Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 20

Núi Hồng Lĩnh mây tuôn ngũ sắc
Cảnh Bồng Lai vằng vặc bóng trăng soi
(Ca Dao Nghệ An)



Đi tầu hoa? hay tầu thủy là một cái thú đối với anh thanh niên đi giang hồ mấy năm về trước ở Bắc Giang hay ở Moncay. Nhưng bây giờ đi trong một gánh hát rong với hàng tấn đồ nghề và bầu đoàn thê tử của một đống đào kép trong thời kỳ bom Mỹ tới đánh phá Đông Dương vì tại đây có Quân Đội Nhật... thì thật là một cái khổ! Đưa chúng tôi vào Thanh Hoá, sợ phi cơ Mỹ bay tới bắn, tầu hoa? phải chạy ban đêm. Cầu Hàm Rồng trên sông Mã đã bị bom làm cho hư hại. Hành khách phải xuống tầu bên này sông, leo qua cái cầu làm bằng những mảnh gỗ để lên chuyến tầu khác bên kia sông. Lối đổi tầu này được gọi là trans-bordement. Đổi tầu vào nửa đêm, khiêng đồ nặng như vậy mà không có ai ngã xuống sông cũng thật là lạ.

Tầu hoa? chạy trong đêm, tôi không thấy được phong cảnh của miền Thanh Hoá để hiểu vì sao mà người xưa lại có câu ca dao:

Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Lấy anh thì lấy, về Thanh không về...

Để đền bù lại, sau này đi kháng chiến, tôi được ở lâu với xứ Thanh để sống với cảnh vật và để... lấy vợ Ở đây luôn.

Thành phố Thanh Hoá khá lớn nằm dài theo đường thuộc địa số 1. Rạp CINÉAC ở phố Trịch Điền gần nhà máy điện là một rạp chiếu bóng nhưng anh tiền đạo Chúc đã thuê để gánh ĐỨC HUY tới hát vì rạp này sạch sẽ và có nhiều chỗ ngồi hơn các rạp ĐAC THINH (của một trong các tổ sư của ngành Hát Chèo là ông trùm Thịnh) hay rạp CỨA HÂU chẳng hạn. Cũng như ở mọi tỉnh khác, nhân viên gánh hát ăn ngủ ngay trong rạp. Đã là ca sĩ thực thụ, tôi không phải lo việc hành chánh nữa. Tôi cũng không phải leo lên xe ngựa hay xe cao su, chạy quanh quanh trong thành phố để gõ trống gõ chiêng, tung chương trình bươm bướm với thằng Cõn hay với anh Thuận.

Cho tới bây giờ tôi đã vững tin trong sự chọn lựa làm một anh hát rong của thời đại. Đã có sáng tác dù mới chỉ là một bài đã hoàn tất và nhiều bài còn dang dở, đã đứng ra hát tại tiền trường sân khấu dù nhạc mục chỉ có dăm bẩy bài, đã được cả hai giới trí thức và bình dân chấp nhận ở cả hai đia. bàn văn nghệ salon và văn nghệ đại chúng. Từ nay trở đi tôi cần phải được bồi dưỡng thêm rất nhiều trong cả ba đia. hạt sáng tác, ca diễn và học hỏi về âm nhạc của tôi.

Sự học hỏi của tôi về nhạc thuật theo đường lối Âu Tây chỉ mới đóng khung trong sự nghe đĩa nhạc cổ điển của anh Khiêm mang từ Pháp về, trong sự đọc ngấu nghiến những bài học nằm trong cuốn sách dạy nhạc của LAVIGNAC tôi mua được ở Hà Nội từ lâu, nay là sách gối đầu ghế bố. Trong sự mò mẫm tự học đánh guitare và sự hoà đàn hằng đêm với ban nhạc Tây ở trong gánh hát. Tôi đã thuộc lòng nhiều bản nhạc hoà tấu là những bản nhạc bán cổ điển hay nhạc khiêu vũ rất nổi danh. Về nhạc cổ truyền, ngoài việc được nuôi dưỡng bởi những đám hát xẩm ở phố Bờ Hồ, bởi nhạc đàn tranh của bà "m Chung ở phố Hàng Dầu trong những năm còn bé, như hát quan họ Ở Nhã Nam khi tôi là một anh nông dân đa tình... bây giờ tôi được nuôi dưỡng thêm bởi những nhạc bản nằm trong nhạc mục Cải Lương và bởi loại dân nhạc địa phương. Tôi mang ơn những ngày theo gánh ĐỨC HUY đi khắp mọi nơi trong nước và có dịp thâu tóm được hầu hết các bài dân ca cổ truyền để từ đó soạn ra dân ca mới. Trường ĐAI HOC ÂM NHAC của tôi, đó là những chuyến đi vào nhân dân bằng gánh hát rong này vậy.

Những ngày Thanh Hoá, tôi thích ra bờ sông Mã để nghe một loại hò trên nước -- dân ca Việt Nam có hai loại hò là hò trên cạn và hò trên nước -- được gọi đích danh là hò sông Mã hay hò suôi dòng:

Vắng anh có một chuyến đò
Trầu ăn không có, chuyện trò thì không.
Về nhà cha đánh mẹ hò
Thì em cũng chẳng bỏ anh trai đò được đâu...

Ngồi nghe hò và được ăn món "phi" của đia. phương ngon tuyệt trần. Đó là những con nghêu dài như ngón tay và trắng như mực, ăn vào thấy dòn chứ không dai như mực.

Thanh Hoá cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử như Lăng Vua Lê Lợi, Thành Nhà Hồ nhưng tôi thích đi coi hang Từ Thức ở Nga Sơn hơn. Và tiếc rằng một người như Văn Cao, thành công với truyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai mà không có thêm một bài nữa cho người tình họ Từ, cởi áo gấm ra để chuộc tội làm gẫy cành mẫu đơn của người đẹp mang tên Giáng Tiên. Cùng với chị Miều, tôi đi lễ ở Đền Sòng Phố Cát. Khi còn bé, tôi đã được mẹ cho đi lễ ở đền thờ bà Chúa Liễu Hạnh rồi. Tôi mê nhất cái hồ nhỏ với những con cá mầu đỏ lớn gần bằng bắp tay vui mừng lượn đi lượn lại trong hồ nước xanh rêu. Tôi cũng đi với Trường violon ra chơi Sầm Sơn để biết thêm cảnh mưa lạnh của một bãi biển đã nổi danh vì cuốn tiểu thuyết TRÿNG MA³I của Khái Hưng. Không hoang vu như bãi biển Trà Cổ mà tôi đã biết nhưng vào mùa Đông, bãi biển Sầm Sơn cũng không kém phần âm u. Hàng thông trên cồn cát rất đẹp nhưng trông rất quạnh hiu. Lại càng thấy bãi biển âm u và hàng thông cô quạnh hơn khi trong tay mình không có một người tình để ôm ấp. Người mà tôi muốn được coi như người tình thì chỉ khi gánh ĐỨC HUY vào tới Nghệ An thì tôi mới được gặp.

Xong thời gian khoảng hơn một tuần lễ, bây giờ là lúc gánh hát rời Thanh Hoá để đi tới Vinh, tỉnh lỵ của xứ Nghệ. Tầu hoa? đi ban ngày, sướng quá, tôi được thấy cảnh:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
.............
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Vùng Nghệ An là vùng đất quá hẹp. Một bên là núi, một bên là biển, vùng đồng bằng đã hẹp lại hẹp thêm vì ở tiếp giáp với biển là những cồn cát và tiếp giáp với núi là những mảnh đất rừng đầy sỏi đá, đất đai dùng vào việc cầy cấy trồng trọt chẳng còn bao nhiêu. Người dân ở đây nghèo lắm. Ngồi trong toa tầu nhìn xuống đường là thấy người phu lặc lè đẩy cái xe rất thô sơ cục mịch mà người Bắc gọi là xe kút kít -- cũng được gọi là xe lợn vì thường dùng để chở lợn -- chỉ có một cái bánh gỗ thật to và rất khó giữ thăng bằng. Thấy những tiều phu đi đốn củi trên rừng không buồn ngẩng cổ khi có một hành khách quá ư hào hứng vì cuộc đi là tôi giơ tay vẫy chào họ. Phong cảnh thì đẹp vô cùng, dù là đường vô xứ Nghệ hay đường ra Hà Nội. Đưa mắt nhìn về phía nào cũng thấy đầy đủ núi cao, biển rộng, trời xanh, mây tím, những ngọn đèo, những động đá... Đẹp một cách hùng vĩ. Cảnh hùng vĩ và đời sống khắc khổ ở đây là những yếu tố tạo ra những con người thường xuyên làm cách mạng.

Dân ca ở đây nổi tiếng là có nhiều khí phách. Qua loại hát giặm. Nhạc điệu không còn lả lơi, óng ả như hát quan họ chẳng hạn, trái lại nặng nề, nghiêm chỉnh. Sau này, khi có dịp nghiên cứu dân nhạc Cao Nguyên tôi khám phá ra sự gần gũi giữa hát giặm và nhạc dân ca của sắc tộc Takua. Đời sống vất vả của nông dân Nghệ An được thể hiện qua câu hát giặm:

Động Cơ Mai thì hốc
Động Trộ Đó thì dài
Ra đến động Hai Vai
Thậm chừng chi là khoẻ.

Đời sống nghèo nàn nhưng cảnh vật lại phong phú. Trong câu hát giặm sau đây, ta thấy sóng biển, mây rừng và gió lộng cùng vui với vợ chồng quê và con cái:

Sóng ngoài biển dồn vô
Mây rừng xanh cuộn lại
Gió ngọn nguồn cuộn lại.
Mự (mợ) cũng có thằng cu rồi
Tôi cũng có con đĩ rồi
Mắc võng lên ta ngồi
Ru cu hời con đĩ hời
Ru cu hời con đĩ hợi.

Sau này có thêm bài dân ca rất hãnh tiến:

Trai Đại Phong đã quyết lay rừng
Thì rừng kia phải chuyển.
Gái Đại Phong đã dốc lòng tát biển
Thì biển cũng phải lui.
Ta đua nhau xẻ núi phá đồi
Bắt dòng sông Lam chẩy ngược
Quyết chống trời thì trời cũng phải thua...

Tôi sung sướng đặt chân tới vùng Hồng Lĩnh, Lam Giang nổi tiếng này. Tôi đã từng biết tiếng tăm của nơi nhân sĩ mang tên La Sơn Phu Tử ở ẩn, của nơi đã từng được Quang Trung Nguyễn Huệ định dùng làm thủ đô.

Tôi bỗng nhớ tới Cậu Xuân, ông lái buôn người Nghệ thường chở thuyền nước mắm ra Bắc bán và ở trọ nhà tôi, nhớ tới câu mẹ nói đùa Cậu Xuân là dân cá gỗ. Bây giờ thì tôi hiểu cái nghèo của dân quê xứ Nghệ (#1). Nghèo nhưng yêu làng xóm của mình nên không bỏ ra đi. Bám lấy đất mà sống. Chịu sống khổ ở nơi đất cằn sỏi đá, chịu hít thở thứ không khí khô khan bỏng cổ vì những trận gió Lào khủng khiếp. Đời sống của người dân xứ Nghệ nặng nề như giọng nói Nghệ An.

Dân thành phố thì không nghèo lắm. Vinh là một thị trấn sầm uất. Thành phố cách Bến Thủy chừng 5 cây số và cũng có một bãi biển là Cửa Lò, rất tĩnh mịch. Nằm giữa Vinh và Bến Thủy là nhà máy Tràng Thi, nơi sản xuất và sửa chữa xe lửa dùng tới 4000 công nhân. Khi còn đi học trường Kỹ Nghệ Thực Hành Hà Nội, tôi đã từng mơ ước có ngày được vào làm việc tại nhà máy lớn nhất ở Đông Dương này.

Gánh hát ĐỨC HUY chọn đia. điểm hát ở rạp ANNAM CINE³, trước mặt chợ Vinh, cạnh bờ sông có con dốc đưa tới Cầu Rầm. Đêm nào cũng đông khách cho nên gánh hát ở lại thành Vinh khá lâu. Cũng như ở các tỉnh miền Bắc và tỉnh Thanh mà tôi vừa ghé qua, thanh niên nam nữ của thành phố Vinh là những người có Tây học. Họ mua vé đi coi gánh ĐỨC HUY là để nghe tôi hát "nhạc cải cách" chứ không phải để coi tuồng cải lương. Cũng có một phần tò mò muốn biết mặt ngang mũi dọc của người em ông Trạng Mẹo (anh Khiêm đậu agrégé về grammaire) dám cả gan làm nghề ca xướng.

Phong trào Tân Nhạc đã tràn lan ở mọi tỉnh lỵ lớn. Tỉnh nào cũng có ban nhạc tài tử luôn luôn tổ chức những buổi hoà nhạc tại tư gia hay hát phụ diễn cho những buổi chiếu phim lấy tiền làm việc nghĩa. Các ban nhạc đó luôn luôn cần có những bản nhạc mới. Bây giờ có một anh hát rong là tôi đem những bài hát mới toanh đi phổ biến từ tỉnh này qua tỉnh khác thì họ đua nhau đón tiếp tôi.

Vì những bản nhạc chưa được in ra như sau này, tại thành phố Vinh, tôi được hân hạnh chép tay một vài nhạc phẩm của Văn Cao để tặng những người ái mộ. Trong đám người này có một người còn giữ được bản tôi chép tay bài Cung Đàn Xưa từ năm 1944 đó để hơn bốn mươi năm sau, gặp tôi ở Thị Trấn Giữa Đàng (Midway City) thuộc tiểu bang California, đã tặng lại tôi. Người đó là tỷ phú Thân Trọng Lạc.

Trong đám người tôi mới làm quen ở Vinh có tài tử và đạo diễn điện ảnh tương lai của Việt Nam là Hoàng Vĩnh Lộc. Lúc đó anh ta đang làm steward tức là nhân viên tiếp đãi hàng không của hãng Air France và với tên Dạ Chung, anh đã soạn lời ca cho dăm ba bản nhạc của em ruột anh là nhạc sĩ Lâm Tuyền. Một người bạn nữa là chị Trần Mỹ Nghệ, người thiếu nữ đầu tiên mà tôi kính phục. Được lớn lên trong một gia đình và trong một xã hội chỉ tôn trọng phái nam, luôn luôn dễ dàng yêu đàn bà nhưng chưa bao giờ ngưng bắt nạt con gái trừ những lúc bị cô gái quê tên là Nụ Ở Yên Thế vật ngã trên ổ rơm... lúc nào tôi cũng chỉ coi phái nữ như một mảnh xương sườn của mình mà thôi! Tại Vinh, lần đầu tiên trong đời, tôi có được sự kính yêu đối với phái nữ qua sự giao thiệp với chị Trần Mỹ Nghệ. Chị là con gái của ông Trần Bá Vinh, một công chức lớn của Sở Công Chánh và thuộc hạng nhà giầu ở thành phố Vinh vì có tới 40 căn nhà cho thuê, chưa kể cái biệt thự rất to mà tôi được chị mời tới uống trà. Chưa bao giờ tôi được gặp một thiếu nữ mà ngoài vẻ đẹp ngọt ngào của gương mặt và thân hình làm cho mình no đôi con mắt còn có những lời ăn tiếng nói dịu dàng nghe xướng lỗ tai quá. Chuyện gì chị cũng biết, từ chuyện văn chương nghệ thuật qua chuyện chính trị, xã hội. Tôi yêu chị như một đứa em yêu người chị lớn. Một phụ nữ lịch lãm như thế ắt phải cao số. Về sau, khi gặp lại chị Ở Saigon, chị vẫn chưa lấy chồng. Khi đã hơi luống tuổi rồi chị mới kết duyên với một người chồng ít tuổi hơn chị rất nhiều. Lúc đó chị là chủ nhân ngôi nhà mà anh ruột của tôi thuê. Rồi đột nhiên chị qua đời ở Phú Nhuận vào năm 1965.

Tại thành phố Vinh tôi được làm quen -- một cách không trực tiếp -- với một người tôi rất phục tài là nhạc sĩ Lê Thương. Nghĩa là chưa có hân hạnh bắt tay anh rồi cùng hoạt động với anh như khi tôi vào tới Saigon mà qua một người con gái tên là Hà Tiên.

Thuở còn nhỏ, tôi rất yêu một bài thơ Pháp, Sonnet d'Arvers. Tôi chỉ còn nhớ hai câu tiếng Pháp như sau:

Mon coeur a son secret, ma vie a ses mystères
Toujours à ses côtés et pourtant solitaire...

Nhà văn Khái Hưng đã dịch bài thơ đó ra tiếng Việt một cách tuyệt vời:

Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
Tình tuyệt vọng nỗi thảm sầu
Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Hỡi ôi người đó ta đây
Sao ta thui thủi đêm ngày chiếc thân
Dẫu ta đi trọn đường trần
Chuyện riêng không dễ một lần hé môi.
Người dù ngọc thốt hoa cười
Nhìn ta như thể nhìn người không quen
Đường đời lặng lẽ bước tiên
Ngờ đâu chân đạp lên trên mối tình.
Một niềm tiết liệt đoan trinh
Xem thơ nào biết có mình ở trong.
Lạnh lùng lòng lại hỏi lòng
Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?

Thi sĩ d'Arvers yêu một người đẹp mà thi sĩ gập gỡ hằng ngày nhưng không bao giờ chàng dám tỏ tình với người mình yêu cả. Chàng giữ kín mối tình câm đó suốt đời mình và nghĩ rằng sẽ một có ngày người đẹp đó đọc bài thơ này rồi bâng khuâng tự hỏi: Người đâu tả ở mấy dòng thơ đây?

Vào những năm đầu của thập niên 40, cũng như một số nhạc sĩ trẻ khác vừa bước vào con đường nhạc tình, tôi rất thích bài Sonnet d'Arvers. Ước ao có được mối tình câm lặng như thế. Có lẽ vì vậy mà tôi chọn bài thơ của Nguyễn Bính để phổ nhạc thành bài tình ca ấp úng là Cô Hái Mơ chăng? Tôi không biết các ông tổ sư của nhạc tình trong làng TÂN NHAC Việt Nam như Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh, Văn Chung, Lê Yên, Dzoãn Mẫn... có bắt chước thi sĩ nhát gái d'Arvers để yêu vụng nhớ thầm một người tình nào đó và soạn ra những bản tình ca bất hủ mà ai nấy đều hát... nhưng bây giờ tôi biết chắc chắn khi soạn ra bài hát nhan đề Nàng Hà Tiên, quả rằng nhạc sĩ Lê Thương có yêu một người con gái có xương có thịt mang tên Hà Tiên.

Người mang tên bài hát của Lê Thương đang ở thành phố Vinh, đã đi nghe tôi hát và mời tôi về nhà chơi. Hà Tiên có gương mặt tròn như trăng, có đôi mắt sáng như sao, có đôi môi như chùm nho chín, có đôi má lúm như hai quả táo ngon, tính tình nhanh nhẹn, cởi mở. Cùng với người chị xinh đẹp không kém nhưng tính tình khép kín hơn, hai cô gái thành Vinh này rất thích những bài ca mới, nhất là bài Buồn Tàn Thu đã được nghe tôi hát ở gánh ĐỨC HUY. Sau đó hai cô mời tôi tới tham dự buổi văn nghệ salon ở nhà mình.

Câu chuyện về âm nhạc nổ như pháo ran tại căn nhà một tầng của gia đình ở giữa thành phố. Hai chị em hát rất hay, nhất là Hà Tiên. Trong câu chuyện, hai cô đả động tới Lê Thương. Trước đây tôi chỉ biết qua loa là nhạc sĩ họ Lê có soạn hai bài hát nhan đề Một Ngày Xanh và Nàng Hà Tiên. Bây giờ được một cô bé mang tên Hà Tiên ở thành Vinh hát cho nghe thì thật là khoái! Tôi biết nhạc sĩ Lê Thương có tên thật là Ngô Đình Hộ, đã cởi áo thầy dòng để làm nghề dạy học ở Hải Phòng rồi lại bỏ Hải Phòng đi tuốt vào Bến Tre làm việc cho một đồn điền cao su của Pháp. Tôi muốn tin rằng tại một nơi nào đó, anh gặp Hà Tiên và giữa hai người là một chuyện tình, nhỏ nhoi hay vĩ đại. Và những nhạc phẩm Lê Thương như Một Ngày Xanh, Nàng Hà Tiên ra đời. Ngoài những bài mà ta đã biết như Bản Đàn Xuân, Thu Trên Đảo Kinh Châu...

Bài Một Ngày Xanh mô tả cuộc tình mà tôi muốn là có thực của Lê Thương bên bờ Đà Giang. Mở đầu bài hát Lê Thương cho ta biết anh trở về ngồi bên bờ sông xưa để nhớ tới người yêu cũ:

Trời khuya thanh vắng
Anh ngồi bờ sông
Nhìn mây đen trắng bay mờ trên không.
Từ xa đưa đến
Tiếng trống canh điểm đêm
Và tiếng dế kêu đềm êm.
Dưới sông có vầng trăng sáng
Chiếu trong lòng Đà giang...

Người tình trong bài hát, ngồi bên bờ Đà Giang, nhắc lại lời thề còn ghi trên đá dù cỏ mọc xanh rì đã che dấu lời thề:

Dưới đá anh có ghi những lời
Phối ước chung một lòng son.
Em yêu kề bên má, anh hôn
Anh thề cùng em
Bể cạn sông mòn với cuộc tình duyên.
Tuy bây giờ anh đã ra đi
Lời thề còn ghi dưới cỏ xanh rì
Bên bờ Đà Giang...

Những câu hát kết thúc hẳn phải là những lời buồn:

Một ngày xanh đã ghi vào lòng anh
Cuộc tình duyên đó có khi nào anh quên?
Ngày nay trăng chiếu trên bờ Đà Giang
Lòng anh thấy thiếu mối tình mơ màng...

Bài Một Ngày Xanh là một bản tình ca buồn bã thì bài Nàng Hà Tiên là một truyện ca huyền ảo. Tôi vẫn cho rằng trong làng Tân Nhạc, sau 50 năm sinh hoạt, vẫn chưa có ai kể truyện hay cho bằng nhạc sĩ Lê Thương. Truyện ca bé bỏng là bản Nàng Hà Tiên này đã báo trước cái vĩ đại của bộ ba HON VONG PHU.

Với Nàng Hà Tiên, ta hãy nghe chàng Lê kể truyện:

Ba trăm năm qua bên bờ Cửu Long Giang
Một người đàn bà hay xuống mé sông
Đứng tiếp rước khách trẩy đò ngang
Lòng ngao ngán tiếc thân chưa có chồng...

Qua nét nhạc majeur rất lưu loát và nhịp đôi nhanh vun vút, anh kể rằng 300 năm về trước, có một người đàn bà làm nghề rước khách trẩy đò ngang, đang buồn phiền vì chưa có chồng thì:

Ngày kia tự nhiên có một thiếu niên nào
Từ quan san xa cách xa tìm đến
Mới bước xuống xe vừa trông thấy cặp má đào
Chàng thiếu niên bèn ngỏ lời kết duyên...

Lê Thương chuyển nhẹ qua DO mineur với nét nhạc thật là ngọt ngào:

Hai năm sau sinh một nàng tiên...

Qua một đoạn giống như một điệp khúc, Lê Thương lại trở về với giọng majeur và với nhịp điệu bình tĩnh, anh kể truyện tiếp về cô tiên kết tinh của mối tình giữa cô lái đò và chàng thiếu niên (teen ager?) :

Nàng nghịch đùa sông
Phá nước thay dòng
Nàng cầm ngọn mưa
Tưới ra Biển Hồ.
Chiều chiều nàng mong
Chờ một làn sóng
Đến dâng cho nàng khúc đàn
Âu yếm mơ màng...

Nàng tiên đó, sinh ra trên một dòng sông nên thích đùa nghịch với sông. Dùng đôi tay cầm nguồn mưa tưới qua Biển Hồ (Cao Miên). Rồi chờ đợi làn sóng đưa đến cho nàng khúc ca âu yếm. Chờ đợi hoài mà vẫn không gặp được quý nhân dù tiên nương có đem thân tới Vịnh Xiêm La (Thái Lan) đi nữa! Nàng tiên sẽ không được như mẹ, sẽ không có người yêu và sẽ biến thành một bến nước mang tên HA TIÊN:

Hai mươi năm sau nàng Hà Tiên
Bực mình vì lòng thiếu chút duyên
Đem thân tiên nương đi tìm Vịnh Xiêm
Hoạ chăng có bóng qúy nhân độ thuyền.
Ngày kia một cơn gió mang tới biên thùy
Một công tôn đi đứng trông kiều qúy
Bóng dáng quý nhân vừa trông
Đã thấy hoá ra nàng gặp một giấc mơ.
Tiên cô đi yêu một bài thơ...

Bài hát kết thúc cũng giống như một bài thơ mơ hồ hay một giấc mơ huyền hoặc mà Lê Thương đã vẽ ra trong các đoạn trên:

Từ mộng thuyền quyên
Tới giấc mơ huyền
Lòng người được quen
Thú vui hoặc huyền
Từ rày Hà Tiên
Thành một bờ bến
Đón đưa những người xuống đò
Để thấy mơ hồ...

Ngay từ đầu thập niên 40, ta đã thấy Lê Thương cho ta những câu nhạc dài hơi bằng chứng của óc sáng tạo, khác với những tài năng yếu kém chỉ viết nổi những câu nhạc cụt thun lủn. Có ai trong đám chúng tôi có được đầu óc phong phú như chàng Lê, tạo ra một câu chuyện hư hư thực thực, chuyện người đẻ ra tiên, rồi nàng tiên biến thành một bến nước? Nhưng khởi sự ra câu chuyện này, chắc chắn đã có một động lực là cô con gái má lúm đồng tiền tên là Hà Tiên.

Chẳng nhẽ một vị đàn anh mà mình kính phục là Lê Thương đã yêu một cô gái đẹp và viết ra một truyện ca tuyệt vời mà mình lại có thể dửng dưng trước cô ta hay sao? Tôi bèn bắt chước ông anh nhưng dở hơn chàng Lê, tôi chẳng soạn nổi một câu nhạc cho nàng tiên này cả! Sau này được gặp anh Lê Thương yêu qúy ở Saigon, hai anh em nhắc tới chuyện cùng yêu Hà Tiên thì cả hai đều cười tồ tồ như hai con vịt đực.

Cô bé Hà Tiên cũng không tránh được số phận Trời cho là ban phát hạnh phúc cho những chàng nhạc sĩ. Nàng Tiên kết duyên với một nhạc sĩ có hạng ở Hà Nội là Nguyễn Thiện Tơ, tác giả bài Giáo Đường Im Bóng.

Chú thích:

(1-) Có giai thoại cho rằng ở Nghệ An có những gia đình nghèo quá, thức ăn hàng ngày là một khúc gỗ đẽo hình con cá ngâm nước mắm, mọi người trong nhà vừa ăn cơm vừa mút con cá gỗ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 21

Chiều chiều mây phủ Ái Vân
Chim kêu gành đá, gẫm thân lại buồn...
(Ca Dao)



Gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIAU giã từ thành Vinh để suôi Nam. Đi qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị để vào nơi tôi hằng mơ tưởng là Huế.

Đường bộ đưa chúng tôi đi qua Đèo Ngang, hơn một trăm năm về trước đã in dấu chân của Bà Huyện Thanh Quan trong một buổi chiều bóng xế tà, có lom khom dưới núi tiều vài chú, lác đác bên sông (sông Cẩm Lệ?) chợ với nhà... Ngừng lại hát ở Đồng Hới và Đông Hà, vì không đông khách lắm nên gánh hát rút đi nhanh chóng. Tôi không có kỷ niệm nào ở hai thị trấn nhỏ bé này cả.

Vào tới Huế là bắt gặp mùa Xuân với mưa phùn làm tăng vẻ thơ mộng của nơi cố đô. Gánh hát tới đóng đô ở rạp TÂN TÂN trên đường Paul Bert (sau đổi tên là đường Trần Hưng Đạo) đối diện với dòng Hương Giang nổi tiếng.

Đã mơ ước nằm đò sông Hương từ lâu, tôi vội vã vác va ly xuống bến. Ngay trong đêm đầu tiên tới Huế, tôi đã được hưởng cái thú n_ăm trong khoang thuyền để nghe ca Huế thâu đêm suốt sáng. Trước đây tôi chỉ biết ca Huế qua tiếng đàn tranh của bà "m Chung hay qua giọng cô Nhơn trong đĩa hát Béka loại 78 tours. Bây giờ được nghe những ca sĩ như Bích Liễu (vợ nhạc sĩ Vĩnh Phan), Minh Mẫn rót ngay vào tai mình những câu hò mái đẩy, hò mái nhì, những bài Nam Ai, Nam Bình hay Lý Tình Tang, Lý Tử Vi... Lại được nghe hát những bài ca tình tứ đó trong khung cảnh rất nên thơ là một khoang thuyền ấm cúng có ngọn đèn dầu le lói, có tiếng hát của ca kỹ vọng ra ngoài, âm ba lan ra mặt nước rồi dội ngược vào khoang thuyền và nhờ đó mà thêm phần réo rắt. Có lẽ tiếng hát của chàng ngư phủ Trương Chi trong truyện truyền kỳ cũng nhờ ở hoàn cảnh hát trên sông nước mà được phóng âm lên và trở nên hấp dẫn hơn đối với lỗ tai của tiểu thư lá ngọc cành vàng Mỵ Nương chăng?

Tuy là một trong những người đầu tiên đưa ra chủ trương là phải tạo nên một dòng nhạc mới để thay thế cho dòng nhạc cổ nhưng tôi vẫn luôn luôn để tâm nghiên cứu kỹ càng những làn điệu của dòng nhạc bình dân ở từng địa phương để từ đó phát triển lên dòng nhạc cải cách. Sau khi đã nắm được nội dung và hình thức của hầu hết các loại dân nhạc ở miền Bắc như Hát Cò Lả, Hát Quan Họ, Hát Chèo, Hát Á Đào v.v... vào đầu năm 1944 này, tôi bắt gặp một hệ thống ca nhạc hoàn toàn khác với hệ thống dân nhạc miền Bắc. Lúc còn bé, nghe ca Huế, tôi chưa nhận ra sự khác biệt của hai hệ thống âm giai mà nhà nghề gọi là hơi Nam, hơi Bắc. Bây giờ thì tôi nhận ra sự lơ lớ của cung bực trong những điệu hát mà người ca kỹ đang rót vào tai tôi trong khoang thuyền ấm cúng của con đò cắm sào bên bờ sông Hương.

Khám phá ra tính chất lơ lớ của giai điệu hò huế rồi, tôi sẽ là người đầu tiên ghi âm những bài ca Huế một cách khoa học hơn các bực tiền bối như Hoàng Yến trong loạt bài đăng trong tập san Bulletin Des Amis Du Vieux Huế hay như danh cầm Trần Quang Tồn trong một cuốn sách dạy đánh đàn tỳ bà vào hồi đầu thế kỷ thứ 20.

Ghi âm điệu hò Huế bằng ký âm pháp solfège vào năm 1944 nhưng chưa có cơ hội in ra. Phải tới khi tôi đi kháng chiến tại Thanh Hoá vào năm 1948, gặp Trần Thiếu Bảo, giám đốc nhà xuất bản MINH ĐỨC thì điệu hò Huế đó mới được in ra trong một nhạc tập nhan đề NHƯNG ĐIÊU HÁT BINH DÂN VIÊT NAM. Rồi khi tôi di cư vào Saigon, trong năm 1953, tôi lại có thêm một cơ hội nữa để cho ấn hành một bản nhạc rời về điệu hò đặc biệt miền Trung. Trong cả hai ấn phẩm được in ra ở Thanh Hoá và Saigon này, tôi nêu lên một lý thuyết: Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hoà (gamme tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn các cung bực trong âm giai Âu Tây hay âm giai miền Bắc.

Tôi còn vẽ ra một sơ đồ so sánh sự khác nhau của những hệ thống âm thanh đó nữa. Chính vì đặc điểm âm giai lơ lớ này mà các điệu hát miền Trung, đặc biệt là điệu hò Huế, với những nét nhạc mơ hồ như nét nhạc Chàm hay nét nhạc "n Độ, đã hấp dẫn người nghe hơn là những điệu ca bình dị của miền Bắc. Trong phần tiểu dẫn in trong ấn phẩm của bài hò mái nhì hay hò mái đẩy, cách đây nửa thế kỷ, tôi đã nói tới sự thần bí của âm giai lơ lớ như sau:

Hò mái nhì hay hò mái đẩy là tiếng nói điển hình của người dân tại một miền nên thơ nhất của nước Việt. Tiếng hát xây dựng trên một hệ thống âm giai lơ lớ đã thể hiện được sự thầm bí của cõi lòng, vì vậy nên dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của miền Bắc. Sự thành tựu của nhịp điệu cũng rất là tế nhị:

Trước Bến à ơ
Văn Lâu ơ
Chiều chiều...
..........
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông...

Tiếp theo là những câu thủ thỉ cốt nâng niu ý chính của toàn bài để rồi sẽ kết thúc bằng tiếng nức nở, có nhiều dấu chấm than (!) và dấu chấm hỏi (?):

Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy a rồi
A ơ á ơ
Mái đẩy động tấm ơ ơ lòng
Hơ... Ơ à... à ơ
A non nước lơ non à ờ
A a ơi hự...

Lời ca của bài hò Huế trên đây là của một văn gia thuộc lớp người quyền quý ở Huế, Thúc Gia. Thị Ưng Bình. Nội dung có vẻ kích thích lòng yêu nước của người nghe. Cũng vào năm 1944 này, tôi đã sưu tập thêm được một bài hò ái quốc với lời ca (có thể là) của cụ Phan Bội Châu...

... Gánh ĐỨC HUY dừng lại nơi cố đô lâu hơn những nơi khác, hằng đêm sau khi tan hát xong tôi thường kéo những bạn mới như Vũ Đức Duy, Vĩnh Phan xuống đò chơi, khi thì nằm hút thuốc phiện và tán phét, khi thì nghe các bạn của Vĩnh Phan đàn hát. Đêm vui nào cũng kéo dài tới 2, 3 giờ sáng. Hôm sau, ngủ dậy vào nửa trưa là tôi leo lên bờ, ra chợ Đông Ba ăn quà rồi tới quán Lạc Sơn gần đó để uống cà phê, ngắm các cô gái Huế đi chợ...

Một hôm tôi thấy từ xa đi đến một ông già mà tôi ngờ là say rượu, tay cầm ống tiêu, lưng vác một con khỉ, lảo đảo trên đường cái, coi thường xe cộ đông đảo lui tới... Rồi tôi thấy ông ta đứng lại trước quán nước, dựa lưng vào gốc cây, đưa ống tiêu lên miệng thổi ra một điệu nhạc Huế rất lạ lùng làm xôn xao và bứt rứt lòng người nghe. Tôi mê luôn ông già thổi tiêu mà người Huế cho là điên dại này. Ngày nào cũng vậy, rất đúng giờ, ông già tới quán Lạc Sơn với con khỉ và ống tiêu, rồi sau khi thổi tiêu mà không đòi hỏi người nghe phải trả tiền như một gã hát xẩm, ông già dị nhân lẳng lặng ra đi.

Rồi có một buổi trưa, tôi không ngăn được tôi bước chân đi theo ông và bây giờ thì tôi biết ông đi từ miền Gia Hội tới Chùa Từ Đàm, dọc đường ông thường dừng chân lại và thổi lên những tiếng tiêu để quyến rũ những người nhạy cảm như tôi. Tại chùa Từ Đàm, ngồi trên sân chùa, tôi đánh bạo làm quen với ông. Hỏi thêm về các điệu nhạc Huế, tôi được ông cho nghe một bài hò Huế với lời ca -- tôi ngờ rằng -- rút ra từ một tập thơ nào đó của cụ Phan Bội Châu:

Chí anh hùng thủy chung một khối
Nghèo khó không thở than
Giầu sang không đắm đuối
Tù tội không đổi lòng.
Chuyện đời lắm sự bất công
Người ăn không hết kẻ mần không ra...

Nhưng hò Huế không hoàn toàn là những bài ca Cách Mạng. Bao nhiêu câu hò là bấy nhiêu câu hát tình tự:

Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa...

Đã có nhiều người cãi nhau khi tranh luận về cái cây ở trong câu ca dao trở thành câu hò Huế này. Người thì bảo đó là cây "da", người thì bảo đó là cây "đa". Riêng tôi không thắc mắc lắm, chỉ cần mỗi lần nghe câu hò là được nhớ tới người gái Huế mình yêu, lúc đó đang làm nghề đưa đò ở Đập Đá bên bờ sông Hương. Rồi vì lỡ hẹn mà không bao giờ tìm thấy nàng nữa... Lại đành phải yêu một con đò khác vậy!

Tôi sẽ có không biết bao nhiêu là kỷ niệm với con người và cảnh vật nơi cố đô và những kỷ niệm đẹp đó sẽ được tôi nhắc lại trong một cuốn Hồi Ký khác. Tôi chỉ viết ra đây sự cảm nhận của tôi lúc đó trước sự trầm lặng của thành phố và của những cô gái Huế. Thứ trầm lặng bề ngoài che dấu những đợt sóng ngầm dữ dội nếu ta có cơ hội sống lâu để có thể nói như tôi rằng: đã "biết ái tình ở dòng sông Hương" (câu hát trong bài TINH CA). Trong lần gặp nhau đầu tiên giữa tôi và Huế vào năm 1944 này, tôi chỉ mê mải đi tìm cái đẹp của Huế qua những câu hò, câu hát:

Đất Thừa Thiên, dân hiền cảnh lịch
Điện ngọc, lầu vàng
Non xanh, nước biếc
Tháp bẩy từng Thánh Miếu, Chùa Ông
Chuông chùa Diệu Đế, trống rung Tam Toà.
............
Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm em ơi...

Những ngày ở Huế, học hỏi về nhạc cổ truyền, tôi có may mắn được gặp các nhạc sĩ Vĩnh Phan, Bửu Lộc... Trong nhóm này còn có cụ Vĩnh Trân tức Ngũ Đại là anh của vua Duy Tân, đánh đàn tỳ bà rất hay. Những người trong hoàng phái này yêu âm nhạc với tâm hồn phóng khoáng, không như một nhạc công gốc Quảng Trị, người mà tôi nghĩ rằng chỉ nên kéo đàn nhị cho hay chứ không nên lập luận về âm nhạc bằng nửa con mắt và những rất ý nghĩ rất hẹp hòi và nông cạn. Không một nền nhạc cổ truyền nào có thể tồn tại nếu không có sự cải cách liên tục. Chỉ người ngu dốt mới thần thánh hoá cái cổ rồi cho rằng mọi sự cải cách là bội phản (sic). Ngay lúc đó, tôi đã khám phá ra sự liên tục phát triển của những bài ca Huế. Một số những bài thuộc loại hát lý đã do các nhà giáo vừa mới phóng tác và cho in ra để dạy học trò, ví dụ bài Lý Hoài Xuân. Nghe một bài ca Huế là Tứ Đại Cảnh tôi nhận ra đó là nhạc điệu của bài Khi Tương Phùng trong loại hát quan họ của miền Bắc Ninh. Trong khi nhạc cổ truyền luôn luôn chuyển động thì anh nhạc công mà tôi không yêu đó lúc nào cũng mị dân bằng sự cổ hủ của mình.

Về phần Tân Nhạc, có các nhạc sĩ như Ngô Ganh, Văn Giảng... kéo nhau tới nghe tôi hát Buồn Tàn Thu ở rạp TÂN TÂN rồi sau đó chúng tôi kết thân với nhau. Đã có sự trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tài liệu giữa anh ca sĩ chuyên nghiệp và các nhạc sĩ tài tử ở miền sông Hương, núi Ngự. Tôi đã biết thêm những bài hát mới, chẳng hạn bài Hương Giang Dạ Khúc của Lưu Hữu Phước mà tôi vội vàng hát ngay trên sân khấu gánh ĐỨC HUY. Lại có thêm Nguyễn Văn Thương tặng cho những bài Trên Sông Hương, Bướm Hoa, Đêm Đông để đánh đàn với ban nhạc Tây trong gánh hát.

Đây cũng là lúc tôi đặt mục đích cao nhất của đời mình là phải được mời hát ở trên ĐAI RADIO INDOCHINE tại Saigon. Nên nhớ lúc đó vấn đề vô tuyến truyền thanh còn là chuyện khá mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Tôi chưa bao giờ có được một cái máy nghe radio cả dù đã từng là thợ sửa chữa radio ở phố Hàng Gai Hà Nội. Vả chăng chương trình văn nghệ của những đài truyền thanh ở Hà Nội hay ở Saigon không có gì để hấp dẫn tuổi trẻ đang yêu âm nhạc mới. Chương trình âm nhạc của đài radio lúc đó là trình bày Tuồng cổ hay Chèo cổ, hát những bài bản Cải Lương, phần nhiều là bài Vọng Cổ do các cô Tư Sạng, Ba Bến Tre, Ngọc Nữ phụ trách. Chỉ tới tháng Novembre 1944 là lúc tôi đã vào tới Saigon mới có mục hát nhạc cải cách do Nguyễn Văn Cổn nói chuyện và với tôi hát 3 lần một tuần ở đài ĐAI RADIO INDOCHINE.

Thành phố Huế cũng có những thanh niên hoạt động văn nghệ hào hứng không thua gì giới văn nghệ sĩ Hà Nội hay Hải Phòng. Võ Đức Duy, người tiên phong của làng kịch đã dựng vở thoại kịch phóng tác từ phim BEN HUR là truyện cổ La Mã. Mấy anh em Hoàng Trọng Thước, Hoàng Trọng Khanh đã thành lập từ năm 1938 một gánh hát lấy tên là KIM SANH với đường lối nghệ thuật giống như của một đoàn hát cải lương Nam Kỳ, chỉ khác ở chỗ về phần âm nhạc, gánh KIM SANH không dùng những bản ca nằm trong nhạc mục của sân khấu miền Nam mà dùng toàn những điệu ca Huế. Dù không thành công nghĩa là không lan tràn đi khắp nơi nhưng sự ra đời của gánh KIM SANH cho ta thấy trong ngành sân khấu ở Huế cũng có những người muốn làm công cuộc cách mạng.

Thế là trong lần gặp gỡ đầu tiên với chiếc nôi của âm nhạc Việt Nam là thành phố Huế, tôi đã học hỏi được rất nhiều về nhạc cổ truyền. Nếu trong những chuyến đi về thôn quê trước đây và trong chuyến đi theo gánh hát rong lúc này tôi đã tiếp thu được ở kho tàng âm nhạc nhân dân (chứ không phải trong sách vở về nhạc Tây Phương) nhiều tài liệu "nhạc sống" để có thêm vốn liếng cho việc soạn ra những bài hát của mình thì chính tại vùng Huế này tôi khám phá ra sự phong phú của nhạc ngữ Việt Nam qua hệ thống âm giai đặc biệt để rồi sẽ dễ dàng viết ra một bản trường ca như CON ĐƯƠNG CÁI QUAN... Rồi đây trên đường Nam Tiến, tôi sẽ được dừng chân tại vùng Phan Rang là nơi còn dư vang của những bản nhạc Chiêm Thành để xác định bằng lỗ tai sự tương hưởng giữa hai dòng nhạc Chàm, nhạc Huế mà người ta thường nói trong sách vở.

Sau những ngày được sống với mùa Xuân ướt lạnh ở Huế, gánh ĐỨC HUY giã từ sông Hương lên đường vào Tourane (Đà Nẵng). Lần đầu tiên vượt đèo Ái Vân, tôi tưởng mình là một tráng sĩ thời xưa, đi mở rộng biên thùy nước Việt. Đi trong mây phủ Ái Vân của câu ca dao quen thuộc, tai không nghe thấy tiếng chim kêu trên gành đá nhưng nghe thấy những câu hát của bài Lý Qua Đèo vang dội ở trong lòng.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 22

Đêm nay hoạ có mình ta
Đốt trầm hương cũ chờ ma dạo đàn...
(Lưu Trọng Lư)

Tới Tourane (Đà Nẵng), gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIÅU đóng neo tại rạp CINE³AC nằm ở đầu hai con đường Phan Chu Trinh và Hàm Nghi. Tuy cũng là một thành phố cửa biển quan trọng nhưng Tourane lúc đó chưa bành trướng kinh khủng như vào thời có quân đội Mỹ tới Việt Nam. Phố xá vắng vẻ tĩnh mịch với những hàng cây cao vút. Những phụ nữ đi trên đường, dù là người bình dân cũng mặc áo dài, đội nón Huế. Đa số còn để răng đen. Nghệ sĩ cải lương của gánh ĐỨC HUY không đặc sắc như của các gánh Nam Kỳ chính gốc nhưng cũng lôi kéo khán giả hằng đêm chen chúc tới coi.

Anh Miều vẫn là cái đinh của gánh hát. Kép Qúy tức Nhật Thanh, tuy không đẹp trai hơn hay hát hay hơn những ngôi sao của làng Cải Lương Bắc Hà như Sỹ Tiến, Anh Đệ hay Huỳnh Thái nhưng cũng có vô số các bà, các cô mê như điếu đổ từ lúc gánh hát ra đi từ Hải Phòng và vào tới khoảng giữa của miền Trung này. Các anh kép khác như Hiếu, Dần, Ba Hội đã trở thành những bạn thân của tôi. Chúng tôi đối đãi với nhau như những anh em ruột trong một gia đình. Giới nhạc sĩ -- kể cả trong ban nhạc Tây và trong ban nhạc cổ -- đều rất yêu tôi, khuyến khích tôi trong cả hai phương diện học hỏi và trình diễn. Tôi đã có dư tiền để mua lại của anh Ân một cái đàn violon thật tốt. Và cũng ngọ nguậy kéo đàn vào những lúc mọi người đã đi ngủ cả rồi.

Đào Tình, đào chính của gánh hát vẫn còn độc thân, vẫn còn cho tôi những đêm ái ân mùi mẫn và sẽ trở thành vợ yêu của một bác sĩ già khi gánh hát tan. Đào Nga đã là vợ bán chính thức của anh Phúc claquettes. Đào Châu trẻ tuổi nhất là đào phụ của gánh hát và sẽ là người tình của tôi khi gánh hát vào tới Cà Mâu. Lũ con của anh chị Miều lớn như thổi, đi theo gánh hát, chẳng được học hành gì cả nhưng vẫn là những bé ngoan. Về sau, những con gái của anh chị Miều trở thành những vũ nữ nổi danh của ban vũ Trịnh Toàn.

Tôi đã được nhiều người biết tới tên tuổi, nhiều hơn cái thời tôi mới nhẩy ra sân khấu hát nhạc cải cách ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... Tin đồn về chàng du ca đầu tiên đã đi rất nhanh từ Thanh Hoá vào Vinh tới Huế và bây giờ thì thanh niên nam nữ Tourane kéo nhau tới rạp CINE³AC để nghe tôi hát. Đã rất tự tin ở mình, đã biết trau dồi tài nghệ cũng như sắc đẹp (sic). Đã để tóc dài cho có vẻ nghệ sĩ (re-sic). Đã sắm được bộ áo mùa lạnh bằng nỉ được gọi là nỉ pattes de poule (sợi to như chân gà) đủ sưởi ấm lòng tôi trong những ngày mùa lạnh ở Tourane này. Được làm quen với những tài năng của đia. phương như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nguyên là lính trong quân đoàn 16è RIC của Pháp đóng ở Qui Nhơn, vừa mới trở về nơi sinh trưởng của mình để đóng góp vào việc thành lập một nền nhạc mới với bài Trầu Cau. Gặp Phan Quang Định tác giả bài Sơn Tinh Thủy Tinh. Làm quen với anh Tâm, người Công Giáo, đánh đàn organ ở Nhà Thờ.

Thú vị nhất là gặp chàng thi sĩ mà mình yêu qúy vô cùng là Lưu Trọng Lư. Lúc đó anh Lư đang dạy học tại trường Phan Bội Châu (hay Phan Chu Trinh?), sau khi nghe tôi hát, anh đã nằng nặc lôi tôi lên xe kéo đưa tôi tới trường học để hát cho học trò của anh nghe.

Từ trước tới giờ, tôi chưa gặp ai "nên thơ" như con người Lưu Trọng Lư. Chưa gặp anh đã nghe nói anh là người rất lơ đãng. Gặp anh rồi thì nhìn bề ngoài của anh cũng đã thấy anh là một con nai vàng ngơ ngác. Đã có ai kể cho tôi nghe chuyện anh cầm tiền đi chợ mua đồ cúng nhân ngày giỗ vợ nhưng anh ghé vào tiệm hút rồi quên phứt chuyện đó! Theo lời kể của Hoài Thanh, đã có lần Lưu Trọng Lư nằm đọc tập thơ TIÚNG THU của mình rồi ngồi dậy cười to:

-- A ha ! thế mà mấy bữa ni cứ tưởng (... ) hai câu: Giật mình ta thấy mồ hôi lạnh -- Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi... là của Thế Lữ.

Hai câu thơ ấy là của Lưu Trọng Lư.

Sau khi tôi hát cho lũ học trò xanh xao và gầy gò nghe bài Buồn Tàn Thu rồi thì nhà giáo Lưu Trọng Lư đầu bù tóc rối, quần áo lôi thôi lếch thếch và nát nhầu, móc ở trong túi ra những mẩu thơ để tặng tôi ngay trong lớp học. Tôi nhớ rất kỹ đó là những đoạn thơ của bài Giang Hồ mà khi in ra thì anh Lư đề tặng Nguyễn Tuân và Vũ Hoàng Chương:

Mời anh cạn hết chén này
Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn
Tiếng gà đã rộn trong thôn
Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay...

Đã tặng thơ rồi, anh tặng luôn cho tôi một tình nhân của anh, người Tầu Lai. Lưu Trọng Lư có ra một tuyên ngôn về người đàn bà mà anh gọi thêm là Quỉ. Không biết khi anh trao kỷ vật cho thằng em này thì đó là Người hay là Quỉ? Tôi không còn nhớ tên của "người quỉ" có đôi mắt mầu hạt dẻ này nhưng tôi nhớ rõ ràng là ngoài thân hình kiều diễm ra nàng còn mang tới khách sạn một cái bánh gâteau lớn. Chúng tôi ngồi ăn bánh ngọt và nhìn qua cửa sổ để thấy nhà ga Tourane đang u ám nằm cạnh bến sông, chợt có vạt nắng chiều vụt tới làm cho cảnh vật bỗng nhiên rực rỡ.

Tôi sẽ có nhiều lần phổ nhạc những bài thơ tuyệt vời của anh Lư để trả ơn mối tình nửa đường phiêu lãng này. Từ bài Tiếng Thu, qua Vần Thơ Sầu Rụng tới Thú Đau Thương và Còn Chi Nữa (bài này tôi mạn phép đổi tên là Hoa Rụng Ven Sông). Gặp lại anh Lư ở Huế vào những ngày đầu của Cách Mạng, tôi vẫn thấy anh "nên thơ" như cũ và tin rằng chẳng bao giờ anh hết nên thơ dù rằng sau này có nhiều phen anh cứ phải tuyên bố là đã giơ tay xua đuổi con nai vàng ở trong anh chạy đi.

Những ngày ở Tourane là những ngày rất êm ái của tôi, dù bộ mặt chiến tranh vẫn đậm nét qua hình ảnh những toán lính Nhật di chuyển trên xe nhà binh trong một thành phố có tính chất quân cảng này. Tôi được ra bãi biển Tiên Sa để hưởng cái thú nằm trên một bãi cát rất là hoang dại. Cũng như sẽ được ra đảo Hòn Yến ở Faifoo (Hội An) coi người ta leo trèo trên gềnh núi đá để lấy tổ chim yến.

Thanh niên ở Faifoo yêu âm nhạc hơn tất cả thanh niên những nơi tôi đã đi qua. Nhạc sĩ nổi danh ở đây là anh Tầu lai La Hối, tác giả của bài Xuân Và Tuổi Trẻ, tốt nghiệp nhạc viện Thượng Hải và có chân trong Hội Ái Nhạc (Société Philharmonique) ở Faifoo. Các hội viên khác của hội này là vị chỉ huy trưởng người Pháp của Garde Indigène (Lính Khố Xanh), là ông công chức cao cấp cũng người Pháp của Nhà Đoan, là những nhạc sĩ Minh Hương như Vương Quang, Vương Quốc Mỹ... La Hối hoạt động ngầm cho Chính Phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh nên về sau anh bị Nhật bắt và thủ tiêu. Faifoo còn có Trương Đình Cử chơi violon, sau này viết nhiều bài khảo cứu về nhạc Vọng Cổ.

Thế rồi đã tới lúc gánh hát phải tiếp tục lên đường. Từ Tourane (Đà Nẵng) vào Faifoo (Hội An), chỉ mất hơn một giờ xe hơi. Tới một thị trấn có những ngôi nhà cổ nhất Việt Nam là Hội An này, gánh ĐỨC HUY treo bảng hiệu ở rạp HOA BINH trên đường Cây Me, gần đình Tiên Hiền.

Faifoo mấy trăm năm trước là một thị trấn xây bởi những người Tầu từ đảo Hải Nam tới Việt Nam lập nghiệp. Cái tên cũng do ở tiếng Tầu mà ra. Theo nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, tác giả bản Nắng Chiều -- vốn là người sinh trưởng ở Hội An -- khi người Pháp tới thị trấn này thì được người dân (Tầu?) cho biết đây là nơi chuyên bán hoa (bán = phô và hoa = ba) nên họ gọi tên thành phố là Ba Phô. Dần dần Ba Phô trở thành Faifoo. Cũng có người cho rằng tên Faifoo là do ở tiếng Bồ Đào Nha mà ra.

Lúc tôi tới đây, dân chúng trong thành phố đã trở thành người Minh Hương cả rồi. Tại hai phố chính là Phố Quảng Đông và Phố Chùa Cầu tôi được thấy còn nguyên vẹn những ngôi nhà cổ xây từ thế kỷ thứ 16. Trong khi di tích của Phố Hiến chẳng còn gì ngoài những ngôi mộ cổ, tại Hội An, tôi được bồi hồi ngắm nghía những ngôi nhà nhỏ nhắn mang nhiều vết tích của thời xa xưa. Rồi còn được đi trên một cái cầu lớn do người Nhật xây vào thời xa xưa đó. Cầu này gọi là "Kiều Thương Gia", có lợp mái ngói và được bắc ngang một con lạch nhỏ. Đầu cầu này có tượng con khỉ (khởi sự xây năm Thân), đầu cầu kia có tượng con chó (xây xong năm Tuất), bên trong cầu có xây ban thờ lúc nào cũng thấy khói hương nghi ngút.

Gánh hát không ở lâu tại Faifoo. Những chặng tới sẽ là Quảng Ngãi, Bình Định đây. Tôi giã từ miền Quảng Nam và ngẫm nghĩ về một câu châm ngôn trước đây tôi chưa hiểu hết ý nghĩa:

Quảng Nam hay cãi
Quảng Ngãi hay co
Bình Định hay lo
Thừa Thiên ních hết.

Bây giờ thì tôi hiểu ý nghĩa của câu này, do dân chúng soạn ra để vạch mặt quan lại Việt Nam cùng thực dân Pháp và răn nhau: Người dân ở ba miền Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định mà ưa cãi nhau, đôi co với nhau, suốt ngày chỉ lo chuyện kiện tụng nhau... thì rút cục chỉ có quan trường ở Thừa Thiên là hưởng lợi.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 23

Buồn lưu cây đào xin hơi xuân
Buồn sang cây tùng thăm đông quân
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi ! Vàng rơi ! Thu mênh mông...
(Bích Khê -- TỲ BÀ (TINH HUYẾT))



Xưa kia, khi còn là đất Chàm thì miền đất Quảng là nơi có nhiều thành lũy kiên cố để ngăn chặn cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt. Không ngăn được xâm lăng thì phải nộp thành Cổ Lũy cho Hồ Qúy Ly vào năm 1402 để 20 năm sau người Chiêm sẽ cố gắng chiếm lại thành này. Nhưng miền đất Chàm sẽ vĩnh viễn trở thành đất Việt khi vua Lê Thánh Tông đem 100.000 quân tiến vào bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn.

Khởi sự mang tên Quảng Nghiã dưới thời nhà Nguyễn nhưng một số địa danh ở đây vẫn còn dùng tiếng Chàm. Người Chiêm có bốn dòng họ chính thống là On, Ma, Trà, Chế. Tại Quảng Ngãi, những con sông to nhỏ còn mang tên Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu, Trà Nô, Trà Nột... Cửa biển thì mang tên Sơn Trà.

Cũng như tất cả các tỉnh miền Trung tôi đã đi qua, Quảng Ngãi là dải đất nằm giữa biển và núi, phong cảnh đẹp vô cùng nếu ta được đứng trên ngọn núi Thiên "n là đệ nhất thắng cảnh ở đây để nhìn ra biển Đông nước xanh phẳng lì nối tiếp với trời mây, nhìn xuống những xóm nhỏ ẩn hiện trong rừng dừa trên bãi cát trắng phau, nhìn lên dẫy Trường Sơn nắng vàng rực rỡ. Đặc biệt là nhìn những guồng xe nước khổng lồ đặt trên những con sông rồi xuống gần sông để nghe tiếng nước reo vui, tung bọt trắng xoá chẩy vào đồng xanh bao la vời vợi.

Người ta cứ cho rằng vì đất xấu, dân nghèo nên người Quảng Ngãi không khéo như người Bình Định, không thực như người Phan Thiết, không nhã như người Nha Trang... và rằng người Quảng Ngãi là người đảm đang hơn tất cả! Có điều chắc chắn người ở đây là những người có tính tình quá khích. Lúc Cách Mạng nổi lên, ai cũng nghe tiếng đồn về sự hiếu sát của "du kích Ba Tơ". Về sự đảm đang, nếu tôi không nhầm thì trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cái lối dùng xe đạp để thồ hàng là do người Quảng Ngãi sáng chế ra. Chỉ cần gắn một cái gậy tre vào tay lái, nối cao lên bằng một cái gậy nữa là chiếc xe đạp có sức chở đồ như một chiếc xe bò. Công tác chuyên chở lương thực và vũ khí đạn dược bằng xe đạp thồ mà Quân Đội Pháp không hiểu nổi này đã là yếu tố chính đem lại thắng lợi cho mặt trận Điện Biên Phủ sau này. Nhưng ta đừng quên rằng nơi đào tạo ra những con người quá khích và đảm đang này còn là nơi sinh trưởng của những nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Vỹ, Bích Khê, Tế Hanh với những vần thơ tuyệt vời. Tân tiến như:

Từng giọt
Thánh thót
Từng giọt
Tơi bời
Mưa rơi
Gió rơi
Lá rơi
Em ơi !
(Nguyễn Vỹ - SƯƠNG RƠI)

Siêu thực như:

Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm...
(Bích Khê -- TỲ BÀ)

Cổ điển như:

Làng tôi ở vốn chuyên nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông...
(Tế Hanh -- QUÊ HƯƠNG)

Nơi mà người ta cứ cho là đất đai cằn cỗi này còn là nơi sản xuất ra loại quế hảo hạng, tốt hơn quế Tích Lan hay quế Trung Quốc. Và là nơi có hàng vạn mẫu đất trồng mía để làm đường.

Ớ Quảng Ngãi, gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIÅU tới ăn ở hát hỏng tại rạp hát Kiến Thành đường Phan Bội Châu. Vào những năm đầu của thập niên 40, Việt Nam hãy còn dưới thời Pháp thuộc dù chính quyền bảo hộ đã mất mặt vì bị thua trận ở chính quốc và bị Nhật áp đảo ở Đông Dương, đời sống tỉnh nhỏ tại miền Trung xa vắng như Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Tuy Hoà rất là buồn tẻ. Văn hoá nằm trong tay người Pháp, kinh tế nằm trong tay người Tầu. Không một gánh Cải Lương Nam Kỳ lớn nào -- như gánh NĂM PHI±, PHỨƠC CƯƠNG -- dám tới hát ở những nơi ít khách này cả. Chỉ có những gánh hát Bắc Kỳ bé bỏng như ĐỨC HUY mới dám ghé lại những nơi không hi vọng có đông khách. Nhưng gánh Cải Lương của chúng tôi, nhờ có thêm mục âm nhạc cải cách nên ngoài khán giả bình dân còn lôi kéo thêm được một số khán giả thanh niên, học sinh. Rồi tôi được làm quen với giới nhạc sĩ tỉnh nhỏ trong đó có nhạc sĩ Vân Đông là người sẽ mãi mãi là cái đinh của nền Tân Nhạc ở khu vực này. Rồi tôi tham dự những buổi văn nghệ salon để nghe anh bạn mới tên là Trình cùng với em trai, em gái của anh đàn hát. Về sau ban nhạc gia đình này bị thủ tiêu trong những ngày đầu của cuộc Cách Mạng 1945 chỉ vì là con cái nhà quan.

Cũng có thêm một người yêu, Phượng Nga, mắt xanh, răng vàng, cựu hôn thê của một ông Tây. Được cô cho ăn món quà địa phương ngon vô cùng. Đó là món " don ", một thứ hến nhỏ chỉ thấy có trong những con sông ở vùng này. Rửa cho thật sạch, nấu lên rồi ăn với bánh tráng thì tuyệt...

... Giã từ Quảng Ngãi, như một gánh hát quê đói khách nên không bỏ sót một đia. điểm nào, ĐỨC HUY-CHARLOT MIÅU ghé lại những thị trấn nhỏ như Tam Kỳ, Tam Quan trước khi tiến vào tỉnh lỵ Qui Nhơn.

Tại Qui Nhơn, tôi được biết thêm một bãi bể nữa. Bãi bể này sạch sẽ, gọn gàng hơn tất cả các bãi bể khác vì nằm ngay trong thành phố. Tại đây, tôi còn được biết thêm một loại hát nữa là hát bài chòi của đám hát rong ngoài chợ, chuyên kể những truyện thơ bình dân như truyện KIÊU hay truyện NHI ĐÔ MAI qua lời ca tiếng hát. Lại khám phá thêm một âm giai khác với ngũ cung miền Bắc và ngũ cung Huế. Trong hát bài chòi có một bán-âm mà trong các âm giai ở miền ngoài không có. Âm giai DO MI FA SOL LA này cũng là âm giai nhạc Chàm và âm giai Vọng Cổ miền Nam. Thì ra nhạc Chàm gần gũi với nhạc Vọng Cổ hơn là với nhạc Huế.

Gánh hát ghé Tuy An. Rồi khi tới Tuy Hoà thì tôi bị xúc động bởi cái tháp Chàm nằm trên đồi cao ngay sau lưng rạp hát. Tháp bỏ hoang lâu ngày là nơi ăn chốn ở của khỉ và dơi. Tôi leo lên ngồi trong tháp, mơ màng truyện tình Huyền Trân Công Chúa, thương xót một giống nòi bị diệt vong, lẩm nhẩm ngâm mấy câu thơ của Chế Lan Viên...

Tại tất cả bốn năm thị trấn vừa kể, hằng đêm trong đám khán giả lèo tèo chẳng có ma nào mê tân nhạc cả, anh ca sĩ đeo kính cận thị của gánh Cải Lương này chỉ nhận được tiếng vỗ tay lưa thưa của các bà già và con nít. Nhưng đây cũng là lúc tôi không còn đặt nhiều quan trọng vào việc đứng ra sân khấu để hát cho người khác nghe mà chỉ muốn hát để thoa? mãn cơn đam mê hát của mình. Hát trước đám đông hay hát một mình cũng vậy thôi! Có người vỗ tay hoan nghênh hay không có ai thưởng thức tài nghệ mình cũng chẳng sao cả. Đã cất cao giọng hát là đã thấy tràn trề hạnh phúc rồi ! Người nghệ sĩ nào cũng vậy, sau một thời gian phục vụ (sic) quần chúng sẽ quay về phục vụ chính mình.

Chỉ khi gánh hát vào tới Nha Trang thì mới có khán giả thanh niên học sinh mê tân nhạc rầm rập tới nghe tôi hát. Không quen thêm một người bạn nhạc sĩ nào ở đây nhưng tôi lại quá quen thuộc với phong cảnh của các tỉnh nằm dài nơi có thùy dương bóng dừa ngàn thông và có biển cả chơi vơi rồi. Dù biển Nha Trang xanh và nước ấm hơn bất cứ nơi nào hết, trong thời gian ở đây tôi chỉ ngong ngóng chờ ngày giã từ miền cát trắng để tiến lên chốn Đà Lạt thần tiên.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 24

Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ
(Hàn Mặc Tử -- DALAT TRĂNG MỜ)



Nhưng trước khi leo lên được một nơi thần tiên là Đà Lạt, gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIÅU tới hát ở Phan Rang. Những ngày lưu lại ở tỉnh này không có gì là đáng kể nếu tôi không có một kỷ niệm đẹp...

... Vào lúc tôi bước vào nghề hát, đã làm gì có báo chí chuyên môn loan tin về những hoạt động của kịch trường hay âm nhạc. Chưa có những vị phóng viên hay ký giả sân khấu để mình kín đáo bỏ vào túi họ tí tiền cà phê, nhờ họ viết bài quảng cáo, khen ngợi. Lúc đó chưa có một bài báo nào nói tới tôi hay nói tới những bài hát của Văn Cao cả. Nhưng tiếng đồn về anh du ca đầu tiên đi gieo rắc nhạc buồn đã được khá nhiều người trong mọi giới biết tới. Cho nên một hôm bỗng có xe hơi của ông tỉnh trưởng Phan Rang là Nguyễn Duy Quang tới rạp hát để đón tôi vào Dinh, giữa sự ngạc nhiên của nhân viên đoàn hát.

Vào trong dinh tôi mới biết là có ông Bảo Đại đang ngồi ở đó. Ông thường trị vì tại Đà Lạt và đi bắn ở trong rừng nhiều hơn là ngồi trên ngai vàng tại Huế. Hôm nay ông từ một vùng săn bắn nào đó xuống chơi thành phố Phan Rang và nghỉ ngơi trong DinhTỉnh Trưởng. Tôi đã biết tới sự yêu nhạc của ông vua khi thấy ông đem người con trai của Thượng Thư Phạm Quỳnh là Phạm Bích vào làm bí thư riêng chỉ vì anh này đánh đàn guitare rất giỏi.

Đã không còn coi đối tượng là quan trọng nữa, đã chủ trương khi cất lên tiếng hát là hát cho mình nhiều hơn là hát cho người, nên tôi chẳng có một mặc cảm nào khi ngồi ôm đàn hát cho ông vua nghe. Ông Bảo Đại, rất lịch sự, rất nhã nhặn, sau khi nghe hát xong, ngồi mời tôi ăn bánh ngọt và nói chuyện với tôi bằng tiếng Pháp. Hỏi tôi học nhạc ở đâu? Từ bao giờ? Hơi ngạc nhiên khi thấy tôi trả lời là chẳng học ai cả! Hỏi thăm về ông Khiêm, về gia đình tôi. Một ông vua yêu nghệ thuật như vậy chắc chắn là đằng sau cặp kính đen mà ông thường đeo, có ẩn nấp một đôi mắt nhân từ. Ư°, đúng như vậy, trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, có nhiều kẻ quai mồm ra phê bình Bảo Đại là thế này thế nọ, nhưng tôi chưa thấy ai dám nói ông ta đã bỏ tù hay đã giết một người Việt Nam. Trong khi qua hai ba lần Cách Mạng quốc gia và quốc tế, có biết bao nhiêu người đã bị thủ tiêu hay bị cầm tù bởi những nhà lãnh đạo mệnh danh là "yêu nước thương nòi"!

Xong buổi hát "vo" (theo tiếng nhà nghề là: hát không lấy tiền) khi tôi ra về, tỉnh trưởng Nguyễn Duy Quang tiễn tôi ra cửa, rất tế nhị, tay cầm sẵn một gói quà là 5 thước vải phin rất tốt để tặng anh ca sĩ trẻ tuổi. Với số vải này, tôi may được hai cái áo sơ-mi, một cái mặc cho tới khi rách, một cái sẽ tặng anh bạn thi sĩ Nguyễn Bính khi gặp anh ở Saigon một vài tháng sau để anh bán lấy tiền vào nằm tiệm hút. Về tới rạp và khoe là vừa hát cho vua nghe, cả gánh hát lắc đầu le lưỡi thán phục...

... Vài ngày sau, gánh hát giã từ Phan Rang, giã từ một miền có những cồn cát lớn và trắng toát như cảnh siêu thực ta chỉ thấy trong một giấc mộng đêm hè.

Muốn lên Đà Lạt, hành khách phải đi tầu hoa? từ ga Phan Rang chạy ra Tourcham để chuyển qua những con tầu có móc sắt (crémaillère) ở gầm xe thì mới leo tới nơi cách mặt biển 1.500 thước cao.

Thành phố Đà Lạt quả là một nơi thần tiên. Khởi đầu là một bác sĩ người Pháp tên là Yersin, từ cuối thế kỷ thứ 19, sau khi dùng cả hai đường bộ và đường thủy để thám hiểm vùng phía Nam của miền Trung nước Việt, đã leo lên cuối dẫy Trường Sơn và tìm ra một bình nguyên có núi rừng hùng vĩ nhưng không hãi hùng hoang dã, có khí hậu hiền hoà và có đủ mọi loài hoa đua nhau nở như trong một mùa Xuân bất tận. Rồi Toàn Quyền Doumer nhìn thấy công ích của nơi lâm viên này để sau khi Bác Sĩ Yersin qua đời thì công cuộc xây dựng nơi nghỉ mát Đà Lạt được khởi sự vào năm 1923 và tới năm 1944 là lúc tôi tới đó thì đã có đầy đủ những cái làm nên Đà Lạt mà chúng ta gọi là Hồ Than Thở, Rừng Ái Ân, Thung lũng Tình Yêu. Và có một rạp hát để tôi hát Buồn Tàn Thu...

Đã được đi nhiều nơi trên đất nước nhưng tôi không thấy phong cảnh ở đâu đẹp như ở đây. Mang tinh thần vọng ngoại như hầu hết thanh niên thời đó, tôi sung sướng được tới một thành phố giống như ở Âu Châu. Tưởng mình đang ở Thụy Sĩ hay Đức Quốc. Đi trong mây, thở ra khói, nhìn núi rừng, nghe chim hót, ngửi mùi hoa... đó là tất cả những gì mà tuổi hoa niên mơ mộng có thể thực hiện khi tới Đà Lạt.

Cạnh nhà ga Tourcham là ngôi tháp Hời chưa bị lâm vào cảnh hoang tàn nên hồng hào và sạch sẽ hơn cái tháp cổ lở lói ở Tuy Hoà rất nhiều. Gặp gỡ dòng dõi của Chế Mân, với con mắt hoa. sĩ, tôi mê mầu áo của những cô gái Chàm, khi thì là mầu hoa lý tươi, khi thì là mầu vàng anh nhạt, những mầu sắc không thấy có nhiều trên y phục của các cô gái Việt. Sau này tôi được Trung Tâm Điện Ánh phái ra đây để quay phim vũ nữ Chàm, cầm quạt múa điệu padit (múa bướm) trước toà tháp cổ. Và khám phá ra âm giai Chàm được dùng trong tọ tam ta ra (bài hát ân tình) là âm giai hơi oán DO MI FA SOL LA, giống như âm giai trong Hát Bài Chòi hay củaVọng Cổ chứ không phải giống như âm giai trong Ca Huế.

Vào hồi đầu thập niên 40, người dân đen muốn tới thành phố Đà Lạt không phải là chuyện dễ dàng đâu! Phải làm đơn xin phép và chờ Sở Mật Thám điều tra rồi ba tháng sau mới có giấy đi. Thường thường chỉ là giấy cho phép tới nghỉ mát (villégiature) trong một thời hạn nào đó.Nếu muốn tới làm ăn sinh sống ở Đà Lạt thì lại một chuyện khác, một chuyện khó khăn vô cùng. Người Pháp thành lập ra thắng cảnh Đà Lạt để dành riêng cho người da trắng. Gánh ĐỨC HUY lên Dalat dễ dàng vì anh Chúc đã đút tiền cho Sở Cảnh Sát rồi.

Tại Đà Lạt, gánh hát ĐỨC HUY cư ngụ và trình diễn ở rạp NGOC HIÊP trên đường Cây Quẹo. Người bạn mới của tôi là Lê Xuân Ái, tác giả của những bài Hồn Nam Tướng, Chinh Phụ Hoài Khúc, Thiên Lý Mã, Huyền Trân Công Chúa, Con Thuyền Trên Sóng... và có chân trong ban nhạc của Năm Lành, em vợ (vợ bé) của một triệu phú miền Nam là ông Đội Có.

Nghệ sĩ tài hoa Lữ Liên (trong ban ẠV.T.) cũng đang làm việc tại Nha Công Chánh Đà Lạt. Nguyên là cầu thủ đá banh của đội banh vô địch Đông Dương là COTONKIN, Lữ Liên, cũng như số đông thanh niên thời đó, ưa thích cuộc đời giang hồ và đã Nam Tiến từ năm 1942. Tại Đà Lạt, Lữ Liên hoạt động trong ban kịch tài tử rồi làm việc tại Đài Phát Thanh ở đó trước khi vào Saigon, trở thành người thăng hoa loại nhạc hài hước mà người khởi đầu là Trần Văn Trạch.

Sau này, tôi có tối thiểu hơn mười lần đi về chốn cao nguyên Đà Lạt. Lần nào cũng nằm tròn trong vòng tay ân ái của một người tình. Một người giúp tôi soạn nổi rất nhiều câu hát ái tình, từ ngày đó có em đi nhẹ vào đời cho tới nghìn trùng xa cách người đã đi rồi... Và có đầy đủ những kỷ niệm tươi vui hay buồn bã nhưng tất cả những nỗi hân hoan hay ủ rũ cũng đều không se sắt hay nặng nề mà chỉ êm đềm như mầu trăng đã ấp ủ tôi vào những đêm đầu tiên tới Đà Lạt này. Một mầu trăng đã đến từ lâu với nhà thơ Hàn Mặc Tử :

Cả trời say nhuộm một mầu trăng
Và cả lòng tôi chỉ nói rằng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 25

Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai...
(Jean Leiba)



Chỉ còn ghé lại vài ba chỗ nữa là gánh hát sẽ tới miền Nam, sẽ tới thành phố Saigon, mục đích của chuyến đi xuyên Việt này đây.

Trước mắt chúng tôi là Phan Rí, Phan Thiết... Rồi là Biên Hoà, cửa ngõ vào Saigon. Từ nay trở đi gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIẾU sẽ phải so tài với những gánh hát nổi danh khác ở đây rồi nghe! Phải tranh thương rồi đó! Anh Chúc phải đem hết kinh nghiệm của nghề nghiệp vào việc lấy rạp ở miền Nam. Không giỏi giang và nhanh chân nhanh tay là bị gánh hát khác lấy tranh rạp ngay. Kẹt rạp là một khốn khổ cho bất cứ gánh hát nào.

Giã từ Đà Lạt, gánh hát xuống Tourcham bằng xe lửa có móc sắt. Rồi đổi tầu đi vào phía Nam. Thị trấn Phan Rí quá nhỏ bé, chúng tôi chỉ hát có một đêm rồi leo lên chuyến xe đi Mường Mán. Đường xe lửa không qua thành phố, chúng tôi xuống ga này để đi Phan Thiết b_ăng xe camion.

Thành phố miền biển còn đang ngái ngủ, chúng tôi vượt qua một cái cầu lớn để thấy thuyền đậu như lá tre tại bến tầu bè trông ngay ra biển. Rồi tới ngay phố Chợ. Nhân viên gánh hát đổ va ly, hòm đồ, phông cảnh xuống trước nhà hát nằm ngay mặt chợ. Thoáng một cái, nắng bình minh đã vụt tới, chợ đã đông đầy người, trong các quán đã có khách ngồi nhấm nháp cà phê. Tôi chưa thấy thành phố nào sáng sủa như Phan Thiết. Á, có một nơi cũng rất sáng sủa ở không xa Phan Thiết, đó là Mũi Né, thị trấn của dân chài, nơi gánh hát sẽ ghé lại trên đường vào Saigon.

Dân Phan Thiết là người có tiền và có cuộc sống phong lưu như dân Saigon rồi. Vùng này là nơi sản xuất nước mắm, nếu so với những tổ chức làm nước mắm ở Bắc Kỳ (nước mắm VAN VÂN) hay ở Nghệ An (nước mắm Nghệ) thì các "vạn" nước mắm ở đây thật là khổng lồ. Tôi đã tới thăm những nơi có hàng chục vựa ngâm cá, cái nào cũng to như cái nhà vậy. Được thấy hàng ngàn cái hũ trắng xoá (gọi là "tỉn") nằm phơi nắng trên những sân rộng rãi, trông như bức tranh lập thể của Picasso. Công việc sản xuất nước mắm cũng không có gì là vất vả, chỉ cần cho cá và muối vào vựa rồi chờ ngày có nước mắm, mở vòi ra cho nước mắm chẩy vào thùng đem bán khắp nơi trong nước, người dân vùng này sống một cuộc đời an nhàn, ban ngày ngồi quán uống cà phê, ban đêm tới rạp coi hát cải lương.

Trường đào tạo thanh niên thể thao thể dục ẸS.E.P.I.C. được thành lập ở cách tỉnh lỵ Phan Thiết khoảng 20 cây số. Tôi gặp lại nhiều bạn đang học hay đang dạy học ở trong trường, ví dụ anh Lư, chồng tương lai của Đỗ Thị Yến, h_ăng ngày ra thành phố chơi.

Tỉnh lỵ Phan Thiết là nơi dừng chân khá lâu của nhân viên gánh hát ĐỨC HUY và của những người bạn đường khác. Trong suốt dọc đường từ Bắc vào Nam, tôi thường gặp những anh thanh niên người Bắc cũng có chí giang hồ (sic) như tôi, cũng bỏ nhà đi vào Nam, đem tài vặt của mình ra để lấy tiền độ đường. Đi tỉnh nào cũng thấy lù lù anh chàng chuyên cắt hình bằng bìa đen tên là Văn Thịnh, vóc dáng nặng nề, răng hô ra, tóc dựng lên, chuyên đứng ở đầu đường các thành phố, tay cầm chiếc kéo nho nhỏ, thoăn thoắt cắt hình nghiêng của dăm ba khách hàng ngây thơ và nhút nhát.

Hoa. sĩ Văn Giáo, cao lớn, khoẻ mạnh, người phố Hàng Tre nối liền với phố Hàng Dầu của tôi ngày xưa, với cái bút lông và nét vẽ tươi khoẻ như người cầm bút, đã đi chu du từ Bắc qua Lào vào Nam, qua cả Cao Mên để có những bức tranh vẽ nụ cười Champa siêu thoát. Tỉnh lỵ Phan Thiết là nơi chúng tôi gặp lại nhau. Vui đáo để.

Nếu những đêm hát tại Phan Rang, Phan Rí vắng khách đến rợn người thì tại Phan Thiết, gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIẾU rất đông khách nên ai cũng thấy vui. Hằng ngày tôi thường đi tắm biển với Ân hay Chúc, những người không hút thuốc phiện nên không sợ lạnh và không sợ tắm. Trong chuyến đi suốt dọc miền Trung, tôi luôn luôn bị xúc động bởi những sự thay đổi quá nhanh, quá nhiều của đời sống lãng tử (bohémien) nên tôi bận bịu như một con ong, con bướm. Bây giờ tôi thảnh thơi hơn vì tôi ít tò mò hơn...

Rồi tới chàng phóng viên nhiếp ảnh gầy gò Lê Vinh, vai đeo những máy ảnh nặng hơn mình, luôn luôn trúng mối chụp hình các hoa khôi đia. phương.

... Và bây giờ tôi thấy rất sảng khoái trong tâm hồn. Sự sảng khoái này đến với tôi cũng còn do một người đàn bà nữa. Phan Thiết là nơi tôi có một mối tình tôi cho là rất đặc biệt. Lúc đầu tiên, giữa chúng tôi chỉ là một gặp gỡ bình thường. Một nữ khán giả, vừa chịu tang chồng, tay dắt hai con nhỏ, từ một đồn điền nào đó ở không xa Phan Thiết lắm, thường ra vào tỉnh lỵ này hằng ngày, hằng tuần hay hằng tháng. Tất nhiên vào thành phố cũng là để đi coi hát cải lương, môn giải trí hấp dẫn hơn là coi cinéma hay đọc tiểu thuyết. Người goá phụ trẻ măng, với vẻ đẹp vừa mặn mà vừa chói lọi của một thiếu nữ Việt có pha dòng máu Anh Cát Lợi, tới nghe tôi hát Buồn Tàn Thu... Nghe những câu như em ngồi đan áo, lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng thì bị thôi miên ngay. Nghe câu thôi tình em đó, như mùa Thu chết rơi theo lá vàng thì thôi không chết nữa, mở lòng ra ngay với anh ca sĩ Bắc Kỳ này.

Tôi biết tên nàng là Hélène Defrosse, con gái yêu của một mục sư ngoại quốc từ đảo Anh Quốc xa xôi tới Việt Nam hồi đầu thế kỷ để truyền giáo... Rồi ngài cởi áo nhà tu, lấy vợ người Phan Thiết và tới lập đồn điền ở Suối Kiết, cách tỉnh lỵ này khoảng 20 cây số. Hélène lấy chồng rất sớm và cũng trở thành quả phụ quá sớm. Chồng họ Lâm là người Tầu lai, con nhà giầu ở vùng này, đã qua đời sau hơn hai năm sống chung hạnh phúc, để lại cho người vợ trẻ hai đứa con thơ. Khi tôi gặp Hélène thì bé gái có tới ba dòng máu Anh-Hoa-Việt này mới lên hai tuổi, mang tên Alice, giống mẹ như đúc. Bé trai, Roger, có thể giống cha, trông rất kháu khỉnh.

Người goá phụ trẻ tuổi có hai dòng máu Việt Anh này không bao giờ tỏ ra là mình yêu thích văn chương Âu Tây kim cổ mà chỉ cho tôi thấy nàng yêu văn thơ Việt Nam vô cùng. Nàng theo rõi kỹ càng sinh hoạt của nền văn chương thi ca Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Nàng thuộc thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính... còn hơn tôi nữa. Đối đãi với tôi như một người bạn hơn tuổi. Thấy trên đầu tôi đã có vài mảng tóc trắng -- trong gia đình tôi, ai cũng bạc tóc sớm -- nàng tặng cho tôi câu thơ của Jean Leiba:

Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai...

Chẳng cần là thi nhân, tôi cũng đã yêu ngay Hélène rồi. Nhưng khác hẳn những mối tình dọc đường thiên lý vừa qua, giữa tôi với nàng là một mối tình cao thượng (tôi muốn nói: amour platonique). Nghĩa là không có đụng chạm xác thịt, không có ôm hôn, không có cả cái nắm tay đi trên những con đường Phan Thiết có nắng vàng tung toé.

Xưa nay, tôi là người biết xử thế trong vấn đề tình yêu. Khi tôi tới Phan Thiết -- cũng như từ đó trở đi -- tôi có khá nhiều người tình và tôi luôn luôn biết đối xử với các cô hay các bà. Người tình nào cho mình hạnh phúc nổ tung của xác thịt? Người tình nào đem tới cho mình sự sảng khoái trong tâm hồn? Người nào giúp cho mình tìm thấy thi vị của cuộc đời, tìm thấy hứng khởi trong hoạt động nghệ thuật? Người nào mình kết bạn trăm năm?

Lúc ở Phan Thiết, tôi đã thấy thoa? mãn trong tâm hồn khi gặp một người như Hélène. Thế là quá đủ rồi! Tôi không cần đi sâu vào những hành động mà tôi biết là cả hai người sẽ cho tầm thường. Hoàn cảnh goá bụa của nàng còn khiến tôi kính trọng nàng hơn lên. Và khi đã thấy có sự đẹp đẽ giữa đôi bên rồi thì tôi tránh không làm điều gì khiến cho cái đẹp tan vỡ. Ngoài ra, tôi cũng có tí ti mặc cảm về đời sống "bô hê miêng" và nghề xướng ca của mình. Là ca sĩ của một gánh Cải Lương nghèo nàn, lương lậu của tôi có là bao nhiêu mà dám nghĩ tới những chuyện gì khác hơn là chuyện gần gũi và an ủi một goá phụ trẻ đẹp? Hơn thế nữa, chắc chắn vào lúc đó, giữa hai tình yêu đàn bà và tình yêu lên đường, tôi chọn tình yêu thứ hai. Tôi không dám nói rằng vào lúc đó nếu tôi ngỏ lời kết tình với Hélène thì chắc chắn sẽ không bị cự tuyệt nhưng sau khoảng một tháng gần nhau và chúng tôi hoàn toàn chỉ coi nhau như hai người bạn tâm tình, khi giã biệt nhau ở sân ga Mường Mán, nàng tặng tôi bức ảnh của nàng đang ngồi trên một tảng đá lớn, vẻ mặt tươi cười, tay chống trên đá, chân buông xuống suối, sau lưng là cảnh rừng xanh sáng sủa. Đằng sau bức ảnh có mấy câu thơ:

Nghệ sĩ chót sinh giầu cảm lụy
Dẫu tàn thân thế há quên đâu...

Khi tôi vào tới Saigon, đi hát lang thang trong cả hai miền Tiền Giang, Hậu Giang, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những bức thư rất thân mật của Hélène. Cho tới khi Cách Mạng nổi lên vào mùa Thu năm 1945, kháng chiến miền Nam bùng nổ ngay sau đó, tôi trở ra miền Bắc để đi theo cuộc kháng chiến toàn quốc, lấy vợ vào năm 1949 rồi trở về Hà Nội và đi thẳng vào miền Nam vào năm 1951... tôi đã quên phứt Hélène Defrosse ngay từ khi rời khỏi Saigon vào ngày 12 tháng 10 năm 1945.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 26

Saigon đẹp lắm !
Saigon ơi ! Saigon ơi !
(Y Vân)



Cùng với gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU đi qua những rừng cao su để vào tới Biên Hoà, tôi bỗng nhớ lại những chuyện phiêu lưu của anh Tường, người phu cạo mủ cao su, con ông Cả Bịp ngày xưa. Hồi đó tôi cứ tưởng tượng đất sống của những tay được gọi đích danh "anh chị Sè gòn", giang sơn của đám người "tứ chiếng giang hồ" phải là nơi đầy hiểm nguy và bất trắc. Bây giờ tôi thấy phong cảnh của miền Nam không có gì hung dữ, huyền bí mà hiền lành và óng ả quá chừng với mầu xanh man mác của rừng và mầu đỏ êm đềm của đất.

Tới tỉnh lỵ Biên Hoà là coi như đã ngửi thấy mùi Saigon. Gánh hát còn đang lắp phông, treo màn tại rạp hát, tôi đã leo lên xe autocar đi ngay vào nơi tôi coi là mục đích của chuyến đi xuyên Việt này: Thành Phố Saigon, Hòn Ngọc của Viễn Đông, La Perle de l'Orient như người Pháp nói.

Từ ngoại ô vào thành phố, trên chiếc xe ca vừa vượt qua cầu Bông, tôi ngơ ngác nhìn những nhà cao cửa rộng hiện ra vùn vụt trước mắt tôi. Saigon giầu sang hơn Hà Nội nhiều ! Rồi khi xe tới bến cửa Đông chợ Bến Thành, tôi thả bộ đi trên đường phố. Con tim của Saigon chính là khu chợ rất lớn này. Tại đây có bến xe thổ mộ, bến xe ca (gọi là bến xe Lục Tỉnh) và bến xe điện để nối liền thủ đô miền Nam với các vùng ngoại ô như Chợ Lớn, Gia Định. Lúc đó tôi chưa thấy có xe taxi. Xe kéo thì không có bến, mấy ông phu kéo xe làm việc rất thảnh thơi, giữa buổi trưa nồng nực, khi các ông gác xe vào hè làm một giấc "la-siết" (sieste = ngủ trưa) thì hành khách trả bao nhiêu tiền các ông cũng không thèm chạy.

Thành phố Saigon rộng lắm, xe kéo ít khi được dùng để đi ra ngoại ô mà chỉ chở khách quanh quẩn trong khu vực ta có thể gọi là downtown Saigon, gồm khu chợ Bến Thành, khu Xã Tây (Toà Đô Chính) khu chung quanh đường Catinat (Tự Do) và Nhà Thờ Đức Bà ở gần đấy. Trước mặt nhà thờ lớn nhất Saigon này còn có bức tượng Giám Mục Pigneau de Béhaine giơ tay che chở Hoàng Tử Cảnh. Hai vị danh nhân bằng đồng đen này về sau sẽ bị Cách Mạng 1945 bứng đi để rồi về sau nữa lại được người Công Giáo thay thế bằng tượng Mẹ Maria.

Người dân thích dùng xe thổ mộ để từ Tân Bình, Phú Nhuận đi vô Saigon, hay ngược lại. Tôi nhẩy ngay lên xe để đi Tân Định chơi. Chiếc xe ngựa xinh xắn có lục lạc đeo ở cổ ngựa kêu leng keng làm cho hành khách thấy vui tai. Trên đầu ngựa có đính một chùm lông gà trông giống như cái chổi phất trần nhỏ, nhẩy tâng tâng làm tôi vui mắt. Nhớ tới ngày tôi nằm võng tại Hưng Yên, coi tranh vẽ xe thổ mộ chạy trên đường Catinat in trong cuốn sách quảng cáo của hãng dầu cù là Nhị Thiên Đường, rồi mơ tưởng tới ngày mình được ngồi trên một chiếc xe thổ mộ ! Bây giờ tôi rất vui lòng cúi đầu co chân ngồi trong chiếc xe mảnh khảnh và chật chội như cái hộp diêm này vì tôi đã thực hiện được một giấc mơ xưa rồi.

Vào năm 1944, Saigon còn nhiều cây to, các tầng lá rất dầy che kín nắng khiến cho khách "bộ hành" hay "thổ mộ hành" thấy trong lòng mát rượi, dù đang là một buổi trưa nắng chang chang. Nhìn ra hai bên đường thấy mọi người đều mặc áo bà ba hay sơ mi trần. Kể cả đàn ông, đàn bà và con gái. Không thấy ai mặc veston, thắt cravate, mặc áo dài cả. Ai cũng ung dung, thơ thới. Chỉ có anh chàng Bắc Kỳ là tôi đang khổ sở vì mồ hôi đổ ra như tắm dưới bộ đồ Tây làm bằng nỉ pattes de poule...

Đi xa hơn nữa, chẳng hạn từ Gò Vấp hay từ Chợ Lớn vào Saigon thì dùng xe ô-tô-buýt hay xe điện. Khi gánh hát ĐỨC HUY CHARLOT MIẾU đóng đô ở đây rồi, tôi thường đi xe điện hơn là đi xe buýt, nhưng không bao giờ tôi dám giở trò nhẩy xe điện như thời ở Hà Nội nữa. Nếu nhẩy xe thì có nhiều hi vọng bị xe hơi đằng sau đi tới tông vào đít mình.

Đường xe điện ở đây dài hơn đường xe điện ở Hà Nội rất nhiều. Một đường nối liền Saigon Chợ Lớn, khởi đi từ bến chính (bến Cuniac) ngay xát Bồn Binh, chạy qua rất nhiều trạm trên đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) và trên đường Marins (Đồng Khánh) để vào trạm chính ở Chợ Lớn nằm trên đường Gaudot (Khổng Tử). Một đường xe điện khác, nối liền Saigon với Gò Vấp thì chạy qua Bình Hoà, Bà Chiểu. Tất cả các trạm xe điện, ngoài tên Pháp ra, còn được chỉ định bằng những biển vẽ để cho hành khách bình dân dễ nhớ như tranh con cua, tranh con rùa, tranh con rắn... Tôi còn nhớ biển vẽ của trạm Jaccaréo (Xóm Củi) là tranh cái cào cỏ.

Nhà ga xe lửa rất lớn cũng nằm ngay trong khu Chợ Bến Thành. Ngoài con đường sắt đi ra miền Bắc qua ngả Biên Hoà, Phan Thiết, ga Saigon còn có đường sắt đi xuống Mỹ Tho. Người Pháp đã trù tính nối thêm đường hoa? xa từ Mỹ Tho xuống Cà Mâu rồi đi luôn qua Cao Miên tới ga Phnom Penh (Nam Vang) cho nên mới có danh từ trans-indochinois (xuyên Đông Dương) nhưng chưa thực hiện được chương trình đó thì Pháp đã bị đuổi ra khỏi Đông Dương. Dù cả ba nước cựu thuộc địa Việt-Miên-Lào đã giành được độc lập gần nửa thế kỷ rồi, vẫn chưa có cơ hội nào thật tốt để có được một đường thiết lộ nối liền ba nước láng giềng, giúp vào sự thịnh vượng chung, mà chỉ có máu xương hoà lẫn với nhau đổ xuống mảnh đất khốn khổ này.

Trong thời gian gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIÅU ở đây, chúng tôi luôn luôn di động. Làm sao có thể hát lâu một chỗ được? Ơ± đâu cũng chỉ hát được một tuần là tối đa. Nhưng Saigon lớn lắm, có rất nhiều khu chợ để chúng tôi tới kiếm ăn. Chưa kể các vùng kế cận là Chợ Lớn và Gia Định...

Nhờ ở chỗ phải luôn luôn di động như vậy, tôi biết Saigon kỹ càng hơn. Anh Chúc thì bận vô cùng, anh phải chạy đi chạy lại trong thành phố và vùng lân cận để thuê rạp. Tôi phải giúp anh Chúc một tay, do đó sau gần 50 năm trời, dù tôi chỉ còn nhớ được dăm ba tên rạp nhưng tôi không thể nào quên được khung cảnh của từng rạp hát tại từng vùng.

Những chợ Miền Nam -- nhất là ở trong vùng Saigon và lân cận -- thường mang tên ông này bà nọ, như chợ Ông Lãnh, chợ Bà Chiểu, chợ Bà Điểm và đều có rạp hát gần chợ. Từ miền Lục Tỉnh, các bà chở thực phẩm lên bán ở Saigon thường thường tới các chợ vào khoảng 6, 7 giờ tối. Không cần phải thuê phòng ngủ, họ kéo nhau vào rạp hát ở bên cạnh chợ, ngồi nhai trầu bỏm bẻm coi hát cho tới 1 giờ sáng rồi ra bày hàng để tờ mờ sáng là chợ đã đông người rồi.

Ớ Bình Hoà hay Thị Nghè, rạp hát chỉ cách chợ có khoảng trên dưới 30 thước. Tôi đã hát ở những rạp đó và được ngửi luôn cái mùi nồng nặc của chợ Việt Nam. Ớ Dakao, có tới 3 rạp: một rạp ngay cạnh chợ, một rạp là cái đình nhỏ (không nhớ tên) gần Đài Phát Thanh đường Richaud (Phan Đình Phùng), một rạp hát nữa là rạp VĂN HOA khá lớn nằm ở đường Paul Bert (Trần Quang Khải), gần Cầu Bông.

Phú Nhuận có rạp hát rất lớn. Chủ rạp là ông Đội Có, một trong những triệu phú miền Nam. Rạp nằm gần cái chợ nhỏ tại ngã tư Võ Di Nguy và Chi Lăng.

Tại Chợ Quán, rạp hát cũng là một cái đình cũ mà tôi còn nhớ tên là đình Tân Kiểng. Trong Chợ Lớn, gánh ĐỨC HUY của chúng tôi tới hát ở Xóm Củi, ở chợ Bình Tây, ở cầu Palikao, ở cầu Nhị Thiên Đường... Rạp nào cũng gần nơi chợ búa cả.

Rạp hát lớn nhất tại trung tâm thành phố lúc đó -- ngoài nhà hát Tây mà không bao giờ tôi được hát ở đó cả -- là rạp CINE³AC. Lẽ dĩ nhiên rạp này phải nằm ở chỗ đông đảo nhất, vui vẻ nhất là đường d'Espagne (Lê Lợi) phía cửa Bắc chợ Bến Thành. Về sau rạp này bị phá đi để mọc lên những cửa hàng, ví dụ tiệm bán vàng Nguyễn Thế Tài. Rạp CINE³AC rất cao và rất rộng nhưng cũng rất nóng vì bấy giờ không có máy lạnh. Không có micro ampli và loa nên tôi không chỉ hát mà còn phải gào lên nữa! Vậy mà đêm nào cũng đông khách. Chắc cũng bởi vì anh Miều đã nghe lời tôi, cho đăng quảng cáo ở trên vài tờ "nhựt trình", nhấn mạnh vào mục hát phụ diễn cho nên dân Tây học kéo nhau tới nghe tôi hát nhạc cải cách. Có những khán giả mua vé vào cửa, không ngồi vào ghế, chỉ đứng bên hông hay cuối rạp, nghe tôi hát xong là họ ra về. Thật là cảm động, đối với tôi.

Gánh ĐỨC HUY còn hát tại hai rạp khác cũng nằm trong khu Chợ Bến Thành là rạp THUÂN THANH và rạp ARISTO, cả hai đều ở gần ga xe lửa. Rạp ARISTO vẫn còn tồn tại cho tới bây giờ và đã từng là đại bản doanh của gánh hát Bắc Kỳ di cư KIM CHUNG trong suốt hai mươi năm.

Tôi vẫn còn ăn ở trong rạp với anh em đồng nghiệp nhưng tôi thường được bạn bè tôi mới quen như Phạm Xuân Thái, kéo tôi về nhà. Có khi tôi mướn phòng ngủ, như hôtel KIM HOA ở tầng hai trên dẫy cửa hàng đường Bonard đối diện với Nhà Thương Đô Thành, nơi đây thi sĩ Nguyễn Bính đến thăm tôi, một chiều mưa.

Tôi sống rất thân mật với khu chợ Bến Thành. Nhà Phạm Xuân Thái ở ngay đầu đường La Grandière (Gia Long), buổi sáng tôi theo chị Thái ra sạp bán vải của chị Ở trong chợ để chen chúc trong đám đông.

Buổi trưa ngồi ăn cơm đầu đường, một bữa cơm no chỉ cần trả hai hào (hai mươi xu). Người Saigon có vẻ thích sống ngoài đường nhiều hơn là trong nhà. Quán ăn, tiệm nước đầy phố, lúc nào cũng chật ních thực khách. Món ăn Saigon lạ miệng vì đồ kho phần nhiều là có pha nước dừa. Tiếc rằng tôi không biết ăn các loại mắm. Có một thắc mắc của tôi về một món ăn: Bắc Kỳ có một món ăn rất ngon là nem rán. Bánh đa nhúng nước rồi bọc thịt và cua cho vào chảo mỡ rán lên. Đưa lên miệng ăn thấy giòn tan. Người Nam bèn tiếp thu món đó và gọi là chả giòn. Đúng! Giòn kinh khủng. Thế nhưng không hiểu vì sao về sau ta cứ gọi nó là chả giò?

Buổi chiều vào ngồi quán bán kem và bánh ngọt Côte D'Azur ở đường Sabourin, đối diện cửa Đông chợ Bến Thành, để tán tỉnh một cô bán hàng ở đó tên là Tuyết, da cô bánh mật nên gọi là Tuyết "đen", giọng cô ướt mèm nên gọi thêm là Tuyết "nhè". Đường Sabourin còn là nơi cư ngụ của chị Đào Phi Phụng, em ruột nhà thơ Vân Đài. Tôi được hân hạnh làm quen với hai nữ sĩ hữu danh này và gặp luôn cả người phụ nữ mà tôi kính phục là chị Mỹ Nghệ từ Vinh vào Saigon, ngụ tại nhà chị Đào Phi Phụng. Đường này có thêm hiệu sách và nhà in Tín Đức Thư Xã với hai cô gái nổi tiếng là tân tiến, có anh bạn tôi mới quen là Thông đánh guitare rất giỏi thường hay lui tới rồi thành rể gia đình này luôn. Cô em trở nên một ca sĩ hạng nhì. Cô chị sau này là vị nữ dân biểu Trần Kim Thoa.

Buổi sáng và buổi trưa ăn chơi như thế rồi thì vào buổi tối, sau giờ hát, cũng như mọi người, có khi tôi bắc ghế bố nằm ngủ ngay trên hè đường, có gió từ biển thổi vào làm tôi thấy mát dịu cả tâm hồn lẫn da thịt.

Thành phố Hải Phòng đã được tôi coi là thành phố quốc tế. Bây giờ, đối với tôi, Hải Phòng thua Saigon xa! Tại Hòn Ngọc Viễn Đông này, da trắng, da đen, da vàng ở lẫn lộn và đông đảo. Người "n Độ làm nghề "sét-ty" (nghề cho vay nặng lãi) chiếm cả một khu phố gần chợ Bến Thành. Có một ngôi đền "n Độ, ngoài con cháu Gandhi ra còn có đông người Việt tới cúng bái. Tôi rất thích mùi hương "n Độ nên hay vào ngồi trên nền gạch hoa mát lạnh của ngôi đền này.

Chợ Lớn hoàn toàn là một thành phố Tầu. Miền Nam có nhiều triệu phú như ông Đội Có hay Bạch Công Tử, Hắc Công Tử nhưng tỷ phú thì phải là người Tầu. Như Chú Hoa? (Hui Bon Hoa), vua nhà đất và Chú Hỷ, vua tầu bè. Khác với Hà Nội hay Hải Phòng, Saigon là thành phố có rất nhiều tiệm cầm đồ, tất cả nằm trong tay Chú Hoả. Tứ đổ tường, bốn món trụy lạc như rượu chè, cờ bạc, đĩ điếm, thuốc phiện thì xin thưa rằng Saigon và Chợ Lớn có đầy đủ hơn các nơi khác ạ! Tôi không biết uống rượu và đánh bạc nên không đi sâu vào hai cái thú đó nhưng hai cái tò mò khác của tôi thì được thoa? mãn ngay.

Tại Chợ Lớn có nhà điếm Tầu, mở công khai ở đường Marins (Đồng Khánh). Dễ tìm lắm vì đó là một dẫy nhà có đèn lồng treo trước cửa, dưới chân tường có bàn thờ Thần Bạch Mi. Mở cửa bước vào là thấy ngay các cô điếm Tầu ngồi trên ghế tràng kỷ đợi khách, mặt mày loè loẹt phấn son, trông gần giống đào hát bội. Một cuộc hoa nguyệt ở đây không rẻ mạt như "chuyến đi" của tôi ở phố Hàng Mành, Hà Nội. Tôi không nhớ rõ phải trả bao nhiêu đồng nhưng chỉ có là trọc phú, tay buôn, thầy ký... thì mới dám lai vãng nơi chốn Thiên Thai này. Học sinh, công nhân thì đừng hòng lui tới. Tại đường Thủy Binh (Rue Des Marins), khách làng chơi còn được ăn cháo muối rất ngon của người Triều Châu đêm đêm gánh thùng cháo nóng tới đặt trên hè.

Tiệm hút tràn lan khắp mợi nơi. Tôi thường tới nằm hút với Nguyễn Bính ở khu Chợ Cũ. Nguyễn Bính hơn tôi hai tuổi và cũng như tôi hay những người đồng lứa tuổi, vào lúc đó đã thực hiện được giấc mộng Nam Tiến. Dáng người thấp bé, đầu để tóc bồng, luôn luôn vận bộ complet mầu trắng dù trời Saigon ban ngày nóng như lửa. Răng cải mả không phải vì hút nhiều thuốc lá hay thuốc phiện mà vì thi sĩ vốn là người miền quê, lúc ít tuổi hơn đã được nhuộm răng đen rồi khi thành thi sĩ thì anh làm "cuộc cách mạng" cạo răng như các chị tôi. Vì cạo không kỹ nên hàm răng của anh có hai mầu. Nguyễn Bính gặp tôi ở rạp hát rồi chúng tôi kéo nhau về hotel VĂN HOA để tôi hát cho anh nghe bài thơ phổ nhạc Cô Hái Mơ. Chúng tôi dễ dàng trở thành bạn thân. Tôi yêu Nguyễn Bính đến độ có hai cái áo sơ mi đẹp nhất thì vào một đêm nọ, vì không sẵn tiền nên phải tặng bạn một cái áo để bạn đem ngay ra tiệm cầm đồ đổi lấy tí tiền vào nằm tiệm hút. Đêm hôm đó, để tặng lại tôi, Nguyễn Bính chép ra bài thơ anh vừa làm xong. Bài thơ gửi chị, như muốn trả lời những gì chị đã dặn trong Lỡ Bước Sang Ngang:

Em ơi ! Em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn mẹ già em thương

Hôm nay xác pháo đầy đường

Ngày mai xác pháo còn vương khắp làng.

Chị đã dặn em như thế, nhưng em không còn ở nhà để lo chuyện mẹ già. Em đã ra đi, vào tận trong Nam, lên tới Cao Nguyên, rồi mùa Xuân tới, em viết thư gửi chị:

Viết cho chị cánh thư này
Một đêm lữ thứ em say rượu cần
Nhớ người cách một mùa Xuân
Hình như người đã một lần sang sông
Ô hay thương nhớ vô cùng
Rượu hay lệ ướt khăn hồng chị Ơi...

Về sau Nguyễn Bính đi theo gánh NHAN TRẮNG để có nơi ăn chốn ở và khi kháng chiến Nam Bộ bùng nổ thì anh đi theo kháng chiến ngay.

Cũng gặp trong một tiệm hút nào đó, một nhà văn mà mình ngưỡng mộ từ lâu là Lê Văn Trương. Thấy anh ta hách hơn Nguyễn Bính nhiều. Cao lớn, nói to, nói gì cũng nghiến răng lại mà nói. Người chuyên viết chuyện người hùng nằm hút với một dáng điệu rất đẹp -- chúng tôi thường nói đùa là nằm đẹp như Robert Taylor, một chân co một chân duỗi -- nghiến răng kể chuyện đi Cao Miên, bàn tay cầm cái tiêm nhúng vào thuốc phiện, thoăn thoắt nhẩy múa trên ngọn đèn thần, nong thuốc vào tẩu rồi trịnh trọng nâng dọc lên miệng hít một hơi không nghỉ, trông Robert Taylor này cũng có vẻ anh hùng lắm lắm ! Có lần tôi chứng kiến vụ anh cà khịa với một "người hùng" khác cũng đang nằm chân co chân duỗi ở giường bên cạnh. Tôi phải can hết hơi anh Trương mới thôi hùng hổ.

Những ngày gánh hát ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU hành nghề ở Saigon, tôi đã được ban nhạc Tây đệm đàn cho tôi hát. Đây cũng là lúc một gánh hát Bắc Kỳ khác là gánh NAM HÛNG với đào kép chính là Mộng Long và vợ là Thu Chung vào tới miền Nam. Trong suốt dọc đường xuyên Việt, chưa bao giờ hai gánh ĐỨC HUY và NAM HÔNG đụng nhau. Bây giờ thì khác. Để đủ sức cạnh tranh với NAM HÔNG và các gánh hát khác, ngoài sự tăng cường đào kép Cải Lương mới, ban nhạc Tây của gánh ĐỨC HUY cũng được "bồi sức" với nhạc sĩ già Mateo, người Ma Ní đánh piano, nguyên là một tướng lãnh Phi Luật Tân, vì hoạt động chống lại việc Hoa Kỳ chiếm đóng nước ông nên phải qua Saigon tị nạn chính trị. Có thêm Paul Báu đánh guitare dây sắt dạy tôi những bài jazz và blues như IN THE MOOD, SAINT LOUIS BLUES.

Vinh dự nhất là có một đêm anh Tư Chơi, tổ sư của phong trào "bài ta theo điệu Tây" tới rạp CINE³AC để nghe tôi hát rồi hai anh em ra ngồi tán gẫu ở một quán cà phê. Lúc đó cái mũi to của anh chưa đỏ ngầu và sần sùi lên vì nghiện rượu nặng, trông anh phong lưu như một Công Tử Bặc Liêu. Về sau,vào thời Ngô Đình Diệm, khi tôi phụ giúp anh Võ Đức Diên điều khiển Quán ANH VU ở đường Bùi Viện, hằng đêm, nhớ ánh đèn sân khấu, anh Tư Chơi thường chống ba toong, lảo đảo tới quán để chúng tôi mời anh một chầu Martel. Anh qua đời trong sự lạnh lùng của chính quyền. Trong khi đáng lẽ ra phải có một lễ quốc táng cho anh.

Trong những ngày đầu tiên tới hát ở Saigon, tôi được hân hạnh làm quen với anh Năm Châu, anh Ba Vân, chị Phùng Há là những thần tượng mà không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện tới gần.

Nhạc sĩ đàn anh Võ Đức Thu -- lúc đó còn mang tên Charles Thu -- là thầy dạy tôi gõ đàn piano. Tới học tại nhà thầy, được mời ăn cơm với món mắm, tuy không hợp với khẩu vị của mình nhưng tôi cũng bấm bụng ăn và khen ngon ầm ầm. Chị Thu không ở Hà Đông mà cũng cầm tinh con hổ, ghen chồng đến độ nếu tăng cường độ ghen lên chút síu là có thể tưới săng đốt chồng như cô Qườn làm sau này. Đó cũng bởi tại Charles Thu, cho tới già, lúc nào cũng mê gái. Võ Đức Thu với ba chữ V.Đ.T. đã được chúng tôi gọi là "Vô Đứng Tủ" chỉ vì có một hôm đang ở nhà đào thì vợ tới đánh ghen, Võ Đức Thu bèn làm như bất cứ một anh chồng sợ vợ nào vào lúc nguy nan là... vô đứng trong một cái tủ lớn. Về sau anh là nhạc sĩ luôn luôn đệm đàn cho chúng tôi khi đi lưu diễn ở Hà Nội, Hải Phòng vào năm 1953 với ban GIÓ NAM do tôi tổ chức cũng như khi ban THĂNG LONG hát ở các Đài Radio FRANCE -ASIE hay Đài QUỐC GIA. Và mê Thái Thanh chết bỏ.

Lúc còn bé tôi bị ám ảnh bởi huyền thoại các triệu phú miền Nam như Bạch Công Tử, Hắc Công Tử, những con người hào hoa phong nhã đến tột độ khi bao nuôi cả đào hát lẫn gánh hát. Triệu phú Georges Phước còn hào hoa đến độ đốt tờ giấy bạc một trăm đồng để soi tìm một đồng xu mà người đẹp ngồi bên cạnh đánh rơi xuống đất. " Bố " Nguyễn Du thật là khó tính, đưa ra mẫu người Kim Trọng vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa. Đã là người quân tử thì đối với người ngoài hào hoa bao nhiêu thì đối với người trong nhà cũng phải phong nhã bấy nhiêu. Bây giờ vào Saigon, đi chơi chỗ này chỗ nọ, nghe tận tai chuyện Bạch Công Tử bao gái, đãi ngộ bè bạn, tiêu tiền như rác nhưng về nhà thì đánh vợ hộc máu mồm ra! Riêng về phần tôi, trong suốt một đời, lúc nào tôi cũng cố gắng thực hiện những điều lý tưởng của "bố" Tiên Điền. Đối với vợ con cũng phải tốt như đối với người ngoài. Bổn phận gia đình phải ngang với bổn phận xã hội. Không có cái nào hơn cái nào cả.

Bây giờ hãy quay về với chàng hát rong ở Saigon vào tháng 11 năm 1944. Vào tuổi 22 qua 23, nhờ gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIẾU giúp tôi cơ hội đi du ca, nhờ những bài hát của Lê Thương, Đặng Thế Phong và nhất là nhờ bài Buồn Tàn Thu của Văn Cao, cứ coi như tôi đã thành công (!) trong giấc mơ đi vào miền Nam và trong lý tưởng (!!!) làm nghề ca xướng rồi. Nhưng chưa đặt chân vào Saigon, sự thành công trong nghề hát của tôi cũng chỉ được biết đến ở từng địa phương và trong một số người mà thôi. Phải đợi tới khi tôi được lên hát ở Đài Phát Thanh RADIO INDOCHINE thì tôi mới được toàn quốc biết tới và công nhận là người thành công đầu tiên trong loại "nhạc cải cách". Trong kỳ vào Nam này tôi cũng thực hiện một giấc mơ khác là được gặp hai người tiền phong trong phong trào nhạc cải cách: nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên và thi sĩ Nguyễn Văn Cổn. Tới thăm anh Nguyễn Văn Tuyên ở Thị Nghè thì thấy anh thôi không làm ca sĩ tài tử nữa, tiếp tục làm công chức cao cấp tại một cơ sở lớn của Nhà Nước Bảo Hộ.

Một buổi đẹp trời, tôi được mời tới Đài RADIO INDO-CHINE ở đường Richaud (Phan Đình Phùng) để thử giọng. Tôi gặp Nguyễn Văn Cổn, là thi sĩ nhưng cũng là công chức cao cấp của Đài này. Cùng với trưởng ban nhạc là Jean Tịnh, hai người chấp nhận tôi là ca sĩ của Đài RADIO INDOCHINE ngay. Tôi được mời hát 3 lần một tuần. Có lĩnh tiền thù lao hậu hĩnh. Tiếng hát của tôi truyền đi khắp nơi trong nước. Tôi bắt đầu nhận được cảm tình của những người tôi chưa gặp bao giờ. Trong số này có Băng Thanh, chị ruột của nữ sĩ tương lai Minh Đức Hoài Trinh. Sinh vào thời đại đã có radio để giúp cho việc truyền thông, cho việc phổ biến văn nghệ, tôi có may mắn hơn thế hệ cha ông rất nhiều!

Thế là coi như tôi đã thành công trong cái nghề mình chọn, đã thực hiện được giấc mơ của mình. Chỉ vì tôi là người háo thắng. Có ai ở trên đời này lại "háo bại" không nhỉ? Nên háo thắng. Chỉ cần người háo thắng có tinh thần thượng mã trong sự tranh đua thắng lợi với người khác. Sự háo thắng trong tôi đã được khêu gợi ngay từ khi tôi chơi trò điền kinh ở Hà Nội, Hưng Yên. Không chạy thi với ai thì thôi, đã chạy thi với các lực sĩ khác thì bao giờ mình cũng cố gắng để không về bét. Hơn nữa, trong đời tôi, có nhiều lúc tôi phải tự thắng mình khi tôi lâm vào những cảnh khó và mang tinh thần chủ bại. Sự quyên sinh của anh Khiêm có những nguyên nhân cao cả mà tôi không thể biết, tôi chỉ biết thương sót người anh ruột đã không thắng nổi sự bại trận của mình. Cũng như thương những người tự vẫn ở phố Hàng Dầu, Hồ Hoàn Kiếm... Háo thắng còn là biểu lộ của sự yêu đời, yêu cuộc sống nữa.

Ngày đầu tiên lên hát trên Đài RADIO INDOCHINE là ngày sung sướng nhất của tôi. Huy hoàng biết bao nhiêu khi thấy mình có mặt trên Đài Phát Thanh bên cạnh Hồ Biểu Chánh với Câu Chuyện Văn Học, bên cạnh Huỳnh Tấn Phát với Câu Chuyện Thời Sự. Đó là chưa kể được hát chung một đài với các cô Ngọc Nữ, Tư Sạng, Hai Đá, Năm Huệ v.v... Còn sung sướng biết bao nhiêu khi thấy, lần đầu tiên trong đời, có người viết báo về mình là Nguyễn Văn Cổn dưới bút hiệu Thần Điện Tử. Bài báo qúy báu vô cùng nên trải qua bao nhiêu lần chạy loạn, tôi vẫn còn giữ nó và bây giờ nó được in ra ở những trang cuối của tập Hồi Ký này. Được khán giả vỗ tay khen ngợi, được các nhà nghệ sĩ nổi danh bắt tay, được một bài báo tâng bốc, càng ngày càng có thêm người ái mộ... tôi loá mắt lên, say sưa trong thắng lợi (sic) và quên hẳn mẹ. Trong chuyến đi xa này, không có một lúc nào tôi nhớ tới mẹ. Không gửi một lá thư nào về cho mẹ cả. Thật là bất hiếu! Đúng như người Pháp nói, tuổi vào đời là tuổi vô ơn (l'âge ingrat). Làm sao được? Người Việt đã chẳng có câu nước mắt chẩy suôi đó à? Chỉ khi nào mất cha, mất mẹ thì lúc đó nước mắt mới chẩy ngược mà thôi.

Đã quên mẹ rồi, tôi cũng quên luôn là mình đang sống trong một thời có cuộc chiến tranh đang đe doa. miền Đông Nam Á. Tầu bay Mỹ đã tới thả bom xuống đường d'Espagne trong lúc tôi đang ở khu Chợ Bến Thành. Nhưng anh thanh niên đang trong cơn sốt của danh vọng đã chẳng có lúc nào thèm nghĩ tới bất cứ cái gì khác hơn là hạnh phúc của riêng mình. Tôi sống vô tình như một con bướm trắng.



Tôi đã sửa soạn để rời Saigon đi hát ở Lục Tỉnh rồi. Tổng kết thời kỳ kết duyên với toàn vẹn miền Nam này chưa đầy một năm. Tôi chỉ có rất ít ngày giờ để vui thú với cảnh vật và con người ở xứ Đồng Nai êm đềm. Sau năm 1951, khi giã từ Hà Nội yêu qúy để cùng gia đình nhà vợ di cư vào Nam, tôi được sống với Saigon trong 24 năm. Một phần tư thế kỷ! Đâu có phải là ít? Nếu so thời gian tôi sống với Hà Nội và miền Bắc là 21 năm -- trừ đi 10 năm còn bé bỏng quá nên chẳng biết gì và những năm ở Moncay, Hưng Yên, Kiến An và Bắc Giang -- thì Saigon và miền Nam mới đích thực là nơi tôi cắm rễ, có quá nhiều kỷ niệm, chuyện vui cũng nhiều mà chuyện buồn thì chắc chắn còn nhiều hơn. Tôi sẽ có dịp nhắc tới thời kỳ này.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 27

Nhà Bè nước chẩy chia hai
Ai về Gia Định Đồng Nai thì về...
(Ca Dao)



Hai gánh hát Cải Lương ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU và NAM HÔNG với đào kép toàn gốc gác Bắc Kỳ mà dám đi vào thi thố tài năng ở miền Nam, nơi sinh trưởng của nền ca kịch Cải Lương, thì thật là liều lĩnh. Không phải vì các gánh hát Bắc Kỳ thua kém các gánh hát Nam Kỳ về diễn xuất hay về bất cứ một đia. hạt nào khác như viết vở, đạo diễn, trang trí hay trang phục đâu! Mà vì một bài hát quan trọng nhất của thế kỷ: bài Vọng Cổ.

Cho tới năm 1944, dù sân khấu Cải Lương đã đạt tới mức cao nhất sau những thời kỳ chuẩn bị (1912-1917), thành lập (1918-1922) với các hình thức CA RA BÔ, HÁT KIM THƠI và phát triển (1923-1944) với hai loại Tuồng Tầu, Tuồng Tây... nhưng sân khấu này đứng vững được trong suốt mấy chục năm trời là nhờ ở một bài hát mà toàn dân yêu thích là bài Vọng Cổ. Sau 1945, sân khấu Cải Lương nói chung sẽ đi tới giai đoạn phân hoá với các loại tuồng thấp kém như Tuồng La Mã, "n Độ, Nhật Bản v.v... nhưng bài Vọng Cổ bao giờ cũng vẫn là cột trụ của tuồng hát. Đào kép hát Vọng Cổ hay bao giờ cũng là đào kép chính, ăn lương to nhất và được quần chúng ái mộ nhất.

Khởi sự là bài Dạ Cổ Hoài Lang (Đêm nghe tiếng trống nhớ chồng) do ông Sáu Lầu ở Bến Tre soạn ra vào năm 1920, lấy âm hưởng từ điệu Hành Vân, rồi đổi tên, đổi nhịp, đổi cả hơi nhạc để trở thành bài Vọng Cổ Hoài Lang (Trông mối tình xưa nhớ chồng), âm điệu Vọng Cổ đã hoàn toàn nằm trong hơi oán của điệu Ru Con miền Nam:

Ấu ơ... Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu đi...

... với những nốt cảm âm và âm giai lơ lớ mà chỉ người sinh trưởng ở miền Nam mới phát âm đúng. Đào kép Bắc Kỳ không thể hát Vọng Cổ cho thật "mùi", thật "rệu" được vì trong lỗ tai và cổ họng không có cái âm giai lơ lớ đó.

Đầu tiên, một bài Vọng Cổ hát lên với nhịp hai hay nhịp tư thì không cần nhiều chữ. Bài ca ngắn, có tới 20 câu hát. Lúc tôi ở Saigon vào năm 1944 này, các đào kép đang ăn khách vì hát Vọng Cổ hay là Năm Nghĩa, Tư Út, Năm Cần Thơ, Ba Bến Tre... Lúc đó Vọng Cổ đã được hát với nhịp 8. Nghĩa là mỗi một câu hát đã đòi hỏi phải có nhiều chữ hơn là khi hát với nhịp 2 hay nhịp 4. Tới khi Vọng Cổ phát triển tới nhịp 16 thì bài hát trở nên quá dài nếu hát đủ 20 câu. Do đó, trong làng Cải Lương đã có lề lối chỉ hát 6 câu Vọng Cổ mà thôi.

Thế là trong khi đi "du ca" ở khắp mọi nơi trong nước và cống hiến cho bình dân một loại nhạc mới, tôi lại có cái may được tiếp thu một bài hát rất bình dân mà càng nghe tôi càng thấy mê mẩn tâm hồn. Vọng Cổ đã không chỉ là vũ khí riêng của đào kép Cải Lương nữa, nó đã trở thành tiếng nói của nhân dân Nam Bộ rồi. Đi bất cứ nơi nào ở miền Lục Tỉnh này, tôi cũng được tham dự những buổi hoà nhạc tài tử tại tư gia để nghe dân chúng vô danh hát Vọng Cổ.

Những người làm chính trị quá khích thường chỉ có một con tim nhỏ bé nên hay kết án Vọng Cổ là bi lụy (sic)! Tôi không bao giờ thấy Vọng Cổ làm tôi trở thành con người yếu hèn cả. Nghe hát Vọng Cổ, tôi chỉ thấy như tôi được bàn tay của một người chị hay của một người mẹ vuốt ve tôi. Hay nói một cách thành thực hơn, như được vuốt ve bởi một người tình.Tôi cho rằng trong suốt thế kỷ 20 này, dần dà Vọng Cổ không còn là tiếng hát của riêng một miền Nam mà trở thành tiếng lòng của cả một nước. Nó có khả năng an ủi lạ thường. Này bạn đọc thân mến! Hãy nghe tôi, thử nằm xuống mà nghe Vọng Cổ... Nghe hát xong, đứng dậy, sẽ thấy mình như vừa thoát ra khỏi một gánh nặng. Gánh nặng mà ai đã vào đời là phải gánh vác.

Dù đào kép của gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU hát Vọng Cổ không hay bằng nghệ sĩ gốc Nam nhưng đã tới lúc chúng tôi phải tạm biệt Saigon, leo lên tầu hoa? để đi Mỹ Tho. Tuy không thu tiền một cách ghê gớm nhưng gánh hát Bắc Kỳ này cũng có khán giả để có thể đi khắp các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, đi đâu cũng có thêm cái trò âm nhạc cải cách để thu hút thêm khán giả học sinh, sinh viên, công chức, tư chức, thương gia... ngoài khán giả làm ruộng, buôn thúng bán mẹt và làm nghề lao động. Đặc biệt giới cầm dùi khui, đeo súng lục là Cò Cảnh Sát hay đội xếp thì thích nghe tôi hát âm nhạc cải cách lắm! Tôi còn nhớ anh Cò Tây Lai ở Cần Thơ "bắt" tôi về bót Cảnh Sát để nhờ tôi dạy đánh guitare.

Đi lưu diễn ở miền Lục Tỉnh, cái thú vị nhất đối với tôi là gánh hát bây giờ không hoàn toàn đi bằng đường bộ mà còn di chuyển bằng đường sông nữa. Miền Nam là nơi chằng chịt những sông to, sông nhỏ, sông ông trời cho, sông con người làm ra -- tức là sông đào -- mang những cái tên "kinh", "rạch"... rất tiện lợi cho sự giao thông. Một con thuyền lớn chở chúng tôi đi trong vùng Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sadec... Và tôi được thấy một phong cảnh quê hương khác với những miền tôi đã đi qua.

Miền quê ở đây không giống như ngoài Bắc, nhà cửa không thu lại để làm thành làng xóm bao bọc bởi lũy tre xanh, đầu làng cuối làng có cổng và có khi có cả một đường cái đi xuyên qua làng. Ớ đây, nhà cửa được dựng lên rải rác hai bên bờ sông, bờ rạch. Đình, chùa, chợ búa, trường học... đều được cất lên ở ngã ba những dòng nước lớn. Văn minh miệt vườn (nói theo nhà văn Sơn Nam) là văn minh sông nước. Miền Nam là nơi rất phong phú về các điệu hò trên sông. Không thể nào tôi quên được những đêm nằm trên mui thuyền, nghe những câu hò như:

Ghe anh nhỏ mũi trảng lườn
Ớ trên Gia Định xuống vườn thăm em...
.........
Quạ Ô lại nói với diều
Ngã ba Bến Lức có nhiều cá tôm...
........
Chẻ tre bện sáo cho dầy
Ngăn ngang Sông Mỹ có ngày gặp nhau...
........
Gịăc Tây đánh tới Cần Giờ
Biểu đừng thương nhớ đợi chờ uổng công...

Tôi lại được học lịch sử nước nhà, học tâm tình của người dân qua những câu ca dao được hát lên. Như tôi đã nói, trường nhạc của tôi là những cuộc hò hát ở sân khấu hay ở trong làng trong xóm, trên rẫy, trên sông. Thầy dạy nhạc của tôi là nghệ sĩ nhân dân.

Đi dưới miệt vườn, tôi bắt gặp thêm những người bạn mới và -- dĩ nhiên -- có thêm được những người tình. Trong làng Cải Lương có những người chuyên làm nghề bao giàn. Họ trả khoán cho gánh hát một số tiền rồi họ khai thác gánh hát. Lời ăn, lỗ chịu. Một cô vợ trẻ của một ông bao giàn ở Trà Vinh yêu tôi hết dạ. Tôi chưa bao giờ gặp một người con gái nào có một thân hình lý tưởng như cô. Tóc mượt, mắt nhung, môi dầy, răng đều, vú to, bụng lẳn, đít bự, chân dài... Đẹp như một người đẹp khác của tôi sau này, tên Hiếu, đẹp hơn tượng Thần Vệ Nữ. Trông cô như một con rắn và ai cũng có thể sẵn sàng cho con rắn đẹp này cuốn chặt mình lại. Vui lòng tắt thở vì rắn. Một hôm cãi nhau với ông chồng ghen tuông, con rắn đẹp uống rượu thật say, leo lên con thuyền của gánh hát, cười nói ngất ngư, nhìn tôi khiêu khích... rồi ngã tòm xuống sông. Tuy tuổi gà nhưng tôi cũng vội vàng nhẩy xuống cõng rắn lên, không sợ rắn ăn thịt cái con gà ướt là mình. Rắn không ăn thịt tôi nhưng tôi đã ăn thịt rắn. Đây là một cuộc tình vừa tình cờ vừa táo tợn mà tôi không quên.

Chắc chắn trong chuyến đi này tôi có nhiều con rơi con vãi lắm đây. Nhưng ngay lúc gánh hát còn đang ở Saigon, tôi cũng đã có một thằng con nuôi rồi. Số mệnh phải làm bố lũ trẻ con của mình và của người đã tới với tôi từ khi tôi còn rất trẻ. Chẳng cần đợi tới khi lũ trẻ Saigon 1960 đua nhau gọi tôi là "bố già" vì tôi có một đám con nổi danh trong làng Nhạc Trẻ. Trong gánh hát, anh Thuận cũng đã kêu tôi là bố rồi! Kể cả thằng Cõn, đôi khi cũng muốn bắt chước anh Thuận.

Thằng con nuôi mới của tôi tên là Lưu, 13 tuổi, trẻ mồ côi, vô gia cư (homeless), lê la đánh giầy ở khu phố Dakao. Tại rạp VĂN HOA, buổi trưa, chúng tôi thường ngồi xổm uống cà phê trong quán cóc ở trước rạp, thằng Lưu mò tới "chơi" với chúng tôi. Rất khéo nịnh mọi người. Có cảm tình đặc biệt với tôi. Rồi trổ tài vặt. Với hai ngón chân, nó quặp cái nút chai bằng sắt và... nhẩy claquettes trên hè phố. Được mọi người trong gánh hát thương, nó tới ở luôn trong rạp, nhận tôi là bố, khuya nào cũng rúc vào chân tôi để ngủ.

Gánh hát lang thang trong Saigon-Chợ Lớn-Gia Định, thằng Lưu được đi theo nhưng tôi đi Lục Tỉnh thì nó ở lại. Khi tôi trở về Saigon và không còn làm cho gánh hát nữa, nó đến ở với tôi tại số 13 đường Paul Bert, Dakao cho tới khi Pháp đánh chiếm Saigon, cuộc kháng chiến Nam Bộ xẩy ra, tôi trở về Bắc thì hai "bố con" xa nhau. Sau này tôi nghe nói nó phục vụ cho cuộc chiến Nam Bộ và trở thành anh hùng kháng chiến.

Chuyến đi về miền Cửu Long Giang này không kích thích sự tò mò của tôi vì ở trong Nam, không có nhiều danh lam thắng cảnh như ở các miền ngoài. Nhưng tôi cũng được sống với cảnh vật của quê hương tôi, sống với những nhánh sông của "Chín Con Rồng" để chiều chiều, giống như thi sĩ Huy Cận, nhìn ra mình là củi khô lạc mấy dòng trôi trên sông mênh mông không một chuyến đò ngang... Để mấy chục năm sau, có bài hát nhan đề Chiều Về Trên Sông:

Chiều buông trên dòng sông Cửu Long
Như một cơn ước mong, ơi chiều
Về đâu ơi hàng cây gỗ rong
Nghiêng mình trên sóng sông yêu kiều.
Buồn tôi, không vì sao bỗng dưng
Theo đò ngang quá giang, thương chiều.
Bởi vì thương nhiều nên nhớ tình yêu...

Soạn bài Chiều Về Trên Sông để vinh danh bài thơ Tràng Giang là bài thơ đã từng ám ảnh tôi từ lâu. Nhưng ngồi bên bờ một con sông quê hương, nếu Huy Cận không có một chuyến đò thì tôi lại muốn có một đò ngang, có lẽ bởi tôi là người luôn luôn sợ ngăn cách.

Sống với quê hương nghĩa là vào xóm dừa, vào vườn chuối la đà, sống với bầu vú sữa tròn và mảnh trái thơm ròn, với hương sầu riêng ngọt ngon... Leo lên rừng chàm lấy ong hay xuống đồng dưa ăn cá nướng thơm ngày mưa... đúng như tôi sẽ diễn tả khi soạn PHÂN III của Trường Ca CON ĐƯỚNG CÁI QUAN.

Sống với con người thì bạn vô danh là những cô gái miền Nam, mái tóc xuề xoà, giọng nói mặn mà. Là những thanh niên miền quê ra tỉnh học, đầu chải bóng, mặc áo chùng, đi guốc mộc, thích âm nhạc. Bạn hữu danh nhưng mình đã quên tên thì có ông chủ điền với hàng ngàn mẫu ruộng thẳng cánh cò bay ở Bạc Liêu, là triệu phú nhưng sống rất giản dị. Có ông giáo ở Châu Đốc mời về nhà ăn chè hột vịt. Có ông bác sĩ coi chỉ tay rất tồi ở Long Xuyên, tiên đoán tôi sẽ giầu. 70 tuổi rồi, bao giờ thì tôi sẽ giầu hả ông bác sĩ thích coi chỉ tay?

Bạn cùng nghề và sẽ dính líu với mình suốt đời là Lê Thương, đang ở Bến Tre, hớt hơ hớt hải từ một đồn điền nào đó ra nghe tôi hát. Là Trần Văn Khê ở Vĩnh Long, hãy còn là thư sinh nhưng không "mình hạc vóc mai" mà to béo như ông Hộ Pháp, tới nghe hát rồi chúng tôi kéo nhau ra một nhà thủy tạ Ở bờ sông gọi là Cầu Lộ, ngồi nói chuyện huyên thuyên tới 3 giờ sáng vẫn chưa hết chuyện. Tại Vĩnh Long, tôi cho Trần Văn Khê mượn cuốn sách dạy nhạc của Lavignac mà tôi coi như một bảo vật. Yêu bạn nên sẵn sàng trao bảo vật. Trải qua một cuộc chiến dài dòng và khốc liệt, sau hơn 30 năm, khi tôi qua Florida, Hoa Kỳ vào năm 1975, từ Paris Trần Văn Khê gửi trả lại tôi cuốn sách đó, sách vẫn còn y nguyên, không mất một trang nào, không mất một dòng chữ nào của tôi ghi chú trên những trang sách đó.

Gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU không chỉ ngưng lại những châu thành lớn lao như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc... mà còn hát ở những nơi nhỏ như Tân Châu để từ đó vọt qua Cao mên, tới hát ở Kong Pong Cham, Kong Pong Thom và ở thủ đô khờ-me là Nam "Ziang", nơi ai cũng nói là "đi zễ khó ziề"! Đi thì thật dễ nhưng về thì cũng không có gì là khó khăn đâu!

Vì không có diễm phúc đi thăm đền đài Angkor để ngắm nụ cười Champa mà mình đã mê khi coi tranh của Văn Giáo, ngoài ngôi chùa lớn ở Nam Vang trong đó tôi chỉ thấy khoe vàng khoe bạc, tôi không có gì để lưu luyến với đất Chùa Tháp cả. Vả lại tôi cũng đã gặp người Miên sống lẫn lộn với người Việt nhiều nơi trong vùng Sóc Trăng, Long Xuyên rồi. Được nghe họ tấu nhạc "kong thom" (đàn thuyền) và hát "dù kê" (Cải Lương Cao Miên) rồi! Cũng như đã biết thêm hương vị giang hồ khi tới hát ở vùng có người Chàm theo đạo Hồi Hồi tại Châu Đốc.

Trở về đất nước Việt Nam thì gánh ĐỨC HUY ghé hát ở Hà Tiên, quê hương của thi sĩ Đông Hồ. Biển ở đây không đẹp lắm. Cũng như ở Rạch Giá, có quá nhiều bùn ở rừng tràm tuôn ra nên biển ở đây thiếu mầu xanh rực rỡ.

Và bây giờ thì sau khi đã có lần đứng ở mảnh đất địa đầu của nước tôi là Lạng Sơn, nơi tôi đi cắm trại hồi tôi 17 tuổi cùng với bạn đồng học ở Trường Kỹ Nghệ... vào mùa Xuân 1945 này, tôi đã tới mảnh đất đằng đuôi của Việt Nam là Cà Mâu. Cũng như các châu thành khác ở miền Nam, tỉnh lỵ Cà Mâu có con sông chẩy qua, có chợ bên sông và có rạp hát bên cạnh chợ. Rạp HUÊ TINH khá rộng, so với một tỉnh lỵ nhỏ. Tuồng Cải Lương được hoan nghênh nhiều hơn Tân Nhạc.

Tất cả mọi người trong gánh hát đều có cảm tưởng như tôi là đã tới cuối con đường phiêu lưu của gánh ĐỨC HUY-CHARLOT MIẾU rồi, dù vẫn còn một nơi chưa tới hát là Rạch Giá. Tất cả đều nhớ xứ Bắc! Riêng tôi thì muốn được đi xa hơn cái tỉnh lỵ cuối cùng của bán đảo này, đi ra tận Mũi Cà Mâu cơ... Không có ai là bạn đường, tôi bèn ra đi một mình. Tôi đi sâu xuống vùng rừng đước, rừng tràm và thấy cảnh vật ở đây có vẻ tiêu điều quá. Đang thấy nản nhưng chưa muốn về thì, may quá, sau khi đụng độ với muỗi Cà Mâu, tôi vội vàng lui chân về thành phố ngay lập tức. Trước đây, tôi đã nghe tiếng đồn là "muỗi Saigon" rất ác liệt. Khi ở Bến Tre, tôi đã nghe một câu hò về muỗi:

Xứ nào vui cho bằng xứ cù lao
Tiếng muỗi kêu như ống sáo thổi
Bòng mọc như hàng rào sương ly...

Nếu muỗi Bến Tre bình yên như tiếng sáo thổi thì muỗi Cà Mâu là nỗi kinh hoàng cho người du khách là tôi. Đêm tới, người thì phải rúc vào "nóp", trâu thì phải nằm trong mùng. Tôi không thể nào ngủ được vì bị nghẹt thở trong nhà tù tí hon là cái bao làm bằng một thứ cỏ tranh đia. phương.

Gánh hát còn ở lại Cà Mâu vài ngày. Tôi lang thang trong phố xá ồn ào, giữa đám đông xa lạ. Không có bạn, không có nhiều khán thính giả như khi hát tại những tỉnh lỵ khác, tôi cảm thấy cô đơn. Việc ca hát đã trở thành nhàm nhưng chưa tới độ chán. Tôi dùng ngày giờ để ôm ấp cô đào trẻ tên Châu.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Chương 28

Tôi vào đời như một loài cỏ dại
Và lớn lên như một lũ thú rừng
Xương thịt mẹ cha cho cùng tiếng khóc
Anh em mỗi người tặng chút yêu thương...
Yên Thao (?)



Đồng Minh đổ bộ lên Âu Châu. Paris đã được giải phóng. De Gaulle về nước nắm chính quyền. Toàn Quyền Decoux được mật lệnh tổ chức lật Nhật ở Đông Dương. Quân Đội Nhật mất Miến Điện và Phi Luật Tân, e ngại Đồng Minh có thể đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Nhật Bản triệu hồi Đại Sứ Yoshizawa, bổ nhiệm Matsumoto, một nhà ngoại giao nổi tiếng cứng rắn. Không khí căng thẳng giữa Quân Đội Nhật và chính quyền bảo hộ Ở Đông Dương.

Hôm nay là ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945. Dời Saigon đã gần 3 tháng, chúng tôi đã đi qua hầu hết các thị trấn lớn nhỏ ở miền Nam. Gánh hát chỉ còn ghé hát ở Rạch Giá rồi sẽ, hoặc đi Nam Vang một lần nữa, hoặc trở về Saigon để trở ra Bắc. Tất cả tùy thuộc vào anh Chúc. Tại thành phố Cà Mâu rất vắng vẻ này, đêm nay vắng khách, anh Miều cho tan hát sớm. Tôi lễ mễ bắc cái ghế bố ra giữa sân khấu, cắm cọc buông màn, sửa soạn đi ngủ. Với tâm hồn lâng lâng của một lữ khách đã tới chặng cuối con đường mình chọn, tôi chưa muốn đi vào giấc ngủ ngay. Nằm chắp tay lên bụng, tôi mở to mắt, nhìn lên đình màn, tưởng đó là màn ảnh cinéma, quá khứ hiện ra lộn xộn như một phim tài liệu chưa ráp nối...

Phố Hàng Dầu, ngày mưa lớn, đứa bé si tình ngồi trên bậc cửa nhìn bong bóng trôi trên mặt đường Hà Nội chưa trải nhựa... Hồ Gươm, mùa Thu u ám, xác người tự vẫn, bụng đã chương to, nổi lều bều, cậu bé con không sợ, chỉ buồn... Bãi đất rộng bên Đền Bà Kiệu, người hát xẩm, ông Hai Tây và tôi ngẩn ngơ đứng ôm giấc mộng tài tử... Học trò nhỏ, mặc áo dài rách, đội mũ nồi, vào lớp, thầy Qùy đẩy vào diễn xuất... Những tia lửa bỗng tung toé trên màn ảnh. Kìa! Tôi đang vung búa tạ đập lên miếng sắt đỏ... Chuyển sang hình ảnh tU³ôi dắt trâu, lững thững đi trên đê sông đào Yên Thế, những sóng lúa dạt dào ở xa xa... Hiện ra đôi bắp chân to của gái quê Nụ... Đôi mắt ngây dại và má hồng đào của Emilienne Ducret... Và nước bọt trên môi một thiếu nữ, nắm tóc tôi lôi vào da thịt... Tất cả nhoè đi, rồi tối đen. Nhắm nghiền đôi mắt, tôi cố nhớ lại những bài học khi còn thơ ấu và khi đưa chân bước vào đời. Rồi mở mắt ra coi tiếp cuốn phim dĩ vãng...

... Trên đình màn, từ từ hiện ra ba bà mẹ -- mẹ ruột, vú nuôi, mẹ nuôi -- người nào cũng đẹp như Thiên Thần. Một lúc sau, thấy bàn thờ tổ tiên, khói hương nghi ngút, ảnh người cha chết sớm, với giấc mộng lớn (mượn của Tản Đà) nuôi chung cùng với những người trong thế hệ như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Học... vào lúc thành lập của một Nghĩa Thục với Lương Văn Can, Tăng Bạt Hổ, Phan Sào Nam, Phan Tây Hồ... Hình ảnh giấc mộng chưa thành. Tờ chúc thư của ông cha để cho con cháu: Phải thực hiện giấc mộng của cha ông. Những người con nào nối tiếp công việc đó? Vào lúc nào? Ơ± đâu?? Với ai???

Cuốn phim câm bỗng ngưng chiếu. Nhưng trí nhớ của tôi chưa muốn nghỉ ngơi. Tôi chưa muốn nhắm mắt ngủ, nằm nhớ tới những bài học về thuật sống, về tình bạn, về tình yêu, về tình người, về nghệ thuật, nhất là về ngành ca hát mà mình đã chọn... lũ lượt đến từ nơi tôi gọi là trường Đại Học Nhân Dân, trong những chuyến đi vào nhân dân...

... Thấy mang máng mình sinh ra, mang dòng máu của một người cha bất mãn, biết mình sẽ phải đi tới đâu nhưng lúc này mình còn là con chim chưa đủ lông đủ cánh. Biết rõ ràng cha mình là người làm rất nhiều nghề như thầy thông thầy ký, nhà kinh doanh mở tiệm vàng tiệm ăn, người khai hoang đi tìm mỏ, nhà chính trị làm Hội Viên Thành Phố... Nhất là làm nghề viết báo, viết sách nói vào xã hội Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời Pháp thuộc...

... Mang trong người dòng máu xông xáo của cha,mình cố gắng chạy theo gót bố, bất cứ nơi nào cũng xông vào để học hỏi và tự hứa sẽ phải thành công. Nhưng trong giai đoạn mới bước vào đời này, thời cơ chưa tới ngay cả với những người tài giỏi, thì mình chỉ được phép xông xáo mà thôi...

... Có được những thao thức của thế hệ cha ông nhưng chỉ mới được la đà như một con bướm, nhởn nhơ bay từ vườn đời này qua vườn đời khác, rồi thực hiện một giấc mộng con (cũng mượn của Tản Đà), trở thành một ca nhân. Cũng nhớ luôn tới bài học vỡ lòng chê bai con bướm chớ vội khoe sắc đẹp trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư và nhớ được một nửa câu thơ có vẻ ca dao: Đừng như con bướm lạc loài chơi Xuân... Này! Con bướm không hẳn là đáng chê đâu nghe! Nó cũng có ích đấy chứ. Không có nó đi hút nhụy thì làm sao loài hoa sinh sôi nẩy nở được? Không có con bướm làm gì có mùa Xuân?

Nhớ rất nhiều chuyện như vậy mà trong một đêm nằm nghỉ ngơi ở một tỉnh lỵ cuối cùng của đất nước là Cà Mâu này sau khi coi như đã hoàn thành một cuộc đi lớn nhất của đời mình, tôi không nhớ rằng ở trên thế giới đã xẩy ra đại chiến, người Pháp vẫn còn cai trị mình, người Nhật đang đóng quân trên khắp nước mình. Trong ba tháng đi loanh quanh trong miệt vườn rất thanh bình, tôi chỉ vui thú với chuyến đi vào quê hương và sự thành công của mình, không hề nhớ rằng chiến cuộc ở mọi nơi đã thay đổi, Đồng Minh đang thắng Đức Quốc Xã, Ý Phát Xít và Nhật Quân Phiệt. Tôi không hề biết rằng nước mình đang có những làn sóng ngầm sắp sửa làm đảo lộn tất cả!

Lãng mạn và khôi hài hơn nữa là vào lúc đang tự kiêu, tự mãn là đã thành công, tôi lại nhớ tới số phận của anh ca sĩ mất giọng mà nhà văn Pháp Hector Malot đã tạo ra trong cuốn tiểu thuyết VÔ GIA ĐI°NH (Sans Famille). A! Tôi sẽ không lẩm cẩm như anh danh ca Carlos Balzini, phải đổi tên đổi họ thành Vitalis rồi chết trong sự thờ ơ của mọi người đâu! Chuyện đời của tôi sẽ phải như thế này:

Vào cái ngày tôi mất giọng như Carlos Balzini và không còn được đứng trước tiền trường sân khấu nữa thì, a lê, tôi xuống ngồi đàn với ban nhạc đệm. Sẵn sàng và vui vẻ trở thành một nhạc công hay một người kéo màn khi không còn là vai chính nữa. Để luôn luôn phục vụ Nghệ Thuật và Con Người. Như tôi đã từng kéo màn cho ban THĂNG LONG hay cho ban DREAMERS của các con tôi. Chỉ có một điều vất vả là tôi vẫn chưa được làm người kéo màn thực thụ. Vào tuổi 69-70 rồi mà nhiều khi vẫn còn phải đứng trên sân khấu cùng một lúc với 4, 5 thế hệ ca sĩ đi sau. Vẫn chưa tránh được sức nóng rát mặt của ánh sáng tiền trường. Mệt quá! Nhưng cũng ấm lòng quá!

Nằm nghĩ ngợi mông lung giữa tiếng ngáy ầm ầm của các bạn đồng nghiệp yêu mến, tôi không thể nào ngờ rằng qua ngày hôm sau, đời tôi sẽ rẽ qua một nẻo khác. Đưa tôi vào một "thời thế tạo anh hùng", thực hiện giấc mộng không thành của bố mình và của những bực cha ông khác.

Thành phố Cà Mâu đang đi sâu vào đêm thâu. Tôi giơ tay tắt ngọn đèn đặt ở đầu ghế bố. Rạp hát tối om. Tiếng ngáy của đào kép nghe như tiếng hợp ca ba, bốn giọng. Có khả năng ru ngủ. Tôi thiếp đi lúc nào không biết.

Từ tháng giêng 45 tình hình Đông Dương trở nên rất trầm trọng. Ngày mùng 5, Quân Đội Mỹ giải phóng Manille, thủ đô Phi Luật Tân. Ngày hôm sau, khoảng 40 tầu chiến Nhật bị bom Mỹ đánh đắm ở bến Saigon. Ngày 12, bom đổ xuống nhiều nơi trong ba xứ Đông Dương. Bộ Tư Lệnh Nhật Bản thấy Quân Đội Đồng Minh có thể đổ bộ lên bờ biển Việt Nam nên vào ngày 1 tháng hai, những người điều khiển BU³E°ọ Chiến Tranh ở Tokyo quyết định chiếm đoạt Đông Dương, chấm dứt sự đô hộ của Pháp. Ngày thi hành quyết định này là mùng 9 tháng 3, 1945. Trong chiến dịch được đặt tên là " Mei ", toàn thể bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở trên nước Việt Nam bị Quân Nhật tấn công và bắt giam quân lính, quan chức Pháp. Chỉ một số nhỏ lính Pháp chạy thoát nhưng nếu không qua được Trung Hoa thì trong 24 giờ sau, những toán lính Pháp bại trận này bị Nhật bắt ngay.

Trong khi tình hình nước Việt Nam đã hoàn toàn đổi thay với ách nô lệ thực dân dài 80 năm bị lật đổ chỉ trong một ngày như vậy, thì trên chiếc ghế bố đặt chình ình giữa sân khấu rạp HUÊ TINH của tỉnh lỵ Cà Mâu, tôi vẫn còn đang "mơ màng giấc điệp", ôi giấc mơ của bướm.



Hết Tập I
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (29 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]