Trang trong tổng số 5 trang (48 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoài Thy

CHƯƠNG III:

-Ngọc! Ngọc ơi!
Sao Ngọc biết số di động của Hoài Thy mà gọi?
-Ngọc cùng anh Thanh  về đến trường, anh thì vui mừng gặp bao bạn bè cũ cùng dạy, Ngọc thì hụt hẫng vì cả lớp mình-34 người, Ngọc chẳng gặp ai. Gặp mấy anh chị ở Điên Biên về dự, hỏi đến anh Ngải và Hoài Thy thì ai cũng biết và ca ngợi hết lời: Đôi vợ chồng ấy rất hạnh phúc, thành đạt và  được mọi người yêu quý lắm! Thy ạ! Nói thật, lúc còn học ở trường, lớp mình không ai tin là Thy sẽ lấy anh Ngải đâu. Ai cũng bảo con ấy nó sống mơ mộng viển vông thế, nó suốt ngày khóc vì ông ấy chẳng qua vì nó nhiễm tiểu thuyết quá nhiều thôi!
-Ừ, anh Ngải cũng bảo là các anh đã có vợ khuyên anh ấy đừng dây vào "con ông to"- bây giờ nó thương anh theo cảm tính, sau này nó nghĩ lại, dù có lấy được nhau rồi anh cũng sẽ khổ. Nhưng anh nghĩ đến lời khuyên của thầy Huyên- người thầy anh yêu kính nhất : " Em hãy lấy người phụ nữ bao dung nhân hậu, biết thương mình thực sự " nên anh chỉ quyết tâm theo em thôi!
-Ừ, hồi mói vào học năm thứ nhất, lần đầu tiên thấy Thy đến nhập trường muộn, mặc quần sa tanh đen, áo pơ pô lin trắng muốt lại đi cùng bố trên chiếc xe U oát láng bóng, bọn mình chẳng có mấy cảm tình. Lớp mìnhngoài các cô, các chú là giáo viên cấp 1 đi học thêm thì  trong 10 đứa học sinh vừa tốt nghiệp lớp 7 chỉ có Thy  đi học theo mơ ước được làm cô giáo , còn 9 đứa chúng mình phải đi học tắt ngang đều do hoàn cảnh gia đình khó khăn: "Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm". Thế mà càng sống, càng thấy bạn chẳng những thông minh mà còn rất hay giúp đỡ mọi người, bạn có tấm lòng thơm thảo...
-Thôi, Ngọc đừng khen nữa mà mình xấu hổ. Mình chưa bao giờ nghĩ mình oai vì là con ông nọ  bà kia. Bố mẹ mình cũng sống rất dân dã mà.Thời ấy ai chả thế. Gia đình mình cũng vô sản lắm. Chỉ có lương "ông cụ" hơi cao: 125.000đồng/tháng, phiếu thịt 1,2 kg /thâng nhưng nuôi 6 miệng con trong khi lương mẹ mình có 45.000đồng/ tháng, phiếu thịt 0,3 kg/ tháng cũng chẳng phải là sung túc gì...Thôi, kể chuyện thầy Thanh và Ngọc cho mình nghe đi !
_-Ra trường, bọn mình cưới nhau và chuyển vào Đà Lạt. Có 3 cháu(2 trai,1 gái) đều đã có gia đình và nghề nghiệp ổn định rồi. Mình xin nghỉ hưu sớm lâu rồi. Còn anh Thanh vẫn đang dạy trường Đại học sư phạm
-Ừ, hồi ấy ai cũng khen đôi của bạn đẹp nhất trường, như Kim Trọng với Thuý Kiều ấy...Dạo ấy mà dám yêu thầy, liều thật đấy!
-Mình cũng như bạn. 16, 17 tuổi đã "bị yêu" và  sau 2 năm đã trói chặt vào hôn nhân...
-Này, đừng nói thế, yêu nhiều như cái Hà đâu có sung sướng gì, 5 đứa con với 3 ông chồng để rồi bây giờ đau yếu, bệnh tật, cô đơn vò võ... 1 ông đã ra người thiên cổ, 2 ông đều đã thuộc về người đàn bà khác...
Thôi không nói chuyện buồn nữa, mình xin địa chỉ để mai ra bưu điện gửi ít ảnh và sách cho bạn, mình đã về chơi Đà lạt 4 lần. Tiếc không biết bạn ở  đó. Thế có ở gần ngôi biệt thự nổi tiếng của kiến trúc sư - công chúa Hằng Nga, con gái cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không?
--Gần ngay đó mà, vào chơi đi Hoài Thy! Mong gặp lắm đó!
-Ừ, để mình xem...lúc nào anh Ngải thư thư việc đã...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

@Cám ơn Nam Lan đã đồng cảm và nói đúng ước vọng của mình. Khi viết những dòng hôm qua là Ngọc đã di dự Hội trường về và trở vào Đà Lạt mới điện ra cho mình. Mình lại bỏ mất một dịp hội ngộ hiếm có. Riêng ở trường đó, mình đến học 2 lần, trước là học trung cấp sư phạm, sau 5 năm ra trường, có 2 con rồi mình lại theo học Cao đẳng Sư phạm. Sau này học Đại học sư phạm thì mình học trường 2( Xuân hoà-Hà Nội). Mình vẫn theo  học môn văn và các bậc học đều theo chương trình đồng tâm nên cũng nhàn, chỉ giành thời gian đọc sách thôi! Thời bao cấp mà vợ chồng mình cứ thay phiên nhau đi học suốt nên  anh xã nhà mình  cũng vất vả lắm, mọi người phong anh ấy danh hiệu "4 đảm đang" cơ đấy! Bây giờ làm đến đầu 1 ngành tỉnh rồi, vẫn cứ tự trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn. Các con mình phản đối quyết liệt: "Bố mẹ đã vất vả cả đời để lo lăng cho chúng con. Bây giờ hết giờ làm việc, bố mẹ  lai nhau đi chơi cầu lông, đi câu cá như mọi ngừoi không hơn à ?"
-Không! Các con đừng can thiệp vào nguồn vui của bố! Bố lao động chân tay quen rồi. Suốt  8 tiếng làm việc bàn giấy, về nhà không đụng chạm làm việc gì, chân tay bứt dứt không yên...Vả lại, mình tự cung tự cấp mới đảm bảo sức khoẻ. Bố sợ ăn phải thịt tăng trọng hay rau tưới phân vi sinh lắm! Cũng muốn cuối tuần các con đưa các cháu xuông chơi, có rau sạch, thịt sạch mà ăn...
Anh nói đúng  rồi nhưng chưa đủ ý: Mình và con gái biết rõ: Lý do chính là anh muốn tách mình ra khỏi niềm say mê đọc sách đã ngấm vào máu thịt mình rồi.Chẳng lẽ chồng còn đi làm mà vợ nghỉ ở nhà (dù bệnh tật) lại không làm những việc ấy để buổi trưa anh về ăn cơm xong kịp ngủ trưa, chiều đi làm tiếp hay buổi chiều anh có thời gian nghỉ ngơi xem ti vi sớm? Anh bảo : Bệnh của em  bác sĩ cấm đọc sách, chỉ lao động chân tay mới giúp cho con người ta khỏi đau đầu , suy nghĩ viển vông.
Con gái xót mẹ lắm mỗi khi nhìn thấy chân tay mẹ chai sạn, nứt nẻ :" Con không thể  chịu được khi thấy mẹ chẳng biết tự chăm sóc, thương lấy bản thân mình. Con mua Búp măng, gót sen để mẹ bôi chân tay cho mịn màng  mà mẹ cũng không có thời gian sử dụng. Lúc nào mẹ cũng vội vàng tất bật làm nhanh làm khoán, làm ẩu việc bố " nhường" cho mẹ để chúi mũi vào đọc sách hay lên mạng thôi. Làm mà không vui, không thoải mái thì làm làm gì cơ chứ! mẹ xem bà ngoại đi! 80 tuổi mà vẫn rất thảnh thơi. duyên dáng. Mới lại 3 năm về trước mẹ còn là người rất  chú ý đến tác phong ăn mặc kia mà..."
-Con gái thẳng thắn và nói hoàn toàn đúng nhưng mẹ phải dung hoà giưã 2 lối sống để vừa làm  hài lòng  bố con vừa được sống theo sở thích của
mình. Nói thật với con, mỗi đêm mẹ chỉ ngủ chừng 3 tiếng là cùng. Rình rình bố ngủ say là mẹ trốn ra phòng riêng đọc sách liền...
-Thế mẹ sẽ giảm tuổi thọ thì sao?
"Con ơi! người ta bảo: Hãy thêm cuộc đời cho năm tháng chứ không phải là thêm năm tháng cho cuộc đời. Thà mẹ sống ngắn mà vui  theo sở thích của mình còn hơn kéo dài cuộc sông mà chẳng được sống thực là mình, cho mình, cứ mãi là cái bóng, là bảo mẫu cho người khác..."
Mình chỉ nghĩ vậy chứ không nói ra miệng sợ con gái buồn. Mấy năm nay nó bị suy sụp vì đổ vỡ  một hình mẫu tình yêu lý tưởng của bố mẹ mà bao năm nó từng tự hào hãnh diện...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

CHƯƠNG II:

Cái thời hai vợ chồng còn hoà hợp, hay mình cố tỏ ra là như vậy để cả tỉnh nhìn vào, ca ngợi "một gia đình lý tưởng", con gái thường rất hãnh diện với  bạn bè. Có lần, nó nũng nịu hỏi bố mẹ:
-Bố mẹ kể cho con nghe đi! Lần đầu tiên bố mẹ gặp nhau như thế nào...
-Lần đầu tiên, bố nhìn thấy mẹ là hình ảnh xa vời, không bao giờ bố dám nghĩ tới là sẽ trở thành  bạn bè , anh em thân thiết với mẹ chứ chưa dám nói là yêu, được lấy làm vợ...
-Anh đừng nói thế! Em cũng bình thường thôi, có xinh đẹp, giỏi giang gì đâu anh!
-Thì mẹ cứ để bố kể cho con nghe nào!
-Ừ, thì em đi soạn bài, mai có 3 tiết lên lớp liền. Hai bố con tha hồ mà tâm sự...
***
-Tháng 8 năm 1972, sau một năm dạy cấp 1 ở trường thiếu niên dân tộc tỉnh, bố được cử đi học trường trung cấp sư phạm khu Tây Bắc. Trường đóng ở thị trấn Thuận Châu ( Sơn La). Vì thời kỳ đó, Đế quốc Mỹ tăng cường ném bom bắn phá miền Băc, trường phải sơ tán ở cơ sở 2 tít bản Nà Đanh, cách xa trung tâm trường  5 km. Danh sách lớp 1 văn- sử có 34 người, trong đó có 24 người là giáo viên cấp 1, 10 người là học sinh vừa tốt nghiệp lớp 7, tuổi chừng 15, 16  từ 3 tỉnh Sơn La, Nghĩa Lộ, Lai Châu về cùng học. Đến ngày nhập trường, cả lớp háo hức tề tựu đông đủ, chỉ vắng một đứa con gái ở Sơn La. Mọi người đều tò mò muốn biết nó là ai, nhất là mấy anh trẻ chưa vợ như bố. Bọn bố phải dựng lán trại, đào hầm sơ tán, phòng khi máy bay Mỹ bắn phá cơ sở 1, mình vẫnhoc tập ở cơ sở 2.Chín đứa học trò đi học(3 trai, 6 gái) trông lam lũ, lôi thôi lếch thếch mặc dù nhiều đứa đã lộ rõ vẻ đẹp hồn nhiên của các chàng trai, cô gái mới lớn...Chúng đều là con nhà có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt nên phải học hành dang dở. Đêm nào cũng nghe văng vẳng từ lán nữ tiéng khóc nỉ non của lũ con gái chíp hôi lần đầu tiên xa nhà mà thương quá! Chúng nó khóc thì có các cô, các chị dỗ dành rồi...bọn bố có thương thì chỉ giúp chúng cắt cỏ gianh hay chặt cây về  làm lán trại thôi !

   Đùng cái! Nghe tình hình báo yên. Lớp lại  rục rịch chuyển về thị trấnđể tiến hành khai giảng năm học mới...Ngày mai khai giảng rồi mà không thấy thành viên thứ 34 của lớp đâu. Mọi người xì xào bàn tán:
    -Hay là con bé ốm?
    -Hay gia đình nó gặp chuyện gì?
Bố cũng hơi tò mò" Con bé thế nào nhỉ". Lúc ấy, bố 22 tuổi rồi. Tuổi ấy ở quê mình lúc bấy giờ, đàn ông cũng phải có đến 2,3 con rồi ấy chứ!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

Mai khai giảng năm học rồi thì chiều tối cô bé mới đến.Cô đi trên chiếc U-oát bóng nhoáng cùng người đàn ông chừng ngoài 50 tuổi, nom rất phong độ. Chú lái xe còn trẻ  tóc láng bóng xách cái hòm đựng đĩa hát nho nhỏ xinh xinh ( Mãi sau mọi người mới biết nó dùng làm va-ly cho cô bé); bác tóc hoa râm đỡ tay cô bé xuống. Trông cô gày gò, ẻo lả như một con mèo con vì say xe quá...
Thầy Quy- hiệu trưởng nhà trường và chú Tự- trưởng phòng tổ chức đã kịp thời chạy đến, kính cẩn:
-Anh ạ! Chúng  em đã  bố trí phòng khách cho anh và cháu rồi. Mời anh và cháu lên đó dùng cơm và nghỉ luôn. Mai khai giảng xong chúng em sẽ bố trí cho cháu vào lớp ạ !
Quay sang anh Đan- lớp trưởng, chú tự giới thiệu:
-Đây là bác Tá- Trưởng ban hướng nghiệp va đào tạo khu- lên dự khai giảng với trường ta. Còn đây là cháu Hoài Thy- con gái bác- thành viên thứ 34 của lớp ta đấy...
-Thôi! Cứ để cháu ở cùng với lớp cho quen dần. Em nó còn nhỏ dại,lần đầu tiên xa nhà, có gì mong các cô các chú, các anh các chị giúp đỡ...
Bác Tá cười để lộ hai lúm đồng tiền sâu hoắm và chiếc răng khểnh như trung uý Phương nom thật gần gũi và duyên dáng...
-Vâng ạ!
-Vâng ạ!
-Vâng ạ!
Những tiếng đáp lí nhí, lễ phép...


-À, ra thế, thảo nào nó không lên đúng như giầy gọi để trốn khỏi phải đi lao động ở cơ sở 2...
-Ừ, mới đến trường đã được người nọ người kia quan tâm...
-Nhìn nó kìa! quần sa tanh, áo trắng pốp! Loại này chỉ ăn trắng mặc trơn...chắc chẳng cầm nổi cái cuốc...
Những lời xì xào  ác ý  không giấu giếm ngay sau khi chiếc xe con rời bánh làm cô bé bối rối, hai dòng lệ tuôn trào làm bố cũng thấy mọi ngừoi thật quá đáng:
-Các bà quá quắt thật. Em nó còn đang say xe...
Bố bênh liền.
Sáng hôm sau khai giảng, thầy hiệu trưởng mời bác Tá lên phát biểu ý kiến chỉ  đạo. Bác nói về tình hình thời sự, nhiệm vụ của Khu nói chung và trường sư phạm nói riêng trong giai đoạn nước sôi lửa bỏng này
.Bọn bố cứ há hốc mồm ra nghe. Ônng cụ đẹp và nói chuyện truyền cảm duyên dáng, cuốn hút người nghe...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

CHƯƠNG III: Chiều  nay, có  mấy việc xảy ra làm mình xúc động quá, huyết áp lên xuống thất thường, tưởng không thể lên thi viện được. Bây giờ mọi việc đã ổn, mới lên ngồi bàn viết đây:
1.Ngủ trưa dậy, anh bảo:
 Chiều nay bế mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh, em ở nhà đừng đọc gì nữa. Bật ti vi lên theo dõi, nhớ nấu nồi  cám lợn thật ngon. Hôm qua, con lợn bị đau bụng, tại em lười nấu cám, chắc em lại ra ngõ xin quán phở , bún thừa cho lợn ăn chứ gì?
  Cái này thì anh nói đúng quá rồi! Có lúc mải đọc, mải viết quá, mình quên luôn cả lợn, gà, chim, chó... Vội chạy nhoáng nhoàng ra cái quán ngay đầu nhà xin tạm xô  bún phở thừa cho chúng ăn... Ba con chó mua ở bản về, giờ được ăn bún mọc, bánh cuốn... thì  như được đổi đời, vục mặt tợp lấy tợp để, nom thương quá! Chúng lớn nhanh, lông mượt mà beó tốt trông thấy: Ba con lợn " cắp nách" cũng vậy... nhìn chúng ngộ nghĩnh tranh nhau ăn nom thật vui mắt. "Lợn cắp nách" là loại lợn  còn bé, bà con người Mông để trong cái lồng tre đan sơ sài, cắp vào nách đem ra chợ bán lấy tiền đong dầu, đong muối. Phụ nữ Mông cần cù chịu khó lắm, nếu đi chợ có lợn cắp nách ở phía tay phải, thì tay trái và lưng phải mang thêm khoai lang, hoa chuối, đu đủ, mía... đi bán. Còn  ngày lễ hội, không đem gì đi bán, chỉ mặc quần áo đẹp đi chơi, nhìn  mọi người và để mọi người nhìn mình vẫn còn đèm đẹp là vui lắm rồi...thì cũng chẳng đi tay không đâu. Có cuộn lanh cầm trên tay, chân bước đi  nhịp nhàng, mông lắc la lắc lư theo nhịp váy xập xình, nghển cổ nhìn trời mây, hồn nhiên cười tít với bạn đồng hành mà tay vẫn cứ thoăn thoắt xe lanh mới tài chứ...
Anh thường bảo với 2 cô con dâu và con gái:
-Các con đều là con nhà lao động mà lười quá! Suốt ngày chỉ quần quần áo áo. Mẹ con lúc lấy bố còn chưa biết nấu cơm. Thế mà rồi trồng rau, nuôi lợn, mò cua, bắt hến... làm tuốt. Thế mà vẫn phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh đấy!
Cô con đâu thứ nhất nói:
-Mẹ con thì nhất rồi!
Cô con dâu thứ hai nói:
-Bố thì cái gì cũng ngày xưa , ngày xưa. Chúng con chẳng thích mẹ làm gì nữa đâu. Mẹ tai qua nạn khỏi, bố và chúng con không phải phục vụ mẹ cũng chẳng phải thuê ô- sin...Mẹ vẫn đi chợ và nấu nướng, giặt giũ được là may lắm rồi!
Con gái út nháy mắt tai quái nhìn 2 chị dâu:
-Thế ai ngày xưa bảo: "Tay em búp măng thế này, lấy về anh chẳng cho nấu cơm đâu! Sợ hỏng  bàn tay đẹp " ?
Anh cười ngượng nghịu:
-Thì mẹ con cứ tranh làm chứ... Có lười như chúng mày đâu mà...Bố kể riêng cho con nghe thôi mà con cứ nói ra làm gì...
Cô con dâu thứ 2 giả bộ cong cớn:
-Này, thế là bố lại "phân bẹt, phân chia" rồi nhé!
Ấy là nó bắt chước ông LVL , trước làm chủ tịch huyện. Ông này người Thái, cũng giỏi mà còn nói ngọng lắm. Ý ông ấy bảo : Các dân tộc trong huyện phải đoàn kết với nhau. Không được phân biệt, phân chia dân tộc. Cô con dâu thứ 2 lại muốn nói: Bố không được phân biệt, phân chia con dâu với con gái. Con bé này thẳng thắn, biết bố mẹ chồng quý mình như con đẻ nên nó hay nhờn, nói năng bốp chát, chẳng ý tứ gì cả...
Ba đứa con gái đưa mắt nhìn nhau cười như trêu chọc bố nó, làm anh ngượng nghịu  giả vờ đi cất lồng chim. Lúc đó mình cảm thấy ngập tràn hạnh phúc. Hồi còn ở huyện, mỗi khi 2 con dâu và con gái khoác vai nhau đi chợ , nho nhỏ xinh xinh từa tựa nhau, lại hồn nhiên ríu rít
ai cũng bảo chúng là chị em ruột chứ không phải chị em dâu. Mình đi tỉnh nào cũng mua quần áo, váy mũ, túi xách giống hệt nhau cho cả 3 đứa...Chúng nó khen:
-Me thật là  tâm lý và có gu thẩm mĩ...
-Các chị đừng nịnh tôi. Lần sau đi đâu tôi chẳng thèm mua cho đứa nào nữa- mình giả bộ làm mặt dỗi...
-Chúng con không nịnh mẹ đâu. Chúng con khen mẹ thực lòng đấy!
-Hải Vân ơi! Các chị thật may mắn và hạnh phúc được là con dâu của mẹ. Các chị nhiều lúc quên mình là con dâu mà chỉ nghĩ mình là con gái của mẹ thôi!
-Chỉ sợ Hải Vân sau này lấy phải mẹ chồng không tốt...
-Em chẳng lấy chồng đâu, cứ ở với bố mẹ suốt  đời thôi!
Mình cười mà rưng rưng nước mắt. Hạnh phúc đối với mình nào phải cao xa gì. Được yêu, được sống hết mình cho các con, được thấy các con hạnh phúc, yêu thương nhau...mình thấy như được bù đắp, lấp đầy khoảng trống...
...Bây giờ mình không yêu quý và chăm sóc đàn chó, lợn như trước nữa, vì mải đọc, mải viết mình không có thời gian, hứng thú theo dõi chúng ăn uống ra sao. Hôm trước, cô bé hàng xóm cho một xô cơm nguội, mình không đổ ra phân loại các thứ  như anh đã dạy mà vội vàng đổ vào chậu cho bọn lợn ăn rồi về nghiền ngẫm lại cuốn tiểu thuyết"Tiếng chim hót trong bụi mận gai", rồi tưới rau, giặt giũ, cơm nước. Hậu quả: Một con lợn chừng hơn 20 kg bị hóc xương, không khạc ra được, các con thì ở xa, anh phải gọi 3 cháu ở cơ quan anh về mổ, cho mỗi cháu một đùi đem về vì mình ngại nấu nướng lắm...Hôm 2/9, các con xuống, lại mổ tiếp 1 con. chế biến đủ kiểu...trải lá  chuối thay bát đĩa như người trong bản, các con  các cháu quây quàn xì xụp thật là vui !Bây giờ mỗi lần về huyện thăm con cháu, chúng bận không có thời gian nấu nướng như trước nữa mà chỉ  cần "A lô" một tiếng, nhà hàng mang về tận nhà đủ món ăn đặc sản. Nếu muốn ăn lẩu, hải sản hay thịt thú rừng đã có các cháu xinh đẹp nhà hàng về tận nhà chế biến,  gắp tiếp tận tình chu đáo
Các con làm thế tốn kém bạc triệu mà bố thì không vui chút nào:
-Các con lãng phí quá! Ngày xưa...
-Thôi! Bố đừng kể chuyện ngày xưa nữa. Bố  khổ nhiều rồi, giờ phải hưởng thụ chứ!
Anh đâu còn ăn được như trước. Răng yếu rồi. Lại thêm bệnh gút. Ăn  nhiều chất đạm hoặc uống rượu vào là biết liền...
-Thôi!Bây giờ chỉ còn một con khoảng 40 kg, bố mẹ chỉ được nuôi đến Tết thôi đấy! Nuôi chó gà thì được. Nuôi lợn phải cám bã, củi đuốc, tay  mẹ lòng khòng rồi, đau nhức thế bưng bê sao được? Lợn dân thì thiếu gì cơ bố!
Anh ừ, à cho các con yên lòng. Lúc chúng đi rồi, lại nói:
-Quanh vườn đầy dây lang, rau bí. Bọn trẻ con xuống thì lúc nào em cũng nấu thừa mứa, chỉ sợ chúng khổ. Thừa mà không nuôi con gì thì phí của quá! Mà em chiều chúng vừa vừa thôi! Ngày xưa, anh có ai chăm sóc như thế...
"Lại ngày xưa, ngày xưa. Ngày xưa mình khổ thì bây giờ phải để cho con cháu sướng chứ! Chẳng lẽ anh lại muốn chúng trở lại như cái ngày xưa của anh sao?"
Mình chỉ nghĩ thế thôi mà không dám nói ra miệng, sợ anh tủi thân...Lúc nào mình cũng sợ anh buồn tủi khi nhớ về quá khứ...
-Em ạ!Thế nên... mình phải bắt thêm lợn về nuôi gối, khi con này mổ đi đã có con khác thay thế...
À, thì ra là thế! Sao không nói ngay là cứ nuôi thêm lợn mà cứ phải vòng vo tam quốc thế nhỉ?
-Lãnh đạo độ này hay nói dài dòng quá! Tuỳ anh thôi!
Thôi thì cứ cố. Đêm đợi anh ngủ say, mình đọc bù, viết bù vậy...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

CHƯƠNG III:
2-Đang viết bài thì nghe tiếng chó kêu ông ổng. Tưởng ai, hoá ra anh anh Trần Tâm- hàng xóm và đồng nghiệp của hai vợ chồng mình lên mời ăn cưới con trai út. Tháng 6 năm 1977, khi chuyển từ Sơn La theo chồng lên Lai Châu công tác, mình ở trường Thiếu niên dân tộc tỉnh đóng tại Điện biên. Sau đó lại có quyết định sát nhập  bộ phận học sinh Lai Châu ở trường Mèo và Trường Thanh niên Dân tộc của khu tự trị Tây Bắc trước đây cùng với trường Thiếu niên Dân tộc tỉnh Lai Châu thành trường
Phổ thông Vùng cao tỉnh Lai Châu, đống tại huyện Tuần Giáo.Trường có 3 cấp học. Cấp 1 tách riêng, còn cấp 2 và cấp 3 thì sinh hoạt chuyên môn chung nhau; gọi là tổ tự nhiên và tổ xã hội cấp 2-3. Khi họp lại chia theo nhóm. Nhóm xã hội cấp 2 gồm có 4 thầy cô, là đôi vợ chồng anh Trần Tâm và vợ chồng mình nên mỗi khi sinh hoạt chuyên môn cũng nhiều chuyện bi hài cười ra nước mắt...
2- Khoảng 3 giờ chiều, bà cụ hàng xóm 86 tuổi sang chơi. Đến gần tháng rồi mới thấy cụ sang, gầy và già sọm. Mình khoá cổng để tranh thủ đọc viết, vì các bà sang chuyện con cà con kê hết cả buổi thì mình tiếc thời gian lắm!  quỹ thời gian mình còn bao lâu? Sao mà biết được...Mà mình còn muốn làm được một việc gì có ý nghĩa.
Bà cụ sang, nói ốm gần tháng rồi, con cháu đã truyền bao nhiêu lọ đạm, nay mới phục hồi, nhớ cháu quá nên sang chơi thôi...Mình ân hận quá! "Hàng xóm láng giền tát lửa tối dền có nhau".Mẹ thường dạy thế!Mình không quan tâm, giúp đỡ người quanh mình ngoài đời thì những truyện ngắn viết ra dù có tính nhân văn đến mấy phỏng có ích gì...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

CHƯƠNNG III:


Viết: theo tôi, trước hết là để giải toả cho mình nhũng ẩn ức không nói ra được của mình. Còn viết để phục vụ mục đích chính trị thì lại khác.Cứ phải kết thúc đèm đẹp, có hậu, tô hồng hiện thực thì dễ bóp nghẹt cảm xúc  sáng tác lắm... Anh khuyên em không nên viết những chuyện mâu thuẫn vặt vãnh... Viết theo lối truyền thống vào sổ tay thì em không viết được bởi các ngón tay phải của  em bị co cứng và nhức trong xương. Hôm qua, con gái về mở bản thảo của em, thấy hơn chục truyện ngắn viết dở hoặc chỉ có tiêu đề, nó bảo:" Mấy tháng nay, mẹ chẳng có truyện  ngắn nào gửi cho hội VHNT, mẹ thức đêm hôm chỉ  chơi trên Thi viện, chẳng có lợi gì cả, còn hại cho sức khoẻ. Chẳng phải là vì tiền, nhưng mỗi truyện ngắn được đăng mẹ cũng được 600.000 đồng nhuận bút,  mua quà cho cháu. Trước mẹ còn có bài gửi cho các diễn dàn Văn học khác cơ mà ..." Có một ông nhà văn VN,  em  vẫn gọi là thầy thì còn mắng em: "Văn học mạng là nhảm nhí, em lên đó là tự hạ thấp mình, xếp mình ngang hàng với các bà hàng tôm hàng cá..."Em  để ông ấy thoả sức nói trên điện thoại rồi mới nhỏ nhẹ thưa rằng: " Theo em: mỗi loại hình sáng tác có cái hay riêng thầy ạ. Em cũng học được từ bà hàng tôm, hàng cá nhiều đấy thầy ạ !" Ông  ấy tức giận dập máy luôn. Kệ, em vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Em đọc ở đâu đó, có đến 50% nhà văn VN mù In tonet, họ sáng tác độc lập một chiều nên không  nhận được  sự phản hồi từ độc giả ...
Em thấy từ hồi lên thi viện, em giải toả được stret, và từ giao lưu thơ với mọi người em viết thơ lên tay và có hồn hơn. Dạo này không còn thời gian viết truyện ngắn nữa. Cố cũng chẳng nổi. Đang đêm, chồng em tỉnh giấc, càu nhàu: " Lúc nào cũng đọc, lúc nào cũng viết.Trốn chồng ra máy suốt cả đêm!"Em bảo:" Anh nghỉ thì em đọc, viết. Anh đi làm ở cơ quan thì em ở nhà làm việc nhà. Em có bỏ bê việc phục vụ anh đâu! " Anh nói: " Bác sĩ bảo em đã bị tai biến mạch máu não một lần rồi, nếu đọc nhiều,  cảm xúc vui buồn nhiều, em đẽ tăng huyết áp, tai biến lần sau khó chữa. Là anh lo cho em thôi". Em biết anh ấy nói đúng nhưng với em bắt không đọc sách hằng đêm có khác nào nhốt em trong lồng kính, không có không khí để thở? Những người phụ nữ khác ở tuổi em hoặc tìm nguồn vui khi đi làm, giao lưu hoặc niềm vui khi được hàng ngày bế ẵm chăm sóc các cháu....Em thì không thể có  dược niềm vui đi làm nữa, viêc gần gũi chăm sóc cháu thì cũng hãn hữu lắm. Hai con dâu em bảo: "Mẹ tự chăm sóc mẹ và lo được cho bố thế là chúng con may mắn lắm rồi. Trước đây, chúng con không dám  nghĩ mẹ có thể phục hồi nhanh đến thế. Thỉnh thoảng ngày nghỉ chúng con đem cháu xuống thăm ông bà vậy"...Chúng đã giữ lời hứa. Có các cháu xuống, em thấy vui vô hạn dù chúng luôn chạnh choẹ, cãi nhau ỏm tỏi và bà nội phải trở thành quan toà phân xử suốt ngày. Bà cháu dắt nhau đi siêu thị hoặc đi chợ mua đồ trẻ em. Ông nội cũng quý các cháu lắm nhưng chỉ quý được mộtlúc thôi. Ông không chịu được cái cảnh chúng bày bừa, cãi nhau hoặc mè nheo với bà. Và nếu chúng ở chơi đến 2, 3 ngày thì ông cáu kỉnh thật sự. Ông bảo: " Bà chỉ quý cháu  nội thôi, còn ông nội chỉ là cái đinh...Chiều quá chúng hư. Lúc bằng tuổi chúng nó, tao đã phải đi chăn trâu, cắt cỏ, địu con cho người thiên hạ..."
-Sao lúc nào anh cũng nói thế nhỉ? Con cháu là nguồn vui, là sự nối dài cuộc sống của mình. Trước đây mình khổ rồi, chẳng nhẽ giờ mình cũng mong chúng phải khổ như mình? Mà lúc vui vẻ, anh dùng " mày tao" em còn thấy vui theo cách gọi mộc mac của dân tộc, nhưng gọi thế lúc tức nhau thì khác đấy, nhất là trước mặt con cháu, phản tác dụng giáo dục lắm! Trước đây, anh cũng là thầy giáo dạy văn cơ mà...
Anh  thôi không nói nữa nhưng giận vợ lắm!
Thú thật, trong 34 năm làm vợ, mình chưa bao giờ bị anh ghen với bất kỳ người đàn ông nào, anh chỉ ghen với con( dặc biệt là con gái), với cháu, với cả mẹ vợ nữa...Và mỗi lần như vậy, mình bị tổn thương mà phải giấu, không dám nói với mẹ vì sợ mẹ buồn...Anh lúc nào cũng lặp đi lặp lại điệp khúc: "Em không chỉ là  vợ mà còn như chị, như mẹ của anh nữa". Lần đầu tiên,nghe câu đó mình xúc động vì biết trong lòng anh mình có một vị trí quan trọng như thế nào...Nhưng điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại mãi thành nhàm chán. Trời ơi! Phụ nữ lấy chồng đâu chỉ để sinh con đẻ cái? Mỗi khi yếu lòng, tôi cũng muốn nhỏ bé, yếu mềm ,muốn được dựa vào bờ vai vững chãi của người chồng như cây tùng cây bách chở che lắm chứ ? Sao tôi cứ suốt đời phải làm bảo mẫu cho một ông chồng hơn tôi 7 tuổi,ra ngoài rất đĩnh đạc, phong độ mà về nhà cứ muốn mãi nhỏ bé yếu mềm trước tôi như thế chứ ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

CHƯƠNG III: Hôm qua, anh bận dự Hội nghị nên tôi  đi dự đám cưới con anh Tâm, chị Ba. Lâu lắm rồi tôi mới đi dự đám cưới.
Khi tôi còn công tác và còn khoẻ mạnh, lanh lợi, tất cả cá đám hiếu hỉ hay mừng nhà mới, lúc nào hai vợ chồng cũng cùng cặp kè bên nhau...Nếu gặp bạn gái kéo sang ngồi cùng mâm chị em để còn tranh thủ buôn dưa lê, anh lập tức hoặc là sẵn sàng ngồi cùng mâm đàn bà hoặc khéo léo chối từ để tôi ngồi cùng anh với các cụ cao tuổi và các vị đứng đầu huyện. Nhưng tôi ít khi được ngồi cùng chị em, bạn gái với nhau lắm vì chẳng có vị gia chủ nào để một vị lãnh đạo huyện ngồi lẫn trong đám khách bình dân. Âu cũng là một nếp nghĩ chẳng hay ho gì. Anh cũng chẳng thích thế bởi anh luôn nhớ mình xuất thân từ một gia đình nghèo khổ, anh thích ngồi bên những người dân, nghe họ tâm sự. Vì nể gia chủ, cũng không muốn các vị chức sắc khác cho rằng mình "lập dị", nên cuối cùng chúng tôi cũng phải ngồi ở vị trí mâm trên cùng. Thường trong mâm 6, chỉ có tôi là nữ (có ai cứ khư khư yêu cầu gia chủ phải xếp vợ vào cùng một mâm với mình như anh đâu) nên gọi là đi ăn cưới, tôi kiêm luôn là người tiếp tân, phục vụ cho các cụ già, các vị chức sắc trong mâm. Ở  gia đình, tôi có thói quen hay tiếp thức ăn cho chồng con, có lúc bị anh gắt yêu: "Em ăn đi chứ ! Bố con anh không có tay hay sao? Với lại, những miếng em gắp anh và các con không muốn ăn thì sao? ". Anh nói  vậy vì quan tâm đến vợ chứ thực ra  anh và các con thích được tôi chiều chuộng lắm. Tôi thường nghĩ: mỗi bữa ăn đâu chỉ đơn giản là nạp nguồn năng lượng cho cơ thể mà còn là dịp gia đình được quây quần đầm ấm bên nhau, "ăn, uống " cái tình của nhau, để mọi thành viên trong gia đình đủ sức sống tiếp một cuộc đời bình dị, trong sạch...Ngồi ở mâm cỗ , tôi chăm sóc các cụ , các lãnh đạo chu đáo, biết lựa chọn những món phù hợp với khẩu vị từng người làm anh vui lắm. Lúc về nhà, anh thường trêu: " Phá" văn phòng UBND có khác, "tâm lý" ghê!- Ừ  thì cái nghề của em " làm dâu trăm họ" quen rồi. Mà em được chăm sóc mọi người, em cũng vui. Nhìn các cụ , em như nhìn thấy hình bóng người cha đã khuất. Còn các vị kia, ngồi bên họ em đâu có nghĩ họ là lãnh đạo, họ chỉ như người anh hoặc đứa em trai mình với tất cả điểm mạnh cũng như những thói hư tật xấu của con người. Em ngồi bên anh để tiếp họ không phải để "xã giao " như anh nói. Em thấy vui thoải mái, dù rằng chút nữa về 2 vợ chồng phải "ăn thêm ca 3" vì em đã chuẩn bị chu đáo trước khi đi rồi...
Thế rồi...Đúng mùa thu 2008, mình bị TBMMN...Sau gần tháng liệt giường liệt chiếu, đước sự chăm sóc tận tình cả các y bác sĩ, gia đình và bè bạn cùng dủ các thứ  thuốc Tây - Tàu mình đã dần phục hồi và tập đi trở lại. Trí  nhớ tuy có giảm, tay phải có để lại di chứng song thoát khỏi cánh tay tử thần thế cũng là may lắm rồi. Các bác sĩ bảo : " Hàng trăm trường hợp xảy ra TBMMN mới có được một người may mắn như chị. Vì vậy chị phải hết sức giữ gìn nếu để xảy ra tai biến lần 2  e khó chữa" .Mình cũng tập đi bộ , tập đánh bóng bàn, tập thể dục dưỡng sinh một thời gian. Song nửa mặt bên phải và cả cánh tay vẫn thường xuyên bị tê liệt, dùng tay trái cấu không có cảm giác đau...Riêng 5 ngón tay phải thường xuyên đau nhức âm ỉ...Nói ra thì xấu hổ, bát đĩa tách chén mình rửa run tay nên vỡ hoặc sứt sẹo hết. Anh xót lắm vì đồ mình sắm toàn đồ đẹp, anh lại là người hay tiết kiệm nhưng cũng chỉ nhìn mà tiếc chứ không nỡ cằn nhằn với vợ. Vì ngoại giao và vì cái tình cái nghĩa như anh nói, anh vẫn thường xuyên phải đi dự đám cưới một mình, ăn uống qua loa lấy lệ...rồi giả vờ đứng dậy đi uống nước hoặc đi chúc mâm khác để...chuồn về ăn cơm cùng với vợ.
Rồi một lần, anh bỗng muốn cùng vợ đi dự đám cưới "để em được giao lưu vui vẻ như ngày xưa". Nghe anh nói, mình rưng rưng cảm động... vội chọn bộ quần áo đẹp nhất, rồi trang điểm thật nền nã sánh bước bên chồng. Anh đang rất vui. Vậy mà khi mình gắp một miếng nộm có màu sắc xanh  dịu của dưa chuột, vàng nhạt của đu đủ và hồng vàng của cà rốt thì bỗng dưng các ngón tay co quắp như bị chuột rút, tất cả các màu sác bắt mắt kia tung toé ra mâm khiến mình xấu hổ muốn độn thổ. Anh sa sầm mày mặt: " Em thật là...", có lẽ  anh thấy mình bỗng trở nên vụng về thô kệch trong con mắt mọi người , mình làm mất thể diện của một cán bộ đầu ngành như anh. May trong mâm có một người hiểu được đó là hậu quả mình phải gánh chịu sau trận ốm thập tử nhất sinh nên vừa giúp mình dọn các thứ vương vãi vừa thanh minh với mọi người...Cả mấy người còn lại hiểu ý, luôn tiếp thức ăn cho mình nhưng mình không sao nuốt nổi... nước mắt cứ rơi lã chã...Mình quen săn sóc người khác rồi, để người khác săn sóc mình, mình ngượng ngập xấu hổ, cảm thấy mình như bị thương hại là không chịu nổi. Mình là người giàu lòng tự trọng nên dễ bị tổn thương lắm! Lần ấy về, cả hai vợ chồng không ai nhắc laị câu chuyện này nhưng từ sau đó không bao giờ mình đi ăn cưới cùng anh nữa...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

Hai tuần rồi không vào trang này...Vì bận? Một phần thôi! Vì buồn? Cũng có!Phân tâm nữa?
Tự dưng nhớ đến thầy da diết.
Thầy mạnh mẽ, quyết đoán.
Thầy dịu dàng, vị tha.
Thế mà em không nghe lời thầy. Em như con nhím tự xù lông bảo vệ mình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

.
Tự bảo vệ được mình là tốt quá đấy bạn ơi!
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 5 trang (48 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối