Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Chú Điệp nhà ta đã trở về
Có quà không đó hỉ, hê hê
Chưa gì đã bàn về Vua Chúa
Kể chuyện du hi hí cái hề!
Em gửi mấy cái ảnh sang bên này nhé: http://www.thivien.net/fo...p;Page=47#forumreply10199
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hì, HPL mở mục mới, tỉ cũng nên vào ủng hộ chút!

   Dân ta phải học sử ta
Mở đầu bờ cõi vốn là Hùng Vương
   Âu Cơ cưới Lạc Long Quân
Đẻ ra trăm trứng nở chừng trăm con
   Năm mươi lên núi chon von
Năm mươi xuống biển lập làng nước nay!
   Chuyện xưa còn nhớ đến rày
Kìa câu chuyện cổ Bánh dày, bánh chưng
   Đời nay vẫn cứ rưng rưng
Thương ai lông ngỗng rắc đường năm xưa
   Minh châu rửa nỗi oan ngờ
Sử xanh ghi lại, làm ngơ sao đành!
   Đa tình đã có Thủy Tinh
Nước dâng hòng lấp bể tình đớn đau
   Tản viên, thần núi rước dâu
Mỵ nương thương nhớ, ngoái đầu về kinh...

...

   Còn bao nhiêu nỗi nhục vinh
Thăng trầm thế sự sử mình đều ghi!

Hì, tỉ mở đầu cái sự " thơ hóa lịch sử" mà HXT kêu gọi, đúng sai xin miễn chấp cho người " ăn cỗ đi trước" nhé? :D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Tuyệt quá! Chị NT, cảm ơn chị nhiều đã đi trước mở đường.. Tất cả những cái này em sẽ copy lại hết... sau này làm một tập cho lũ nhóc nhà mình đọc, hì hì..., ít ra là Gấu, Mún, Tintin, Susu, Dế...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em biết thì dòng họ làm vua lâu đời nhất là họ Trần hay Lê gì đó. Một trong hai nhà.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Theo em biết thì dòng họ làm vua lâu đời nhất là họ Trần hay Lê gì đó. Một trong hai nhà.
Để thử liệt kê ra rồi cộng trừ thủ công nhỉ, chứ không thể nào hỏi được nhà sử học Lê Văn Lan vì bác ấy bận đi dự .. Đường lên đỉnh Olimpia chưa leo xuống được hì hì...

Nhà Tiền Lê: 980 - 1009
Nhà Trần: 1225 - 1400

PVCT thử cộng trừ hộ chị cái hì hì...


Các vua Hùng thì từ năm nào đến năm nào hả chú Điệp? Có phải 2809-258 trước công nguyên ko? Nếu thế thì chắc các vua Hùng là trị vì lâu nhất rồi còn gì, nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em bảo nhà Lê là nhà Lê sơ, Hậu Lê và Lê Trung Hưng. Còn Tiền Lê của Lê Hoàn được có 3 đời là hết phim rồi.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Sao em ko liệt kê năm ra luôn hộ chị, làm chị phải đi tra...
Nhà Lê Sơ: 1428-1527
Nhà Hậu Lê: 1533-1789

Đúng không nhỉ?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Hoa Phong Lan đã viết:
Câu hỏi 1:

Cammy đã viết:
Vị vua đầu tiên của Việt Nam là ai?
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
À, nói thêm về chuyện quốc hiệu nước ta, mình có đọc ở đâu đó (hu hu, hồi ấy chưa có thói quen ghi lại nguồn gốc thông tin) rằng tuy đến thời vua Gia Long nước ta mới có tên là Việt Nam, nhưng trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từ gần 500 năm trước đó đã khẳng định tên nước ta là Việt Nam trong cuốn "Trình tiên sinh quốc ngữ" (Cái này cũng phải tra lại).. Như vậy, đó phải chăng là Giời đinhh nhỉ, chuyện nước mình sẽ có tên là VN ấy? À, nhưng cũng có thể Nguyễn Ánh đọc NBK mà đặt tên nước mình thế chăng hi hi hi???
Chủ đề Huynh Lão đưa ra hấp dẫn và bổ ích thật.

