thuật cũng thành công nhưng sự thành công của họ không hơn Võ Lăng nhiều lắm, nếu xét về sự bán tranh.

Đinh Minh có một thời rất vinh quang tại miền Nam nhưng bây giờ tôi không nghe thấy ai nói tới anh ta cả. Mai Văn Hiến, Bùi Xuân Phái, Phan Kế An đều trở thành những hoa. sĩ nổi danh ở miền Bắc. Tôi đều gặp lại họ trong thời gian kháng chiến và được coi nhiều tranh của họ. Tuyệt đẹp!

Bùi Xuân Phái mới qua đời gần đây nhưng những tranh anh vẽ cảnh phố cổ ở Hà Nội thì chắc chắn sẽ sống tới nghìn thu. Trước đây tôi chỉ thấy tranh mộc bản (estampes) và tranh kháng chiến của Phái. Tôi đã quên mất cảm giác khi coi tranh phố cổ của Phái thì vào năm 1985, anh bạn Ngô Văn Tao ở Montréal có lòng yêu tặng tôi một hoa. phẩm về phố của Phái. Nhìn trong bức tranh nhỏ chưa đầy một thước vuông vẽ bằng nét dao (chứ không phải bằng cây cọ) của Phái, tôi thấy sừng sững một ngõ hẻm Hà Nội với những ngôi nhà cũ kỹ, tường tróc vôi, mái siêu vẹo... Và tôi rưng rưng nước mắt. Đây! Hà Nội của tôi đây, chẳng cần biết đó là phố nào, số nhà bao nhiêu, phố đang nghĩ gì, phố đang chờ ai? Rồi ngẫu nhiên tôi lại được đọc một mẩu thơ của Văn Cao viết vào năm 1967, mới in ra trong năm 1988 tại Saigon, với ý nghĩ giống tôi như đúc, bài thơ nhan đề Phố Phái:

Không người ở,
Không số nhà,
Không tên phố
Tôi gửi bài thơ về Phố Phái
Người đưa thư sẽ tìm đến phố anh.
.........

Thật là tiếc cho Bùi Xuân Phái! Nếu anh được ở một nơi như Paris thì chưa chắc tranh của anh đã thua tranh của Utrillo, Matisse, Cézanne... Tranh của anh có thể được bầy trong những Bảo Tàng Viện quốc tế.

Học trước chúng tôi vài năm là Tạ Tỵ, Phạm Văn Đôn, Trần Văn Lắm, Nguyễn Thị Kim... Hai chàng sinh viên hoa. sĩ Đôn và Lắm đánh nhau dữ dội ở trong lớp để tranh giành người đẹp Nguyễn Thị Kim. Phạm Văn Đôn ăn đòn nặng của Trần Văn Lắm nhưng lại chiếm được trái tim của nữ hoa. sĩ kiêm nữ điêu khắc gia. Đôi vợ chồng này về sau thành ra có tí ti liên hệ gia đình với tôi: vợ tôi, Thái Hằng, là em họ gần của Đôn và Kim.

Tạ Tỵ vẽ dessin hoặc vẽ tranh sơn dầu theo lối cổ điển hay ấn tượng (impressionisme) rất thành công nhưng anh lại chọn con đường lập thể (cubisme) của Picasso. Ngoài Tạ Tỵ ra, tôi không thấy có hoa. sĩ Việt Nam nào dám đi vào loại tranh đó cả. Tạ Tỵ còn đi xa hơn nữa khi anh đi vào loại tranh vị lai (futurisme).

Trong thời gian học trường Mỹ Thuật, tôi vẽ thì ít mà ca hát thì nhiều. Lúc đó, tôi chưa sáng tác mà chỉ soạn lời ca tiếng Việt cho những bài nhạc ngoại quốc mà tôi thích. Chẳng hạn bài valse rất quen biết của Strauss đã được người Mỹ (hay người Anh) soạn lời ca, nhan đề One Day:

One day when we were young
One wonderful morning in May
You told me you love me...


Tôi đã luôn luôn hát bài này trong lớp. Sau 49 năm, gặp nhau ở Paris năm ngoái, Võ Lăng còn nhắc tới bài hát:

Ngày ấy khi Xuân ra đời
Một trời bình minh có lũ chim vui.
Có lứa đôi, yêu nhau rồi
Hẹn rằng còn mãi không nguôi.
.........
Rồi nắm tay cùng nói vui
Những câu êm êm không rời vai.
Rồi lả lơi, hình dáng ai
Khuất xa biến vào nẻo khơi.
Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.

Cũng như tôi, trong tương lai, có vài anh bạn không tiếp tục làm hoa. sĩ. Phan Tại trở thành đạo diễn kịch. Nguyễn Thanh Đức làm việc xuất nhập cảng tại Liên Xô. Trần Phúc Duyên (làm gì ?) ở Thụy Sĩ... Họ là những học trò ngoan của nhà trường và hết thẩy đều sẽ tốt nghiệp. Còn tôi thì hát nhiều hơn vẽ và sẽ bỏ trường Mỹ Thuật sau một niên khoá. Tôi lại còn thích thể thao hơn cả hội hoa. và âm nhạc. Có nhiều ngày tôi bỏ học để đi tập điền kinh tại sân vận động SEPTO.

Pháp thua trận ở chính quốc, nhưng vẫn duy trì được quyền lực tại các thuộc địa. Chính Phủ Pétain cử Phó Đô Đốc Decoux qua Đông Dương giữ chức vụ Toàn Quyền. Đây là lúc Pháp có hai công tác quan trọng. Một là suy tôn Thống Chế Pétain, bắt toàn dân thuộc đia. hát bài Maréchal Nous Voilà. Hai là giao cho Đại tá Thủy Quân Ducoroy tổ chức Phong Trào Thể Dục và Thể Thao để thu hút thanh niên nam nữ. Một trường đào tạo huấn luyện viên thể thao-thể dục được mở ra ở Phan Thiết. Tốt nghiệp trường này ra, huấn luyện viên được cử đi khắp mọi nơi trong nước để nắm thanh niên và được ăn lương rất cao. Một số thanh niên Hà Nội đã xung phong vào học trường này.

Tôi thích điền kinh từ lâu. Là con người háo thắng, tôi thích chạy nhanh hay nhẩy cao hơn người khác. Vào tuổi 19, lại đúng vào thời gian các môn thể dục, thể thao được khuyến khích, tôi mon men tới sân vận động SEPTO để cũng mặc áo maillot quần đùi, chân mang giầy đinh để tập chạy đua 100 thước và tập nhẩy cao.

Lúc đó tôi thuộc hạng junior và rất phục anh Thành, hạng senior trong môn nhẩy cao. Anh này là vô địch Bắc Kỳ với thành tích nhẩy qua 1 thước 68. (Bây giờ lực sĩ quốc tế nhẩy qua 2 thước như chơi). Anh dạy tôi nhẩy theo kiểu nghiêng (à la Horrine) nghĩa là chạy nhanh tới mục tiêu, tung mạnh một chân lên cao rồi theo đà ưỡn mình oằn qua sà ngang. Sau một thời gian, trong một cuộc thi, tôi đã chiếm được giải nhất với cái mề đay nhỏ bằng bạc.

Đây là lúc tôi vớ được cuốn sách của Bác Sĩ Victor Pauchet, trong đó có đoạn dạy thở. Bác sĩ này cho rằng con người thường chỉ biết dùng một nửa trên của hai lá phổi để thở. Ai cũng nghĩ rằng khi hít hơi thở vào thì phải thót bụng lại. Không phải thế. Ngược lại thì đúng hơn. Muốn hít dưỡng khí cho thật đầy buồng phổi, ta phải làm sao cho bụng phềnh lên. Rồi khi thở ra thì phải thắt bụng lại. Tôi đã thử làm như Bác sĩ Victor Pauchet viết trong cuốn sách. Tôi còn tập cách làm sao cho có một hơi thở thật dài. Bác sĩ bảo: Đi bộ, từ từ hít hơi vào phổi trong 10 bước đi -- Giữ hơi trong phổi trong 10 bước đi -- Thở hơi ra từ từ trong 10 bước đi... Việc tập thở này giúp tôi có một hơi dài để hát hay hơn trước. Người ta cứ cho rằng hát hay là do ở những dây cuống họng tốt, nhưng nếu không có làn hơi phong phú để "chỉ huy" những dây đó thì không thể hát hay được. Victor Pauchet còn dạy tôi về auto suggestion (tự kỷ ám thị). Bác sĩ cho ai cũng có thể tự chữa bệnh được. Chẳng hạn nếu tôi bị nhức đầu nhưng tôi cứ lẩm nhẩm trong bụng (hay trong miệng) rằng tôi không nhức đầu nữa thì bệnh nhức đầu của tôi sẽ tiêu tan ngay. Hay là nếu đi trong đêm vắng mà miệng cứ la to: "Ta không sợ ma! Ta không sợ ma!" Thì chẳng có con ma nào dám đến để bắt hồn ta (trừ ma femme). Trong xã hội Việt Nam thời đó, người đàn bà có mang thường hay mua tranh ảnh vẽ trẻ con đẹp để treo trong nhà, cho rằng hằng ngày ám ảnh bởi cái nhìn (ám thị) trẻ con bụ bẫm thì sẽ đẻ con xinh đẹp. Trong đời tôi, những khi tôi lâm vào cảnh khó khăn, tôi thường tự cứu mình bằng lối tự kỷ ám thị như vậy.

Quay về với hội hoạ. Tại sao tôi không chung tình với hội hoa. mà chỉ thích hát hay tập thể thao? A°, có gì lạ đâu! Tuy thích vẽ nhưng tôi không tin tưởng vào nghề vẽ. Nó không hợp với tính tôi, vốn là một người ồn ào, bắng nhắng. Hình như hoa. sĩ là hạng người ít nói nhất trong đám thích ăn to nói lớn là giới văn nghệ sĩ. Bùi Xuân Phái hiền như bụt. Mai Văn Hiến, Phan Kế An là những quỷ sứ ở trong trường nhưng khi trở thành hoa. sĩ thì làm việc rất âm thầm, dùng mầu sắc nói hộ mình chứ không oang oang như kẻ sử dụng âm thanh là tôi!

Mới gặp nhau đây ở Paris, Võ Lăng nói:

-- Mày vẽ được, tại sao không tiếp tục vẽ?

-- Chao ôi ! Suốt một đời, tao phải làm nghề nhạc sĩ để sống và ngoài nghề này ra, tao không biết làm gì hơn là đem lời ca tiếng hát để đánh đổi lấy miếng cơm manh áo. Đôi khi tao cũng muốn quay về với cây cọ, với mầu sắc nhưng tao quá bận bịu nên không muốn kiêm thêm một thứ gì khác ngoài âm nhạc ra. Phải sống thêm một đời người nữa, chưa chắc tao đã làm hết được những việc tao muốn làm trong âm nhạc. Do đó tao không dám "nghèo mà ham" đâu!

Tôi đành phụ bạc với Nàng Mỹ Thuật vậy! Chỉ xin được tôn thờ Nàng, mỗi khi có dịp qua Paris là tôi lang thang cả ngày trong Musée Du Louvre hay trong khu Montparnasse. Văn Cao mới là giỏi: nhạc sĩ kiêm thi sĩ - kiêm hoa. sĩ - kiêm chiến sĩ... Xin hoan nghênh bạn! Tuy nhiên tôi xin cám ơn những ngày được học hỏi Cái Đẹp tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội. Trong nhiều bài hát của tôi, ngoài căn bản là thi ca và âm nhạc, có nhiều khi hội hoa. len lỏi vào. Người đã nói hộ tôi điều này là nhà văn Xuân Vũ, tôi biết ơn anh!

Mùa Thu 1941. Tôi đã xấp xỉ 20 tuổi. Bàn tay công nhân được làm quen với búa với xẻng nay đã được dùng để cầm bút pha mầu. Anh thanh niên "được" đi đầy ra biên giới hẻo lánh xa xôi khi trở về thành đô ấm cúng thì có thêm biết bao nhiêu là bạn mới. Hà Nội cũng được tôi, trưởng thành hơn, khám phá thêm. Bây giờ là lúc tôi biết thưởng thức các món ăn mà từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân cho tới Vũ Bằng... ai cũng ca tụng một cách thần sầu. Tuy nhiên, ăn chả cá mà không có mùa lạnh và mưa phùn Hà Nội thì đâu có thể ngon như mình xưng tụng. Cá dùng để làm chả cho ta ăn ở quán Lã Vọng phải là cá đặt mua ở ngã ba Sông Đà, nghe không? Quan trọng hơn nữa là cung cách tiếp khách của ông chủ hay bà chủ. Bánh tôm à? Tại sao phải là bánh tôm Cổ Ngư hay bánh tôm hồ Trúc Bạch? Thưa rằng thực khách phải ngồi xổm bên bờ hồ thì ăn bánh tôm mới ngon, tôi nghĩ vậy... Thôi, tôi không dám nhớ lại món ăn Hà Nội nữa, vì viết tới đoạn hồi ký này thì nước dãi ứa ra đầy miệng tôi, xin cho tôi thông qua để đi tới những ký ức khác.

Bây giờ đã tới lúc tôi không còn được ở Hà Nội để đi học và để đi ăn quà nữa rồi. Thật là lạ lùng, anh Khiêm từ Pháp về, trả nhà thuê cho chủ nhà rồi tới ở chung với người chị tôi tại đường Carreau, đùn trách nhiệm nuôi mẹ cho anh Nhượng (lúc này đã tốt nghiệp trường Sư Phạm và được bổ làm giáo học ở Hưng Yên). Đã tiêu hết số tiền để dành, không có ai tiếp tế để đi học vẽ nữa, tôi bèn thu xếp hành lý đi về Hưng Yên với mẹ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 15

Cô hái mơ ơi
Không trả lời tôi lấy một lời...
(Nguyễn Bính)


Lúc này Nhật Bản đang tiến hành công cuộc chiếm đoạt toàn thể vùng Đông Nam Á. Sau khi Nhật thả bom cảnh cáo xuống Hải Phòng, Pháp đã phải thoa? mãn những yêu sách như cắt đường tiếp tế quân cụ cho Trung Hoa, để cho Nhật đóng quân ở nhiều vị trí chiến lược, bắt nông dân nhổ lúa trồng đay, thu mua những hạt thực vật như lạc, vừng để ép lấy dầu chạy máy. Với chính sách tiết kiệm nhiên liệu, với những cuộc tập phòng thủ thụ động... người Việt Nam đã khởi sự sống trong tình trạng chiến tranh rồi.

Một ngày thu lạnh năm 1941, tôi ra bến xe để đáp xe hàng về Hưng Yên. Sau khi thua trận trong Thế Chiến, chính phủ Laval của Thống Chế Pétain được thành lập ở Pháp để làm bù nhìn cho Đức Quốc Xã. Bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam chưa bị lật đổ và được dùng để duy trì an ninh cho Quân Đội Nhật Bản đang đóng quân nhiều nơi trong nước. Bây giờ xe hàng chở khách không còn chạy bằng ét xăng nữa mà chạy bằng than. Đằng sau mỗi chiếc xe có gắn một cái lò than với ống khói phun thán khí lên trời. Nhìn anh phụ xế chọc que sắt để khơi lò, tôi bỗng nhớ lại quãng đời công nhân của mình ở nhà máy điện Moncay.

Hưng Yên là một tỉnh lỵ nhỏ không nằm trên những con đường huyết mạch như đường xuống cửa khẩu Hải Phòng hay đường thuộc địa số 1 đi vào miền Trung, miền Nam mệnh danh là đường thiên lý hay đường cái quan. Nhưng trong đoạn đầu của hành trình, chiếc xe hàngvới hình thù và tuổi tác của một con khủng long phải dùng con đường Hà Nội-Hải Phòng để tới Bần Yên Nhân. Sau khi đậu lại cho cả tài xế lẫn hành khách nghỉ ngơi, xe chạy tiếp tới Phố Nối rồi rẽ sang một tỉnh lộ chạy về Hưng Yên.

HưngYên là quê quán của nhiều danh nhân và có nhiều di tích lịch sử như đền thờ Đào Nương, tổ sư nghề hát ả đào tại làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ. Như làng Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, quê hương của Nguyễn Thiện Thuật, anh hùng Bãi Sậy (tên chiến khu nằm giữa hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên). Có đền thờ Trạng Ăn Lê Như Hổ ở xã Tiên Châu, huyện Tiên Lữ. Có đền thờ Phạm Ngũ Lão (ông tổ của tôi chăng?) ở làng Phù U±ng, phủ Ân Thi. Những danh nhân khác gốc gác ở Hưng Yên là Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh...

... Xe hàng đưa tôi đi trong một vùng quê có hơi khác biệt vùng Sơn Tây mà tôi đã biết. Ơ± đây, ngoài cánh đồng xanh hun hút với lũy tre tím ngát, còn có nhiều rặng cây nặng chĩu những chùm nhãn tròn mầu nâu nhạt. Ngay từ lúc đầu tiên tới vùng Hưng Yên nổi tiếng về nhãn này, khi xe hàng ngừng lại dọc đường, tôi đã được thưởng thức thứ "nhãn tiến", nghĩa là loại nhãn dành riêng để tiến vua ngày xưa, với quả to, hột bé, cùi dòn... Đồng ruộng cũng có chút thay đổi. Đây đó, chen vào những ruộng lúa là những mảnh đất trồng đay. Nhật Bản ra lệnh cho chính quyền bảo hộ ép buộc nông dân trồng thứ cây kỹ nghệ này và đó là một trong những duyên cớ gây nên nạn đói khủng khiếp vào năm "t Dậu (1945).

Sau khi chạy ngoằn ngoèo theo ven sông Hồng, xe hàng tới tỉnh lỵ Hưng Yên. Đi qua con phố ngắn -- phố Chợ -- là tới phố Bắc Hoà, nơi mẹ tôi và chị Chinh đang ở với anh Nhượng .Căn nhà tỉnh lẻ mà tôi sẽ trú ngụ trong hơn một năm cũng khá lớn, vừa rộng vừa dài và có thêm một căn gác. Tôi được dành cho căn phòng ở cuối nhà, đối diện với cái sân lộ thiên nhỏ. Tại đây, tôi thích ngồi vẽ tranh sơn dầu với đề tài là một khung cửa sổ trông ra vườn chuối rực nắng.

Trước cửa nhà tôi là những cây sữa rất lớn mà mùi hoa lá là mùi thơm của câu hát đêm thơm như một giòng sữa khi tôi soạn bài Dạ Lai Hương. Một đêm Hưng Yên, ngồi trước cửa nhà với mẹ, nói về sự thơm ngát của phố Bắc Hoà trong đêm, tôi gọi đó là mùi dạ lan hương. Mẹ bảo tôi rằng: "Con phải dùng danh từ dạ lai hương thì mới đúng với cảnh này". Cám ơn mẹ vô cùng!

Thành phố Hưng Yên bé bằng cái lỗ mũi. Nhưng cũng có một phố Khách là phố thương mại nằm trong tay người Tầu. Người Tầu cũng có cửa hàng lớn ngay phố Chợ, chẳng hạn Chú Dzùng, có cô con gái đẹp tên là Sâm, người mà tôi sẽ gửi cho nhiều lá thư tình. Khu hành chánh gồm có Toà Sứ, các Dinh Tuần Phủ, Thương Tá, Chánh A³n nằm chung quanh Hồ Bán Nguyệt là nơi nên thơ nhất của tỉnh lỵ. Hồ Bán Nguyệt đẹp không thua Hồ Gươm là mấy. Tôi thường ngồi đây để nhớ ngày còn bé tỉ tì ti. Đi thêm một quãng đường ngắn là hết tỉnh, có nhà Cercle nằm cạnh con sông nhỏ chảy ra sông Cái. Toà A³n (là nơi tôi sẽ làm việc) xây cạnh bờ đê, trường học với sân vận động (là nơi tôi sẽ trổ tài điền kinh) cũng gần đó...

Sống ở tỉnh nhỏ là dễ có bạn. Và có rất đông bạn chứ không phải chỉ có vài ba người như khi còn ở Hà Nội. Lúc đó, lũ thanh niên 20 tuổi ở Hưng Yên đều thất nghiệp, ăn bám vào cha mẹ, hằng ngày tìm tới nhau rồi ngồi đánh cờ tướng, đi đá bóng hay ra cuối tỉnh để thi bơi trên sông Hồng. Tôi đã biết bơi và bơi giỏi là khác sau những ngày đi tắm ở Hồ Quảng Bá và được chiêm ngưỡng thân hình hấp dẫn của hoa hậu Hà Nội. Hoặc dạy nhau hát những bài ca cải cách và bài ca Nhật Bản với lời Việt.

Tôi thường đánh cờ với Hoàng Thư, đánh boxe với Tiết Lương Đức tức Đức "đen", hoa. đàn mandoline với Quynh, một người đáng lẽ phải trở thành nhạc sĩ vì đã soạn nhạc ngay từ lúc đó. Lê Vy, đồng tác giả với tôi trong bài Con Đường Vui hãy còn là cậu bé con nhưng đã biết thổi saxophone rồi. To con và ồn ào nhất trong đám là Ưng, kẻ sẽ đi lính "heitai" cho Nhật và hay trở về nhà khoe với bạn bè cây kiếm Nhật đeo lủng lẳng bên hông. Tại phố Khách, có anh bạn là Phan Tại, hoa. sĩ mầm non và đạo diễn kịch chưa có việc làm, lúc nào cũng ngậm pipe và trầm ngâm. Ớ cùng phố với Phan Tại là Học Phi, người sẽ trở thành "hung thần Cách Mạng" khi nắm chính quyền và bắt giết nhiều người. Bạn của tôi lúc đó còn là Thiệp đá bóng, người bị Pháp bắn chết tại Hải Phòng vào năm 46 và Thận, sĩ quan thiết giáp sau này của miền Bắc Cộng Sản. Đó là chưa kể Lê Ninh, con ông Thương Tá Lê Cẩn, sau này là sĩ quan trong Cục Quân Cụ của Quân Đội Cộng Hoà và Lê Hồng Giang, Lê Duy Kỳ, những con trai của ông bà Tuần Phủ Lê Đình Trân, hai bực "phụ mẫu chi dân" (*) sau này là cha mẹ nuôi của tôi.

Ôi đẹp thay những ngày tôi 20 tuổi ở tỉnh nhỏ Hưng Yên! Cùng với bạn bè, tôi hay tới trước cây bàng ở Toà A³n để dùng súng cao xu bắn rơi những trái bàng. Rồi chia nhau ăn những quả bàng ngọt như đường. Hay tới gốc đa nhà Cercle để hái búp đa rồi thổi thành những quả bóng nhỏ. Hoặc rủ nhau mua sách học tiếng Nhật. Học chào: Konichiwa. Học cám ơn: Arigato. Riêng tôi, ca sĩ mầm non, học cách xưng hô: Watakusi wa ongakusen = tôi là nhạc sĩ... Nhưng ngoại trừ Ưng ở phố Khách, chúng tôi không thích làm việc với Nhật dù cũng khoái khi thấy Nhật da vàng bắt nạt Pháp da trắng quá trời. Nhưng chúng tôi rất thích hát những bài Nhật như Mori No, Kohan No Yado. Lúc đó bài Thu Trên Đảo Kinh Châu vừa được Lê Thương soạn ra với một âm giai Nhật Bản và lập tức được chúng tôi hát luôn mồm.

Ớ Hưng Yên, tôi được sống rất gần gũi với Tuồng, Chèo mỗi khi có gánh hát tới kiếm ăn ở tỉnh này. Ngành sân khấu cổ truyền đang tới kỳ mạt vận. Gánh hát nào cũng ế khách, kép hát nào cũng nghiện ngập. Mẹ tôi được coi là nhà Mạnh Thường Quân hạng nhất của họ. Không những mẹ đi coi hát luôn luôn để ủng hộ tinh thần và vật chất cho các gánh hát nghèo, mẹ còn mời đào kép về nhà ăn ở nữa. Tôi đã học cách đánh trống chèo với kép Tư Liên, học cách vẽ mặt với hề Phẩm. Tôi được ngồi ăn cơm với tổ sư của ngành Hát Chèo Văn Minh là Nguyễn Đình Nghị ngay từ lúc đó, trước khi làm việc với cụ tại Liên Khu IV (Thanh Hoá) vào năm 1949. Và cùng với bạn bè, chúng tôi tổ chức những buổi ca kịch, trong đó tôi trổ tài hát nhạc cải cách hay nhạc ngoại quốc lời Việt.

Về ái tình, cũng như hầu hết các anh bạn, tôi bị cú "sét đánh" bởi cô con gái của Chú Dzùng ở phố Chợ tên là Sâm. Chú Dzùng người Tầu lấy vợ Việt Nam có họ với Hoàng Thư nên Sâm là cháu của bạn tôi. Tôi dễ dàng làm quen với cô gái đẹp nhất Hưng Yên để viết nhiều thư tình, những bức thư chỉ được người nhận thư trả lời bằng những nụ cười có má lúm đồng tiền và câm lặng. Tôi không thể nào ngờ rằng cô nữ sinh gốc Minh Hương này cũng được thầy giáo Nhượng mê luôn và hỏi làm vợ. Ông giáo tỉnh nhỏ dễ lấy vợ hơn chàng thất nghiệp tỉnh nhỏ. Ngày anh mình cưới chị Sâm, tôi không còn ở Hưng Yên để nhìn người mình mơ thưởng trở thành chị dâu. Sau khi biết anh mình đóng vai chính trong truyện Trầu Cau (truyện cổ tích: hai anh em yêu một người) và không muốn làm kẻ tình địch của anh, tôi lảng xa cô Sâm. Rồi từ đó tôi tạo cho tôi một nỗi buồn rất "cải lương". Nỗi buồn vẩn vơ này sẽ trở thành nỗi buồn rất thực khi mấy năm sau tôi trở về nhà và thấy chị Sâm đã qua đời sau hai năm làm dâu trong gia đình tôi, để lại cho người chồng đau khổ hai đứa con trai nhỏ. Khi chị Sâm mất -- vì bệnh thương hàn do sự cẩu thả của ông bác sĩ tỉnh nhỏ -- tôi đang đi hát rong ở miền Nam. Không ai biết tôi ở đâu để cho biết hung tin. Tôi còn buồn hơn nữa khi biết thêm rằng sau ngày vợ chết, trong mấy năm liền, anh Nhượng luôn luôn giở những chiếc áo dài của vợ ra coi rồi ngồi ôm mặt khóc. Cho tới khi anh tái hôn với một cô gái Thái Nguyên vào lúc Cách Mạng thành công thì mới thôi.

Khi còn ở Hà Nội, tôi chưa đủ tuổi để đi hát cô đầu. Tại Hưng Yên, vì không có tiền nên lũ thanh niên thất nghiệp thường đi ké với người lớn tới xóm ả đào ở Nam Hoà. Cô đầu Trần Thị Đào rất đẹp và hát rất hay. Nhưng không đứa nào trong lũ thanh niên túi rỗng sờ được lông chân của cô. Để giải quyết sinh lý, chỉ còn cách tán mấy người bán hàng rong, như chị bán bánh giò ban đêm chẳng hạn. Thỉnh thoảng vào lúc nửa đêm, khi nghe thấy tiếng rao hàng từ xa xa, tôi dón dén mở cửa ra phố dắt chị bán bánh giò lớn tuổi hơn tôi vào phòng để ân ái. Thật là liều lĩnh vì mẹ tôi nằm ngủ ở ngay nhà ngoài. Quen mui, cứ vài ngày tôi lại nghe tiếng ồ ồ của chị ta, rao đi rao lại: "Giò nóng đây !"

Trong đám thanh niên vô công rồi nghề chỉ biết chim gái, rong chơi và ca hát như vậy, tôi là kẻ may mắn nhất. Tôi có công việc ngay sau khi về tỉnh này chừng ít lâu. Một người anh họ xa, anh Ninh, làm lục sự tại Toà A³n đem tôi vào làm thư ký. Hằng ngày, ngoài việc đánh máy những bản án luôn luôn bắt đầu bằng câu: "Attendu que... ", cùng với một thư ký khác tên Xương, tôi thay mặt ông Lục Sự nhận tiền đút lót của những người đi hầu Toà, dù là bên nguyên hay bên bị. Tôi chứng kiến những chuyện cười ra nước mắt, khóc ra nụ cười ở một nơi có nhiều vở hài kịch hay thảm kịch sống động còn hơn là những vở tuồng trên sân khấu. Thấy vẻ mặt lo âu của những người vô phúc nên phải đáo tụng đình. Thấy ông Chánh A³n Vũ Đại to béo như Hộ Pháp, bệ vệ ra ngồi trên bục, chưa hỏi cung bị can hay chứng nhân mà đã biết xử án ra sao. Vì ngài đã nhận đồ "vi thiềng" rồi ạ! Cho nên ông Chánh A³n thường ngủ gật bên cạnh hai ông Thẩm Phán và Lục Sự.

Rồi tôi còn được nhòm qua lỗ khoá vào một buổi nghỉ trưa hè để thấy người vợ trẻ của một can phạm nằm ngửa trên bàn giấy để "đút lót" ông Thẩm Phán tên là Thừa bằng cái tiết hạnh của mình, vừa đút lót vừa dẫy dụa và rên ầm ầm, làm tung toé giấy tờ của người đại diện luật pháp. Thấy những người làm Cách Mạng thứ thiệt bị xét sử như những tên cướp. Thấy những kẻ cướp thực sự bị xét sử rồi về sau thấy họ tự khoe là nhà Cách Mạng! Ngán ngẫm nhất là thấy ông anh Lục Sự Ninh, béo lùn và đầu hói, ban ngày quát mắng lũ dân đen đi hầu toà bằng giọng nói thét ra lửa mửa ra khói, chiều tối về nhà lại tiu ngỉu như mèo cụp đuôi trước cơn thịnh nộ không duyên cớ của bà vợ rất dữ.

Đi làm tại Toà A³n với số tiền lương là 12 đồng một tháng, tôi đã tự sắm cho mình một bộ đồ Tây mùa hè mầu trắng. Nhưng tôi không tiếp tục làm cái nghề "nha lại" này sau nửa năm nếm mùi công lý mầu đen đó. Vả lại tôi đang được ông Tuần Phủ Lê Đình Trân yêu thích giọng hát của tôi khi tôi vào dinh để chơi với hai người con trai. Rất chiều chồng, bà Trân liền xin mẹ tôi cho tôi làm con nuôi để -- gọi là -- dạy học cho lũ con nhỏ. Trong thực tế, bà muốn có tôi trong dinh để làm một thứ "cô đầu hát" cho ông chồng làm quan đầu tỉnh này. Lúc đó người Nhật đem vào Việt Nam hai bài hát thịnh hành là Hà Nhật Quân Tái Lai (Bao Giờ Chàng Trở Lại) và Shina No Yoru (Đêm Trung Hoa). Tôi rất thích bài Hà Nhật Quân Tái Lai với lời Việt của Văn Chung:

Đi chớ để hình bóng

Cùng vết thương ở trong lòng...

Không cứ gì ông Tuần Phủ Lê Đình Trân, ai nghe tôi hát bài này cũng phải mê tôi cả. Qua những buổi nhạc hội, tôi đã nổi tiếng là hát hay tại nơi tỉnh lỵ bé bỏng này. Đây là lúc tôi đã bị Thần Âm Nhạc ám ảnh và tôi đang được ru hồn bằng những bài thơ mới của Huy Cận. Đúng như Hoài Thanh viết về thơ Huy Cận: ''... Có người sẽ bảo thơ Huy Cận già. Già vì buồn, già vì hay kể lể những chuyện xa, những chuyện xưa. Nhưng trong đời người ta, còn có tuổi nào hay buồn hơn tuổi hai mươi? Còn có tuổi nào vẩn vơ hơn?'' Lúc đó, trong giới thi ca, chưa có lối ngâm thơ theo kiểu Tao Đàn và nếu yêu bài thơ nào người ta thường ngâm lên theo giọng bồng mạc, sa mạc hay theo điệu ả đào... Riêng về phần tôi, với tuổi hai mươi, vì thích những bài thơ buồn vẩn vơ của Huy Cận vừa được in ra trong tập Lửa Thiêng rất phù hợp với sự thất tình vớ vẩn của mình nên tôi đã tập toẹ "hát" những bài thơ đó lên theo lối của tôi. Tức là tôi phổ nhạc đấy! Tôi chọn 2 bài:

Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Có ai đàn lẻ để tơ chùng
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
(Nhớ Hờ)

Bỗng dưng buồn bã không gian
Mây bay lũng thấp giăng màn âm u
Nai cao gót lẫn trong mù
Xuống rừng nẻo thuộc nhìn thu mới về...
(Thu Rừng)

Hát 2 bài thơ trên đây, đối với tôi, là sự tập tành phổ nhạc. Tôi chỉ thành công 20 năm sau với thơ Huy Cận khi tôi phổ nhạc bài Ngậm Ngùi. Tuy nhiên lúc đó tôi lại thành công khi phổ nhạc bài thơ Cô Hái Mơ của Nguyễn Bính. Bài thơ phổ nhạc này nói tới sự câm lặng của cô hái mơ hay của cô Sâm đây? Nhạc học gia Georges Etienne Gauthier ở Canada đã có lòng yêu ghi lại sự thành công đó bằng một bài viết đăng trên báo Bách Khoa ở Saigon vào năm 1970:

... 1942, Cô Hái Mơ, ấn phẩm đầu tiên của Phạm Duy. Ta thử xem nhà soạn nhạc trẻ măng của chúng ta đã phổ nhạc bài thơ đẹp đẽ của Nguyễn Bính như thế nào. Câu nhạc đầu, xuống bậc, với hơi điệu trầm tĩnh và mênh mông, dẫn chúng ta vào cảnh về chiều mơ mộng của thi sĩ. Rồi thì cái nhìn của nghệ sĩ ngước lên ánh trời và ta được hưởng một nét nhạc rất "phạm duy" lúc bấy giờ đã mềm mại và uyển chuyển. Nhưng chính phần thứ hai của ca khúc mới biểu lộ tất cả sức tưởng tượng và nhạc hứng của chàng nghệ sĩ, tất cả sự táo bạo và coi thường ước lệ của ông. Đoạn nhạc này, với nhạc tính nhanh nhẹn và hơi mạnh mẽ hiển nhiên là đoạn nhạc của một nhà soạn nhạc có cảm tính trẻ. Nhưng trong trường hợp Phạm Duy, "trẻ" không có nghĩa là vụng về hay do dự, bởi vì cần phải ghi nhận lối viết rất vững vàng, lối chuyển câu rất hợp lý, cần nhất là phải ghi nhận sự khoái vượt khó của chàng trẻ Phạm Duy. Và những khó khăn ở trong đoạn này thì vô số: nào là tiết điệu khá phức tạp của nét nhạc, nào là những nhịp ngoại (syncopes) và những thanh trình (intervalles) khó hát, những nốt móc kép (double croches) hiểm hóc, những chuyển biến đột ngột từ hơi trưởng qua hơi thứ, tất cả những khó khăn chứng tỏ rằng lúc đó chàng nghệ sĩ của chúng ta đã có lỗ tai đặc biệt tinh tế và một khiếu nhạc tuyệt vời. Lại còn mấy phách -- với lời cô chửa về ư? và hay cô ở lại -- cũng tuyệt diệu nữa, ở đây, Phạm Duy đã chuyển biến được giọng nói của ngôn ngữ mẹ đẻ thành ra nhạc ngữ dễ yêu và ngộ nghĩnh. Nhưng rủi thay, những sự kỳ diệu trên đây đã chẳng quyến rũ nổi cô hái mơ nọ, và bài hát kết luận, trong sự thầm nhắc lại hai đoạn đầu... sự buồn bã đó đã có tính cách rất "phạm duy" qua lối chuyển bán cung đặc biệt. Đó, chúng ta phải thừa nhận: việc làm đầu tiên của Phạm Duy đã là việc thành công ngay. Vâng, trên bàn cờ nghệ thuật khó khăn, nhà soạn nhạc đã chiếu bí và thắng ván đầu. Bởi vì phải nói đến cái đẹp dị thường của bản hợp phổ này. Không có chi là gượng ép, tất cả như tuôn ra từ một dòng suối thiên nhiên tinh khiết. Nhạc tính của ca khúc không có vẻ Việt Nam hay A³ Đông một cách quá đáng và cũng không quá Tây Phương: thực sự, vượt trên vài nét ảnh hưởng nhẹ (nếu quả có ảnh hưởng), ở đây đã có tiếng nói riêng biệt của Phạm Duy cất cao lên. Cuối cùng, hãy để ý tới sự chợn lựa bài thơ của Nguyễn Bính, ngay từ nhạc phẩm đầu tay, chàng trẻ Phạm Duy đã có thể phô diễn được cái "nhị-nguyên tính" sâu xa của mình: vừa là người suy tư, vừa là người hành động...

Tôi bỏ việc làm tại Toà A³n và vác thân tới ăn ở trong dinh thự của ông bà Tuần Phủ Lê Đình Trân. Đã vui vì có thêm một người mẹ nuôi rất yêu thương mình, tôi cũng khôngbuồn rầu vì phải xa mẹ ruột, ngày nào mà tôi chẳng ghé về phố Bắc Hoà thăm mẹ. Tôi còn vui mừng hơn nữa khi bỗng nhiên có một người cha. Dù là cha nuôi. Rất may cho tôi, ông Tuần Phủ Trân không phải là hạng quan lại mà tôi ghét thầm. Ông gầy gò và hiền lành, không nghiêm khắc với dân và không nịnh Tây, rất vui tính, yêu âm nhạc và thích đánh cờ tướng. Tôi được ông yêu hơn lũ con ruột vì tôi thoa? mãn hai sở thích của ông. Mỗi ngày tôi phải hát cho ông nghe bài Hà Nhật Quân Tái Lai ít ra là ba, bốn lần. Khi đánh cờ thì ông thua tôi là chuyện dễ hiểu, nhiều khi tôi phải giả vờ thua để ông khoái chí. Tuy nhiên, tôi không tìm thấy nơi ông người cha lý tưởng mà suốt đời tôi đi tìm kiếm. Đáng tiếc!

Trong nhà có đầy con cái -- một nửa là con bà Hai, em ruột của bà Cả, đã qua đời -- nhưng bà Trân đối đãi với tôi như con ruột. Tôi chưa hề được ai "hầu" tôi như bà Tuần Phủ này. Bà lo cho tôi mọi sự như cơm ăn, áo mặc, tiền tiêu. Bà Trân ham làm lắm. Thấy bà vợ quan thân hình đẫy đà cầm chổi quét nhà, tôi thường tranh nhau với "bà lớn" trong việc dọn dẹp nhà cửa. Tôi học được ở mẹ nuôi sự chịu khó, sự cần mẫn để sau này hễ làm bất cứ một công việc gì, tôi cũng phải làm cho đến nơi đến chốn. Những con ruột của ông bà Trân được dạy dỗ kỹ lưỡng, đều là những người lịch sự và ngoan ngoãn. Không có ai tỏ ra mình là con quan, kể cả hai cô con gái có hình dáng rất "lá ngọc cành vàng".

Một người làm quan, cả họ được nhờ. Đúng như vậy! Những người giúp việc trong dinh toàn là có họ hàng với ông bà Trân. Khi thấy thân nhân trong gia đình này thương yêu nhau, nâng đỡ nhau thì tôi chạnh lòng nghĩ tới tình cảnh anh em nhà mình. Trong số người làm có bác Thủ, anh họ của ông Trân, 40 tuổi rồi mà vẫn chưa có vợ. Mắt toét, mũi to, môi dầy và đỏ choét vì ăn trầu, thân hình béo tốt, hằng ngày bác Thủ chỉ phải lo việc châm điếu thuốc lào, đấm lưng, bóp chân cho ông em Tuần Phủ. Bác thích đùa nghịch với chúng tôi lắm. Để khoe sức khoẻ như vâm của mình, mỗi lần đi đái là bác gọi tôi và Giang ra coi: thận của bác khoẻ đến độ bác có thể vén cái thắt lưng xanh lên, vạch cái quần ống chùng ra, đứng ở trên hè đái vọt ra tận giữa đường cái. Đái xa tới bốn, năm thước là ít! Phục bác quá!

Tôi ở chung phòng với Lê Hồng Giang, chia sẻ với Giang những cuộc chơi thể thao, đàn hát. Có thân hình lực lưỡng và giọng hát khoẻ, Giang sau này đi học lớp Huấn Luyện Thanh Niên ở Phan Thiết và sẽ lấy tên là Phạm Thành khi tấp tểnh muốn làm ca sĩ như tôi sau ngày Cách Mạng thành công. Cách Mạng Tháng Tám tới vào năm 45 mà gia đình ông bà Trân không bị hề hấn gì trong khi nhiều người làm quan bị giết chết thì đủ biết bố mẹ nuôi của tôi không bị liệt vào loại "cường hào, địa chủ gian ác". Ngoài ra, người con trai thứ của ông bà Trân là sĩ quan Việt Minh Lê Tôn Hy đã hi sinh tại Trương Xá, Hưng Yên vào thời điểm thực dân Pháp quay lại tái chiếm Việt Nam. Hơn nữa, trong gia đình ông bà còn có người con rể tên Trần Văn Khang, vị giáo sư to béo dạy Sử Học và nổi danh vì những hoạt động văn nghệ Ở trường Bưởi, là người đã đi theo Việt Minh từ lâu.

Lúc tôi ở Hưng Yên, trong nước đang có phong trào thể thao do chính quyền bảo hộ đưa ra để thu hút thanh niên. Đại Tá Ducoroy được Phủ Toàn Quyền giao cho trách nhiệm tổ chức phong trào này. Một trường đào tạo huấn luyện viên thể dục gọi là ESEPIC (Ecole Supérieure D'Education Physique De L'Indochine) được thành lập ở Phan Thiết. Thanh niên Việt Nam tốt nghiệp ở trường này sẽ ăn lương ngạch gardien de paix tức là lương của một Cò (commissaire) Tây. Lê Ninh và Lê Hồng Giang rủ nhau đi học trường ESEPIC.

Chính quyền trong tỉnh cũng huy động thanh niên tham gia phong trào thể thao, thể dục. Thầy giáo Nhượng được giao việc thành lập đội đá bóng và đội điền kinh. Chiều chiều hai đội kéo tới sân vận động tập luyện. Tôi được dịp trổ tài chạy nhanh và nhẩy cao, cái thú điền kinh mà tôi đã luyện tập và thành công ở sân vận động SEPTO. Sau đó, hai đội thể dục thể thao được phái đi khắp nơi để lôi kéo các thanh niên nông dân. Lê Ninh, Lê Hồng Giang tốt nghiệp ở Phan Thiết trở về điều khiển hai đội "lực sĩ" này. Hai chiếc xe hàng đưa chúng tôi đi biểu dương "tinh thần thanh niên".

Thế là tôi có dịp được biết phong cảnh và con người ở những Huyện, Phủ trong tỉnh Hưng Yên mang tên Ân Thi, Phù U±ng, Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động, Phù Cừ... kể sao cho hết. Và tôi được thăm viếng các đền thờ các danh nhân gốc Hưng Yên. Được đi vào vườn ổi, vườn táo, vườn nhãn ở Văn Miếu, Đền Mẫu hay những đình làng. Được coi mấy trăm pho tượng trong Chùa Chuông, tượng bụt đã đành là có nhưng cũng có cả tượng ông quan, tượng người thợ cầy, tượng anh nông dân bắt ếch, tượng kẻ tù tội đeo xiềng đeo xích...

Và đi thăm Phố Hiến, một cửa khẩu được thành lập từ thế kỷ 16, theo Văn Thạch viết trong báo TRI TÂN vào năm 42, là một nơi phồn hoa đô hội, có hàng nghìn nóc nhà san sát xen lẫn với các lâu đài nguy nga, dân cư đông đúc, phố xá sầm uất lại thêm có tầu to thuyền lớn ra vào luôn luôn, hàng hoá đổ lên bến tấp nập. Phố Hiến ngày xưa phồn thịnh đến độ có câu xưng tụng: Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến. Tên phố Bắc Hoà, nơi gia đình tôi ở, đã có từ thế kỷ 16. Nhưng nay Phố Hiến chỉ còn là một bãi cát bồi có lác đác mấy toà miếu cổ và vài ngôi mộ có tấm bia ghi tên người Hoà Lan, Pháp và Tầu. Bây giờ tôi được biết vì sao trong số rau đậu mà tôi ăn hàng ngày có thứ gọi là "đậu Hoà Lan". Người Hoà Lan đem hột đậu sang trồng ở đây từ hồi mới có Phố Hiến.

Trong phong trào thể thao, thể dục, người Pháp còn tổ chức cuộc đua xe đạp vòng quanh Đông Dương (Tour D'Indochine) giống như đua xe đạp vòng quanh nước Pháp (Tour De France) ở chính quốc. Cuộc đua xe đạp thu hút dân chúng ghê lắm. Suốt dọc con đường cái quan, cuộc đua tiến hành với hàng trăm cua-rơ Nam, Bắc tham dự, tới đâu cũng được dân chúng kéo nhau ra coi. Báo chí rầm rộ theo dõi cuộc đua. Trong làng báo đã có những ký giả thể thao đầu tiên là Trọng Thìn, Thiệu Võ. Các cua-rơ đã được ban cho những cái tên rất kêu. Cua-rơ miền Nam lao xe như bay xuống đèo là "Phượng Hoàng Lê Thành Các". Cua-rơ miền Bắc, Vũ Văn Thân là "anh hùng leo dốc".

Tôi không thích cuộc đua xe đạp nhưng thích môn đánh boxe lắm. Mua cả đôi găng để đo tài với bạn bè. Luôn luôn theo dõi hoạt động của nền võ thuật được gọi là quyền Anh này. Võ sĩ đầu tiên của Việt Nam là Tộ, người miền Nam, được gọi là "vua đấm". Cùng thời với Tộ là Đặng Trần Thường, người miền Bắc, chịu đòn rất giỏi. Một võ sĩ tên Vũ Văn 'n thì quảng cáo là có gồng Trà Kha. Trong trận đánh ở Qui Nhơn với một võ sĩ xuất thân là phu gạo tên Đặng Hồ Khuê, biết rằng không hạ được địch thủ, võ sĩ Gồng Trà Kha xin hoà với võ sĩ Khuê để giữ danh dự. Ơ± Hưng Yên vào lúc đó chúng tôi mê đánh boxe nhưng chỉ theo dõi các cuộc đấu qua báo chí. Có được coi đánh boxe bao giờ đâu? Làm gì có cái thú như bây giờ, được lười biếng nằm coi chương trình TV với Mike Tyson đấu với Larry Holmes, trong đó bất cứ một cú đấm quan trọng nào cũng được cho chiếu chậm lại (instant replay, slow motion) để mình coi cho sướng mắt!

Một niềm vui sướng rất lớn lao cũng đến với tôi trong những ngày ở Hưng Yên này. Từ Trạm Chôi ở Sơn Tây, vì không còn cách nào để sống được nữa, vú tôi về Hưng Yên với gia đình tôi. Đã có vú già suốt đời ở với chúng tôi rồi, vú Cẩn chỉ phụ việc vú già một thời gian ngắn rồi ban ngày vú đi làm thợ dệt cho một xưởng vải nhỏ, tối đến vú về ngủ ở nhà tôi. Tôi lại được sống bên người vú sữa mà tôi rất thương yêu. Dù đã hai mươi tuổi rồi, tôi vẫn ôm vú mỗi khi từ dinh Tuần Phủ trở về thăm mẹ. Trời đất ơi!!! Tôi có tới ba người mẹ trong một lúc à??? Mẹ đẻ thì hiền lành, chừng mực, vú nuôi thì nhẹ nhàng, kín đáo, mẹ nuôi thì sôi nổi, rộn ràng... cả ba người này chắc chắn đã ảnh hưởng vào tôi. Bây giờ thì tôi hiểu vì sao, trong số những kỷ niệm ở khắp mọi nơi tại những chân trời góc biển xa gần, tôi thương nhớ những ngày ở Hưng Yên nhất!

Rồi một ngày kia, Tuần Phủ Lê Đình Trân được thăng quan tiến chức, trở thành ông Tổng Đốc và được bổ đi làm việc tại Kiến An. Tôi chào tạm biệt mẹ đẻ và vú nuôi rồi leo lên xe ô tô đi về sống tại nơi đồng chua nước mặn với ông bà Trân. Về sau, thỉnh thoảng tôi cảm thấy hơi buồn vì đã bỏ hai người mẹ nghèo để đi sống với người mẹ giầu sang hơn. Nhưng tôi không hối hận vì lẽ giản dị là tôi học được ở bà mẹ nuôi khá nhiều điều bổ ích.



Kiến An cũng nhỏ bé như Hưng Yên nhưng đời sống ở đây buồn như chấu cắn. Ngoài niềm vui êm ả trong gia đình ông Tổng Đốc tại một tỉnh lỵ an tĩnh một cách lạ thường, tôi chỉ có thêm một cái thú là cùng với Lê Hồng Giang, Lê Duy Kỳ leo lên xe đạp đi tắm biển Đồ Sơn. Có khi còn đi xa hơn nữa, vào tận bãi biển Sầm Sơn trong Thanh Hoá.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 16

Gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đó chờ ai ?
(Hát Quan Họ)


Kiến An buồn tẻ đến độ tôi không muốn biết mặt mũi tỉnh lỵ, suốt ngày chỉ ru rú trong Dinh Tổng Đốc. Ngoài công việc rất dễ là kèm học cho hai em nhỏ, đánh cờ và hát cho ông Trân nghe, tôi không có việc gì để làm thêm nữa. Lê Hồng Giang và Lê Duy Kỳ đã lên Hà Nội học, thỉnh thoảng mới trở về thăm cha mẹ rồi chúng tôi kéo nhau đi tắm biển Đồ Sơn. Tôi không quen biết một ai ở Kiến An, không tham gia một môn thể thao thể dục nào, không đi coi ciné hay coi hát, không đọc sách hay đọc báo như xưa nữa. Đời sống không bận rộn như khi ở Hưng Yên nhưng tôi chẳng thấy âu sầu buồn bã gì cả. Được sống lười biếng, vô tư lự, không đam mê một thứ gì cũng khoái lắm chứ! Sống êm êm như một cánh bèo nằm trên mặt ao lặng lẽ.

Một hôm bà Trân hỏi:

-- Con có muốn giúp me một việc này không ?

-- ?

-- Thày me có một cái đồn điền ở Nhã Nam Yên Thế. Đã giao cho cậu Hai Ninh trông coi ít lâu nay. Nay me muốn nhờ con lên đó giúp cậu một tay.

-- Con có biết gì về nghề nông đâu mà giúp được cậu?

-- Con cứ lên trên đó xem cậu Hai muốn con giúp cậu những gì...

Thế là tôi không còn được sống lười biếng ở nơi "con kiến an nhàn" là Kiến An nữa rồi! Trước khi đi Nhã Nam, tôi tạt về Hưng Yên thăm mẹ và vú. Rồi tôi lên Hà Nội, ra thẳng nhà ga, lấy vé xe lửa đi Phủ Lạng Thương...

... Bắc Giang là một tỉnh nửa trung du, nửa thượng du, nối liền vùng đồng bằng với vùng rừng núi. Đi khỏi Bắc Ninh, Đáp Cầu là đã thấy những dãy đồi nhấp nhô nằm dài bên những cánh đồng rộng rãi. Ruộng vườn vùng này mầu mỡ phì nhiêu vì nằm ở một lưu vực giữa hai con sông lớn: Sông Cầu và Sông Thương. Đất cát được tưới táp kỹ càng qua một hệ thống sông đào chằng chịt. Dân cư đông đúc. Chợ búa đông đảo. Ngồi trên xe lửa đang lắc lư chạy qua một vùng đã có thời được gọi là Kinh Bắc, tôi rất vui.

Tới Phủ Lạng Thương, tôi xuống đò dọc để trôi ngược Sông Thương lên Bố Hạ. Rồi từ nơi nổi tiếng về cam ngon này, tôi sẽ leo lên xe ngựa về Ấp Bình Chương thuộc Lan Giới trong khu Nhã Nam, Yên Thế...

Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào

Ba con sông ấy đổ vào sông Thương...

Ai đã sáng tác ra câu ca dao vớ vẩn này? Thực ra, chẳng có con sông nào đổ vào sông Thương cả! Sông phát nguyên từ con suối nhỏ ở Bản Thi thuộc Lạng Sơn, chạy theo dãy núi Cai Kinh rồi trước khi đổ vào Bắc Giang, nước chảy lúc mạnh lúc nhẹ giữa hai bờ đá, con sông không dùng trong việc giao thông được. Chỉ khi tới Bố Hạ thì sông Thương mới rộng ra, thuyền bè mới đi lại được. Hai bên bờ sông có đắp đê và con đê dài là con đường bộ của những xe bò, xe ngựa, xe đạp... liên lạc từ làng này qua làng nọ.

Sông Thương có một lưu lượng bất thường. Vào mùa cạn mặt sông không rộng quá ba thước nhưng vào mùa nước mặt sông rộng tới mười thước, nước sông chẩy rất mạnh cuốn theo những mảng đất lở hai bên bờ nên đã đổi mầu và chúng ta có câu sông Thương nước chảy đôi dòng, một dòng trong xanh và một dòng đen đục.

Cái tên "Sông Thương" thật là hấp dẫn. Là "yêu thương" hay là "thảm thương"? Đã có những câu ca dao rất tình về con sông này:

Sông Thương nước chảy đôi dòng
Trai quên vợ, gái quên chồng, thì lên!
.............
Sông Thương nước chảy đôi dòng
Đèn soi hai ngọn anh trông ngọn nào?

Nhờ một đập nước khá lớn xây ở Cầu Sơn và một hệ thống sông đào trong toàn vùng dài trên 60 cây số, dân chúng có nước để tát ruộng vào mùa cạn, do đó đồng lúa ở đây có được cả hai vụ chiêm và vụ mùa.

Thuyền trôi êm ái trên dòng sông Thương. Tôi nghĩ tới Đặng Thế Phong và bài Con Thuyền Không Bến bất hủ. Phải chèo ngược nước, thuyền không trôi giữa dòng mà trôi ven bờ, những chùm lá chồi ra phía sông thỉnh thoảng đập vào mặt khách đò giang đang ngồi trên mui thuyền là tôi.

Sông sâu, nước dọc, đò ngang.
Mình về bên ấy ta sang bên này.

Thuyền tới Bố Hạ. Lên bờ để nghỉ ngơi trước khi leo lên xe ngựa về Lan Giới, tôi lững thững đi chơi chung quanh thị trấn nhỏ. Xa gần, trong vùng đồi xanh ngát đã thấy rực rỡ mầu vàng ối của những vườn cam. Bước tới vườn, những quả cam mọng nằm vừa tầm tay với. Giơ tay hái. Ăn ngấu nghiến. Ăn cam cả múi lẫn vỏ. Đã từng được thưởng thức chả cá Quán Lã Vọng, bánh tôm Cổ Ngư, tỉm sắm Đông Hưng, nhãn Hưng Yên... bây giờ tôi được ăn cam Bố Hạ! Nay mai sẽ còn được ăn bánh bèo Huế, nếm nước mắm Phan Thiết, sực cá nướng Cần Thơ. Thật là may mắn được làm kẻ giang hồ. Đâu cũng là nhà của mình. Đâu cũng là quê của mình. Ăn cái gì cũng ăn tận gốc. Và ăn tận tình, nhất là với kẻ tham ăn tục uống là tôi. Yêu quê hương, trước hết là yêu những món quà quê hương.

Từ Bố Hạ về "p Bình Chương ở Lan Giới còn khoảng 10 cây số đường xe ngựa. Ra khỏi vùng cam ngọt, xe lăn bánh đều đều trên đường đê yên tĩnh. Lũ trẻ quê đang tắm dưới sông đào ngẩng nhìn anh thanh niên lạ mặt. Những cô gái cắt cỏ bên đường, má đỏ hồng hồng. Những nông dân đang đánh rơm trên cánh đồng nâu trơ gốc dạ. Mùi đất sao mà thơm đến thế! Trong số đông người Kinh vận áo mầu nâu ở đây cũng đã có lác đác những người Tày với y phục mầu xanh lam của núi rừng. Vẫn là hình ảnh chung chung của quê hương quen thuộc nhưng bức tranh đã có thêm mầu sắc. Đồng quê Bắc Giang hùng vĩ hơn đồng quê Sơn Tây. Sự hùng vĩ còn tăng lên khi tôi chợt thấy mình đang đi trong một vùng nổi tiếng: vùng Yên Thế của anh hùng Hoàng Hoa Thám. Sau này có một bài Tân Nhạc của Việt Lang nhan đề Chiều Yên Thế :

Đây chiều Yên Thế
Bóng sương mờ rơi
Tiếng ca trên đồi
Gieo buồn khắp nơi...

Đi trong chiều Yên Thế, tôi chẳng thấy buồn gì cả, tôi chỉ thấy hãnh diện mà thôi. Rồi đắc chí vì thấy mình được đi trong một vùng lịch sử oai hùng.

Kia rồi "p Bình Chương! "p nằm giữa một ngọn đồi thấp, có ngôi nhà ngói thấp thoáng sau lũy tre già, cách đường đê sông đào chừng nửa cây số. Tôi xuống xe ngựa, xách hành lý xuống con đường ruộng dẫn tôi vào ấp. Vợ chồng cậu Hai Ninh đón tôi ở cổng ấp. Vài tá điền khăn áo chỉnh tề nhưng quần vẫn ống thấp ống cao đứng trên sân chào mừng "cậu" con nuôi bà Tổng Đốc, phụ tá viên của ông chủ ấp.

Mới tới "p được một ngày, tôi đã thích ngay khung cảnh sơn trại nên thơ này. Có cái hiền hoà của đồng bằng trời mây xanh ngát vào lúc ban ngày nhưng cũng có cái bí hiểm của rừng đồi trời tím mây hồng khi chiều từ từ buông xuống.

Sau vài ngày nghỉ ngơi, với một háo hức dễ hiểu, tôi ngồi nghe cậu Hai Ninh giao phó công việc. Cậu Hai đúng là một ông chủ ấp bất đắc dĩ. Chắc cậu cũng thuộc vào hạng người ăn chơi dữ dội như ông bạn đàn anh Đỗ Tử Côn của tôi ở Moncay. Cậu còn hơn ông Côn ở chỗ đang nghiện thuốc phiện nặng. Cậu đã lâm vào cảnh thất nghiệp từ lâu, nếu không có bà chị Tổng Đốc giúp đỡ thì không biết cậu lấy tiền đâu để vừa ăn vừa hút đây? Được giao phó trông coi cái đồn điền này nhưng cậu không phải làm việc gì hết, cả ngày cậu chỉ nằm hút và coi tiểu thuyết. Cũng chẳng cần cậu phải ra tay đốc thúc những người thuê ruộng. Có tay tá điền nào dám cả gan chậm nộp thóc cho ông chủ ấp có họ hàng ruột thịt với một bà quan đâu. Tuy nhiên về sau này, tôi không thấy dân trong ấp tố khổ gia đình họ Lê trong thời kỳ cải cách ruộng đất.

Công tác đầu tiên mà cậu giao phó cho tôi là một việc đáng lẽ cậu phải làm từ lâu: đi đo lại và vẽ lại bản đồ của những thửa ruộng nằm trong 200 mẫu tây đồn điền. Để giúp tôi đi vòng vòng mỗi ngày vài ba chục cây số làm công tác đo đạc, tôi có một con ngựa chỉ to hơn con chó một chút thôi. Ngồi trên lưng ngựa mà thương cho nó quá. May cho con ngựa gầy này, lúc đó tuy thân hình tôi đã đầy bắp thịt sau những ngày làm công nhân nhưng hãy còn nhẹ ký lắm.

Đi kiểm tra ruộng đất như vậy, tôi phải biết địa dư của đồn điền qua một bản đồ vàng khè rách nát. Rồi nhận diện từng thửa ruộng của họ Lê nằm chen chúc giữa những thửa ruộng của chủ điền khác. Rồi xuống ngựa, cắm cọc chăng dây đo đi đo lại các bề ngang, bề dọc, bề chéo của từng mảnh ruộng. Tính ra diện tích của mỗi mảnh đất là bao nhiêu? Ai là tá điền? Ruộng vùng nào tốt? Vùng nào xấu? Công việc tuy khó nhọc nhưng tôi rất vui vì được cưỡi ngựa đi khắp vùng Nhã Nam, Yên Thế, đi đâu cũng được tá điền niềm nở đón tiếp.

Xong việc kiểm tra ruộng đất, tôi nhúng tay vào việc cầy cấy một thửa ruộng riêng mà bà Trân đã phát cho người em, tuy đã có mấy nông dân giúp cậu mợ làm đất, trồng lúa, trồng khoai nhưng tôi cũng xung phong giúp vào công việc đó, vì vui thích mà làm chứ không phải vì bị bắt buộc phải làm.

Những ngày làm ruộng ở Nhã Nam là những ngày thật đẹp. Tôi đã thực sự làm việc ruộng đồng, biết yêu con trâu cái cầy, yêu đám mạ cây lúa, yêu hạt thóc củ khoai do chính mình làm ra. Thú nhất là vào ngày mùa, được đi gặt lúa chung với đám thợ gặt từ Bắc Ninh đi lên. Gặt lúa xong, gánh lúa về ấp. Tôi đã làm đúng như trong câu ca và nhịp điệu của bài dân ca kháng chiến tôi soạn ra sau này:

Gánh gánh gánh ! Gánh thóc về !
Gánh gánh gánh ! Gánh thóc về !
Gánh về ! Gánh về ! Gánh về ! Gánh về !

Gánh thóc về, rồi ăn cơm. Nghỉ ngơi xong là có vụ đập lúa. Dưới ánh trăng, đứng giữa sân, dùng hai thanh tre có dây trão, quặp lấy cổ của bó lúa rồi giơ lên cao, đập bó lúa xuống miếng đá ở dưới chân cho thóc tung toé ra sân. Rồi đem thóc ra cối giã gạo ở bên vách nhà. Cối lớn bằng đá được chôn dưới đất. Có cái cần lớn bằng gỗ nằm dài trên mặt đất. Một đầu cần có cái mỏ bịt sắt kèm một viên đá nặng, ở giữa cần có cái chốt để tôi dùng chân nhấn xuống cho cái mỏ sắt vươn lên và rơi thình thịch xuống cối đá. Đứng giã gạo phải giơ tay níu cái dây treo trên cao và nếu giã gạo chung với một thôn nữ thì được ngửi mùi nách của cô. Rất thơm! Và thể nào cũng có chuyện tình tự trong đêm khuya !

Trong thời gian ở đây, tôi có hai cuộc tình. Cựu Chánh Tổng có hai người con gái chưa chồng: Hạ (có thêm nữa là Nụ) và Lan. Cô Lan to lớn hơn chị nhưng Hạ cũng không phải là thứ tiểu thư thị thành yểu điệu cành xuân khiến ta phải ngây ngất vì bộ mặt tô son điểm phấn hay vì thân hình liễu yếu đào tơ. Nụ đẹp một cách man dã và khoẻ như một con beo. Trong đêm, chúng tôi thích vật nhau trên đống rơm và bao giờ tôi cũng thua trận ngay trong hiệp đầu. Chúng tôi vật nhau thực sự như hai võ sĩ vậy. Bởi vì, khác với cô gái thị thành, thôn nữ không ưa tán phét và chỉ thích tỏ tình bằng sức khoẻ, nhiều khi đấm vào lưng tình lang thùm thụp làm mình nghẹt thở luôn! Tôi đã có ý định lấy Nụ (tôi thích tên Nụ hơn tên Hạ) làm vợ nhưng cuộc đời đẩy đưa tôi ra khỏi vùng Nhã Nam quá nhanh khiến tôi hụt lấy vợ nông dân.

Một cô gái quê khác tên Khuê, đã đi lấy chồng ở làng bên nhưng hằng ngày nàng hay trở về ấp này để cắt cỏ. Để rồi chúng tôi yêu nhau. Khuê có đôi mắt rất to, lúc nào cũng như ngạc nhiên nhìn đời. Đôi môi không tô son mà rất hồng. Mặt cứ đỏ và tai cứ tía lên mỗi khi gặp tôi. Chiều nào cũng đợi tôi bên kia sông đào. Chúng tôi yêu nhau giữa thiên nhiên như trời đất yêu nhau vậy. Có một buổi chiều, trời vừa tạnh mưa, sau khi tình tự rồi chia tay ra về, nàng luống cuống đi trên đường ruộng vừa nhỏ vừa trơn nên ngã ngửa trên đám mạ. Tôi vẫn còn nhớ nụ cười ướt át của hai đứa lúc đó, có vị đăng đắng của thương xót vô cùng. Và nhớ mãi bóng dáng nâu non của người gánh cỏ đi về phía chân trời tím thẫm. Đi quanh co mãi mãi như không muốn biến ngay vào bóng tối.

Ngày ở "p Lan Giới, tôi được anh nông dân tên là Xuân dạy tôi hát quan họ. Nhưng dưới thời Pháp thuộc và vào năm 1943 này, tục lệ đáng yêu là sự tỏ tình qua tiếng hát trong lúc đang làm việc đồng áng đã không còn nữa. Làm gì có chuyện đi trên bờ đê sông đào, được dừng chân nghe tiếng hát lanh lảnh của cô cắt cỏ: Ai đi đường đó, hỡi ai, hay là trúc đã nhớ mai đi tìm? Để có thể hát câu trả lời rất hợp tình, hợp cảnh: Hỡi cô đang cắt cỏ xanh, có về Lan Giới với anh thì về... Ngay cả cuộc thi hát trong những ngày hội làng cũng ít khi được tổ chức. Nói chung, nhạc cổ truyền từ dân ca, hát hội cho tới nhạc trên sân khấu Tuồng, Chèo đã tàn lụi. Chỉ có Hát Cải Lương -- nhất là Hát Vọng Cổ -- là khởi sắc.

Anh trai làng dáng người thấp bé và có đôi môi đỏ như môi con gái đã dạy tôi hát quan họ và làm cho tôi thú vị vô cùng. Tôi thấy được tất cả sự lạc quan, tính trữ tình của người nông dân Việt Nam trong quá khứ qua những làn điệu vô cùng phong phú. Tại Nhã Nam vào năm 1943 này, không được hát tỏ tình thực sự với một cô thôn nữ nào hay đi dự thi hát ở một hội làng như hội Lim chẳng hạn... thì tôi đành hát chơi trong ấp Bình Chương vậy. Sau này chính tôi là người đầu tiên hát bài quan họ sau đây ở Hà Nội vào những năm 45, 46 và trên các Đài Phát Thanh ở Saigon vào những năm 52, 53:

Gió rằng gió lạnh chứ gió lạnh cái đêm đông trường
Nửa chăn là chăn nửa chiếu ý a
Chứ mấy có nửa giường nửa giường để đó chờ ai ?
............

Tất cả những bài dân ca hay trường ca tôi soạn ra sau này đều đã được khởi sự nuôi dưỡngng từ những ngày tôi sống tại Ấp Bình Chương thuộc Nhã Nam, Yên Thế, Bắc Giang.

Trong lần thứ hai được về sống ở vùng quê, tôi đã khá trưởng thành để thấy được tình cảnh dân quê dưới thời cai trị của thực dân. Đúng là nơi bùn lầy nước đọng tại đó người dân là nạn nhân của quan trường. Đối với dân quê, quan huyện là một ông vua nhỏ, thường thường là kẻ lạm quyền. Dân quê còn là nạn nhân của phường trộm cướp vì vấn đề trị an quá dở. Tôi không thấy được cảnh bọn cướp "bật hồng" (đốt đuốc) bắt người khảo của nhưng được nghe những hồi trống ngũ liên ghê rợn trong đêm khuya. Người dân là nạn nhân của rượu và thuốc phiện là đồ ma túy mà Nhà Nước Bảo Hộ bán công khai qua các đại lý gọi là Régie Alcool (RA) và Régie Opium (RO). Nhưng nếu ai nấu rượu lậu thì người đó sẽ bị bắt bỏ tù ngay. Muốn hại người nào, cứ việc nhét bã rượu tại nhà người đó rồi đi báo nhà chức trách. Tôi cũng được thấy cảnh người quê bán vợ, đợ con để tranh nhau một chức lý trưởng. Hoặc vì quá nghèo nên phải bán con đi. Vùng quê đúng là nơi mà sự đói khổ triền miên đi đôi với sự dốt nát sâu đậm. Tất cả những sự kiện này đã in sâu vào tâm trí tôi để tôi sẽ có những hành động tích cực đối với dân quê trong đời sống cũng như trong nghệ thuật.

Tuy nhiên, vào mùa Thu của năm 1943 này, đời sống của tôi ở "p Bình Chương cứ lặng lẽ trôi như dòng nước sông đào khi trong khi đục kia. Tôi đang tận hưởng những cái đẹp của sơn thôn. Cái đẹp bao la và bí ẩn của thiên nhiên. Cái đẹp thầm kín trong giao tình giữa tá điền và con nuôi chủ điền. Cái đẹp ảo huyền giữa sức người và hạt lúa. Nhất là cái đẹp lồ lộ của hai người tình. Đã ý thức được thống khổ của dân quê cũng như hoàn cảnh của riêng mình nhưng mặc cảm người dân mất nước được vơi đi bởi khí thiêng Yên Thế và hương hồn anh hùng Hoàng Hoa Thám.

Cho tới một ngày nọ, tôi bị cám dỗ bởi một cuộc viễn du tôi hằng mơ ước. Mẹ tôi nhắn tin cho tôi biết :

-- Suy nghĩ đi ! Nếu con muốn đi Saigon thì về Hà Nội ngay để gặp ông Đức ở Phố Hàng Trống.

Đi Saigon! ĐI SAIGON!!! Mộng ước của bất cứ một thanh niên 20 tuổi nào ở miền Bắc lúc đó. Cần gì phải suy nghĩ nữa??? Thôi nhé, xin đành giã từ Nhã Nam, Yên Thế. Giã từ sơn thôn, giã từ sông máng, giã từ cậu mợ, giã từ anh Xuân và tiếng hát quan họ. Giã từ con trâu, cái cầy, cái liềm, cái cối. Giã từ em Nụ, em Khuê đa tình. Anh về Hà Nội không quên hai cô mình... (#1)

Chú thích:

(1-) một câu hát trong Trường Ca Con Đường Cái Quan.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 17

"Xướng ca vô loài"
(Người xưa)



Hà Nội có lính Nhật đóng quân nhiều nơi. Sau khi Nhật đánh bom Pearl Harbor, chiếm đóng Phi Luật Tân và những hòn đảo ở vùng Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đã tham chiến. Phản công chiếm lại dần dần những hòn đảo đó, Hoa Kỳ đang chuẩn bị giải phóng Phi Luật Tân. Máy bay Mỹ tới thả bom ở những nơi có Nhật đóng quân. Đông Dương đã nếm mùi bom Mỹ.



Về Hà Nội, tôi tới ở chung với Nguyễn Hiến ở khu Phố Huế. Mẹ tôi từ Hưng Yên lên gặp tôi để hai mẹ con cùng tới nhà ông Đức. Cũng như một số các bà mẹ Ở Hà Nội vào thời đó, mẹ tôi có nhiều người tự nhận là con nuôi. Trong số con nuôi có một người luôn luôn bỏm bẻm nhai trầu là ông Đức, chủ nhân giầu tiền của một tiệm bán áo lông (fourrures) Phố Hàng Trống. Vợ Ông Đức có người em gái lấy kép hát kiêm soạn giả tuồng Cải Lương khá nổi tiếng là Charlot Miều, tên thật là Ngô Nhật Huy. Ngành Sân Khấu Cải Lương đang thành công rực rỡ và đang đẩy Tuồng Cổ, Chèo Cổ hay Chèo Văn Minh vào bóng tối. Đầu tư vào gánh hát cải lương là chuyện nên làm. Ông Đức có tiền và ông Huy có tài. Hai anh em cột chèo này được hai người vợ thúc đẩy nên cộng tác với nhau để thành lập một gánh hát lấy tên ĐỨC HUY. Gánh hát có tham vọng đi lưu diễn cả ba miền đất nước, đi từ Bắc qua Trung vào Nam. Rồi gánh này sẽ còn đi hát ở nhiều tỉnh bên nước Cao Miên nữa. Vì ông Đức không thể bỏ cửa hàng đi theo gánh hát được nên ông xin với mẹ tôi cho tôi đi thay mặt. Thế là chó ngáp phải ruồi, giấc mộng xướng ca giang hồ của mình đã tới lúc được thực hiện. Bao nhiêu lâu nay, mình coi thường sự khinh bỉ của xã hội Việt Nam đối với kẻ xướng ca vô loài, chỉ mơ ước được đi đây đi đó, nhất là nếu được đi theo một gánh xiếc để loè khán giả với những trò qủy thuật mà mình học được khi xưa thì tuyệt. Bây giờ thấy mẹ gọi về để cho gia nhập một đoàn hát cải lương thì khoái quá! Không bao giờ tôi có thể ngờ rằng đi với gánh ĐƯ³C HUY này, tôi lại được đẩy lên sân khấu để cầm đàn ca hát trước ánh sáng tiền trường. Thành anh ca sĩ trong màn "tân nhạc phụ diễn" (tiếng Pháp gọi là attractions) để làm tăng giá trị cho những vở tuồng xã hội của Charlot Miều trên một sân khấu hài kịch tư nhân nhỏ bé là gánh ĐƯ³C HUY. Rồi dần dà trở thành người của quần chúngtrên một sân khấu rất vĩ đại là nước Việt Nam đầy bi hài kịch. Trong suốt 50 năm! Cho tới khi chết, chưa chắc tôi đã ra khỏi cái sân khấu đã có thời là cuộc chiến tranh làm rúng động hoàn cầu, lại còn là nơi hận thù khôn nguôi giữa đồng bào một nước để trong suốt đời mình, tôi luôn luôn bị rát mặt bởi những ngọn đèn còn nóng hơn cả mặt trời.

Ngày đầu tiên gặp hai ông Đức và Huy ở Phố Hàng Trống thì biết ngay là trong một gánh hát đã có bảng hiệu và có đầy đủ đào kép nổi danh rồi, mình sẽ không phải đàn hát, làm trò quỷ thuật hay trò xiếc gì cả!

-- Cậu sẽ là thư ký và tiền đạo.

-- Nghĩa là ?

-- Thư ký là làm các công việc ngoại sân khấu như ngồi bán vé, xé vé vô cửa, xếp chỗ ngồi, viết chương trình quảng cáo, tính sổ chi thu, trả lương nghệ sĩ và công nhân. Tiền đạo là mỗi khi gánh hát sắp tới nơi nào thì cậu phải đi trước, thuê rạp, phải tìm cách hối lộ các nhân viên thuế vụ Ở các tỉnh nhỏ để chỉ phải đóng thuế impôt indirect (gián thâu) rất ít.

Tuy hơi thất vọng vì không được trổ tài ca diễn mà phải làm một thứ tư chức trong gánh hát, nhưng khi biết mình sẽ là đại diện của một ông chủ, không dưới quyền ai cả thì tôi rất thú vị. Tôi lập tức hẹn với anh Ngô Nhật Huy-Charlot Miều ngày giờ phải xuống rạp TRÂN MÝ NGOC ở đường Tám Gian Hải Phòng là nơi các nhân viên gánh hát sẽ tập trung để sắm đồ tuồng như phông cảnh, y trang, đồ điện... và để tập tuồng trong một tháng trước khi lên đường Nam Tiến. Rồi tôi trở về trú ngụ tại nhà Nguyễn Hiến vài hôm.

Từ lâu, tôi đã có may mắn được làm quen với Tuồng, Chèo nhờ ở mẹ tôi là Mạnh Thường Quân của những gánh hát nghèo và rất ế khách thường lui tới tỉnh lỵ Hưng Yên vào thời suy vi của hai môn ca kịch nghệ cổ truyền này.

Tôi thấy được mục đích củaHát Tuồng là sự ca ngợi những con người trung quân ái quốc với những đề tài vua băng nịnh tiếm và phù vua phục nghiệp. Đề cao Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Những nhân vật trong Tuồng thường bị đẩy vào những cảnh ngộ đầy thử thách rồi phải tự định đoạt số phận mình. Người theo chính nghĩa bao giờ cũng thắng kẻ tà gian. Một nhân vật trong Tuồng là Đổng Mẫu, mẹ của Đổng Kim Lân, không muốn vì mình mà con bỏ việc nước nên đã tự vẫn để người con anh hùng được rảnh tay qua đèo đi cứu chúa.

Tôi cũng thấy được sự tôn trọng nữ quyền trong Hát Chèo. Nhân vật chính trongChèo là phụ nữ, hoặc từ bi hỉ xả như Thị Kính, tiết tháo như Châu Long, tiết trinh và hiếu thảo như Thị Phượng. Chỉ tiếc rằng vào thời đó, người ta ưa chuộng cái mới và đã có khá nhiều người hướng về nền Kịch Nghệ Âu Tây, bỏ quên luôn sân khấu cổ truyền đầy những đức tính này.

Khi tôi đang đi học hay khi tôi thất nghiệp và về sống ở tỉnh nhỏ thì cùng với bạn bè, chúng tôi hay tổ chức diễn kịch theo đường lối của Thoại Kịch Tây Phương. Chúng tôi cũng biết qua loa về hoạt động của những người yêu kịch ở Việt Nam. Từ đầu thế kỷ này, đã có người dịch những bi kịch của Pháp ra tiếng Việt. Phạm Quỳnh dịch Le Cid của Corneille, Nguyễn Văn Vĩnh dịch L'Avare của Molière thành Người Biển Lận. Ông Vĩnh còn đóng vai chính trong vở Người Bệnh Tưởng (Le Malade Imaginaire) khi vở này được trình diễn tại hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội vào năm 1920. Nhưng công việc của hai vị học giả đó mới chỉ là sự phóng tác từ những vở bi kịch Pháp. Bố tôi, Phạm Duy Tốn -- theo tác giả Phạm Thế Ngũ trong cuốn VIÊT NAM VĂN HOC SƯ±, B" III -- mới là người viết những mẩu kịch đầu tiên bằng chữ quốc ngữ qua một truyện đối thoại giữa hai ba nhân vật, chia ra làm 2, 3 hồi, trong khuôn khổ một hai cột báo và có tính cách luân lý, trào phúng như bài Thề Cá Trê Chui ÿng đăng trong báo Đông Dương Tạp Chí số 71. Rồi tới những vở kịch thật sự của nhà giáo Vũ Đình Long như vở Chén Thuốc Độc đăng trên báo HƯU THANH năm 1921 và vở Toà A³n Lương Tâm sau đó (1923). Phong trào Kịch Nói lên cao trong thập niên 30 với những vở kịch của Vi Huyền Đắc (các vở Kim Tiền, Hai Tối Tân Hôn, Cô Đốc Minh, Ông Ký Cóp... ), Đoàn Phú Tứ (các vở Những Bức Thư Tình, Kiều Liên, Mơ Hoa, Sau Đêm Khiêu Vũ, Ghen), Vũ Trọng Phụng (vở Không Một Tiếng Vang).

Khá nhiều các đoàn kịch được thành lập như Nhóm TINH HOA của Đoàn Phú Tứ, NGHÊ´SY ĐOAN của Vũ Trọng Can, Chu Ngọc, Ban Kịch THẾ LƯ²của Thế Lữ, tiền thân của Đoàn ANH VU² khi nhà thơ này cộng tác với Võ Đức Diên, Đoàn NGHÊ´ THUÂT của Lê Văn, Anh Tâm, Thuyết Thuận.

Tuy nhiên trong dân chúng, nếu Tuồng Chèo không còn khả năng hấp dẫn nữa thì, qua những tổ chức không chuyên nghiệp (non professionel) cho lắm, Kịch Nói chỉ được chấp nhận trong giới trí thức, sinh viên học sinh và chỉ được coi như những hoạt động kịch nghệ tài tử (amateur) mà thôi. Đại đa số nhân dân lúc đó rất ưa coi Hát Cải Lương xuất xứ tự Nam Kỳ. Như đã nói ở Chương Tám, mỗi lần các gánh hát Trần Đắt, PHƯỚC CƯƠNG với những đào kép thượng thặng như Phùng Há, Năm Phỉ, Kim Thoa, Năm Châu,Tư Chơi, Bẩy Nhiêu ra diễn ở Hà Nội thì đó là một biến cố lớn.

Giới sân khấu nhà nghề ở Hà Nội thấy được sự thành công của sân khấu Cải Lương Nam Kỳ. Trần Phềnh, hoa. sĩ vẽ phông người Tầu lai là một trong những người đầu tiên lập một ban hát với nghệ thuật sân khấu mới mẻ hơn Tuồng Chèo và hơi giốngCải Lương Nam Kỳ, lấy tên là ban ĐỐNG ẤU TRẤN PHẾNH. Thành phần diễn viên của ban TRẤN PHẾNHtoàn là nhi đồng từ 10 tới 15 tuổi, trong đó cô bé Thu Nhi (bà Lê Văn, Vũ Bắc Tiến sau này) mới chỉ có 6 tuổi và anh ruột là Hồng Kỳ 7 tuổi cũng được cho vào học hát luôn. Trần Phềnh là người Tầu nên đã dạy các diễn viên nhi đồng hát những điệu hát Quảng Đông, gọi là điệu hồ quảng, với lời Việt do ông soạn ra. Nhưng chỉ trong ít lâu, một người Tầu khác là Ông Tài bỏ tiền ra mua đào kép của ban hát đồng ấu TRẤN PHẾNH để lập ra ban NHÂT TÂN BAN. Khi các đào kép trong ban NHÂT TÂN BAN như Kim Chung, Bích Thuận, Khánh Hợi (vợ tương lai của Sỹ Tiến) lớn lên thì lập tức họ được mua chuộc để vào hát cho những ban mới thành lập như TỐ NHƯ, ƯNG LÂP BAN... Rồi có thêm những gánh hát như gánh HUYNH LAN ANH do ba nghệ sỹ là Huỳnh Thái, Lan Phương, Anh Đệ làm chủ và gánh ÁI LIÊN có cô đào trẻ và đẹp hát "bài ta theo điệu Tây" mới mẻ hơn những "bài hát hồ quảng", khiến cho giới sân khấu Hà Nội trở thành một lực lượng nghệ thuật trình diễn đáng kể.

Trong không khí tưng bừng của một thứ sân khấu mới mẻ như thế, Ngô Nhật Huy là một anh hề nổi danh. Cũng như các tay hề trong làng Hát Chèo là Hề Phẩm, Hề Liên, rất phục tài tử ciné Charlie Chaplin, Ngô Nhật Huy bèn tự đặt cho mình cái tên là Charlot Miều. Và bây giờ, với sự bỏ vốn của người anh cột chèo là Ông Đức, Charlot Miều thành lập gánh ĐỨC HUY, có cậu thanh niên Phạm Duy Cẩn giúp việc tiền đạo và thư ký.

Khi tôi xuống rạp TRẤN MݲNGOC ở Đường Tám Gian, Hải Phòng thì gánh ĐỨC HUY đang rất bận rộn trong việc mua sắm đồ tuồng và tập tuồng. Tôi bắt đầu làm quen với những người sẽ làm tăng vẻ đẹp của những ngày tươi như hoa nở của tôi. Kép chính của gánh hát là Qúy tức Nhật Thanh, em ruột của Charlot Miều. Các kép phụ là Dần rỗ, Hiếu chột, Ba Hội, Đạt móm... Đào chính là Tình và Nga. Gánh ĐƯC HUY muốn có thêm những màn phụ diễn do đó đã thu nhận "vũ sư" Phúc, người Tầu Lai, chuyên nhẩy "thiết hài" theo lối nhẩy claquettes (tap dance) của Fred Astaire, Shirley Temple, Ginger Rogers... là những tài tử Mỹ đang được bà con trên thế giới rất thích vì nghệ thuật nhẩy giầy sắt tuyệt vời của họ. Người nhẩy claquettes đầu tiên trên sân khấu Việt Nam vào năm 1936-38 là đào Bạch Tường, em gái của ông bầu Đỗ Xuân Ứng trong gánh ỨNG LÂP BAN. Trong gánh ĐỨC HUY bây giờ, vũ sư Phúc huấn luyện hai em bé, con gái của hai nhạc công trong đoàn để cùng nhẩy thiết hài với mình.

Cũng như các gánh hát Cải Lương hồi đó, gánh ĐỨC HUY có hai ban nhạc. Ban nhạc cổ truyền gồm những nhạc công đánh đàn nguyệt, đàn guitare có phím trũng gọi là octaviana, đàn bầu, đàn cò, violon dùng để đệm cho đào kép hát trên sân khấu, và ban nhạc Tây tấu nhạc trước sân khấu (avant scène) gồm có các nhạc sĩ đánh piano, thổi saxophone và đánh trống jazz.

Tôi được anh Ân đàn cò dạy chơi nhạc cải lương. Ngoài vai trò diễn viên chính của gánh hát, kép Nhật Qúy cũng đánh đàn trong ban nhạc cổ truyền. Sau này, với cái tên Ngô Nhật Thanh, anh là giáo sư dạy đàn bầu giỏi nhất trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon. Ban nhạc Tây mới đầu có Paul Trí, đánh piano. Về sau khi gánh hát vào tới Saigon thì có Mateo, người Phi Luật Tân (chúng tôi gọi là người Maní vì cái tên Manille, thủ đô của Phi) và là nhạc sĩ đánh piano loại nhạc classique rất cừ. Trong ban nhạc Tây của gánh hát khi vào Saigon thì có thêm Paul Báu đánh guitare và Giỏi người Việt gốc Miên đánh trống. Paul Báu dạy tôi đánh đàn guitare. Thằng Giỏi sẽ làm cho tôi phải nếm mùi nhà tù thực dân.

Lao công trong gánh hát là thợ vẽ Nguyên, thằng Cõn, anh Thuận và vợ chồng Chất... phụ trách những việc như vẽ quảng cáo, trèo thang mắc màn sân khấu, dọn phông cảnh hay khuân vác những thùng đồ tuồng và hành lý nặng hằng trăm kí lô mỗi khi gánh hát di chuyển từ địa điểm này qua địa điểm khác. Chưa kể chuyện đi chợ, nấu nướng, dọn cơm cho nhân viên đoàn hát ăn, dưới quyền chỉ huy của vợ Ông bầu là chị Miều. Chưa kể thỉnh thoảng, khi cần tới thì các lao công lên sân khấu đóng những vai rất phụ (figurants) như lính nhà vua, đội xếp, khách hàng ăn, khách qua đường, v.v... Thằng Cõn cũng là thứ dị nhân như A± Cẩu của tôi ở Moncay, người bé choắt nhưng không phải vì hút thuốc phiện, rất khoẻ, làm việc rất tận tụy. Anh Thuận, hơi tàng tàng, thích gọi tôi là bố, dù tôi thua anh mười tuổi, luôn luôn đè tôi ra để tẩm quất, bóp thịt, bẻ xương.

Sau một vài tuần trang bị đầy đủ phông cảnh, đồ tuồng và sau khi tập xong dăm ba vở tuồng mang nhiều tính cách phê bình xã hội, đã tới lúc gánh hát khai diễn. Vào quãng buổi trưa của ngày lịch sử, thằng Cõn đi thuê một cỗ xe ngựa rồi anh thợ vẽ gắn lên đó tấm bảng có những dòng chữ lớn:

Gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIẾU mới thành lập
Tối nay khai diễn tại rạp TRẤN MY NGOC
Diễn tuồng ÔNG GIÁ NHÁ°AI
Có phụ diễn nhẩy thiết hài

Ba giờ chiều, hai cô đào trẻ mặt mày loè loẹt leo lên ngồi trên ghế xe ngựa. Nấp sau tấm bảng quảng cáo là thằng Cõn và anh Thuận đánh chiêng trống tùng tùng xoè. Ngồi đằng sau xe, tôi có bổn phận tung chương trình bươm bướm. Dân các phố Tám Gian, Cầu Đất, Lạch Chay... từ trong nhà xô cửa ra nhìn chúng tôi. Lũ trẻ bỏ chơi chạy theo xe ngựa, tranh nhau nhặt những tờ chương trình màu đỏ.

Tối đến, thằng Cõn vác trống ra cửa rạp, đánh những nhịp trống múa sư tử. Khán giả lục tục kéo đến. Tôi lăng xăng đi từ ngoài rạp vào buồng vé, từ buồng vé vào chỗ khách ngồi, từ chỗ khách ngồi lên sân khấu. Trên ban thờ tổ sư của ngành xướng ca là Lê Nguyên Cát đặt ở hậu trường để đào kép khấn vái trước khi ra đóng tuồng đã được bày một đĩa hoa quả và được cắm hương, khói lên nghi ngút. Ban nhạc avant scène đã chơi ầm ỹ những bài pasodoble, rumba.

Đồng hồ điểm 8 giờ. Giờ lịch sử đã tới. Anh Thuận bấm xong ba hồi chuông điện, giơ hai tay kéo màn. Tấm màn nhung đỏ từ từ mở ra. Sân khấu lộng lẫy dưới những ngọn đèn 1000 nến và đèn mầu. Vở tuồng bắt đầu. Một quãng đời mới của tôi cũng vừa mở ra với tấm màn nhung.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 18

Ta ca trái đất còn riêng ta
(TRƯƠNG CHI - Văn Cao)

Trong gần hai tháng gánh Cải Lương ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU tập trung ở đây để tổ chức và ra mắt khán giả, tôi được làm quen với thành phố cửa bể chính của Bắc Kỳ này...

... Với hai lần xuống Hải Phòng trước đây, một lần đi đón ông anh du học ở Pháp về, một lần đáp tầu thủy đi Moncay, tôi chỉ biết qua loa khung cảnh bến tầu nhưng tôi đã thích sự náo nhiệt của nơi có tiếng "mời gọi giang hồ" thật là quyến rũ. Thành đô Hà Nội âm thầm với những hồ nước im lìm chỉ đủ kéo tôi về dĩ vãng, nó không mở rộng cánh cửa cho tôi đi ra năm châu bốn bể được. Đứng ở bến tầu Hải Phòng là đã có cảm giác xuất ngoại rồi! Hà Nội cũng không phải là nơi quần cư nghĩa là có nhiều giống người cư ngụ vĩnh viễn hay tạm thời. Ớ Hải Phòng, sống bên cạnh người Việt là những thương gia hay thủy thủ Pháp, Y Pha Nho, Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Xiêm La, "n Độ, Nhật Bản v.v... Người Tầu thì đông vô kể, họ bắt rễ vào Hải Phòng đông hơn ở Hà Nội cũng như đã bắt rễ vào tất cả thành phố lớn trên thế giới. Nếu lúc đó tôi chưa có cơ hội vượt biên và đi sống ở nhiều thủ đô hay hải cảng trên thế giới như bây giờ thì những ngày Hải Phòng, đối với tôi, đã có nhiều vẻ quốc tế rồi đó.

Muốn có chút gì để kéo ta về quá khứ thì ta có thể tưởng tượng ra khung cảnh thương khẩu lúc hãy còn mang tên Bến Ninh Hải, vẫn nằm trên ngã ba sông Tam Bạc và sông Cấm này và vào đầu thế kỷ 19 được Triều Đình Huế giao việc tu bổ cho Quan Doanh Điền Sứ, ông quan này có người Việt Nam đầu tiên xuất dương qua Mỹ là Bùi Viện giúp sức. Trước đó, từ thế kỷ thứ 17, các tầu buôn Hoà Lan, Anh, Nhật đã ra vào Bắc Việt để buôn bán, thám hiểm hay truyền đạo nhưng họ lại đi vào nước ta bẵng cửa sông Thái Bình để ngược lên sông Hồng rồi chọn Phố Hiến ở Hưng Yên làm thương khẩu. Khi người Pháp tới và nhận thấy đi vào Bắc Việt bằng cửa sông Cấm, cách cửa sông Thái Bình chừng mấy chục cây số ở phía Bắc và chọn Ninh Hải làm thương cảng thì tiện lợi hơn. Từ đó Ninh Hải trở thành Hải Phòng và là cửa khẩu lớn nhất của Bắc Việt.

Hải Phòng náo nhiệt hơn tất cả các thị trấn lớn nhỏ mà tôi đã sống trước đây. Không cứ gì bến Sáu Kho với tầu bè to lớn đậu san sát nhau và với hành khách lên xuống tấp nập, khu buôn bán ở phía Bắc thành phố gần sông Tam Bạc là nơi tôi đang ở cùng gánh hát cũng ồn ào không kém. Khu Phố Khách của người Tầu ở liền ngay đó còn ầm ỹ hơn nữa. Vì tất cả hàng hoá xuất cảng đi nước ngoài hay nhập cảng vào Việt Nam đều phải đi qua cửa khẩu này, Hải Phòng đứng đầu Bắc Việt về sự phồn thịnh thương mại.

Hải Phòng còn là một thành phố kỹ nghệ với nhiều nhà máy, nhiều công ty sản xuất và lẽ tất nhiên với nhiều xưởng đóng tàu và sửa chữa thuyền bè. Có nhà máy xi măng, nhà máy gạo, xưởng chế hoá đồ sành, đồ xứ, xưởng máy làm chai và các đồ thủy tinh khác, xưởng đúc đồ gang, đồ sắt, đồ đồng, xưởng sản xuất than, xưởng thuộc da. Có cả nhà máy sợi, nhà máy làm sà phòng.

Hải Phòng đúng là một thành phố của công nhân. Đã từng làm việc trong xưởng thợ tại Trường Kỹ Nghệ Hà Nội và Nhà Máy Điện Moncay, tôi rạo rực sống lại mảnh đời công nhân của mình. Và tôi thấy yêu thành phố này quá, khi ngồi uống cốc cà phê ở một quán nhỏ, lắng tai nghe tiếng còi tầm của công xưởng vào những buổi sớm có nắng hồng. Hay khi ngồi ăn bữa cơm bình dân ở một hè đường trong chiều mưa, bên cạnh những người dân không chỉ mặn mùi muối bể mà còn nồng mùi dầu mỡ bụi than. Đôi khi cùng mấy anh em trong đoàn hát vào ăn tiệm thì thấy miếng ăn Hải Phòng cũng ngon không thua miếng ăn Hà Nội. Trong các đồ hải vị Ở đây, ngoài tôm ra, cá song, cá thu Hải Phòng nổi tiếng là ngon.

Vì Hải Phòng là nơi thịnh vượng về cả hai mặt sản xuất và thương mại nên đã thu hút người tứ xứ tới. Người Nam Định, Hải Dương, Kiến An gần gũi tới Hải Phòng để sinh nhai là chuyện thường. Người Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên xa xôi cũng lần mò về kiếm ăn tại hải cảng. Tôi sống hả hê trong thành phố có đủ hạng người ở các đia. phương trong nước, có thêm các hạng người ở các vùng trời Âu Á, tất cả những sắc dân này sống chung với nhau giống như sự pha trộn bẩy mầu của một chiếc cầu vồng to lớn.

Tuy nhiên, trong những ngày tôi lưu lại tại hải cảng này tôi thấy bộ mặt chiến tranh đã phơi ra với hình ảnh những toán quân kị mã Nhật đi ngựa qua thành phố hay những toán bộ binh Nhật cởi trần đóng khố vừa đi vừa hát những bản hùng ca. Hải Phòng cũng đã nếm mùi bom Mỹ. Có những ngày, theo lệnh của chính quyền, tôi cùng hàng ngàn gia đình kéo nhau đi tránh bom ở vùng ngoại ô, xâm xẩm tối mới trở về thành phố, coi như tập dượt cảnh tản cư trong kháng chiến chống Pháp sau này.

Nhật Bản đã chiếm hoàn toàn vùng Đông Nam Á. Âm nhạc và điện ảnh ca tụng tinh thần chiến đấu của con cháu Thái Dương Thần Nữ được phổ biến rộng rãi ở khắp nơi, từ Trung Hoa qua Đông Dương, xuống Mã Lai và xuống cả vùng Nam Dương nữa. Lần thứ nhất trong đời, tôi được nghe những bản nhạc hùng của Á Đông.

Thường thường nhạc Á Đông là nhạc ấn tượng chỉ đem sự trầm ngâm tới cho người nghe. Nhạc sĩ Pháp Debussy nổi danh vì có được sự trầm ngâm đó, khi ông chỉ dùng những phím đen của đàn piano. Năm phím đen đó là thang âm ngũ cung của Á Đông. Lúc cả Âu Châu đang bị nhạc của Wagner áp đảo, nhạc Debussy ra đời và được gọi là musique impressioniste. Bây giờ tại Hải Phòng, nhạc hành ca mà toán quân Nhật Bản vừa đi vừa hát trên đường phố, tuy vẫn là nhạc ngũ cung nhưng tôi thấy sao mà hùng tráng đến thế! Các rạp chiếu bóng cũng chiếu nhiều phim Nhật xưng tụng chủ nghĩa người hùng qua những phim hiệp sĩ đạo. Ngoài những phim truyện, tôi còn được coi chiến công của Nhật Bản trong phim thời sự hoặc do hãng PATHE³ JOURNAL thực hiện (với hình ảnh con gà trống gáy te te) hoặc do quân đội Nhật thực hiện và chính quyền bảo hộ bắt chủ rạp phải chiếu.

Trong thời gian tôi ở Hải Phòng, ngoài thú vui của một người thèm xuất ngoại được sống tại một cửa bể suốt ngày nhìn ra trùng dương, ngoài háo hức của một thanh niên thích xướng ca được sống trong một gánh hát rong đang chuẩn bị lên đường "viễn xứ"... tôi còn có cái may gặp một người bạn mới. Người đó là Văn Cao.

Văn Cao là tên thật, họ Nguyễn, ra đời sau tôi vài năm tại bến Bính, bên dòng sông Cấm. Cha (hay anh ruột, tên là Tú) làm cai của nhà máy bơm nước ở bờ sông đó nên suốt thời niên thiếu, anh sống trong nhà máy này. Học tiểu học tại trường Bonnal, trung học ở trường Saint Joseph, Văn Cao đã có khiếu văn nghệ ngay từ khi còn đi học. Ăn ở trong một căn nhà nhỏ có cái máy bơm rất lớn nằm chình ình giữa nhà suốt ngày đêm hút nước từ dưới sông lên không lúc nào ngưng nghỉ, Văn Cao còn vất vả hơn nữa là phải lấy một tấm phản kê lên máy bơm để làm bàn học. Sau này nhớ tới "giọng máy bơm nước", Văn Cao sẽ có câu thơ:

Anh muốn giơ tay lên mặt trời
Để vui da mình hồng hồng sắc máu
Mấy năm một điệu sáo
Như giọng máy nước thâu đêm chảy...
(Anh Có Nghe Không, trong LÁ, tuyển tập thơ Văn Cao)

Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều. Chắc chắn là đứng đắn hơn tôi. Lúc mới gặp nhau, anh ta chưa dám mày-tao với tôi, nhưng tôi thì có cái tật thích nói văng mạng (và văng tục) từ lâu, kết cục, cu cậu cũng theo tôi mà "xổ chữ nho". Nhưng Văn Cao bản tính lầm lỳ, ít nói, khi nói thì bàn tay gầy gò luôn luôn múa trước mặt người nghe. Anh ta thích hút thuốc lào từ khi còn trẻ, có lần say thuốc ngã vào tay tôi. Về sau, anh còn nghiện rượu rất nặng.

Hình như Văn Cao có đi học vẽ ở trường Cao Đẳng Mỹ Thuật như tôi, nhưng chắc chắn anh đã được hoa. sĩ Lưu Văn Sìn dắt vào hội hoạ. Văn Cao vẽ rất giỏi. Tôi giữ được bức tranh tự hoa. của Văn Cao, tranh sơn dầu vẽ trên bìa cứng cho tới ngày Pháp đánh Saigon vào năm 1945 thì mất, tiếc quá! Văn Cao làm thơ cũng rất hay. Vào năm 1941 mà anh đã có những câu thơ nghe như thơ Huy Cận:

Sông chầm chậm chảy trong mưa
Nghe chừng cô gái đã thưa nhát chèo
Mưa trong trăng tiếng nhỏ đều
Bến mờ mịt: mấy mái lều bơ vơ...
(Đêm Mưa)

Chưa gặp Văn Cao nhưng tôi đã biết tài soạn nhạc qua mấy bài nhạc hùng của anh rồi. Khi tới Hải Phòng, sau khi gặp Hoàng Qúy tôi tìm đến Văn Cao. Cũng như tất cả thanh niên "mỏ trắng" (blanc bec) thời đó, Văn Cao đang thất nghiệp sau một tháng làm việc tại Nhà Bưu Điện. Thanh niên thất nghiệp Hưng Yên gặp nhau là nói chuyện ca hát thì thanh niên thất nghiệp Hải Phòng cũng vậy. Văn Cao cũng có một số bạn bè để chơi "trò âm nhạc". Gặp tôi đang lập cuộc đời mới trong một gánh hát thì kết thân ngay. Lúc đó, tôi đã tập toẹ đánh đàn với các nhạc sĩ trong ban nhạc Tây của gánh Đức Huy. Văn Cao lại chơi với tôi và thấy mọi người trong đoàn đang tập dượt thì bị cám dỗ ngay. Tuy có giọng hát khá hay nhưng chưa được dùng đến trên sân khấu của gánh hát, tôi cũng đã biết xử dụng cây đàn guitare để hát những bài như Bản Đàn Xuân của Lê Thương, Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Nhất là hát bản ruột của mình là Cô Hái Mơ. Và tôi đã hát cho Văn Cao nghe. Nghe xong, Văn Cao vội vàng đưa cho tôi dăm ba bài anh ta mới làm xong. Lúc đó bên cạnh hai đứa chúng tôi còn có Đỗ Hữu I³ch, con ông chủ bán đồ sắt phố Hàng Đồng, soạn lời ca rất hay. Đa số những bản đầu tay của Văn Cao đều đã được Đỗ Hữu I³ch giúp đỡ trong phần lời ca. Dần dà tôi biết hơn về Văn Cao và Đỗ Hữu Ích.

Vào năm 1944 này, Tân Nhạc Việt Nam đã qua giai đoạn chuẩn bị với những bài ta theo điệu tây và bước vào giai đoạn thành hình với hai loại nhạc tình và nhạc hùng. Nhạc hùng đã được hai nhóm là T'NG H"I SINH VIÊN ở Hà Nội và ĐÔNG VONG ở Hải Phòng làm cho khởi sắc với những bản hùng ca của hai người cầm đầu hai nhóm là Lưu Hữu Phước và Hoàng Qúy. Trước đó, đã có những bài hát hướng đạo cũng như những bài lịch sử ca soạn ra để cổ võ lòng yêu nước của thanh niên (cho nên được gọi là thanh niên-lịch sử ca) như:

Vui ca lên nào anh em ơi !
Hát cho đời thắm tươi...
(Linh Mục Thích)

Anh hùng xưa nhớ hồi là hồi niên thiếu
Dấy binh lấy lau làm cờ...
(Hoàng Đạo Thúy)

Bây giờ hai nhóm T'NG H"I SINH VIÊN và ĐÔNG VONG tung ra những bài như Vui Xuân, Bạn Đường, Bạch Đằng Giang của Lưu Hữu Phước, Đêm Trong Rừng, Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn của Hoàng Qúy. Đều là những bài hát hay nhưng chỉ hay một cách bình thường.

Văn Cao đóng góp vào loại nhạc hùng này với những bài như Vui Lên Đường, Gió Núi, Anh Em Khá Cầm Tay, Đống Đa, Thăng Long Hành Khúc... Theo tôi, những hướng đạo ca và thanh niên-lịch sử ca của Văn Cao có nhiều souffle (hơi thở) hơn trong câu nhạc và có nhiều tính thơ hơn trong lời ca. Trong những bài ca hướng đạo Anh Em Khá Cầm Tay, Gió Núi ta đã thấy manh nha những phóng bút tuyệt vời của Chiến Sĩ Việt Nam, Bắc Sơn hay Thiên Thai, Trương Chi sau này:

Anh em khá cầm tay
Mau đến cùng nhau hát nhé
Nơi đây chúng mình ca
Trong gió hoà êm êm.
Bao nhiêu gió về đây
Chim chóc về đây hót nhé
A vui sướng làm sao
Ta ngó trời xanh êm...
(ANH EM KHÁ CẤM TAY)

Gió núi qua mái lều vi vu
Vừng trăng xế lu
Phía cách xa núi mờ ánh trăng
Lời ca hát rằng:
Cùng ngồi lại đây ta chờ hơi gió
Thoáng qua mái lều
Là tiếng hát phất phơ từ đâu?
..............
Ngàn đời về xưa muôn quân thương tiếc
Bao nhiêu thây chết nơi đây
Ngàn đời về sau nấu nung máu hờn...
(GIÓ NÚI)

Về phần nhạc hùng thì bài Đống Đa với câu ca: Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa... nó phải dẫn tới bài Tiến Quân Ca của Cách Mạng Tháng Tám. Còn bài Thăng Long Hành Khúc à? Tôi yêu nó vô cùng. Bài này có đoạn kết tiếc thay được ít người hát tới, với lời ca như những lời tiên tri của con người hơn tôi rất nhiều ở chỗ được suốt đời sống với Thăng Long:

Cùng ngước mắt về phương Thăng Long thành cao đứng
Không cứ bây giờ chúng ta tìm đi
Người đời này qua
Dặm đường dù vắng
Khắp nơi rồn theo đời vui tươi chờ ta!
Chúng ta! Muôn ngàn năm yêu sống dưới khói mây
Trên thành đô xứ Bắc ấy
Chiều vàng dần sắp tắt
Chờ đợi một đêm qua
Nắng mai hồng lên đàn chim vang lời ca...

Úa! Vào năm 43-44 mà Văn Cao đã tiên tri ngày "thành đô xứ Bắc, chiều vàng sắp tắt" à? Tắt cho tới nay... Nắng mai hồng nào sẽ lên? Từ đâu tới?



Bây giờ nói tới nhạc tình. Vào đầu thập niên 40, nhạc tình ở Hà Nội nằm trong tay nhóm MYOSOTIS (Hoa Lưu Ly) với những bài như Thuyền Mơ, Khúc Yêu Đương, Hồ Xưa... của Thẩm Oánh, Tâm Hồn Anh Tìm Em của Dương Thiệu Tước và trong tay nhóm TRICE³A với những bài như Đoá Hồng Nhung, Bóng Ai Qua Thềm của Văn Chung, Bẽ Bàng của Lê Yên, Cô Lái Thuyền, Biệt Ly của Dzoãn Mẫn. Nhạc tình đang phổ biến dữ dội lúc đó cũng còn là của một người Nam Định, Đặng Thế Phong với ba bài hát mùa Thu: Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu...

Ớ Hải Phòng, nhạc tình là địa hạt của Lê Thương với những bài đầu tay rất hay như Bản Đàn Xuân, Một Ngày Xanh (hay Bên Bờ Đà Giang), Nàng Hà Tiên... Nhất là với bài Thu Trên Đảo Kinh Châu soạn trên âm giai Nhật Bản và đang rất thịnh hành (đến độ đi vào nhạc mục của Hát Quan Họ Ở Bắc Ninh).

Trong một không khí nhạc tình lãng mạn toàn nói về mùa Thu như vậy, chàng tuổi trẻ Văn Cao cũng soạn ra những bài hát mùa Thu như Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu... nhưng chưa bao giờ anh ta có cơ hội để phổ biến. Tôi sẽ là người đầu tiên đem nhạc của Văn Cao đi -- nói theo lời Văn Cao đề tựa trong một bài hát -- gieo buồn khắp chốn. Danh từ người du ca đầu tiên cũng do chính Văn Cao đã gán cho tôi với một sự thèm sống cuộc đời "xướng ca vô loài" như tôi lắm lắm!

Khác với những bài hát tình thu bị ảnh hưởng thơ văn lãng mạn Pháp của các nhạc sĩ khác, bài Thu Cô Liêu của Văn Cao có cái buồn của Đông Phương. Lời ca nghe như một câu thơ Đường:

Thu cô liêu tịch liêu, cô thôn chiều
Ta yêu thu, yêu Thu, yêu Mùa Thu !
Vàng hoen đáy nước soi rõ đường đi
Một mùa Thi ! Một mùa Thi !
Lá rơi, rơi rụng, buồn chi lá vàng
Trăng ấp lạnh non, sương cứng lá
Đã từng nghe gió biết Thu sang.
Vàng theo cánh gió lấp bay tìm em
Một chiều êm ! Một chiều êm !

Nhạc điệu của bài này theo nhạc chủ thể Tây Phương (musique tonale) với những "áp-âm" hay "cảm âm" (notes sensibles) làm cho nét nhạc có nhiều cảm tính. Giai điệu trải ra trên một âm vực rất rộng nên hơi khó hát. Trái lại, bài Buồn Tàn Thu dùng ngũ cung Việt Nam với nét nhạc giản dị hơn cho nên dễ đi vào dân chúng. Tôi sẽ làm nên cuộc đời du ca của tôi với bài hát nói về người thiếu phụ đan áo chờ chồng này:

Ai lướt đi ngoài sương gió?
Không dừng chân đến, em bẽ bàng !
Ôi vừa thoáng nghe
Em mơ ngày bước chân chàng
Từ từ xa tìm đến.
Đêm mùa Thu chết
Nghe mùa đang rớt
Rơi theo lá vàng.
Em ngồi đan áo
Lòng buồn vương vấn
Em thương nhớ chàng...

Ngay từ lúc này, Văn Cao đã nói tới mùa Thu chết. May cho anh ta, lúc đó chưa có Mùa Thu Cách Mạng nên chưa bị vu cáo là rủa Cách Mạng. Như tôi đã bị lên án với bài Mùa Thu Chết, phổ thơ Apollinaire vào năm 1970. Soạn ra bài này chỉ vì tôi đang thất tình (sic) chứ lúc đó tôi đâu có thèm để ý tới Cách Mạng, Cách Miếc gì nữa. Để mà nguyền rủa.

Nhưng vào lúc tôi gặp Văn Cao ở Hải Phòng, tôi thích bài Cung Đàn Xưa nhất. Văn Cao soạn bài này thì không nói tới mùa Thu mà nói tới mùa Xuân nhưng lại là một mùa Xuân đã tàn, đã chết như mùa Thu. Tuy là một bài hát ngắn, nhưng Văn Cao cũng chia ra 4 đoản khúc rõ ràng. Đoạn đầu nói tới cung đàn năm xưa:

Hồn cầm phong hương
Hình bóng Xuân tàn
Ngày dần buông trôi
Sầu vắng cung đàn.
Lời đàn năm xưa
Xe kết đôi lòng
Lời đàn năm nay
Chia rẽ đôi lòng...

Đoạn 2 nói tới cung Thương, cung Nam mà Lê Thương, Phạm Duy cũng đều nói tới qua những bài Bản Đàn Xuân, Khối Tình Trương Chi:

Cung Thương là tiếng đàn
Cung Nam là tiếng người
Ai oán khúc ca cầm chìm rơi
Tình duyên lãng đãng
Nhớ thương dần pha phôi...

Đoạn 3 chuyển qua một nhịp điệu khác, nói tới sự buồn rầu trong cung đàn xưa:

Cung đàn ngân
Buồn xa vắng trong tiếng thầm
Buồn như lúc Xuân sắp tàn
Ôi đàn xưa
Còn vang nhắc chi đến người
Lòng ta tắt bao thắm tươi
U hoài duyên đưa...

Thì ra tất cả ba đoạn nói tới một cung đàn xưa đó chỉ muốn nhắc tới một người mà Văn Cao diễn tả một cách tuyệt mỹ, một người tình tưởng tượng có đôi mắt giữ lại mùa Xuân, có đôi chân đi tới đâu hoa nở tới đó, có thân hình thơm hương, có tiếng nói khơi dậy thương yêu... khiến cho hiện thân của anh Trương Chi là Văn Cao đó, bây giờ đã phải cất lên tiếng đàn giao hoan và dệt nên không biết bao nhiêu là mộng mị:

Chiều năm xưa
Gót hài khai hoa
Mắt huyền lưu Xuân
Dáng hồng thơm hương.
Chiều năm nay
Tiếng người khơi thương
Tiếng đàn giao hoan
Giấc mộng chàng Trương...

Tôi muốn nói nhiều tới hai bài hát Thu Cô Liêu, Cung Đàn Xưa này hơn là nói tới bài Buồn Tàn Thu mà ai cũng biết là vì, đáng tiếc thay, rất ít người biết tới những bản nhạc tình đầu tay của Văn Cao, trong đó ta đã thấy manh nha những hình ảnh, những ý tình, những cái đẹp mà Văn Cao sẽ phát triển tột độ trong hai bài ca bất hủ là Thiên Thai và Trương Chi... Những cô hái mơ, cô bán hoa, cô hàng nước, cô lái đò, cô láng giềng mà ta thấy xuất hiện trong các bản nhạc tình thuở đó, làm sao mà có được những gót hài khai hoa, mắt huyền lưu Xuân, dáng hồng thơm hương... như trong bản Cung Đàn Xưa của Văn Cao? Chỉ cần 12 chữ và dù chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình 1943-44 vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm. Sau này, để xưng tụng một người tình có thực và cũng là một cách xưng tụng Văn Cao, tôi có hát trong bài Đường Em Đi:

Đường em có đi
Hằng đêm bước qua
Nở những đoá hoa ôi dị kỳ.
Đường êm có khi
Chờ em bước qua
Là nghiêng giấc mơ ước thề...

Từ Thu Cô Liêu, Cung Đàn Xưa của lúc đó tới Suối Mơ, Bến Xuân sau này (và với cả bài Chiến Sĩ Hải Quân nữa) Đỗ Hữu I³ch đã đóng góp rất nhiều vào phần soạn lời ca.



Đỗ Hữu Ích có một cô em gái rất đẹp tên là Yến mà chắc chắn Văn Cao phải mê. Như tôi đã mê. Trong một buổi cả nhà đi lánh bom máy bay Mỹ ở ngoại ô, tôi đã leo vào nhà Đỗ Hữu Ích để ăn cắp tấm ảnh và cái áo lót của cô em gái. Đem tấm ảnh vào tới Saigon, Cà Mâu rồi đem ra Hà Nội. Nếu không lâm vào cảnh phải chạy giặc tối thiểu cũng là bốn lần thì chắc chắn tấm ảnh này chưa bị thất lạc.

Khi kết bạn với Văn Cao ở Hải Phòng vào năm 1944, tôi đã có nhiều kinh nghiệm về tình rồi nhưng tôi thấy Văn Cao lúc đó rất cô độc, không có một thứ nhân tình, nhân ngãi nào cả! Tôi không tỏ tình với Yến bởi vì tôi đang có người tình là cô đào chính trong gánh hát. Văn Cao không dám tỏ tình với Yến chắc chắn vì tính nhát gái. Văn Cao lúc còn trẻ là người chừng mực. I³t khi anh chàng chịu theo tôi trong những cuộc chơi. Tôi ngờ rằng những bản nhạc tình đầu tiên của Văn Cao soạn ra là mối tình câm lặng đối với Đỗ Thị Yến.

Trong lúc ngồi nhớ lại một thời sống với Văn Cao ở Hải Phòng vào đầu năm 44, tôi không muốn đóng khung niềm nhớ bạn vào một thời điểm quá ngắn ngủi này. Bởi vì trong những tập Hồi Ký tôi sắp viết, tôi sẽ chỉ nhắc tới Văn Cao với loại nhạc Cách Mạng Kháng Chiến của anh mà thôi, tôi muốn viết ngay ra đây những ý nghĩ của tôi về nhạc tình của Văn Cao ngay sau khi chúng tôi xa nhau rồi gặp lại nhau tại Hà Nội vào năm 1946.

Nếu đem so sánh với những bản nhạc tình của 50 năm Tân Nhạc thì những bài Suối Mơ, Bến Xuân là cực điểm của lãng mạn tính trong ca nhạc Việt Nam. Sẽ không bao giờ có những bài ca lãng mạn như thế nữa! Sẽ có nhạc tình cảm tính, nhạc tình não tính, nhạc tình nhục tính và ảo tính nhưng không thể có thêm những bài nhạc tình lãng mạn nào hay hơn nhạc Văn Cao. Không ai có thể mô tả cái đẹp của con suối trong rừng Thu như thế này nữa:

Suối mơ !
Bên rừng Thu vắng
Dòng nước trôi lững lờ ngoài nắng.
Ngày chưa đi sao gió vương ?
Bờ xanh ngắt bóng đôi cây thùy dương...
Hoặc ca tụng người tình nơi Bến Xuân:
Tới đây chân bước cùng ngập ngừng
Mắt em như dáng thuyền soi nước.
..........
Tới đây mây núi đồi chập chùng
Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng...

Trong cả hai bài nhạc tình về mùa Thu và mùa Xuân này, bao giờ nét nhạc mineure mở đầu cũng rất lâng lâng rồi cũng sẽ chuyển qua một nét nhạc majeure ngắn để diễn tả một niềm vui thoáng qua. Hình ảnh người tình trong cả hai bài hát này đều rất là lộng lẫy, cao sang. Tình cảm của cả hai bài nhạc tình đều không dìm con người vào cõi u tối, trái lại làm cho người nghe thấy nguôi ngoai, sảng khoái. Con suối trong rừng Thu buồn muôn thuở là vì còn lưu luyến hương vị tình yêu chúng ta:

Suối ơi !
Nghe rừng heo hút.
Dòng êm đưa lá khô già trút
Còn như lưu hương yêu dấu
Với suối xưa trôi nơi đâu...

Đứng trên bến Xuân để nhìn những cánh buồm xa và nghe tiếng chim ca lưu luyến cuộc tình của chúng ta, cuộc tình vừa mới đi qua:

Sương mênh mông che lấp kín non xanh
Ôi cánh buồm nâu còn trên lớp sóng xuân
Ai tha hương nghe ríu rít oanh ca
Cánh nhạn vào mây thiết tha
Lưu luyến tình vừa qua...

Không "ích kỷ" (!) như tôi, nghệ sĩ tài hoa Văn Cao hiến thân cho Cách Mạng. Nhưng Cách Mạng sẽ không cho anh sáng tác nữa nên sự nghiệp anh đành dở dang. Trong suốt một đời, con người tình cảm hơn tôi này chỉ soạn ra dăm bẩy bản nhạc tình trong đó hai bài Thiên Thai và Trương Chi đã làm mờ đi bốn bài còn lại như hai bài đã kể ở trên và hai bài nữa là Suối Mơ và Bến Xuân. (Cách Mạng xông tới nênBến Xuân đã bị đổi thành Đàn Chim Việt ).

Bài Buồn Tàn Thu không có giá trị nghệ thuật cao bằng những bài khác của Văn Cao nhưng vì nó được hát lên trên sân khấu gánh hát rong và trên Đài Phát Thanh Saigon trong những năm 44-45 là lúc TÂN NHAC còn mới phôi thai, cho nên nó được nhiều người biết tới. Nhưng những bài tình ca nhỏ nhặt đó sẽ bị mờ đi khi Thiên Thai và Trương Chi ra đời. Với tài năng đã đến độ chín mùi, Văn Cao sẽ dắt ta tới đỉnh cao nhất của ái tình cũng như sẽ đưa ta vào cõi sâu thẳm nhất của khổ đau với hai câu chuyện cổ dân gian biến thành hai bản tình ca muôn thưở.

Tôi đã có dịp nói tới không khí Đường Thi trong nhạc Văn Cao, nghĩa là nói tới chất thơ trong sáng, cô đọng ngay từ trong những bản nhạc đầu tiên của anh. Ta thấy những bài Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu... như có vẻ vừa thoát ra từ khung cảnh THU HƯNG của Đỗ Phủ. Nghe câu hát Chiều năm xưa gót hài khai hoa, mắt huyền lưu Xuân, dáng nồng thơm hương... trong bài Cung Đàn Xưa thì ta nghe ra như một câu thơ của Thôi Hiệu.

Nhưng trong thời kỳ thành hình và phát triển của TÂN NHAC, Văn Cao cũng không phải là chàng nhạc sĩ trẻ tuổi độc nhất đã bị ảnh hưởng của Thơ Đường. Nhạc sĩ đàn anh Lê Thương mà đã chẳng biết dùng khung cảnh TRĂNG QUAN SAN của Lý Bạch để soạn ra câu hát: Qua Thiên San kìa ai tiễn rượu vừa tàn khiến cho ba bản Hòn Vọng Phu của anh đã trở thành bất diệt đó à?

Có lẽ cũng cảm thấy ma lực của Đường Thi trong Tân Nhạc cho nên về sau này tôi cũng mượn không khí của: Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự -- Dạ bán chung thinh đáo khách thuyền của Trương Kế để soạn ra câu hát trên sông Lô: Thuyền tôi đậu bến Sông Lô -- Nửa đêm nghe tiếng quân thù thở than. Nếu chúng ta đi xa thêm vào dĩ vãng, ta lại còn thấy trong truyền thống HÁT Á ĐÁO, những bài thơ như TƯƠNG TIẾN TỨU, TIẾN-HÂU XÍCH BÍCH... của Thơ Đường đã trở thành những điệu hát hoàn toàn Việt Nam. Còn sân khấu Cải Lương Nam Kỳ thì có hẳn một điệu hát được gọi tên là DÁBÁN CHUNG THINH. Ai cũng bị ảnh hưởng Đường Thi mà chẳng nói ra hay chưa có dịp để nói ra.

Nhưng với bài ThiênThai in ra vào năm 1944 thì Văn Cao tự nhận mình là "Người Sông Ngự" và không ngần ngại viết mấy câu đề tựa trên đầu bản nhạc do nhà xuất bản TINH HOA ở Huế ấn hành: Ánh hưởng sông nước khúc Thiên Thai cổ trong khung cảnh huyền diệu của Đường Thi với hai truyện Thiên Thai và Đào Nguyên. Người Sông Ngự đã lạc cảm xúc rồi! Trong bản in còn đề rõ: lời ca của Văn Cao và Hoàng Thoái -- tôi ngờ Hoàng Thoái là bí danh của Đỗ Hữu I³ch.

Ta hãy thử xem những bài thơ Đường mà Văn Cao vừa kể ra như ĐAO NGUYÊN HANH của Vương Duy và LƯU NGUYÊN NHÂP THIÊN THAI của Tào Đường đã có những gì khiến cho người nhạc sĩ mang thêm bí danh Người Sông Ngự này đã phải lạc cảm xúc? Trong cuốn ĐƯƠNG THI in tại Saigon vào năm 1971, Giáo Sư Phạm Liễu đã cho rằng cảnh Đào Nguyên là cảnh đẹp vô cùng lý tưởng. Bài thơ của Vương Duy dẫn chúng ta vào một khung cảnh thần tiên:

Chiếc thuyền câu đẩy đưa trên sông nước
Mê sắc trời núi đẹp ánh xuân xa...
Đôi bờ Đào Hoa, bến thuyền xưa ấy
Ngồi ngắm nhìn cây thắm, không biết xa...

Chốn suối hoa đào thần tiên đó mà có được, chẳng qua cũng chỉ vì thi sĩ có quá nhiều gian khổ trong cuộc đời nên đã phải tạo ra cho mình một nơi để ẩn lánh. Một nơi sau này thi bá Vũ Hoàng Chương bước vào thì phải lạc lối, người thơ của lên đường Tản Đà tới được thì, sau nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai... sẽ phải giã biệt nơi cảnh đẹp lý tưởng đó với tiếng suối tiễn, tiếng oanh đưa... Và nếu chúng ta có tới được thì cũng chẳng ở được lâu, cũng giống như truyện hai chàng thư sinh mang họ Lưu, họ Nguyễn lạc vào cõi Thiên Thai vậy. Ớ dưới trần thì mơ lên tiên cảnh. Ớ tiên cảnh thì lại đòi về dương trần. Đó là thân phận con người, la condition humaine. Đứng núi này trông núi nọ...

Bài thơ của Tào Đường thì diễn tả cảnh hai chàng thư sinh đi hái thuốc, không ngờ lại tới được chốn Đào Nguyên:

Khe cây, lối đá nhận đường vào
Hoa cỏ không vương mảy bụi nào
Nhìn bóng dáng mây quên việc trước
Trông chiều cây nước ngỡ chiêm bao..
Muốn biết về đâu, non nước ấy
Hỏi thăm, nên tới suối Hoa Đào...

Người Sông Ngự/Văn Cao đã thú nhận rằng mình bị ảnh hưởng sông nước của hai truyện ĐAO NGUYÊN, THIÊN THAI cho nên đã soạn ra một bài hát.

Một bài hát, theo tôi thật là tuyệt diệu! Nó vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh. Nếu hình thức ca khúc trong Tân Nhạc Việt Nam cho tới năm 1944 này vẫn còn nằm trong khuôn khổ một đoản khúc được ước định trong một số khuôn nhạc nào đó, với một lối chuyển cung, chuyển điệu công thức nào đó... thì bản Thiên Thai của Văn Cao đã vươn lên một hình thức rất lớn, chia ra nhiều đoạn, nhiều cảnh, gồm tới con số chín mươi bốn khuôn nhạc, chan chứa những giai điệu thần tiên và những lời ca thần diệu.

Với tài năng đã nở rộ cùng với bước đi tới của Tân Nhạc, Văn Cao mô tả cảnh đầu của bài Thiên Thai của anh, cảnh hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên:

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên.
Kìa đường lên tiên,
Kìa nguồn hương duyên,
Theo gió tiếng đàn xao xuyến.
Phím tơ lưu luyến
Mấy cung u huyền
Mấy cung trìu mến
Như nước reo mạn thuyền...

Sau khi mở ra một tiếng hát của ai không biết, hát vang lừng trên sóng để đẩy đưa hai chàng Lưu Nguyễn lạc tới Đào Nguyên... thì, với một nét nhạc leo thang, Văn Cao vẽ ra con đường lên tiên, nơi nguồn hương duyên, theo gió bay lên với tiếng đàn xao xuyến... Ngay trong cảnh đầu của bài ca, ngay từ khi con thuyền nào đó (con thuyền câu của ĐAO NGUYÊN HANH?) đưa hai kẻ si tình này đi vào cõi mộng, Văn Cao chỉ nói tới phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền, mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền. Tuyệt nhiên không có tả cảnh. Con đường lên tới suối hoa đào cũng không phải qua khe cây hay lối đá để nhận đường vào... như trong bài thơ của Tào Đường.

Tôi nghĩ rằng đây có lẽ là chiếc thuyền của anh Trương Chi mà Văn Cao đã cho hai chàng Lưu Nguyễn mượn tạm. Và những âm ba của giọng hát mà Văn Cao nói tới trong đoạn này đã làm cho hoa đào nơi suối tiên phải rụng cánh, có lẽ đó chính là tiếng hát của người thợ chài trên Sông Ngự, trong cuộc đời có thực hay trong cổ truyện lung linh vậy.

Tiếng hát đưa đẩy con thuyền tình trôi trên nước ngọc tuyền, và người trên thuyền cũng thấy quê hương dần xa lấp trong núi ngàn như trong hai bản Đường Thi... để gặp một tiếng hát khác bên bờ Đào Nguyên:

Âm ba, thoáng rung cánh đào rơi
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời.
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
Bâng khuâng chèo khua nước ngọc tuyền
Ai hát bên bờ Đào Nguyên...

Trong đoạn này, Văn Cao đã chuyển nét nhạc một cách rất tài tình, dùng những nốt-bán-cung để di chuyển rất nhanh chóng câu hát đi từ một chủ âm mineure này qua chủ âm mineure khác, cho ta thấy được rất nhiều mầu sắc của khung cảnh thần tiên này. Mầu sắc ở đây lại không có gì là sặc sỡ, nó mơ hồ, nó nên thơ, nó huyền diệu...

Ai hát bên bờ Đào Nguyên? Ngoài tiếng hát Trương Chi hay Lưu Nguyễn đang đưa đẩy con thuyền? Thưa đó là bầy thiên tiên đang đứng hát đón chờ hai gã tình lang tại một nơi còn nguyên vẹn trinh tiết bởi vì mùa Xuân ở đây chưa bao giờ gập bướm trần gian tới làm cho Xuân phải ô uế, và mùa đào thì theo dòng ngày tháng chưa hề bao giờ tàn phai!

Với một nhạc điệu rất đẹp chảy dài từ bát độ trên xuống bát độ dưới, với một nhịp điệu lẳng lơ nhưng thanh thoát, Văn Cao cho chúng ta một đoản khúc có thể là khúc Nghê Thường mà ta vẫn nghe nói tới trong Đường Thi:

Thiên Thai !
Chốn đây hoa Xuân chưa gặp bướm trần gian
Có một mùa đào
Dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần.
Thiên tiên !
Chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
Khúc Nghê Thường này
Đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn...

Nhạc bỗng sáng lên, chuyển qua giọng majeure nhưng lời ca thì vẫn chỉ nói tới tiếng đàn, tiếng nhạc. Tuyệt nhiên không nói tới người. Bầy tiên chỉ là hư ảnh. Biết đâu, ngay cả hai chàng Lưu Nguyễn cũng không có mặt trong bài ca:

Đàn soi trăng lên, nhạc lắng tiếng quyên
Đây đó nỗi lòng mong nhớ
Này khúc Bồng Lai
Là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi...

Rồi nhạc chuyển vội về giọng mineure để nói rằng tiếng đàn xui quên đời dương thế, tiếng đàn khao khát tình duyên:

Đàn xui ai quên đời dương thế,
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên.

Cho mãi tới bây giờ Văn Cao mới hé cho ta thấy cuộc ái ân nổi dậy giữa người tiên người phàm bằng cách quay lại với nhạc đề chính trong bài ca:

Thiên Thai !
Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần...

Đàn phách lại nổi lên! Nhạc Văn Cao rộn rã một cách khác thường trong đoạn này. Gió hắt đi những tiếng hát. Những tiếng hát này sẽ làm se lòng người mỗi khi được nghe lại. Lưu Nguyễn quên trần hoàn rồi. Họ cùng bầy tiên đàn ca một vài ba thế kỷ:

Gió hắt trầm tiếng ca
Tiếng phách ròn lắng xa
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
Đào Nguyên trước, Lưu Nguyễn quên trần hoàn
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm.
Nhớ quê chiều nào xa khơi
Chắc không đường về tiên nữ ơi...

Không nói đến sự trở về trần hoàn của Lưu Nguyễn khi nhớ quê, không nói đến sự thất vọng của họ khi về tới cõi trần nơi đó chẳng còn ai biết tới hai người nữa! Văn Cao bỏ qua sự đứng núi này trông núi nọ của họ, chỉ nói tới sự quay về đường tiên của hai cụ già Lưu Nguyễn. Nhưng than ôi, Đào Nguyên biến mất rồi! Chỉ còn rền lại tiếng ca của cõi tiên:

Gió hắt trầm tiếng ca
Tiếng phách ròn lắng xa.
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta.
Đào nguyên trước, Lưu Nguyễn khi trở về
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
Những khi chiều tà trăng lên
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên...

Tôi hiểu được bài học không biết chọn lựa của hai gã Lưu Nguyễn trong bài Thiên Thai của Văn Cao.Vì không biết chọn lựa nên họ mất cả cõi tiên lẫn cõi trần. Họ đang sống bơ vơ ở đâu?

Tuy viết ra một bản hát vừa có tính chất trường ca, vừa có tính chất nhạc cảnh, nhưng Văn Cao không tả thực trong bài Thiên Thai này. Những nhân vật chính của câu truyện như hai chàng Lưu Nguyễn, bầy thiên tiên hoặc những cảnh vật như suối hoa đào, chiếc thuyền lan, nước ngọc tuyền, đều được mô tả một cách rất mơ hồ. Giống như trong một giấc mộng vậy! Ta biết là có con thuyền chở Lưu Nguyễn tới cõi Thiên Thai, có bầy thiên tiên múa hát dâng trái đào thơm... nhưng ta không thấy được họ...

Khi cùng người yêu xây được ngôi nhà cỏ bên suối mơ hay trước bến xuân với hai tình khúc trước, Văn Cao có thể mời đón chúng ta bước vào căn nhà bên chiếc cầu soi nước để ngồi nhìn đàn nai đùa trên đống lá vàng khô. Nhưng trong Thiên Thai, cõi mơ của Văn Cao, chúng ta không thể nào bước vào vườn cấm này được. Đây là cõi riêng của Người Sông Ngự. Nhưng ta lại được tự do tuyệt đối để nghe lên toàn thể tiếng đàn, tiếng hát vút lên từ đầu tới cuối của trường khúc Thiên Thai, tiếng đàn hát mà tôi cho là của Trương Chi trong truyện cổ và Văn Cao đã cho Thiên Thai mượn tạm. Tôi kết luận: Thiên Thai là cõi riêng của Văn Cao. Trương Chi mới là tiếng hát của Văn Cao.

Nói tới Trương Chi thì nhớ lại thuở tôi còn nhỏ, ở Hà Nội thường có những người đi hành khất bằng giọng hát, nghĩa là họ đến trước cửa từng nhà để hát những câu chuyện cổ Việt Nam, hát xong thì ngửa tay xin tiền. Tôi vẫn nhớ hình ảnh người ca sĩ ăn mày đó, miệng hát, tay đập vào cái hộp sắt bỏ trong túi áo để gõ nhịp cho bài hát. Và hình như anh ta chỉ có một bài hát duy nhất để làm vũ khí cho nghề đi ăn xin mà thôi. Đó là bài hát về anh Trương Chi:

Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thậm xấu, tiếng hát thì thật hay
Cô Mỵ nương vốn ở Lầu Tây
Con quan Thừa Tướng ngày rày cấm cung...

Sau này, tôi thường cám ơn thầm người hành khất bằng giọng hát đó, vì ngay từ khi tôi chưa có đủ trí khôn để hiểu biết cuộc đời thì anh ta đã nuôi dưỡng tình cảm của tôi bằng một câu chuyện tình đẹp ngang với những chuyện tình đẹp nhất trên thế giới.

Câu truyện cổ tích về anh Trương Chi người thì thậm xấu, tiếng hát thì thật hay mà ca nhạc cổ truyền đã xưng tụng qua hình thức hát rong, hát dạo, hát xẩm... cũng đã được các thi sĩ, văn sĩ của thời nay nhắc tới. Chẳng hạn trong bài thơ BAI CA NGƯ PHÚ của Vũ Hoàng Chương mà Hoàng Thư đã ngâm lên một cách mê ly trên các Đài Phát Thanh ở trong nước cách đây mấy chục năm. Thạc Sĩ Phạm Duy Khiêm viết truyện LE CRISTAL D'AMOUR bằng Pháp Ngữ, in trong cuốn Légendes Des Terres Sereines. Thi sĩ Hoàng Cầm còn dùng truyện cổ đó để soạn vở kịch thơ TIẾNG HÁT với nội dung không ai giam nhốt nổi tiếng hát.

Trong giới Tân Nhạc, có Hùng Lân viết bài Hận Trương Chi. Phạm Duy viết bài Khối Tình Trương Chi và Văn Cao viết bài Trương Chi. Với bài hát nói lên một nỗi hận, Hùng Lân không kể chuyện anh Trương Chi, ông chỉ mượn một nhân vật tiêu biểu cho giới cầm ca để nói luôn đến chuyện Tử Kỳ và Bá Nha, chuyện người hát hay, đàn hay mà không có người thưởng thức. Phạm Duy là tôi lúc còn ấu trĩ, thì khách quan kể lại câu truyện cổ truyền. Riêng chỉ có Văn Cao là nói tới nhân vật tài hoa truyền kỳ này, nói tới sự não nuột trong tiếng nhạc Trương Chi, tới con người và số phận, đồng thời cũng là nói về mình!

Không phải bây giờ Văn Cao mới nói tới Trương Chi. Người Sông Ngự đã đưa hồn Trương Chi vào hồn mình từ lâu rồi! Từ khi nói tới một trong những chiều năm xưa có những cung đàn cũng năm xưa ấy réo rắt lên, bên một người con gái đẹp mà... gót hài khai hoa, mắt huyền lưu Xuân, dáng hồng thơm hương đã khiến cho Chàng Trương/Văn Cao phải đưa vào mộng mị:

Chiều năm nay
Tiếng người khơi thương
Tiếng đàn giao hoan
Giấc mộng chàng Trương...

Lúc đó, Văn Cao chỉ mới hé lộ cho ta thấy tâm hồn của anh là tâm hồn của chàng ngư phủ thất tình họ Trương. Bây giờ, anh phát triển tiếng hát câm lặng đó bằng một trường khúc não nuột nhưng cũng rất kiêu sa.

Bài hát mở đầu bằng câu nhạc dài hơi như trong Thiên Thai nhưng nhạc trong Trương Chi có nhiều tính mô tả hơn:

Một chiều xưa trăng nước chưa thành thơ
Trầm trầm không gian mới rung thành tơ.
Vương vất heo may hoa yến mong chờ
Ôi tiếng cầm ca, Thu tới bao giờ...

Kiêu sa lắm chứ ! Khi Văn Cao cho rằng từ lúc mới có Trời, có Đất, khi chưa có Thơ thì đã có Nhạc rồi. Và chỉ có nhạc thì mới kéo được mùa Thu tới cho loài hoa, loài chim, loài người. Rồi cũng với câu nhạc đó, Văn Cao đưa tiếng nhạc của Trương Chi tới Mỵ Nương:

Lòng chiều bơ vơ lúc thu vừa sang
Chập chùng đêm khuya thức ai phòng loan
Một cánh chim rơi trong khúc nhạc vàng
Đây đó từng song he hé đợi đàn...

Một nét nhạc khác cho ta thấy Mỵ Nương vui vẻ chờ đợi tiếng hát:

Tây hiên Mỵ Nương khi nghe tiếng ngân
Hò khoan mơ bóng con đò trôi.
Giai nhân cười nép trăng sáng lả lơi
Lả lơi bên trời...

Nét nhạc bây giờ vút lên, như tiếng nức nở của Trương Chi sau khi Mỵ Nương bị thất vọng về cái nhan không có sắc của anh:

Anh Trương Chi
Tiếng hát vọng ngàn xưa còn rung
Anh thương nhớ, oán trách cuộc từ ly não nùng.
Đò trăng cắm giữa sông vắng
Gió đưa câu ca về đâu?
Nhìn xuống đáy nước sông sâu
Thuyền anh đã chìm đâu...

Thưa rằng thuyền anh đã chìm sâu! Có nghĩa là anh đã gieo mình xuống sông tự tử, nhưng oan hồn của anh còn đó khiến cho tiếng hát vẫn không tắt nghỉ. Khách giang đầu còn được nghe mãi mãi tiếng than khóc của Trương Chi:

Từng khúc nhạc xa vời
Trong đêm khuya dìu dặt tiếng tơ rơi
Sương thu vừa buông xuống
Bóng cây ven bờ xa mờ xoá dòng sông
Ai qua bến giang đầu tha thiết
Nghe sông than mối tình Trương Chi
Dâng úa trăng khi về khuya
Bao tiếng ca ru mùa Thu...

Nhưng Trương Chi có thực sự than khóc cái nghèo nàn, cái xấu trai của mình không? Ta hãy nghe Văn Cao chuyển cung từ RE thứ qua SOL trưởng một cách sướng tai vô cùng, để diễn tả giọt mưa rơi ngoài song cửa Mỵ Nương như rơi trên những cung đàn huyền diệu. Mưa cũng rơi trên con thuyền ngoài dòng sông lạnh, thuyền này chưa chắc đã là của Trương Chi:

Ngoài song mưa rơi trên bao cung đàn
Còn nghe như ai nức nở và than
Trầm vút tiếng gió mưa
Cùng với tiếng nước róc rách ai có buồn chăng?
Lòng bâng khuâng theo mưa đưa canh tàn
Về phương xa ai nức nở và than
Trầm với tiếng gió vương
Nhìn thấy ngấn nước lấp lánh in bóng đò xưa...

Vào lúc Tân Nhạc mới chập chững biết đi mà Văn Cao đã viết được những câu nhạc diễn tả giọt mưa tài tình như vậy, thật là hiếm có. Nếu ta nhận ra được nét nhạc SOL trưởng trong đoạn mưa rơi trên cung đàn này là nhạc ngũ cung thì ta lại càng yêu quý Văn Cao hơn lên.

Câu chuyện tình éo le nhưng rồi cũng kết thúc một cách đẹp đẽ : Trương Chi chết đi nhưng vì cuộc tình chưa thoa? cho nên trái tim không chịu tan đi và hoá thành ngọc đá. Rồi người đời đem viên ngọc đó ra để làm thành một bộ chén trà dâng tặng gia đình nhà quan. Trong một tiệc trà, Mỵ Nương bưng chén ngọc lên, thấy hình ảnh chàng ngư phủ cất tiếng hát trong miệng chén. Thương nhớ con người và giọng hát năm xưa, nàng rơi lệ! Giọt nước mắt nhỏ xuống chén ngọc. Thế là mối oan tình từ bao năm nay đã được thoa? mãn. Và bây giờ thì chén ngọc, hay là trái tim của Trương Chi mới chịu tan đi.

Văn Cao không đả động tới chuyện đó. Anh tiếp tục xoáy vào nhân vật Trương Chi:

Đò ơi !
Đêm nay dòng sông Thương dâng cao
Mà ai hát dưới trăng ngà
Ngồi đây ta gõ ván thuyền ta ca trái đất còn riêng ta.
Đàn đêm thâu ! Trách ai khinh nghèo quên nhau.
Đôi lứa bên giang đầu
Người ra đi với cuộc phân ly
Đâu bóng thuyền Trương Chi ?

Như tôi đã nói, Văn Cao không kể lại câu chuyện Trương Chi/Mỵ Nương. Anh chỉ tỏ thái độ của Chàng Trương sau khi thất tình, trước khi chết cũng như sau khi chết:

Ngồi đây ta gõ ván thuyền
Ta ca trái đất còn riêng ta...

Tâm hồn tôi đẹp -- vì tôi hát hay mà -- nhưng hình hài tôi xấu, người không yêu tôi à? Thì tôi vẫn có cuộc đời hay trái đất này để ra tuyên ngôn: Trái đất còn riêng ta. Trách ai khinh nghèo quên nhau. Trách ai? Trách chính quyền hay trách người đời không bao giờ dung nổi con người nghệ sĩ? Không dung thì thôi! Ta vẫn còn riêng Ta. Đó là ý nghĩa của bài Trương Chi.

Người Việt Nam yêu nhạc, trải qua gần 50 năm lịch sử của Tân Nhạc lúc nào cũng sẵn sàng bị phản bội. Không phải tới bây giờ, ở trong những cộng đồng Việt Nam trên hải ngoại, những nhà tái bản sách nhạc, những con buôn của nghề sản xuất lậu băng nhạc, những ca sĩ không biết tự trọng... luôn luôn khinh miệt người sáng tác bằng cách sử dụng bừa bãi những tác phẩm làm bằng mồ hôi và nước mắt của tác giả như: không xin phép, không trả tác quyền, không đề tên tác giả trong bìa băng, không hát đầy đủ lời ca của tác phẩm. Ngay từ hồi Văn Cao viết bài tình ca bất hủ Trương Chi này, người ta cũng không bao giờ chịu để ý tới lời 2 của nhạc phẩm để in ra hoặc hát lên. Hôm nay, tôi có dịp để ghi lại những lời ca đẹp như trái tim ngọc đá của ngư phủ họ Trương:

Từ ngày trăng mơ nước in thành thơ
Lạc loài hương thu thoáng vương đường tơ.
Ngây ngất không gian rên xiết lay bờ,
Bao tiếng cầm ca rung ánh sao mờ.
Nhạc còn lưu luyến nhắc ai huyền âm.
Lạnh lùng đôi dây tố lan trầm ngân
Trong lúc đêm khuya ai lóng tiếng cầm
Thu đã chìm xa xa ánh nguyệt đầm.
Khoan khoan đò ơi ! Tương tư tiếng ca
Chàng Trương Chi cất lên hò khoan
Đêm thu dài đến, khoan tiếng nhạc ơi !
Nhạc ơi, thôi đàn !

Có một điều buồn đến với tôi khi hát lên lời 2 của bản Trương Chi này. Văn Cao tiên tri cái ngày anh không được phép đàn hát nữa? Như đã xẩy ra sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm. Đêm Thu dài đến, khoan tiếng nhạc ơi! Nhạc ơi, Thôi đàn... Đêm Thu đến với Văn Cao, quả rằng nó đã quá dài. Dài tới ba mươi năm có lẻ! Trong thời gian đó, Văn Cao là "Người Thăng Long Thành" hay "Người Sông Ngự" thì cũng phải chết đi như Trương Chi, trái tim anh có lẽ cũng đã thành viên ngọc đá. Tôi đã nhiều lần tự hỏi: Ai là người sẽ nhỏ lệ lên trái tim Văn Cao?

Sau ba mươi năm bẻ bút, đập đàn Văn Cao, bây giờ vì trào lưu tiến hoá của nhân loại, trước sự đòi hỏi và thắng lợi của cái đích thực gọi là dân chủ, dân quyền, theo gót các nước xã hội chủ nghĩa đàn anh hay đàn em, chính quyền Hà Nội đã chủ trương cởi mở và phục hồi đia. vị cho nghệ sĩ Văn Cao.

Xa cách nhau, bị cấm không được liên lạc với nhau trong một thời gian dài hơn một đời người, vào mùa Xuân 1988, chúng tôi đã gửi cho nhau những cái hôn bằng giấy mực. Qua một vài bức ảnh mới chụp, thấy Văn Cao lúc này coi bộ yếu lắm, vì "Người Sông Ngự" uống rượu ghê quá! Vào cuối thế kỷ 20 này, tôi chúc anh có đủ sức khoẻ để cùng tôi bước qua thế kỷ mới. Xin anh tiếp tục đàn ca nhé, vừa ca vừa vỗ mạn thuyền, như tôi đã bắt chước anh:

Ta ca trái đất còn riêng ta...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 19

Đàn bao tuổi rồi
Đàn ca chẳng ngơi
Bao giây phút trong quãng đời
Tình tang tang tang tính tình
Tình tang tang tang tính tình
Của tình duyên số mạng người...
(BAN ĐÁN XUÂN -- Lê Thương)



Vở tuồng nòng cốt của gánh ĐỨC HUY là một vở tuồng xã hội nhan đề Ông Già Nhà Ai do Charlot Miều thủ vai chính. Vở này do anh Miều viết và dàn cảnh, đưa ra nhân vật ông già nhà quê, khi ra tỉnh thì bị cám dỗ bởi rượu ngon, gái đẹp rồi sa đoạ. Cuối cùng được cứu vớt. Trong vở tuồng có cảnh ông già dẫn gái đẹp đi ăn cơm tại một tiệm ăn sang trọng, có âm nhạc và khiêu vũ. Đây là lúc phải có một màn "phụ diễn", trước là vì nhu cầu của vở tuồng, sau là để cho sân khấu ĐỨC HUY có thêm mới lạ.

Màn phụ diễn thường được gọi là màn attractions nghĩa là màn lôi kéo khán giả. Gánh hát ĐỨC HUY đã mời "vũ sư" Phúc vào đoàn ngay từ lúc mới thành lập gánh. Dân Bắc Kỳ đã mê lối nhẩy claquettes của Fred Astaire và Ginger Rogers từ lâu qua những phim ca vũ nhạc được chiếu trên màn ảnh ciné. Ngay từ những năm 1936-38, trong gánh Ư³NG L´P BAN đã có màn nhẩy thiết hài của cô đào trẻ Bạch Tường. Trong thời gian tập tuồng tại Hải Phòng tôi đã thấy vũ sư Phúc cầm roi để dạy cho hai em nhỏ, con gái của hai gia đình đào kép trong đoàn, nhẩy tâng tâng trên sân khấu với đôi giầy có gắn miếng sắt ở mũi đế giầy. Tội nghiệp hai đứa bé, được nuôi dưỡng bằng rau muống và gạo hẩm, làm gì có sức để phục vụ một môn vũ thuật phải vận dụng tối đa tất cả những bắp thịt ở tay chân và thân hình. Ngay vị vũ sư Tầu lai này, gầy gò còn hơn tôi lúc đó, mỗi lần nhẩy xong một bài tap dancing là mặt tái mét, mồ hôi ra như tắm, thở hổn hển như anh phu khuân vác vừa đổ một tạ gạo xuống lòng tầu ở Sáu Kho. Tôi thường gọi đùa Phúc là "anh phải bỏng". Anh nhẩyclaquettes giống như người đang đi trên đường dẫm phải những cục than đỏ cho nên đôi chân phải dẫy dụa và nhẩy lên. Đã có lần không kiểm soát được sự thăng bẵng khi dẫy dụa, Fred Astaire của Gánh ĐỨC HUY ngã quay cu lơ xuống chỗ ban nhạc ngồi ở avant scène, may mà không chết như Charlot trong phim LIMELIGHT...

Rất vui vì được sống trong gánh hát, tôi ca hát tối ngày. Tiếng hát lọt vào lỗ tai mọi người trong gánh hát. Một hôm, trong bữa cơm chiều, khi đã hơi ngà say, anh Miều gạ tôi:

-- Tối nay, chú Cẩn ra làm một phát phụ diễn chơi...

-- Tôi hát ra cái gì mà hát với hỏng!

-- Cứ thử coi.

Kép chính Nhật Thanh tức Quý, anh Dần mặt rỗ, Ân đàn cò nhao nhao lên tiếng:

-- Cẩn hát Bản Đàn Xuân được lắm!

-- Hát đi...

Cô đào chính tên Tình, người đã hiến tình cho tôi ở balcon rạp hát Trần Mỹ Ngọc một đêm mới đây cũng liếc tôi một cái thật dài và nũng nịu:

-- Ứ ư ! Con Thuyền Không Bến hay hơn!

Tôi thấy trong những đêm đầu ra mắt ở Hải Phòng, vì chưa nổi tiếng, gánh ĐỨC HUY không đông khách lắm, nếu mình ra hát thì cũng không đến nỗi sợ khán giả lắm đâu! Ư°, anh em muốn thì "moa" hát. Sợ gì ?!

Tối hôm đó, trong vở tuồng Ông Già Nhà Ai, khi tới màn Charlot Miều đưa cô gái tới ăn cơm tại nhà hàng Quốc Tế, sau màn nhẩy claquettes của Phúc và hai em nhỏ, tôi ôm đàn guitare nhẩy ra sân khấu, không nhìn vào đào kép đang đóng tuồng mà nhìn vào khán giả -- nói cho đúng ra là nhìn vào khoảng trống -- không chào khán giả, không giới thiệu bài hát và cũng không có ai giới thiệu tôi là ai cả. Rồi tôi rú lên:

Đàn xuân tủi lòng
Nẩy cung đợi mong
Reo ai oán trong khuê phòng
Tình tang tang tính tính tình
Tình tang tang tính tính tình
Lạnh lùng hơn gió ngoài đồng...

Chọn bài Bản Đàn Xuân của Lê Thương để hát trong đêm đầu tiên ra sân khấu, tôi không ngờ tôi chọn đúng một bài Tân Nhạc không xa lạ với lỗ tai (hay sự thẩm âm) của giới bình dân Việt Nam. Giai điệu của bài này -- cũng như một số những bài Tân Nhạc ra đời vào lúc đó -- nằm trong nhạc ngũ cung, lơ lớ như điệu hát sa mạc rất quen thuộc. Lại có thêm những tiếng đệm tình tang tang tính tính tình làm cho bài hát hết sức gần gũi với nhạc bình dân cổ truyền. Cùng với đào kép trong vở tuồng đang ngồi trên sân khấu, khán giả ngồi dưới kia vỗ tay hoan nghênh anh ca sĩ gầy gò đeo kính cận thị hát một bài hát sa mạc mới! Nhờ ở bài hát nhiều hơn là nhờ ở giọng hát. Thế là bước đầu tiên đã được trả giá. C'est le premier pas qui coute. Một cái giá không có gì là đắt cả! Tôi chẳng mất gì, còn được thêm cái vỗ tay ầm ầm làm mình nở mũi. Gánh hát không mất một xu teng nào cho tôi cả mà có thêm một mục attraction mới lạ.

Sau vài buổi ra mắt thành công như vậy, Charlot Miều quyết định tôi sẽ hát Tân Nhạc thường xuyên trên sân khấu, không cứ gì trong vở Ông Già Nhà Ai. Bởi vì có phải đêm nào cũng hát vở này đâu? Trong những đêm hát với các vở khác trong đó không có cảnh "hát phụ diễn ở nhà hàng" thì có riêng một màn để tôi hát Tân Nhạc, hát ở ngoài màn nhung (avant scène) trong khi anh Thuận hạ màn để đổi cảnh.

Bây giờ tôi cần có một cái tên để người trong gánh hát giới thiệu sự xuất hiện trên sân khấu của một trong hai người hát Tân Nhạc đầu tiên trong gánh Cải Lương (người khác là Tino Thân tức Canh Thân trong gánh A³I LIÊN, lúc đó đang lưu diễn ở Thái Bình) cũng như để làm quảng cáo trên biển ngữ hay trong những tờ chương trình bươm bướm. Trong một buổi ngồi uống cà phê trong rạp hát, anh em bàn tàn về cái tên nghệ sĩ của tôi. Charlot Miều đề nghị:

-- Hoàng Đức, được không? (vì trong đó có chữ ĐƯ³C và một chữ gần giống như HUY).

Bà Miều góp ý kiến :

-- Bên A³i Liên có Tino Thân thì mình cũng phải có Tino Cẩn chứ?

-- Hay là Mộng Vân? Tôi nói. Vì đã tự đặt cho mình cái tên "cải lương" này từ lâu rồi!

Ba Hội người Huế, bảo hoàng hơn vua:

-- A lê ! Đặt tên là Bửu Cẩn.

Sau một hồi bàn tán, tôi xin cắt bỏ tên thật, dùng tên họ làm tên nghệ sĩ. Chỉ cần một cái tên hai chữ cho dễ gọi, dễ nhớ. Thế là tên tục (Cẩn) do cha mẹ đặt cho, tên phụ (thằng Tôm, chú Tiểu) do họ hàng gán cho đã biến đi. Cái tên, đúng là phải do mình tạo nên. Tôi chỉ hơi phiền là lúc đó tôi không tiên đoán được những ngày phải sống ở Hoa Kỳ như hiện nay, mỗi lần có ai gọi điện thoại hay có nhân viên hàng không réo tên ở phi trường thì tên mình được gọi là Fem Đai!!! Nghe tức cái lỗ tai quá!

Trên sân khấu ĐỨC HUY, sau khi thấy được ngay bí quyết để thành công với bài Bản Đàn Xuân của Lê Thương, tôi hát bài Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Bài này cũng được soạn trên âm giai ngũ cung. Trong bài hát có câu "trôi trên sông Thương nước chẩy đôi dòng" tôi bèn thêm hai chữ "ai ơi" vào sau hai chữ "sông Thương". Nghe càng có vẻ Việt Nam hơn nữa trong một bản Tân Nhạc!

Khởi đầu cuộc đời ca hát của mình, tôi chỉ có hai bài đó để trình diễn mỗi đêm. Những bài hát khác, hoặc là của tôi như bài Cô Hái Mơ hay của các nhạc sĩ khác như Tâm Hồn Anh Tìm Em (Dương Thiệu Tước), Cô Lái Thuyền Mơ (Dzoãn Mẫn) không phù hợp với nơi phổ biến là sân khấu và đối tượng là đại chúng. Đó là những bài hát chỉ phù hợp với thứ văn nghệ salon, văn nghệ bỏ túi.

Chẳng ai dạy mà tôi nắm ngay được kỹ thuật hát trên sân khấu. Tôi thấy khi mình đứng hát trên sân khấu, khán thính giả ngồi gần mình nhất cũng từ 4 tới 5 thước. Khán giả ngồi ở giữa rạp hay ở cuối rạp thì còn xa mình tới 20 hay 30 thước là ít. Vậy thì ca sĩ phải "cường điệu hoá" lối hát của mình. Lúc đó làm gì có micro, ampli và speaker? Ca sĩ phải mở to miệng ra, phải dùng cặp môi để uốn nắn từng chữ trong mỗi câu hát. Bộ mặt phải diễn tả tính tình của bài hát. Có khi phải dùng cả thân hình và tay chân nữa. Bài hát trên sân khấu phải có những nét tình cảm phóng đại, không thể là thứ tình cảm tế nhị, cao siêu. Hát hai bài Bản Đàn Xuân, Con Thuyền Không Bến thì phải dùng "tiểu sảo", nhấn mạnh vào những tiếng đệm tình tang tang tính tính tình và ai ơi...

Đúng vào lúc khởi đầu nghề hát rong của mình, tôi có may mắn được gặp Văn Cao. Trong mấy bài hát anh ta vừa mới soạn ra là Thu Cô Liêu, Cung Đàn Xưa và Buồn Tàn Thu, chỉ có bài Buồn Tàn Thu là có đủ yếu tố để dễ dàng thành công trên sân khấu. Bài này là một bài hát buồn, tuy rất ngắn nhưng có đầy đủ những hình ảnh như: mùa Thu chết -- và không phải chỉ chết có một lần -- sương rơi, gió thổi, lá vàng bay, người cô phụ ngồi đan áo và thương nhớ người tình đã ra đi hay đã quá cố, bóng chim uyên... Rất lãng mạn, rất hợp thời.

Ngày còn ở Nhã Nam, Yên Thế, khi học hát những bài hát quan họ, tôi đã nhận ra cái hay trong lối ngân giọng và trong lối dùng những âm đệm "hư hứ hư hừ hừ" rất đặc biệt của loại dân ca-tình ca-hát hội này. Tôi lại còn thấy kỹ thuật ngân giọng của Việt Nam khác với kỹ thuật ngân giọng của Tây Phương. Hát A± Đào thì phải "hãm giọng", hát quan họ phải "rung đổ hột". Tôi bèn áp dụng lối "rung đổ hột" và lối dùng "âm đệm" vào việc hát bài Buồn Tàn Thu:

Đêm hí hi hì mùa Thu chết
Nghe hí hi hì mùa đang rớt
Rơi theo lá há ha hà vàng...

Tôi vẫn cho tiếng Việt là một trong những thứ tiếng có nhiều vần và nhiều âm thanh nhất. Tiếng Nhật, chẳng hạn, không phát âm được vần " r " (rờ). Tuy chỉ có 5 dấu nhưng tiếng Việt có tới 8 thanh khác nhau:

phù bình thanh, gồm những tiếng không có dấu;

trầm bình thanh, tiếng có dấu huyền;
phù thượng thanh, tiếng có dấu ngã
trầm thượng thanh, tiếng có dấu hỏi
phù khứ thanh, tiếng có dấu sắc
trầm khứ thanh, tiếng có dấu nặng
phù nhập thanh, tiếng có dấu sắc, đằng sau có c, ch; p, t
trầm nhập thanh, tiếng có dấu nặng, đằng sau có c, ch; p, t

Bây giờ, tôi thêm "âm đệm" vào một câu hát là tôi làm cho giai điệu của bài hát phong phú hơn.

Gánh hát từ biệt Hải Phòng vào một buổi sáng tinh mơ. Tôi đã thuê được hai chiếc xe ô tô ca lớn, một chiếc chuyên chở đồ tuồng, phông cảnh, hành lý, một chiếc chuyên chở đào kép rồi sau khi đồ đạc, người và chó (vợ chồng Ân nuôi chó) chồng chất lên nhau, hai chiếc xe ca phành phạch chạy trên đường cái vắng vẻ.

Đoàn hát không ngừng lại trình diễn ở Kiến An, một tỉnh lỵ chỉ cách Hải Phòng trên10 cây số và là nơi tôi đã sống với gia đình ông bà Tổng Đốc trong một thời gian.Tôi hơi tiếc vì tôi vẫn nhớ tới cái thị xã bé nhỏ và buồn thỉu buồn thiu, nơi tôi đã để lại một phần nhỏ của đời sống.

Sau khi qua khỏi Ninh Giang, trên con đường cái đã không còn hiu hắt nữa, xe chạy bon bon giữa những làng xóm của vùng đông dân nhất ở Bắc Việt là Thái Bình. Cũng như những tỉnh nằm ven biển vịnh Bắc Việt, Thái Bình có nhiều sông ngòi và những con rạch. Ba con sông lớn chẩy qua tỉnh này là sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý. Vì nước sông Hồng từ mạn ngược chẩy về tới đây được chia bớt cho những con sông khác nên dòng nước không còn hung hăng nữa, hai bên bờ sông đã không cần phải đắp đê đề phòng lụt nữa.

Thái Bình có vẻ trù phú với những cánh đồng phì nhiêu và là nơi sản xuất nhiều chiếu nhất Bắc Việt. Khung cảnh đồng quê ở đây được tô điểm thêm bẵng mầu sắc lộng lẫy của hàng ngàn mảnh chiếu mà dân chúng phơi nắng hai bên đường. Tỉnh lỵ Thái Bình nẵm ngay cạnh sông Trà Lý. Dân chúng chen vai thích cánh trên đường phố và trong chợ. Trong tỉnh có tới 200 cái chợ. Chợ to nhất là Chợ Bo. Rạp hát ngay cạnh chợ. Những đêm diễn ở đây, gánh ĐỨC HUY có nhiều khách tới coi hơn là lúc diễn ở Hải Phòng. Tuồng tích đã được diễn viên thuộc lầu hơn. Tôi đã hơi quen sân khấu. Rất bận bịu vì phải làm hai công việc hành chánh và trình diễn nhưng tôi thấy sảng khoái vô cùng. Theo lệnh anh Miều, việc tiền đạo giao cho anh Chúc, người cũng có kinh nghiệm về việc này, để tôi luôn luôn có mặt trong những đêm hát. Không có ai để làm bạn trong những ngày Thái Bình nhưng dì ruột tôi lấy chồng làm Tham Tá ở đây, tôi có dịp tới nhận họ và được hưởng phần nào không khí ấm cúng của gia đình.

Sau một tuần lễ trình diễn -- đêm nào cũng diễn chứ không phải chỉ diễn trong những đêm cuối tuần -- gánh hát di chuyển qua Nam Định. Vì không có một cái cầu lớn nào bắc qua con sông Hồng rộng rãi ở giáp giới hai tỉnh Thái Bình Nam Định, xe ca chuyên chở gánh hát phải xuống phà bến Tân Đệ. Cũng như những bến phà khác, ở đây có rất đông hàng quà. Và cũng có rất đông những người ăn mày.

Nam Định là nơi xuất thân của các nhân tài thời trước khi các ngài phải thi lọt qua Trường Thi Hương được thành lập ở đây từ 1845. Trong quá khứ, Nam Định nổi danh là đất văn học. Những người đỗ đạt tới bậc đại khoa thường xuất xứ từ làng Hành Thiện. Đại văn hào như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đều là những người sinh trưởng ở Nam Định.

Tỉnh lỵ Nam Định là thành phố lớn thứ ba tại Bắc Việt, sau Hà Nội và Hải Phòng nhưng cũng không thua Hải Phòng về mặt kỹ nghệ. Ơ± đây có nhiều xưởng sản xuất lớn như Nhà Máy Rượu, Nhà Máy Sợi, Nhà Máy Tơ... Việc thương mại cũng phát đạt nhờ sự giao thông rất tiện lợi giữa Nam Định và các tỉnh khác bằng đường bộ hay đường thủy. Đường xe lửa xuyên Việt phải đi qua Nam Định. Đây còn là nơi có rất đông người theo đạo Công Giáo. Nhà thờ mọc lên tại khắp các thE°ị trấn lớn nhỏ và tại các làng xã. Trong tỉnh lỵ có trên 150 cái chợ, chợ lớn nhất là chợ Rồng. Rạp hát cũng ở gần chợ. Tôi lại được hoà mình trong đám đông dù là ban ngày đi dạo phố hay là ban đêm khi tiếng nhạc, tiếng hát nổi lên trong rạp hát chật cứng người coi.

Trong làng Tân Nhạc Việt Nam, một số các nhạc sĩ tiền phong là người Nam Định. Đó là Đặng Thế Phong, Bùi Công Kỳ, Đan Thọ, Hoàng Trọng. Khi tôi tới Nam Định cùng gánh ĐỨC HUY, các thanh niên này tìm đến tôi ngay. Vào thời đại đa số các nhạc sĩ amateur đều là những thanh niên thất nghiệp bởi vì, nói theo người Pháp, la musique ne nourrit pas son homme = âm nhạc không nuôi được người đánh nhạc, hơn nữa ai cũng sợ bị mang tiếng xướng ca vô loài nên khi thấy tôi sống được với nghề hát nhạc cải cách ở trên sân khấu thì các nhạc sĩ tài tử đến nghe tôi hát. Bùi Công Kỳ đã có vẻ rất đãng tử. Đan Thọ kéo violon rất mùi. Hoàng Trọng đã soạn ra những bài tango rất hay... Đây cũng là lúc Đặng Thế Phong đã qua đời. I³t người biết tới tiểu sử của anh. Ngay tôi, lúc tới Nam Định, cũng không tò mò hỏi những bạn tôi mới làm quen về tác giả của những bản Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu. Mãi tới năm 1962 mới thấy in ra tiểu sử của Đặng Thế Phong, ở mặt sau của bài Con Thuyền Không Bến do nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Thấy thời thơ ấu của anh cũng na ná như của Văn Cao và của tôi:

Đặng Thế Phong sinh năm 1918, thứ nam của cụ Đặng Hiển Thể, thông phán Sở Trước Bạ thành phố Nam Định, là con thứ hai của một gia đình có sáu anh em, hai trai bốn gái. Thân phụ mất sớm, gia đình thiếu thốn, ông phải bỏ dở học vấn khi đang học lớp 2ème année P.S. (bây giờ là lớp Đệ Lục bậc Trung Học Phổ Thông). Ông có lên Hà Nội theo học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật với tư cách bàng thính viên. Trong một kỳ thi, ông vẽ tranh cho báo HOC SINH (chủ bút là Phạm Cao Củng) như tranh các truyện Hoàng Tử Sọ Dừa, Giặc Cờ Đen để lấy tiền ăn học. Mùa Xuân năm 1941 ông có đi Saigon rồi Nam Vang. Ớ Nam Vang ông có mở một lớp dạy nhạc. Đến mùa Thu 1941 ông lại trở về Hà Nội. Lúc sinh thời Đặng Thế Phong là một nhạc sỹ rất nghèo nên cuộc sống của ông thật là khổ cực, chật vật. Ngoài tài sáng tác, ông còn là một ca sỹ, tuy chưa hẳn được là ténor nhưng giọng hát khá cao, đã nhiều lần ra sân khấu mà lần đầu tiên ông hát bài Con Thuyền Không Bến tại rạp chiếu bóng Olympia (phố Hàng Da) Hà Nội năm 1940. Đến đầu 1942 thì ông từ giã cõi đời tại nhà, trên một căn gác hẹp ở phố Hàng Đồng vì bịnh lao (tuberculose péritonique). Ông hưởng thọ được 24 tuổi.

Tôi vẫn cho Đặng Thế Phong là người đầu tiên đưa ra những bài hát lãng mạn và Văn Cao là người phát triển đến tột độ loại nhạc lãng mạn đó. Ngay từ lúc đầu mùa của Tân Nhạc, ba hay bốn năm trước Văn Cao, trong khi các nhạc sĩ khác như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Văn Chung, Lê Yên... chỉ làm ta rung động vì những bài hát về thiên nhiên thì Đặng Thế Phong dắt ta đi thẳng vào lòng người.

Thời đại của những năm cuối thập niên 30 là thời đại của bà Tương Phố trong phạm vi thơ (Giọt Mưa Thu) và của Hoàng Ngọc Phách trong phạm vi tiểu thuyết (Tố Tâm) còn rớt lại, đồng thời cũng là thời đại của các thi nhân, văn nhân lãng mạn đang nổi tiếng như Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nhất Linh, Khái Hưng, Lê Văn Trương.

Nếu đã có người nói rẵng bất cứ một người Việt Nam nào cũng là một thi sĩ thì tôi cũng có thể nói rằng bất cứ một nhạc sĩ nào, vào lúc Tân Nhạc mới thành hình, cũng là nhạc sĩ soạn nhạc lãng mạn cả. Miền Bắc Việt là nơi có đầy đủ bốn mùa và mùa Thu ở đây thì nên thơ không thua gì mùa Thu ở Paris hay ở Đông Kinh, Nam Kinh, Bắc Kinh gì đó...

Trong ba nhạc phẩm của Đặng Thế Phong và cũng là ba bài trong số những bản nhạc tình đầu tiên của Tân Nhạc Việt Nam, ta đều thấy mùa Thu hiển hiện một cách bàng bạc, lung linh, quyến rũ. Bài Đêm Thu được soạn với nhạc thuật Tây Phương dùng nhịp valse chậm để diễn tả lòng người trước cảnh đêm Thu vắng vẻ:

Vườn khuya trăng rãi hoa đứng im như mắt buồn
Lòng ta xao xuyến lắng nghe lời hoa.
Cánh hoa vương buồn trong gió
Ánh hương yêu nhẹ nhàng say, gió lay...

Với giọng mineure rất đẹp Đặng Thế Phong dẫn ta vào một vườn trăng để, cũng như Lê Thương trong bản đàn xuân, tình tự với hoa. Nhưng có lẽ Đặng Thế Phong thấy trước được mệnh yểu của mình nên muốn mở lòng ra thật rộng để thâu tóm vào tất cả cảnh vật chung quanh, từ tiếng côn trùng trong gió tới ánh sao trong vũ trụ. Ca khúc có hai phần, một phần theo âm hưởng mineure của Tây Phương, một phần nghiêng hẳn về nhạc ngũ cung Việt Nam:

Đêm lắng buồn tiếng Thu như thì thầm
Trong hàng cây trầm mơ.
Làn gió lướt tới cuốn đưa hồn ta phiêu diêu
Theo mây trắng trôi lờ lững
Ngàn muôn tiếng réo rắt
Côn trùng như than van
Mơ hồ theo gió lan.
Trăng xuống dần cỏ cây thêm âm thầm
Dâng buồn trong ánh sao
Như chiếu nhìn mắt ta bao lạnh lùng
Lay hồn ta rồi tan...

Qua tới bài Con Thuyền Không Bến, nhà nghệ sĩ không còn đứng trong khu vườn nhỏ nữa, anh dắt ta ra trước cảnh Thu về trên một dòng sông:

Đêm nay Thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây
Thuyền ai lờ lững trôi suôi dòng
Nhứnhớ thương ai trùng tơ lòng...

Dường như Đặng Thế Phong đã nói lên được tâm trạng của thanh niên nam nữ trong thời đại. Bơ vơ lạc lõng như con thuyền không bến. Nhưng phải là con thuyền trôi trên một dòng sông dân tộc, dòng sông Thương - ai ơi - nước chảy đôi dòng. Quan trọng nhất là phải trôi trong một mùa Thu Việt Nam có gió heo may, có sương lam ở chân mây, có gió van thông ngàn và có ánh trăng mờ chiếu... Nếu là con thuyền trôi trong mùa Hè thì chưa chắc bài hát có thể quyến rũ và ám ảnh chúng ta từ lâu và mãi mãi được:

Lướt theo chiều gió
Một con thuyền theo trăng trong
Trôi trên sông Thương (ai ôi) nước chẩy đôi dòng.
Biết đâu bờ bến?
Thuyền ơi thuyền, trôi nơi đâu?
Trôi trên sông Thương
Nào ai biết nông sâu...

Thật là huyền diệu đối với tôi! Đã âm ư trong lòng bài hát tuyệt mỹ này khi trôi ngược dòng sông Thương bên đục bên trong, mà tôi biết có khi nông, có khi sâu, trên một con thuyền có bến hẳn hòi, ra đi từ bến Phủ Lạng Thương tới bến Bố Hạ. Rồi chỉ sau đó ít lâu lại được hát bài đó ngay tại quê hương của người soạn ra bài hát và hát công khai trước một cử toa. bình dân chưa chắc đã biết tới tận cùng giá trị của bài hát trong giai đoạn Tân Nhạc hãy còn bụ sữa.

Bài Con Thuyền Không Bến còn có một ưu điểm là được soạn với giai điệu nghe như hát sa mạc hay ngâm Kiều. Nhạc sĩ Pháp Debussy, khi đi tìm chất liệu mới trong nhạc ngũ cung, đã có một câu nhạc tương tự như nét nhạc của câu hát mở đầu ''Đêm nay Thu sang cùng heo máý. Ngoài ra, trong Con Thuyền Không Bến còn có những đoạn hát với "nhịp chỏi" (syncope), một thứ nhịp ta thường thấy trong những bản hát Chèo:

Nhớ khi chiều sương
Cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương
Thuyền (syncope) mơ (syncope) buông suôi dòng
Bến mơ dù thiết tha (syncope)
Thuyền ơi! Đừng chờ mong!
A³nh trăng mờ chiếu
Một con thuyền trong đêm thâu
Trên sông bao la
Thuyền mơ bến nơi đâu?

Thuyền mơ tới nơi đâu? Lạy Chúa! May mắn hơn anh nhạc sĩ xấu số họ Đặng, ngay từ lúc đó tôi đã biết thuyền mơ của tôi sẽ trôi tới bến nào, khi tôi bất chấp sự khinh rẻ của xã hội đối với những kẻ xướng ca vô loài và cầm đàn đi vào đại chúng. Lại cả gan đứng hát trên một sân khấu Cải Lương khi miệng đời đã có câu nguyền rủa: ba thằng kép hát tới nhà mi. Trong quá khứ, người ta thường cho rằng: ai vô phúc thì mới bị đào kép tới nhà. Sinh hoạt hằng ngày với các bạn trong gánh hát ĐỨC HUY, đôi khi tôi cũng chứng kiến những hành động hơi thấp kém của đào kép Cải Lương, vốn là những người có đời sống rất buông thả. Biết vậy nhưng tôi không dám dạy đời ai cả, chỉ tự khuyên mình không nên giống họ !

Từ khu vườn nhỏ ra tới sông dài, sông rộng, bây giờ Đặng Thế Phong còn đi xa hơn nữa, đi tới cuối cuộc đời của mình qua một ca khúc mà mới đầu anh định đặt tên là Vạn Cổ Sầu. Đó là bài Giọt Mưa Thu :

Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi
Trời lắng u sầu mây hắt hiu ngừng trôi.
Nghe gió thoảng mơ hồ
Trong mưa thu ai khóc ai than hờ...

Bây giờ mùa Thu đối với anh là một sự chia ly, sự chết chóc, dương thế trong mùa Thu bao la sầu, gió sẽ thổi về, mưa sẽ giăng mù lê thê và chim non trên cành hay vợ chồng Ngâu sẽ mãi mãi khóc vì Thu...

Vài con chim non chiêm chiếp kêu trên cành
Như nhủ trời xanh
Gió ngừng đi
Mưa làm chi
Cho cõi đời lâm ly.
Hồn Thu tới nơi đây gieo buồn lây
Lòng vắng muôn bề không liếp che, gió về
Ai nức nở thương, đời châu buông mau
Dương thế bao la sầu...

Nghe như bản Nhạc Sầu trong thơ Huy Cận :

Ai chết đó ? Nhạc buồn chi lắm thế
Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường.
................
Từng tiếng lệ : ấy mộng sầu lá úa
Chim vui đâu ? Cây đã gẫy vài cành.
................

Trong bài Giọt Mưa Thu Đặng Thế Phong dung hợp cả hai âm giai thất cung Tây Phương và ngũ cung Việt Nam để nói lên cái hắt hiu, cái lâm ly, cái xa xôi của mùa Thu ngoài đời và trong đời mình.

Mùa Thu sẽ còn được xưng tụng nhiều lần trong Nhạc Sử Việt Nam, khi thì làm cho một cuộc Cách Mạng có thêm chất lãng mạn (Nhạc Tuổi Xanh) khi thì nói tới cái chết của một cuộc tình (Mùa Thu Chết) nhưng vào buổi bình minh của Tân Nhạc này, ta đã có một bài hát sâu sắc thâm trầm, tê tái như bài Giọt Mưa Thu, ta chỉ còn biết tiếc thương cho người nghệ sĩ tài hoa bị thần bệnh cướp đi khi tuổi còn thanh xuân.

Về phương diện nhạc ngữ, với Giọt Mưa Thu, Đặng Thế Phong còn cho ta một bài học về sự chuyển thể trong ca nhạc Việt Nam. Lối hành âm từ giọng Mi mineur qua La majeur ở trong nhiều đoạn chẳng khác chi lối chuyển thể trong loại hát bồng mạc, sa mạc. Nếu nghiên cứu theo lối Tây Phương thì ca khúc được xây dựng trên mode dorien rất gần gũi với một dạng trong ngũ cung A³ Đông. Âm vực của bài này rất rộng, nét nhạc đi từ nốt SI trầm vói lên tận SOL cao, cốt ý diễn tả cái sầu thiên cổ trong mùa thu, có mưa rơi không bao giờ ngừng.

Chưa chắc Đặng Thế Phong đã soạn những bản nhạc mùa Thu của ông tại Nam Định vì thành phố này không có gì là buồn bã âu sầu cả. Tôi thích dạo phố một mình tại nơi đào tạo ra các bậc sĩ tử khi xưa. Thành phố nằm trên đường xe lửa xuyên Việt và có một nhà ga lớn. Từ đây vào tới Saigon, qua từng chặng một, gánh hát của chúng tôi sẽ dùng xe lửa để di chuyển.

Đã tới ngày gánh hát phải tạm biệt thành phố sầm uất này rồi! Có bao nhiêu khán giả thì họ đã đi coi đủ hết các tuồng của gánh ĐỨC HUY rồi !

Anh Chúc tiền đạo đã trở về Nam Định và cho biết:

-- Không hát được ở Ninh Bình. Vì kẹt rạp. Hiện nay đang có gánh ÁI LIÊN hát ở đó. Ta đi vào thẳng Thanh Hoá thôi. Tôi đã thuê được rạp rồi!
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối