Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8]

Ảnh đại diện

Viễn khách

ảm ơn bài viết của HPL, ĐLH, và Cammy. Phong Huynh viết thật tổng hợp và khái quát rất rõ dàng để người đọc dễ tiếp cận. ĐLH ngắn gọn đi vào trọng tâm, Cammy mở rộng dẫn chứng tỉ mỉ.

VK cũng tham gia một chút:

1. Suốt cả thời kỳ Bắc thuộc (111 TCN  đến 939), Các triều đại phong kiến Trung Quốc sang xâm lược nước ta, đều đóng căn cứ địa ở mấy nơi bên tả ngạn sông Hồng, như Liên Lâu (hay còn gọi Luy Lâu) Tiên Du, Bắc Ninh, rồi đến Long Biên (phía Bắc sông Đuống)
Thành Long Biên được quan đô hộ Trương Bá Nghi đắp , Tiệu Xương , Trương Chu nối nhau đắp thêm). Thời Bắc Thuộc, các cuộc khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ Phương Bắc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40) Bà Triệu (248), Lý Bí, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử… Đinh Bộ Lĩnh, Ngô Quyền đều công phá và trấn giữ (các tài liệu lịch sử đều có nhắc đến Thành Liên Lâu và Thành Long Biên)

2. Đến đời Đường (Niên hiệu Trường Khánh Năm 825), Đô hộ là Lý Nguyên Gia, tin theo thuyết phong thuỷ, cho rằng trước cửa thành Long Biên có dòng nước chảy ngược, nên nhân dân hay nổi lên " làm phản" . Lý Nguyên Gia bèn rời phủ trị sang địa phận huyện Tống Bình, gần sông Tô Lịch. Lúc đầu chỉ xây một toà thành nhỏ, sau đó nhận thấy nơi ấy có địa thế hiểm yếu, liền lập phủ trị vĩnh viễn ở đó. Đến niên hiệu Đại Trung ( 847 -860 ) , Vương Thức đến phủ , trồng tre lệ làm rào , phía ngoài trồng tre gai , gọi là Trúc Thành . Năm Hàm Thông 4 ( 864 ) Cao Biền sang làm Tiết độ xứ , chiếm phủ trị xưng Vương , đắp thêm thành (Đại La).

3. Theo sách của cụ Mai Phong Đặng Xuân Khanh soạn tại Viện Viễn Đông Bác Cổ (Ký hiệu VHv.1471) : “Xét hình thế Long Biên , là một thắng địa của nước Đại Nam . Thành Long Biên hùng vĩ nhất , có Tam Giang dẫn mạch phía sau , Song Ngư dựng đỉnh trước mặt , Núi Tản trấn ngôi Càn , Tam Đảo giữ cung Cấn , muôn ngọn chầu về như Bạch Hổ , vạn dòng quấn tựa Thanh Long , bên ngoài thế vô cùng lâu dài , bên trong khí thiêng đúc kết , sông Tô vòng phía sau bên phải , Núi Nùng nằm chính giữa ; Các sao đều hướng tới , muôn nhánh cùng chầu về ; Vua yên ổn trên ngôi vị , muôn năm cơ đồ thịnh vượng ; mong cho được bền vững , sánh cùng Trung Hoa , thực là một thắng địa của Việt Nam”

Rất nhiều tài liệu và có những quan điểm khác nhau, và đến nay vẫn còn nhiều các nhà sử học khảo cổ học… vẫn tiếp tục nghiên cứu  ở ba giả thiết chính đươc nêu lên:  
1. Thành Liên Lâu # Thành Long Biên # Thành Thăng Long
2. Thành Long Biên =Thành  Liên Lâu
3. Thành Long Biên = Thành Thăng Long

Theo như điểm 3 thì ĐLH liệt kê tên Thành Long Biên trong lịch sử HN đương nhiên là một trong những tên Chính quy và Trước khi có tên Đại La còn có tên Trúc Thành

Chiếu theo điểm 1 và 2 thì: vẫn chưa rõ chính xác Thành Long Biên nằm ở đâu (qui mô và diện tích thế nào) mặc  dầu sử sách có ghi chép rất nhiều về Thành Long Biên.

Năm Giáp Tý (544) đời nhà Lương bên Tàu, ông Lý Bôn tự xưng là Nam Việt Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức đóng đô ở Thành Long Biên. Nhưng cũng có tài liệu nói đến lấy Thành Vạn Xuân là kinh đô??? vậy không biết thành Vạn Xuân có phải là Thành Long Biên khi lên ngôi dặt quốc hiệu Lý Bí đã đổi thành chăng?
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

VK đồng ý với ĐLH rằng Kẻ chợ (từ Kẻ là từ việt cổ) nhằm chỉ các địa danh thị thành (hay thị tứ). Tên này vẫn thường gặp và nhắc đến nhiều lắm mà. Sau từ Kẻ vẫn thường gắn với địa danh một vùng nào đó, vd như ở Xứ Đoài: Kẻ Chợ, Kẻ Nủa, Kẻ Noi, Kẻ Chàng, Kẻ Xốm...
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Viễn khách đã viết:
VK đồng ý với ĐLH rằng Kẻ chợ (từ Kẻ là từ việt cổ) nhằm chỉ các địa danh thị thành (hay thị tứ). Tên này vẫn thường gặp và nhắc đến nhiều lắm mà. Sau từ Kẻ vẫn thường gắn với địa danh một vùng nào đó, vd như ở Xứ Đoài: Kẻ Chợ, Kẻ Nủa, Kẻ Noi, Kẻ Chàng, Kẻ Xốm...

Lão góp với bác một chút, lão có đọc một tài liệu về ngôn ngữ (không nhớ ở đâu nữa): "kẻ" là một từ chỉ một đơn vị hành chính xưa, tương đương với 1 làng bây giờ. Sau này "kẻ" biến âm thành "cổ", ví dụ như "Cổ Nhuế" ở Hà Nội.
"Kẻ Noi" đâu như là "Phố Nối".
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Em tra trong từ điển của Hoàng Phê có ghi:
kẻ: (cũ, thường dùng trước địa danh) đơn vị dân cư, thường là nơi chợ búa. Kẻ Sặt, Đồn rằng kẻ Lạng vui thay.



Kẻ: Trong tiếng Việt, từ kẻ lúc đầu chỉ có nghĩa là làng. Ví dụ : kẻ Mọc (làng Mọc), kẻ Noi (làng Cổ Nhuế), kẻ Mơ (các làng Hoàng Mai, Thanh Mai, Bạch Mai), kẻ Lủ (làng Lủ). Từ kẻ thường chỉ dùng trong ngôn ngữ dân gian. Khi đặt tên theo đơn vị hành chánh, các làng này thường được phiên âm bằng từ Hán: Cổ, Khả (Kẻ Lủ = Cổ Loa, Kẻ Lao = Khả Lao, Kẻ Bôn = Cổ Bôn). Dần dần, từ kẻ được mở rộng phạm vi, dùng để chỉ một địa bàn rộng hơn. Ví dụ: Kẻ Quảng (chỉ Quảng Nam, Quảng Ngãi), Kẻ Vĩnh (chỉ thành phố Vinh), Kẻ Chợ (chỉ thủ đô Thăng Long).

Trích ở đây: http://www.nguoivienxu.vi...tiengmede/2004/12/356010/ Trong này nó cũng ghi Kẻ Chợ = Thăng Long :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8]