Về quốc hiệu Việt Nam thì... hì hì... Theo VK Chỉ có "Việt Nam dân chủ cộng hoà là" là Quốc hiệu chuẩn nhất theo hiến pháp năm 1946 của nước ta (mà khi ấy không còn chế độ phong kiến nên chẳng còn vua chính danh). Còn quốc hiệu "Việt Nam" do Triều Thanh bên Trung Hoa năm 1804 sắc phong phê chuẩn Quốc hiệu nước ta (đã đảo ngược hai chữ Nam Việt Gia Long đề nghị sắc phong năm 1802 thành Việt Nam) Vẫn là một nước chư hầu phụ thuộc nước lớn.

Đệ cũng nghĩ như HXT: vị vua đầu tiên  của nước "Việt Nam" (Hiểu theo nghĩa là vị Vua đầu tiên của nước ta từ thời khai quốc). Nhưng theo VK thì trước hết người ấy phải đáp ứng được các tiêu chí: 1.Thống nhất đất nước "Hợp nhất các bộ lạc, bộ tộc... hình thành một nhà nước" ; 2. Xưng vương; 3. Đặt quốc hiệu cho đất nước.
Vậy chúng ta cũng thử trao đổi với nhau trải qua mấy ngàn năm lịch sử đất nước ta có bao nhiêu lần thống nhất.
Về các câu hỏi Phong huynh đưa ra VK tạm xin khất chưa dám trả lời. VK cũng xin trích bài viết vãmuất xứ tên gọi Việt Nam.

Quốc hiệu Việt Nam có từ bao giờ?

Các tên gọi Văn Lang, Vạn Xuân, Đại Việt... đều được các sử gia sử dụng làm quốc hiệu. Còn các học giả xưa vẫn viết "Ngã Việt quốc, ngã Nam nhân". Hai tiếng Việt Nam, qua các thư tịch cổ thì mới chỉ là quốc danh, song rất hạn chế. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tên gọi Việt Nam chính thức thành tên gọi đất nước. Hiến pháp 1946 viết "Nước Việt Nam là một nước theo chế độ dân chủ cộng hòa". Như vậy, Việt Nam dân chủ cộng hòa mới trở thành quốc hiệu, đến nam 1976 quốc hiệu này được đổi thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu hỏi tên nước “Việt Nam” (Quốc hiệu nước ta) có tự bao giờ? tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự nhiều người vẫn còn chưa rõ. Đại đa số các sách giáo khoa không đề cập đến vấn đề này. Ngay cuốn Lịch sử Việt Nam do Ủy ban Khoa học xã hội xuất bản năm 1976 cũng không hề nói tới điều này.

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (thế kỷ 19), thì từ thời nhà Trần, tiến sĩ Hồ Tông Thốc đã viết bộ sách “Việt Nam thế chí”. Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi (thế kỷ 15) cũng đã nhiều lần nhắc đến hai tiếng Việt Nam. Song đáng tiếc, cuốn “Việt Nam thế chí” không còn nữa, chỉ còn được dẫn bài tựa trong “Lịch triều hiến chương loại chí”; còn cuốn “Dư địa chí” chỉ được khắc ván in ở thế kỷ 19 khi đã có quốc hiệu Việt Nam rồi, những bản trước không có niên hiệu rõ ràng.

Trong cuốn chính sử nhà Nguyễn “Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất ký” có ghi lại sự kiện Triều Thanh bên Trung Hoa năm 1804 đã đảo ngược hai chữ Nam Việt mà Gia Long đề nghị sắc phong năm 1802 thành Việt Nam.

Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm còn những ai đã dùng danh xưng Việt Nam?

“Việt Nam khởi tổ xây nền” - Câu thứ 7 trong Sấm Trạng Trình, được coi là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) bản AB 444 trong kho sách của Viện Hán Nôm. Theo quan niệm chính thống, hai chữ Việt Nam không được phép có mặt trước năm 1804. Bản sấm này được truyền lại qua những bản chép tay, cũng không ai dám chắc tác giả là cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên hai tiếng Việt Nam được cụ nhắc tới bốn lần: Trong tập thơ “Sơn hà hải động thường vịnh” đã đề cập tới. Rõ hơn, trong các bài thơ gửi trạng Giáp Hải, cụ có viết "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại, Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam"; Trong bài gửi trạng Nguyễn Thuyến "Tiền đồ vĩ đại quân tu ký, Thùy thị công danh trọng Việt Nam". Dẫu sao, đó cũng mới chỉ là những văn bản chép tay.

Trong bi ký (bài ký trên bia đá).Trên bia trùng tu chùa Phúc Thánh (Quế Võ, Bắc Ninh) soạn năm 1664 phần bài Minh có câu “Việt Nam cảnh giới, Kinh Bắc thừa tuyên”; Bia trùng tu chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) soạn năm 1558, có câu “Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ”; Bia chùa Cam Lộ (Hà Tây), năm 1590 có câu “Chân Việt Nam chi đệ nhất”; Quan trọng nhất là tấm bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị thứ tám (1670) có câu “Việt Nam hầu thiệt trấn bắc ải quan”. Đây là tấm bia có niên đại muộn hơn song nó có danh tính người soạn, hơn nữa đây là một mệnh quan triều đình, là người phát ngôn chính thức.

Cho đến nay, các nhà nghiên đã phát hiện tổng số 12 bia có hai tiếng “Việt Nam”. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16, 17. Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ có danh xưng Việt Nam năm 1752. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu, và cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng, sử dụng nhiều nhất và có ý thức nhất.

Dân tộc ta bắt nguồn từ một bộ tộc Việt trong Bách Việt - chỉ tất cả các dân tộc phía nam Trung Hoa. Trong toàn bộ lịch sử, ta luôn dùng từ Việt, để chỉ dân tộc và đất nước ta. Song cha ông ta cũng dùng từ "Nam" với ý nghĩa tương tự. Mở đầu bài thơ Thần (được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta) Lý Thường Kiệt viết “Nam quốc sơn hà nam đế cư”…

Thế kỷ 15, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ở nước ta, nhà Minh bên Trung Quốc lấy cớ đem quân can thiệp. Nhà Mạc đầu hàng, Đại Việt lúc đó bị biến thành một quận của Trung Quốc, không còn quốc hiệu. Mạc Đăng Dung được nhà Minh phong làm An Nam đô sứ ty. Trên thực tế Mạc Đăng Dung vẫn là vua một nước. Để vừa đối phó với triều đình phương Bắc, vừa an dân, rất có thể tên nước thời ấy đã được gọi là Việt Nam. Lúc ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm là học giả đứng đầu cả nước, nên nhiều khả năng ông đặt ra cách gọi này và có thể coi ông là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam như là Quốc hiệu. .

Dẫu sao thì quốc hiệu Việt Nam cũng được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng đầu tiên, nhiều nhất và có ý thức nhất. Từ nguồn gốc này, lịch sử quốc hiệu đất nước không còn phụ thuộc vào hai triều đại phong kiến nữa.

* 'Bài viết rút trích từ Báo Đại Đoàn Kết bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Phúc Giác Hải, chủ nhiệm bộ môn Khoa học Dự báo (Dự báo học) thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.'
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Chà... có thêm sư tỉ Nguyệt Thu và huynh bác Viễn Khách tham gia thì nhất định sẽ phong phú nhiều đây.

@ Tỉ tỉ: Tỉ có bài thơ vui thật đấy, nhưng mà theo ý của HXT là mỗi bài thơ chỉ nói vè một sự kiện, một truyền thuyết, một người thì xúc tích hơn... hì... tỉ làm cái hết luôn cả 4886 năm như vậy thì mai đệ hết luôn cả vốn à... hì...

@ VK: bài viết về quốc hiệu nước ta hay lắm bác à! Tuy nhiên cứ không nhất thiết phải là cái tên do "hiến pháp" đặt mới là cái tên chính thức. Vấn đề ngoại giao nhạy cảm với bác Tàu xì thì cả hơn 4000 năm nay, cho đến bây giờ vẫn vậy, bác nghiên cứu nhiều bác biết, lãnh đạo ta cũng phải nhún nhường lắm chứ, mục đích là tránh đổ máu cho biên giới và hải đảo càng nhiều càng tốt, các cán bộ đành phải muối mặt một chút vì dân vì nước đó mà. Đám dân đen chúng ta tốt nhất là không bàn chuyện đại sự phải không?

@ PVCT: như em biết đấy, lão huynh lập ra cái này không phải chỉ là để Q&A, mà là để trao đổi, thảo luận và chia sẻ...
Bởi vậy mong em có những bài viết chi tiết nhé!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Phụng vũ cửu thiên đã viết:
Theo em biết thì dòng họ làm vua lâu đời nhất là họ Trần hay Lê gì đó. Một trong hai nhà.

1. Lê Thái Tổ, húy là Lê Lợi, khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418, đến cuối 1427, khởi nghĩa thành công, Vương Thông kéo quân Minh về nước, thừa chỉ Nguyễn Trãi viết "Bình Ngô đại cáo". Năm 1428, mùa xuân, tháng Giêng, Lê Thái Tổ lên ngôi, ông ở ngôi được 6 năm đến cuối 1433, ông qua đời nhường ngôi cho con là Lê Nguyên Long mới 11 tuổi.

2. Lê Thái Tôn, húy là Nguyên Long ở ngôi được 9 năm, đến 1442 mất tại vườn vải (lệ chi viên) khi mới 20 tuổi, khi mất bên cạnh có lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ là vợ của hành khiển Nguyễn Trãi. Quần thần tôn Lê Bang Cơ lên nối ngôi vua khi mới 2 tuổi. Cả nhà hành khiển Nguyễn Trãi bị giết, bị tội đến 3 họ: họ cha, họ mẹ, và họ vợ (chu di tam tộc). Theo truyền thuyết, thảm án Lệ Chi viên là mưu đồ của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh (mẹ của Bang Cơ) và bọn hoạn quan lộng hành, một mũi tên giết hai con chim.

3. Sau 17 năm ở ngôi, Lê Nhân Tôn Lê Bang Cơ, Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh bị Lạng Sơn Vương Lê Nghi Dân lật đổ. Lê Nghi Dân là con trưởng của Thái Tôn, vốn đã làm thái tử, sau bị phế, do đó bất bình với em là vua Nhân Tôn nên đang đêm lẻn vào cung hại chết Nhân Tôn tự lập làm vua. Nhưng chỉ được 8 tháng Nguyễn Xí, Đinh Liệt lại làm binh biến lật đổ Nghi Dân, lập con út của Thái Tông là Tư Thành lên ngôi, tức là Lê Thánh Tôn.

4. Thánh Tôn lên ngôi, xuống chiếu giải oan cho hành khiển Nguyễn Trãi, tuy nhiên nỗi oan của lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ vẫn chưa được giải cho đến tận ngày nay. Vương triều nhà Lê dưới thời vua Thánh Tôn được đánh giá là thịnh trị nhất. Sau khi vua qua đời, các con cháu đều không duy trì được sự thịnh trị. Năm 1527, ba mươi năm sau khi Thánh Tôn qua đời, Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung phế truất Lê Cung Hoàng tự lập lên làm vua. Nhà Lê gián đoạn.

5. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm được con của Lê Chiêu Tôn là Lê Duy Ninh. Nguyễn Kim lập Lê Duy Ninh làm vua, tức Lê Trang Tôn, triều Lê Trung Hưng bắt đầu. Cũng bắt đầu thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc triều (Lê - Mạc chiến tranh), rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi Tây Sơn, một thời kỳ lắm vua nhiều chúa, chiến tranh liên miên. Triều Lê Trung Hưng thực sự không có quyền lực, nhưng cũng truyền qua 16 vị vua. Đến vua Lê Chiêu Thống thì đã bỏ đất nước sang nhà Thanh năm 1788.

Nếu tính từ khi Thái Tổ lên ngôi năm 1428 đến khi Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang nhà Thanh năm 1788. Họ Lê cũng làm đế vương đến 360 năm.

Ghi chú: Tất cả các tư liệu trên đều tra cứu từ "Đại Việt Sử Ký Toàn Thư" của Lê Văn Hưu, Phan Phu Thiên, Ngô Sĩ Liên + các sử thần. Đồng thời cũng tra cứu từ "Việt Nam Lược Sử" của Trần Trọng Kim và "Việt Sử Toàn Thư" của Phạm Văn Sơn
---------------------


@ PVCT: nhờ em viết một bài nho nhỏ về Trần triều nhé!

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 8 trang (74 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối