Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Kim Diệu Hương

Vũ Thảo Ngọc và tập thơ  "Điều em chưa nói" nói gì?
Tác giả: Kim Diệu Hương



Trên tay tôi là tập thơ "Điều em chưa nói" của Vũ Thảo Ngọc, một tác giả nữ quê ở Mộ Trạch, Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương, hiện chị sống, công tác tại Quảng Ninh- miền Đông Bắc Tổ Quốc.

  Trước khi ra tập thơ đầu tay này, Vũ Thảo Ngọc đã cho xuất bản 2 tiểu thuyết (Ba người đàn ông, Đêm phù thuỷ), 4 tập truyện ngắn (Đêm chuyển mùa, Được làm đàn bà, Thung lũng mặt trời, Cuộc thám hiểm thất bại). Điều gì sẽ diễn ra khi một tác giả đã có ngần ấy tập văn xuôi và bây giờ, sau mấy chục năm sáng tác mới cho ra đời tập thơ thứ nhất?

*

  Trước hết nói về lượng. 45 bài thơ trong một tập thơ nằm gọn trong 100 trang sách. Nói dày thì chưa phải mà nói mỏng cũng chưa đúng lắm, nó là tầm trung bình của một trong những tập thơ mà mọi người cho xuất bản bây giờ.

  Còn chất lượng thì sao? Người ta hay nói trong nghệ thuật cần "Quý hồ tinh bất quý hồ đa", đặc biệt trong thơ ca, mỗi người làm thơ chỉ cần một vài bài, thậm chí một vài câu thơ hay để đời, là quý lắm rồi. Vậy nên việc dày hay mỏng của một tập thơ lại là điều không còn quan trọng nữa. Thời gian sẽ làm công việc của nó, đó là xoá sạch sành sanh những cái gì không phải là thơ, không phải là nghệ thuật đích thực. Vậy cho nên, tôi có làm cái công việc là đánh giá, thẩm định giá trị tác phẩm này hay, dở như thế nào? cao thấp đến đâu? đẹp xấu ra sao? hẳn là nó giống với việc một người cầm lông chim nhúng vào nước rồi vẫy vào không khí mà mong có trời trong nắng đẹp, hoa thơm ? biết vậy, nên tôi chỉ xin nêu cảm nhận ban đầu khi đọc tập thơ "Điều em chưa nói" của Vũ Thảo Ngọc, mong cùng bạn đọc, trân trọng những đóng góp ít hay nhiều của chị cho thơ ca ?

  Cảm nhận đầu tiên khi đọc xong tập thơ này, tôi hình dung ra một tâm hồn thơ gần gũi, đôn hậu, giản dị và tinh tế.

   Vẫn là chuyện ái, ố, hỉ, nộ của cuộc đời, vẫn là mối quan tâm của cuộc sống muôn hình, muôn vẻ của con người với con người và con người với thiên nhiên, được Vũ Thảo Ngọc đưa vào thơ một cách tự nhiên, qua đó ta thấy một Vũ Thảo Ngọc khao khát, đắm say trong tình yêu; tỉnh táo, nghĩa tình trong đối nhân xử thế và tha thiết với người với cảnh nơi chị đi, đến và qua.

   Chị cũng tinh tế và từng trải khi nhận biết cuộc đời mỗi con người là hữu hạn, tuy vậy nào ai khoả lấp được nỗi trống vắng, hụt hẫng có thực trong cuộc đời.

   Bài Tựa, mở đầu tập thơ, chị viết:
"Tựa vào núi- núi mòn/Tựa vào sông- sông chảy/Tựa vào mây- mây trôi/Ta tìm người để tựa/Người lại chưa thấy về/Đành tìm thơ để tựa/Lại hoá thành mông lung..."

  Trong bài thơ Xuân, một bài thơ nhẹ nhàng tựa hồ như những nét phác thảo chấm phá của một hoạ sĩ, chị đã vẽ nên cái tuyệt vời của tình yêu, của sự đam mê khác giới, nét bút của chị chỉ đưa vài đường, nhưng ta cũng có thể hình dung ra bức tranh tình yêu, bức tranh thuỷ mặc do chị chế tác:
"Xuân đến như anh/Mang theo ngọn gió lành/Tặng em//Xuân đến như anh/Mang theo chuyện cổ tích/Về một tình yêu bị dối lừa/Nhờ có mùa xuân họ đã thành thực//Xuân đến như anh/Mang theo cả một mùa nắng nhẹ/Hong tóc em khô/Sau mỗi chiều mưa//Xuân đến như anh/Lặng lẽ như một thánh đường cổ kính/Một câu thơ buồn/Vút mãi trời xanh//Xuân đến như anh/Mang theo em và mơ ước/được cùng bên nhau cả khi đã nằm xuống/ngay trong toà thiêu xác//Xuân đến như anh/Mùi da thịt nồng nàn/ Vội tan trong cỏ biếc//Xuân đến như anh/Trong veo nỗi buồn..."

  Xuân đến như anh hay anh đến như mùa xuân mà kỳ diệu vậy? Có thể là cả hai. Người con gái ấy đã có cách thể hiện tình yêu mới "ghê gớm" làm sao? "Xuân đến như anh/ mang theo em và ước mơ/ được cùng bên nhau cả khi đã nằm xuống/ Ngay cả trong nhà xác", một cách diễn đạt khác của tình yêu thời hiện tại. Đọc đến đây ta lại nhớ đên câu thơ gai góc, quyết liệt và tình nghĩa của nữ sĩ Xuân Quỳnh.Trong bài thơ Tự Hát, Xuân Quỳnh viết "Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt, đời thường ai chẳng có/Vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi"

   Đứng trước cuộc đời nhiều giông bão, lắm trái ngang, có lúc hữu hình có khi vô hình, con người ta nếu thần kinh không vững, tâm trí không sáng, nghị lực không dồi dào thì rất dễ bị gục ngã, hoặc dễ rơi vào trạng thái "rơi không trọng lượng" ấy thế nhưng với con người trong thơ Vũ Thảo Ngọc, một con người từng trải, can đảm và tinh tế đang hiện ra trước mắt ta. Bài thơ Khước Từ, là một ví dụ nhỏ: "Xin đừng làm tôi buốt nhói/ Từ những ảo danh vô hình/ Xin đừng làm tôi thảng thốt/ Từ những lời chua xót/ Xin đừng làm tôi cười / Từ những đổi trao thấp hèn/ Xin đừng làm tôi khóc/ Từ những hân hoan cỏn con /Xin đừng làm tôi buồn/ Từ sự bày biện hào nhoáng/ Xin đừng làm tôi nghẹt thở/ Vì những thói hợm hĩnh nửa mùa/ Vênh vang phù du/ của kiếp người ngắn ngủi"

   Thêm một phẩm chất nữa của một hồn thơ thuộc phái đẹp: quyết liệt và minh bạch, những điều mà sống trong đời người lắm tai ương, nhiều trắc trở, mấy ai dám đương đầu và thẳng thắn, thành thật đến nhường ấy?

   Đọc trong toàn tập thơ "Điều em chưa nói", ta thấy Vũ Thảo Ngọc dành nhiều tâm huyết cho mảng thơ tình yêu, bởi đó cũng là một nhu cầu khát vọng thường nhật của cuộc đời mỗi con người. Trong mảng thơ này, một số bài thơ của chị, đọc lên, tôi thấy thích vì lối diễn đạt giản dị, sâu sắc, thấm thía, mà trong ấy, hình dung ra thân phận con người thật chông chênh với những tình huống, hoàn cảnh mất mát, xót đau, dang dở- được Vũ Thảo Ngọc viết trong các bài thơ: Điều em chưa nói, Em, Khế ước, Bài thơ viết cho đêm, Viết riêng cho anh, Khoảng cách, Đơị chờ, Gửi cùng, Sự im lặng, Em bên này nỗi nhớ bên kia,Tạ từ...
Những bài viết về những gì gần gũi, thân thương về cha, về mẹ, về anh trai... như: Viết cho ngày sinh, Giữa thu con về, Khi con vào đại học... ta thấy bóng dáng họ có lúc đậm nhạt, tỏ mờ, rạo rực tâm tư.

   Điều nói thêm là, một số bài thơ Vũ Thảo Ngọc viết về những gì thoảng qua, bất chợt, ngẫu nhiên hay lặp lại người khác thường không để lại cho trang thơ thêm đậm đà, sâu sắc, lung linh mà dễ bị "đông cứng", không toả ra ánh sáng của thơ ca và sự ấm ám của mỗi con chữ, hay nói cách khác, chị chưa thanh công khi viết về một số vấn đề chưa chín muồi trong cảm xúc, như các bài: Không đề,Về phía mùa sen, Miền nhớ, Thăm bạn cuối trời Nam, Lính biển.
   Thú thực, tìm được bài thơ hay, toàn bích trong tập thơ này thật khó. Bởi vì, có bài thơ đã hiển hiện ra cái tứ, nhưng câu chữ lại "xộc xệch"(Không Đề), có bài thơ có cảm xúc, chân thật, nhưng cần "chưng cất" tinh chất, mới thành thơ hay. Nói vậy để thấy, con đường thơ của mỗi người, thật nhọc nhằn, khổ ải - để đến được một thành công nào đó, ngoài yếu tố thiên bẩm còn cần sự lao động chữ nghĩa nghiêm túc, kỳ khu và nhiệt huyết. Những bài khá trong tập thơ naỳ là: Đợi chờ, Điều em chưa nói, Khế ước...có thể là những bài hợp với tạng của thơ chị, nên ít nhiều thành công.

*

   Để dừng bài viết này, xin chép lại những câu thơ của Vũ Thảo Ngọc có sức lay động, thấm thía: "Đêm dài như chiếc chén/ Đầy vơi ly rượu buồn" (Bài thơ Viết cho đêm); "Xuân đến như anh/ mùi da thịt nồng nàn/ tan trong cỏ biếc/ Xuân đến như anh/ trong veo nỗi buồn" (Xuân); "Xin đừng làm tôi buồn/ bằng sự bày biện hào nhoáng/ Xin đừng làm tôi nghẹt thở/ bằng thói hợm hĩnh nửa mùa/ vênh vang phù du/ Kiếp người ngắn ngủi" (Khước từ); "Thoáng nghe tiếng gió bay ngang/ Tiếng con chiền chiện gọi vang cuối trời" (Giữ thu con về), "Cái duyên dày cái duyên thưa/ em đem gop lại để vừa lòng anh/ bây giờ tóc hết thời xanh/về ngang qua ngõ thấy hanh hao lòng" (Em)...

   Xin chức mừng Vũ Thảo Ngọc, một nhà văn, làm thơ, qua tập "Điều mà em chưa nói" đã nói với ta những tâm sự chân thành, giản dị. Chị ít nhiều đã có những câu thơ lấp lánh, thành công bước đầu, rất đáng trân trọng./.

5/12/2007
NGUỒN:http://kimdieuhuong.vnweblogs.com/post/3449/39686/dia-chi-tac-gia-tac-pham-qua-website-va-weblog/phe-binh.html
&&&&&&&&&&&&&&&&& CHÙM THƠ CỦA VŨ THẢO NGỌC &&&&&&&&&&&&&&&&

ĐỢI CHỜ

     Vũ Thảo Ngọc

Ngày đầu tiên của năm
Tôi ngồi đợi trước thềm
Chờ lời hẹn của người
Nói yêu tôi nhiều nhất
Nhưng chỉ có gió
Mải miết thổi hoang
Mùi hoa rừng ngai ngái
Tiếng trẻ cạnh nhà học bài rồi đánh nhau chí chóe
Tôi ngồi đợi tưởng hóa đá trước hai chiếc điện thoại
đợi chờ một tiếng chuông rung
một tiếng gọi nhầm nào đó
nhưng chỉ là giọt giọt thời gian rơi
tôi chợt đưa tay sờ lên khuôn mặt bệch bạc của mình
chợt nhận ra
nỗi đợi chờ đã thành tiếng chim bay xa
thành làn gió mang theo ra biển
mà biển thì mênh mông thế
tôi chẳng thể kiếm tìm
và tôi khóc
nước mắt tôi màu xanh nước biển
mặn chát với tuổi thanh xuân
và tôi cười, nụ cười của người đàn bà
không níu được bước chân người đàn ông
mình trót yêu
trước bậc thềm nhà mình./.

                      3/1/2006

ĐIỀU EM CHƯA NÓI

             Vũ Thảo Ngọc

Anh mang cho em hạnh phúc
Và, anh mang cho em
đầy vơi nỗi buồn
đầy vơi phiền muộn

Trái chín ở trên cành
Niềm yêu ở đầu môi
Lúa ngọt đòng dâng hương
Miền yêu thành cổ tích

Em thành giọt sương xanh
Gửi vào mùa thu cũ
Trách người không tri kỷ
Chẳng nhớ ngày đắm say./.


               Hạ Long, 5/2005

KHẾ ƯỚC

Vũ Thảo Ngọc

Khế ước của đêm là ngày
Khế ước của biển là sóng
Khế ước của bão là giông
Khế ước của em là anh
Là một lời thề hẹn
Như con gió thoảng
Tự trói nhau cùng những yêu tin
Có thể sẽ kết tinh thành sự bất tử
Cho cuộc đời những đứa con thiên tài
Cho cuộc đời những đứa con ngỗ nghich
Nhưng có thể
Chỉ là ngọn gió chạy hoang
Trên những sa mạc ngoài trái đất
Và lời thề hẹn chỉ có nghĩa với em
Vô nghĩa trước anh
Như một câu răn
đàn ông như chiếc gậy của kẻ ăn mày!

XUÂN

Xuân đến như anh
Mang theo ngọn gió lành
Tặng em

Xuân đến như anh
Mang theo chuyện cổ tích
Về một tình yêu bị dối lừa
Nhờ có mùa xuân họ đã thành thực
*
Xuân đến như anh
Mang theo cả một mùa nắng nhẹ
Hong tóc em khô
Sau mỗi chiều mưa
*
Xuân đến như anh
Lặng lẽ như một thánh đường cổ kính
Một câu thơ buồn
Vút mãi trời xanh
.
Xuân đến như anh
Mang theo em và mơ ước
được cùng bên nhau cả khi đã nằm xuống
ngay trong toà thiêu xác
Xuân đến như anh
Mùi da thịt nồng nàn
Vội tan trong cỏ biếc

Xuân đến như anh
Trong veo nỗi buồn...


( Rút trong tập thơ ĐIỀU EM CHƯA NÓI của Vũ Thảo Ngọc, NXB Hội Nhà Văn, 2007)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@

Bông hồng cài áo
Tác giả: Thích Nhất Hạnh



Link đến trang download files mp3: http://boomp3.com/listen/...nghongcaiao-thichnhathanh
hoặc: http://www.esnips.com/doc...ngHongCaiAo_ThichNhatHanh

Nghe Hướng Dương đọc:

Nghe bằng eSnips:
Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Ý niệm về mẹ thường không thể tách rời ý niệm về tình thương. Mà tình thương là một chất liệu ngọt ngào, êm dịu và cố nhiên là ngon lành. Con trẻ thiếu tình thương thì không lớn lên được. Người lớn thiếu tình thương thì cũng không "lớn" lên được, cằn cỗi, héo mòn. Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: "Tai nạn lớn nhất đã xẩy ra cho tôi rồi!" Lớn đến mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi. Những bài hát, bài thơ ca tụng tình mẹ bài nào cũng dễ, cũng hay. Người viết dù không có tài ba, cũng có rung cảm chân thành; người hát ca, trừ là kẻ không có mẹ ngay từ thuở chưa có ý niệm, ai cũng cảm động khi nghe nói đến tình mẹ. Những bài hát ca ngợi tình mẹ đâu cũng có, thời nào cũng có. Bài thơ "mất mẹ" mà tôi thích nhất, từ hồi nhỏ, là một bài thơ rất giản dị. Mẹ đang còn sống, nhưng mỗi khi đọc bài thơ ấy thì sợ sệt, lo âu... sợ sệt lo âu một cái gì còn xa, chưa đến, nhưng chưa chắc chắn phải đến:

         Năm xưa tôi còn nhỏ
         Mẹ tôi đã qua đời!
         Lần đầu tiên tôi hiểu
         Thân phận trẻ mồ côi.
 
         Quanh tôi ai cũng khóc
         Im lặng tôi sầu thôi
         Để dòng nước mắt chảy
         Là bớt khổ đi rồi...

         Hoàng hôn phủ trên mộ
         Chuông chùa nhẹ rơi rơi
         Tôi thấy tôi mất mẹ
         Mất cả một bầu trời.

Một bầu trời thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay, để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi. Người nhà quê Việt nam không ưa cách nói cao kỳ. Nói rằng bà mẹ già là kho tàng của yêu thương, của hạnh phúc thì cũng đã là cao kỳ rồi. Nói mẹ già là một thứ chuối, một thứ xôi, một thứ đường ngọt dịu, người dân quê đã diễn tả được tình mẹ một cách vừa giản dị vừa đúng mức:

         Mẹ già như chuối ba hương
         Như xôi nếp một, như đường mía lau.

Ngon biết bao! Những lúc miệng vừa đắng vừa nhạt sau một cơn sốt, những lúc như thế thì không có món ăn gì có thể gợi được khẩu vị của ta. Chỉ khi nào mẹ đến, kéo chăn đắp lên ngực cho ta, đặt bàn tay (Bàn tay? hay là tơ trời đâu la miên?) trên trán nóng ta và than thở "khổ chưa, con tôi ", ta mới cảm thấy đầy đủ, ấm áp, thấm nhuần chất ngọt của tình mẹ, ngọt thơm như chuối ba hương, dịu như xôi nếp một, và đậm đà lịm cả cổ họng như đường mía lau. Tình mẹ thì trường cửu, bất tuyệt; như chuối ba hương, đường mía lau, xôi nếp một ấy không bao giờ cùng tận.

         Công cha như núi Thái sơn,
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra.

Nước trong nguồn chảy ra thì bất tuyệt. Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời. Không có mẹ, tôi sẽ không biết thương yêu. Nhờ mẹ mà tôi được biết tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi biết được thế nào là tình nhân loại, tình chúng sinh; nhờ mẹ mà tôi có được chút ý niệm về đức từ bi. Vì mẹ là gốc của tình thương, nên ý niệm mẹ lấn trùm ý thương yêu của tôn giáo vốn dạy về tình thương. Đạo Phật có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức mẹ. Em bé vừa mở miệng khóc thì mẹ đã chạy tới bên nôi. Mẹ hiện ra như một thiên thần dịu hiền làm tiêu tan khổ đau lo âu. Đạo Chúa có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong tín ngưỡng bình dân Việt có thánh mẫu Liễu Hạnh, cũng dưới hình thức mẹ. Bởi vì chỉ cần nghe đến danh từ Mẹ, ta đã thấy lòng tràn ngập yêu thương rồi. Mà từ yêu thương tín ngưỡng và hành động thì không xa chi mấy bước.

Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ ( Mother's Day ) mồng mười tháng năm. Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Đông Kinh, nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng.

Tôi nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan.

Mẹ là một dòng suối, một kho tàng vô tận, vậy mà lắm lúc ta không biết, để lãng phí một cách oan uổng. Mẹ là một món quà lớn nhất mà cuộc đời tặng cho ta, những kẻ đã và đang có mẹ. Đừng có đợi đến khi mẹ chết rồi mới nói: "trời ơi, tôi sống bên mẹ suốt mấy mươi năm trời mà chưa có lúc nào nhìn kỹ được mặt mẹ!". Lúc nào cũng chỉ nhìn thoáng qua. Trao đổi vài câu ngắn ngủi. Xin tiền ăn quà. Đòi hỏi mọi chuyện. Ôm mẹ mà ngủ cho ấm. Giận dỗi. Hờn lẫy. Gây bao nhiêu chuyện rắc rối cho mẹ phải lo lắng, ốm mòn, thức khuya dậy sớm vì con. Chết sớm cũng vì con. Để mẹ phải suốt đời bếp núc, vá may, giặt rửa, dọn dẹp. Và để mình bận rộn suốt đời lên xuống ra vào lợi danh. Mẹ không có thì giờ nhìn kỹ con. Và con không có thì giờ nhìn kỹ mẹ. Để khi mẹ mất mình có cảm nghĩ: "Thật như là mình chưa bao giờ có ý thức rằng mình có mẹ!"

Chiều nay khi đi học về, hoặc khi đi làm việc ở sở về, em hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và thật bền. Em sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi em sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang còn sống và đang ngồi bên em. Cầm tay mẹ, em sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Em hỏi:" Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ hỏi em, vừa hỏi vừa cười "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, vẫn giữ nụ cười trầm lặng và bền, em sẽ nói: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù người lớn ba bốn mươi tuổi ngừơi cũng có thể hỏi một câu như thế, bởi vì người là con của mẹ. Mẹ và em sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Mẹ và em sẽ đều trở thành bất diệt và ngày mai, mẹ mất, em sẽ không hối hận, đau lòng.

Ngày Vu Lan ta nghe giảng và đọc sách nói về ngài Mục Kiền Liên và về sự hiếu đễ. Công cha, nghĩa mẹ. Bổn phận làm con. Ta lạy Phật cầu cho mẹ sống lâu. Hoặc lạy mười phương Tăng chú nguyện cho mẹ được tiêu diêu nơi cực lạc, nếu mẹ đã mất. Con mà không có hiếu là con bỏ đi. Nhưng hiếu thì cũng do tình thương mà có; không có tình thương hiếu chỉ là giả tạo, khô khan, vụng về, cố gắng mệt nhọc. Mà có tình thương là có đủ rồi. Cần chi nói đến bổn phận. Thương mẹ, như vậy là đủ. Mà thương mẹ không phải là một bổn phận.

Thương mẹ là một cái gì rất tự nhiên. Như khát thì uống nước. Con thì phải có mẹ, phải thương mẹ. Chữ phải đây không phải là luân lý, là bổn phận. Phải đây là lý đương nhiên. Con thì đương nhiên thương mẹ, cũng như khát thì đương nhiên tìm nước uống. Mẹ thương con, nên con thương mẹ. con cần mẹ, mẹ cần con. Nếu mẹ không cần con, con không cần mẹ, thì đó không phải là mẹ là con. Đó là lạm dụng danh từ mẹ con. Ngày xưa thầy giáo hỏi rằng: "Con mà thương mẹ thì phải làm thế nào?" Tôi trả lời: "Vâng lời, cố gắng, giúp đỡ, phụng dưỡng lúc mẹ về già và thờ phụng khi mẹ khuất núi". Bây giờ thì tôi biết rằng: Con thương mẹ thì không phải "làm thế nào" gì hết. Cứ thương mẹ, thế là đủ lắm rồi, đủ hết rồi, cần chi phải hỏi "làm thế nào" nữa!

Thương mẹ không phải là một vấn đề luân lý đạo đức. Anh mà nghĩ rằng tôi viết bài này để khuyên anh về luân lý đạo đức là anh lầm. Thương mẹ là một vấn đề hưởng thụ. Mẹ như suối ngọt, như đường mía lau, như xôi nếp một. Anh không hưởng thụ thì uổng cho anh. Chị không hưởng thụ thì thiệt hại cho chị. Tôi chỉ cảnh cáo cho anh chị biết mà thôi. Để mai này anh chị đừng có than thở rằng: Đời ta không còn gì cả. Một món quà như mẹ mà còn không vừa ý thì hoạ chăng có làm Ngọc hoàng Thượng đế mới vừa ý, mới bằng lòng, mới sung sướng. Nhưng tôi biết Ngọc hoàng không sung sướng đâu, bởi Ngọc hoàng là đấng tự sinh, không bao giờ có diễm phúc có được một bà mẹ.

Tôi kể chuyện này, anh đừng nói tôi khờ dại. Đáng nhẽ chị tôi không đi lấy chồng, và tôi, tôi không nên đi tu mới phải. Chúng tôi bỏ mẹ mà đi, người thì theo cuộc đời mới bên cạnh người con trai thương yêu, người thì đi theo lý tưởng đạo đức mình say mê và tôn thờ. Ngày chị tôi đi lấy chồng, mẹ tôi lo lắng lăng xăng, không tỏ vẻ buồn bã chi.

Nhưng đến khi chúng tôi ăn cơm trong phòng, ăn qua loa để đợi giờ rước dâu, thì mẹ tôi không nuốt được miếng nào. Mẹ nói: "Mười tám năm trời nó ngồi ăn cơm với mình, bây giờ nó ăn bữa cuối cùng rồi thì nó sẽ đi ăn ở một nhà khác". Chị tôi gục đầu xuống mâm khóc. Chị nói: "Thôi con không lấy chồng nữa". Nhưng rốt cuộc thì chị cũng đi lấy chồng. Còn tôi thì bỏ mẹ mà đi tu. "Cắt ái từ sở thân" là lời khen ngợi người có chí xuất gia. Tôi không tự hào chi về lời khen đó cả. Tôi thương mẹ, nhưng tôi có lý tưởng, vì vậy phải xa mẹ. Thiệt thòi cho tôi, có thế thôi. Ở trên đời, có nhiều khi ta phải chọn lựa. Mà không có sự chọn lựa nào mà không khổ đau. Anh không thể bắt cá hai tay. Chỉ khổ là vì muốn làm người nên anh phải khổ đau. Tôi không hối hận vì bỏ mẹ đi tu nhưng tôi tiếc và thương cho tôi vô phúc thiệt thòi nên không được hưởng thụ tất cả kho tàng quý báu đó. Mỗi buổi chiều lạy Phật, tôi cầu nguyện cho mẹ. Nhưng tôi không được ăn chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau.

Anh cũng đừng tưởng tôi khuyên anh: "Không nên đuổi theo sự nghiệp mà chỉ nên ở nhà với mẹ!". Tôi đã nói là tôi không khuyên răn gì hết – tôi không giảng luân lý đạo đức – rồi mà! Tôi chỉ nhắc anh: "Mẹ là chuối, là xôi, là đường, là mật, là ngọt ngào, là tình thương". Để chị đừng quên, để em đừng quên. Quên là một lỗi lớn: Cũng không phải là lỗi nữa, mà là một sự thiệt thòi. Mà tôi không muốn anh chị thiệt thòi, khờ dại mà bị thiệt thòi. Tôi xin cài vào túi áo anh một bông hoa hồng: để anh sung sướng, thế thôi.

Nếu có khuyên, thì tôi sẽ khuyên anh, như thế này. Chiều nay, khi đi học hoặc đi làm về, anh hãy vào phòng mẹ với một nụ cười thật trầm lặng và bền. Anh sẽ ngồi xuống bên mẹ. Sẽ bắt mẹ dừng kim chỉ, mà đừng nói năng chi. Rồi anh sẽ nhìn mẹ thật lâu, thật kỹ, để trông thấy mẹ và để biết rằng mẹ đang sống và đang ngồi bên anh. Cầm tay mẹ, anh sẽ hỏi một câu ngắn làm mẹ chú ý. Anh hỏi: "Mẹ ơi, mẹ có biết không?" Mẹ sẽ hơi ngạc nhiên và sẽ nhìn anh, vừa cười vừa hỏi: "Biết gì?" Vẫn nhìn vào mắt mẹ, giữ nụ cười trầm lặng và bền, anh sẽ hỏi tiếp: "Mẹ có biết là con thương mẹ không?" Câu hỏi sẽ không cần được trả lời. Cho dù anh lớn ba bốn mươi tuổi, chị lớn ba bốn mươi tuổi, thì anh cũng hỏi một câu ấy. Bởi vì anh, bởi vì chị, bởi vì em là con của mẹ. Mẹ và anh sẽ sung sướng, sẽ sống trong tình thương bất diệt. Và ngày mai mất mẹ, Anh sẽ không hối hận, đau lòng, tiếc rằng anh không có mẹ.

Đó là điệp khúc tôi muốn ca hát cho anh nghe hôm nay. Và anh hãy ca, chị hãy ca cho cuộc đời đừng chìm trong vô tâm, quên lãng. Đoá hoa mầu hồng tôi cài trên áo anh rồi đó. Anh hãy sung sướng đi.

NHẤT HẠNH (1962)
http://www.plumvillage-vn.org/images/WalkingOutOfTheAirport.jpg
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@

Thơ Nguyễn Lương Vỵ - Một tiếng gầm tịch liêu
Tác giả: Hồ Ngạc Ngữ



http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/HoNgacNgu.jpg Hồ Ngạc Ngữ http://vannghesongcuulong...nhoc_tacgia.asp?TGID=1459
Tên thật là Hồ Văn Khánh
Sinh năm 1950 Tại Nha Trang
Nguyên quán Bình Định
Hiện sinh sống tại xã Nghĩa Thành – huyện Châu Đức Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Đ.T.0908332863
Đã in:
- Mùa Vọng (thơ) NXB Trẻ 1997.
- Cõi Thiên Thai (tập truyện) Hội Văn Học Nghệ Thuật BR-VT 2004

http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NguyenLuongVy.jpg Nguyễn Lương Vỵ
Sinh năm 1952.
Quê quán: Quán Rường, Tam Kỳ, Quảng Nam
Đã có thơ đăng báo (Văn, Khởi Hành, Thời Tập, Văn Chương) từ 1969 tại Sài Gòn.
Đã in:
- Âm Vang Và Màu Sắc (NXB Trẻ, Sài Gòn 1990)
- Phương Ý (NXB Thanh Niên, Sài Gòn 2000)
- Hoà Âm Âm Âm Âm... (Thư Ấn Quán - USA 2007)




Bùi Giáng http://thivien.net/viewau...ID=Q8fmSR4SEZwOgqbgcnA6vg có một câu nói nổi tiếng:
"Con chim thì ta biết nó bay.
Con cá thì ta biết nó lội.
Thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ.
Còn thơ là gì thì ta không biết!"

Chính cái "không biết" ấy đã mở ra những phương trời viễn mộng trong thế giới thi ca, nơi đó, thơ là tiếng nói tâm linh của các thi sĩ.

Đối với tôi, Nguyễn Lương Vỵ http://vannghesongcuulong...nhoc_tacgia.asp?TGID=1481 là một thi sĩ đích thực còn sót lại trong thời đại này. Ngay từ thời chưa ráo máu đầu xanh, mặc dù ôm hận ngút lòng, mặc dù nghèo đói tả tơi, Nguyễn Lương Vỵ cũng đã dám từ bỏ tất cả để sống cho thơ. Và thơ đã nhập vào máu me xương tủy trong con người anh, để một lần nữa, khi lớn lên, trải qua những trò ảo hóa trong cuộc đời, anh lại từ bỏ tất cả những gì đã có, cũng chỉ để sống cho thơ. Chính thái độ chối bỏ những gì không phải là thơ ấy đã nói lên bản chất đích thực trong con người Nguyễn Lương Vỵ.

Nhưng rất khác với những thái độ phản kháng của các thi sĩ trong thời đại trước – Lý Bạch http://thivien.net/viewau...ID=8WYDeeki5xZo8eD-k6Sk5A Cao Bá Quát http://thivien.net/viewau...ID=2eyz08Vw3mwjAHFJik43sA hoặc Rimbaud http://thivien.net/viewau...ID=vauF6smOTldCr69mnmGN2w chẳng hạn - phản kháng vì bất bình cuộc sống, vì những điều không xứng ý toại lòng, Nguyễn Lương Vỵ, bên ngoài thì từ bỏ, bên trong lại ôm trọn cả Cuộc Đời vào lòng mình, để rồi nhận ra:

Bạn ta buồn còn ta liều
Hét lên: đù má cô liêu kiếp người!!!

(Thư cuối năm / Hòa âm…)

Chính trong cái ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh của kiếp người ấy, Nguyễn Lương Vỵ là thi sĩ đã truyền thừa được cái thần khí hý ngôn lộng ngữ trong thi ca của Bùi Giáng, với một công lực vô cùng thâm hậu và thống thiết:

Ngữ ngôn ngồn ngộn thâm tình
Buốt trong xương tủy mần thinh mần hoài…

(Thư cuối năm / Hòa âm…)

Nguyễn Lương Vỵ đã đi vào cuộc tồn sinh như đi vào cuộc chơi với nững nổi niềm bi thống. Trước sữ lịch, anh vẫn là một con người chân chất của quê nhà:

Màu sữ lịch huyết hoa vừa nở
Nắng lừng hương nơi chốn ta về

Chốn ta về là chốn nhà quê
Gắp vài đũa lùa theo nước mắt
Muối vẫn mặn âm vang mùa gặt
Gừng vẫn cay thanh sắc ca dao

(Sữ lịch / Hòa âm…)

Trước tình yêu, anh là người lỡ cuộc (tiếc lắm chút tình lem vết mực / Gù lưng rách mắt kiếm không ra), để rồi đâm ra cà rỡn:

Có thể mùa sau âm rạng rỡ
Vì em sẽ gửi sắc hương thêm
Âm âm hai cánh sen đang nở
Sinh tử tưng bừng trong tiếng rên…

(Hoài âm hoài / Hòa âm…)

Nhưng trước nỗi thống khổ của kiếp người thơ anh lại dội lên những tiếng gầm bi tráng:

Chờ con về trong âm huyệt tuyết
Lạnh trầm ngân
Búng huyết
Thơ ca…

(Hoài âm tuyết / Hòa âm…)

Anh đã hộc máu ra trong thơ trước những nỗi đau của con người.

Nguyễn Lương Vỵ cũng là người rất mê âm nhạc cổ điển Tây Phương. Đã có một thời, khi còn rất trẻ, anh thường chìm đắm trong dòng nhạc cổ điển của Beethoven, Chopin, Mozart, List… suốt đêm đến xanh máu. Anh mê nhất là 9 bản symphonies của Beethoven và piano sonata 14 của Chopin, sau này thêm tiếng vĩ cầm của Paganini… Âm nhạc đã chãy trong huyết quản Nguyễn Lương Vỵ cũng như thơ đã nhập vào xương tủy. Nhạc tính trong thơ Nguyễn Lương Vỵ là sự kết hợp hài hòa của làn điệu dân ca đấy dũng khí của đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm trên một nền nhạc giao hưởng hoành tráng của Tây Phương.

Bạn đó a!
Oan hồn tứ tuyệt
Huyền thoại xanh
Búng huyết sơ đầu

Ngũ hành sơn
Ngũ hành sơn
Biết tìm đâu ngựa cũ
Hí rền mây
Ngực ủ mộ bia…

(Trở lại Ngũ hành sơn / Âm vang và sắc màu)

Tôi nghe như đâu đó có tiếng dội của đại hồ cầm trong symphonies số 9 của Beethoven.

Nhưng, cũng như hầu hết người dân xứ Quảng Nam mà tôi đã gặp, nói lái đã trở thành một thói quen trong ngôn ngữ của họ, Nguyễn Lương Vỵ đã tận dụng thủ thuật này để làm phong phú ngôn ngữ thơ anh. Trước đây Bùi Giáng đã dể lại nhiều ấn tượng khi nói lái trong thơ ông. Đến Nguyễn Lương Vỵ, có nhiều chỗ (ví dụ: Mười bài lục bát hai câu rưỡi…/ Hòa Âm) quá sa đà và cà rỡn, ngôn ngữ nói lái đã trở thành mê hồn trận… tục tỉu. Đây là điều tối kỵ nhất trong việc mần thơ.

Trong tâm cảm của một người bạn, tôi thường nhớ những bài tứ tuyệt của Nguyễn Lương Vỵ làm ở độ tuổi hai mươi lúc ấy anh đang ở Sài Gòn phải làm đủ thứ nghề lao động vất vả để vừa kiếm sống, vừa theo học ban triết Đông trường Đại học Vạn Hạnh gần cầu Trương Minh Giảng. Chúng tôi cũng đã bắt đầu theo đuổi con đường văn chương như một nghiệp chướng. Thơ Nguyễn Lương Vỵ cùng với thơ Võ Chân Cữu thường xuất hiện trên các tạp chí văn chương có uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam thời bấy giờ. Tạp chí văn của Trần Phong Giao, sau đó là của Nguyễn Xuân Hoàng làm thư ký tòa sọan, tạp chí Khởi Hành, Thời Tập của Viên Linh. Sự xuất hiện trên các tạp chí này, đã giúp những người trẻ tuổi chúng tôi có niềm vui lớn, đi tiếp con đường mình đã chọn.

Bài thơ của Nguyễn Lương Vỵ được anh em cho là hay nhất là bài: Nửa đêm thức dậy nhìn mây trắng.

Lung linh hồn quê củ
Mây trắng phủ khắp trời
Nhớ trăng khô hết máu
Muôn trùng dặm núi ơi!

(12 / 1970)

Đọc lại những bài thơ trước năm 1975 của anh, tôi như gặp lại cái cảm xúc tươi rói trong dòng máu nóng của tuổi hai mươi, những ngôn ngữ thơ đầy dấu ấn Nguyễn Lương Vỵ, một tâm sự thơ rất khác với những anh em đương thời.

Sau rất nhiều năm đọc lại thơ Nguyễn Lương Vỵ, tôi nhận ra, cái cảm xúc tươi rói ban đầu đã nhường chỗ cho những cảm xúc sâu hơn, chín hơn và cũng đã già hơn! Như anh cũng đã nhận ra trong công việc mần thơ của mình:

Thơ càng mần càng vắng
Những gót chân hài nhi
(Thơ về thơ II / Hòa Âm )

Nietzche đã vạch ra ba giai đọan trên con đường sang tạo: Lạc Đà – Sư Tử và Hài Nhi. Giai đọan lạc đà là giai đọan chuyên chở những gánh nặng truyền thống, kiến thức văn hóa đã thu nhận và luôn bị ảnh hưởng những tác giả nào đó mà mình yêu thích. Tôi nghĩ, Nguyễn Lương Vỵ đã vượt khỏi giai đọan này, và anh cũng sẽ vượt qua giai đọan sư tử để trở thành hài nhi. Nhưng thực ra, đó cũng chỉ là một cách nói, vì những thi sĩ đích thực luôn luôn là người biết tự lột xác mình, làm mới thơ mình, tiếp tục rong chơi trong cõi Tồn Lưu bi tráng của kiếp người, trước khi trở thành một bóng ma thiên cổ:

Thiên thanh bay chín kiếp
Bình vôi rung trắng chiều
Chim quạ gối đầu mộ
Một tiếng gầm tịch liêu.
(Gửi một con ma / Hòa Âm)

(Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 09.11.2007)
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

@Lá@

Tôn Phong - tiếng thơ từ đáy cuộc đời
Tác giả: Ngô Minh



http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/TonPhong.jpg
Lão thi sĩ Tôn Phong. Ảnh của Trần Minh Ngọc.

Nguồn: Tiền Phong http://www.tienphongonlin...ID=102889&ChannelID=7

TP - Người yêu thơ thành phố biển Nha Trang và miền Trung ai cũng mến mộ thơ Tôn Phong. Nhà thơ rất đẹp lão. Ông vóc dáng to cao, phong độ, tóc râu trắng như cước, đôi mắt sáng long lanh.

Buổi sáng nào ông cũng ngồi nhâm nhi ly cà phê sữa nóng, để nhìn người qua đường. Ngồi với vạn bè thì đọc thơ sang sảng. Ông làm thơ tặng nhà thơ Hữu Loan http://thivien.net/viewau...ID=4P8sgjk4-p2MXVKY9WgUYQ ngày tái ngộ:
Bè bạn thương anh đi cày
Anh em thương anh gánh củi
Anh gánh cả đời mình đá nặng
Còng lưng miếng ăn và thơ ca...


Ông làm thơ tặng hương hồn Lưu Quang Vũ http://thivien.net/viewau...ID=WpRofb64NUUZVCwLGK-ucg

Có loài chim gọi mặt trời  không mỏi
Vẽ cánh bay trên vườn cấm  địa đàng
Khát hạt sương trái tim chùm  táo ngọt
Tiếng kêu yêu huyết đọng  thành trang


Ông làm thơ nhân ngày giỗ đầu Phùng Quán http://thivien.net/viewau...ID=xQ3hDoDvgaD2ugS54hQGjg thơ tặng bạn Đông Trình, Thanh Hồ, thơ tặng con tặng vợ, thơ tình tặng những bóng hồng. Ông làm thơ gửi Huế thân yêu quê ông v.v... Thơ Tôn Phong da diết tình yêu và tâm trạng:
Lãng đãng đời
Lãng đãng thơ
Tóc râu lãng đãng bơ phờ thời gian...

(Thơ trong cơn say).

Mới gặp ông lần đầu ai cũng ngỡ đây là một người phong lưu giàu có lắm. Nhưng gần gũi ông mới ông chỉ giàu tình yêu, giàu bạn bè, giàu thơ, còn cuộc đời ông nghèo rớt mùng tơi.

Vâng, ông là người dưới đáy cuộc đời, đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này! Nhưng điều lạ lùng là suốt mấy chục năm không nhà cửa, bán chè chén ở ga, "kiếm ăn từng bữa toát mồ hôi", nhưng ông  không hề bỏ thơ! Ông bảo: "Với mình thơ là người bạn thủy chung nhất, người bạn luôn biết sẻ chia, an ủi".

Vâng, nói như Phùng Quán, ông đã "vịn thơ mà đứng dậy"! Làm thơ đầy mấy sổ tay, nhưng chẳng gửi in đâu cả. Nhờ bạn bè góp tiền, góp sức, năm 1992, khi ông 60 tuổi, Tôn Phong mới ra tập thơ đầu tay của mình có tựa đề là Mộng du.
Mười hai năm sau (2004), bạn bè trong Nam ngoài Trung một lần nữa lại góp tiền in cho ông tập thơ Cổ tích buồn.
Họ còn "dọa" sang năm sẽ in tiếp cho ông tập nữa... Vừa mới xuất bản tập thơ Cổ tích buồn đã được Hội Văn học nghệ thuật Khánh Hòa trao giải thưởng. Ông có bài thơ "Trắng" ám ảnh tôi như chính cuộc đời ông vậy:

Nỗi trắng, trắng sao, trắng  lạnh lùng
hai bàn tay trắng, trắng  hư không
đã nhiều đêm trắng chong mắt trắng
trắng nguyện không thành  trắng cố nhân.


Vâng, trắng đến tận cùng sự trắng! Trắng rợn cõi người! Thời bao cấp, tôi làm báo Thương mại, trong một chuyến vô công tác ở Nha Trang, tình cờ được làm quen với ông. Câu chuyện của cuộc đời Tôn Phong như là định mệnh đối với người thơ giữa cõi đời đen bạc, cay nghiệt và phong trần lắm.

Lúc đó, gia đình ông như "người ngoài cuộc đời", không biên chế, không lương bổng, không việc làm, không chỗ nương thân... Chỗ ở thì xin che tạm mái tranh vào một góc hiên nhà một ông đại tá nghỉ hưu, vừa đủ chỗ kê cái giường đôi, anh gọi là "lều".

Năm sau ông đại tá vì lý do gì đó không cho trú nhờ nữa, thì sang trú ở góc sân nhà người khác. Ông kể rằng, từ năm 1975 vào Nha Trang cho đến năm 1992, ông đã 13 lần che lều trú ở sân nhà người khác như thế. Mỗi lần mưa gió cả nhà ướt như chuột lội.
Trên đầu ễnh ương dóng dả
Dưới chân rền rĩ dế kêu
Nằm trong xó tối căn lều
Cứ tưởng thân mình như đã...
Bỗng từ mái tranh mưa dột
Gió lùa lạnh buốt sống lưng
Dậy ngồi xo ro tựa cột
Hóa ra sự sống chưa dừng

(Viết vào đêm lều dột).

Có thời gian 3 tháng ròng không ai cho trú, cả nhà ông phải trải chiếu rách nằm ngủ ngay trên hè phố Nha Trang! Có lần đang đêm tôi kiếm chai rượu gạo về để uống với ông cho vui. Nhưng ông bận đi "bán nước chè"* (trà chén) ngoài ga. Tôi phải nhét chai rượu vào chỗ lỗ tường nơi giường ngủ của vợ  chồng ông!   

Ban ngày và nhiều đêm trắng ông và ba đứa con Tôn Khoan, Tôn Toại, con gái Tôn Nữ Minh Tuệ phải lên Ga Nha Trang  bán chè chén.  Mới giải phóng đưa con vào Nha Trang không có việc gì làm để kiếm sống, ông phải nghĩ ra nghề "bán chè chén" cho hành khách trên tàu hỏa. Ông sắm cho các con mỗi đứa một "bộ đồ nghề" gồm cái khay gỗ, mấy cái chén thủy tinh, ấm trà, cái bếp quạt than đun nước bằng sắt treo.

Nhưng muốn bán được chè chén ở ga không phải dễ. Vào ga không có vé bảo vệ không cho vào, mua vé thì tiền đâu, nên đành phải chui lủi. Nhiều bữa đứa con gái chín tuổi của ông bị bảo vệ ga đánh đuổi:
Bán nước suốt ngày trời
May kiếm được bữa vơi
Lỡ người ta bắt được
Đánh đau quá cha ơi!


rồi

Ra ga người đánh đuổi
Về nhà sợ mẹ la
Dáng con đi lủi thủi
Cha bưng mặt khóc òa


Tôn Phong kể rằng, ngay cả ông, râu tóc bạc trắng cũng nhiều lần bị nhân viên ga mắng nhiếc thậm tệ. Vì miếng cơm manh áo, họ mắng mấy  mình cũng im lặng, nhịn nhục để kiếm dăm ba lon gạo nuôi con! Nhưng vào được ga chưa phải là khổ, khổ nhất là khi chờ đợi tàu đến.

Hồi đó một ngày có 6 chuyến tàu vào Ga Nha Trang. Tức là chờ thật  lâu mới đón được một đoàn tàu, nếu ngủ quên thì hết bán. Thế là con ngủ, cha thức ngồi nghĩ thơ. Ông toàn làm thơ như thế. Gạch xóa sửa chữa luôn ở trong đầu. Sau đó mới chép lại vào sổ tay. Vừa nghĩ được tứ thơ, tàu hú còi là thơ tan biến vào mây gió! Có lần mải nghĩ thơ, bảo vệ ga đến bên mà không hay biết, nên cha con ông bị phạt.

Thế là đi toi tiền lời một ngày bán nước. May là hồi đó tàu đi chậm, lại dừng ở sân ga lâu, nên người uống chè chén trên tàu cũng như dưới sân ga nhiều. Một lần vào ga đưa người nhà lên tàu ra quê Quảng Trị, nhà thơ Triệu Phong gặp Tôn Phong và các con đang bán chè chén. Nhà thơ xúc động viết:
Khuya khoắt sân ga
Còi tàu khản đặc
Những tiếng rao hàng
Không còn lời đáp...
Mưa nghiêng đèn vàng
Ông hát thơ mình
Câu thơ bầm tím
Quất vào giá băng.


Bởi thế mà:

Uống rượu đọc thơ mềm môi bạc tóc
đi giữa cõi người khó hơn vượt thác!


Khi không bán chè chén ở ga thì cả mấy cha con đi nhặt chai bao bán cho mấy bà đồng nát.
Túi nhỏ trắng trong
Phập phồng ngực đất
Tôi cúi nhặt...
Ngày ngày
Tôi gom nhặt
Chồng chất trắng trong
Những ai đã vứt

(Trắng trong)

Thời kỳ đó, ngoài vài thân hữu, ở Nha Trang không ai biết có một người thơ tên là Tôn Phong. Ông âm thầm làm nhiều thơ buồn về cuộc mưu sinh lận đận của gia đình mình. Làm xong chép vào sổ tay, mang theo bên người như một bảo vật. Thơ ông khi thì kêu lên:
Xin đừng đánh con tôi
Đừng chửi già hiếp trẻ
Miếng ăn chừ khó lắm...


Khi thì ngẫm nghĩ chua chát:

Vì người khô khát mới ra đây
Ấm lạnh nào ai nước  nước này
Dưới đất kẻ kêu chân vắt cổ
Trên toa người gọi miệng  liền tay...!
  
(Bán nước)

Nhà thơ Tôn Phong sinh năm 1930, người Huế, dòng Tôn Thất. Ở miền Bắc ngày mới giải phóng họ Tôn Thất là họ vua chúa triều Nguyễn "bán nước", thuộc loại không được tin dùng, thậm chí còn bị nghi ngờ, nên đa số  nhà văn, nhà thơ phải đổi họ hay chữ lót đi để không ai phát hiện ra. Ví dụ Nguyễn Phước Vĩnh Tôn, tức nhà thơ Hải Bằng, đổi thành Văn Tôn. Tôn Nữ Ngọc Trai đổi thành Nguyễn Thị Ngọc Trai, Tôn Thất Phong, thành Tôn Phong v.v...

Năm 18 tuổi, ông tham gia bộ đội Việt Minh  ở đơn vị 321 Huyện đội Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế. Ông bị thương  trong lúc chiến đấu ngay tại quê hương mình.  Năm  1954, ông tập kết ra Bắc ở nông trường quân đội ở Thanh Hóa. Năm 1961, Tôn Phong và Phùng Quán gặp nhau. Hồi đó, sau vụ "nhân văn", Phùng Quán đi lao động cải tạo tại Nông trường Thắng Lợi ở Thọ Xuân, Thanh Hóa. Phùng Quán ở đội 6 khai hoang, Tôn Phong ở đội canh nông Ngọc Anh. Gặp nhau hai người đồng hương, lại cùng lứa, nên thân nhau ngay.

Sau đợt gặp Phùng Quán đó, Tôn Phong  bị tù 6 năm vì "truyền bá tư tưởng nhân văn giai phẩm".  Ra tù anh mất hết biên chế, mất chế độ thương binh, hai bàn tay trắng, không đồng xu dính túi, một mình cuốc bộ 75 cây số lên Cẩm Thủy làm nghề tiều phu kiếm sống. Ở Cẩm Thủy,  chàng Tôn Thất đa tình thông minh đẹp trai ấy phải lòng cô Dương Thị Tám, lúc đó là đảng viên, chủ nhiệm Hợp tác xã mua bán xã. Do lấy một người từng đi tù vì "nhân văn", chị Tám cũng bị mất đảng, mất chức Chủ nhiệm hợp tác xã.

Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, nhờ liên lạc được với người em gái ruột ở Nha Trang, vợ chồng Tôn Phong dắt 3 đứa con vô thành phố biển, với cái giấy thông hành duy nhất: "Tôn Phong - Người ra tù cải tạo tốt"! Cuộc mưu sinh khốn khó bắt đầu từ đó! Ở Nha Trang được  mấy năm, Tôn Phong yêu đắm đuối ca sĩ Phạm Thị Ái Mỹ.

Hai người thành vợ chồng. Chị Ái Mỹ cũng bắt đầu thức đêm bán chè chén với chồng và con chồng ở ga từ đó! Năm 1986, một "sự kiện" làm thay đổi cuộc sống của gia đình ông. Ấy là sự xuất hiện của người bạn thơ tri âm là nhà thơ Phùng Quán ở Nha Trang.

Dạo đó Phùng Quán được anh Lê Quang Vịnh (lúc đó là Bí thư Huyện ủy Côn Đảo) mời tác giả tiểu thuyết Vượt Côn Đảo ra thăm đảo. Phùng Quán nhận lời, nhưng đi "đọc thơ phục vụ nhân dân" mãi sáu tháng ròng mới tới được Nha Trang. Trong các cuộc đọc thơ bốc lửa của Phùng Quán, Tôn Phong cũng tham gia đọc những bài thơ của mình. Nhà thơ Tôn Phong xuất hiện trước công chúng Nha Trang từ đó. Sau đó ông làm nhiều thơ trữ tình đăng ở Tạp chí Nha Trang, báo Khánh Hòa, tạp chí Sông Hương..., rồi ông tham gia Hội Văn nghệ Khánh Hòa.

Nhà thơ Giang Nam http://thivien.net/viewau...ID=ljHQ-kzYsYiymffuPAiYNg lúc này là Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa rất hiểu và thông cảm với tình cảnh gia đình của Tôn Phong. Nhân các chuyến đi họp Hà Nội, ông về Thanh Hóa tìm lại những người lính cùng thời với Tôn Phong, rồi từ đó tìm được cho Tôn Phong các thứ giấy tờ như huân huy chương chống Pháp, giấy thương binh.

Nhờ có thẻ thương binh, lại tham gia Hội Văn nghệ, ông được tỉnh phân phối cho căn hộ 16 mét vuông ở tầng hai một khu chung cư. Ở một năm, hai vợ chồng không sao trả được 5 triệu tiền nhà cho Nhà nước, bèn bán  căn hộ để  trả nợ. Số tiền còn lại mua miếng đất trong xóm khuất lấp ở Đồng Đế làm cái nhà cấp 4. Nhưng rồi lại nợ tiền làm nhà không trả được.

Hai vợ chồng lại phải bán cái nhà tự tay mình xây dựng ấy, để trả nợ. Số tiền còn mua một chiếc Chaly cũ để đi, còn lại gửi vào ngân hàng, số tiền lãi trên 350 ngàn hàng tháng, dùng để thuê một căn phòng nhỏ ở phố Nhà thờ Vĩnh Hải để sống những năm tháng cuối đời! Như vậy 75 tuổi, Tôn Phong vẫn là người không nhà. Từ hơn mười năm nay, ông không còn đi bán chè chén trên ga nữa. Các con cũng đã có gia đình riêng. Hai vợ chồng ông  hàng ngày cơm rau bằng đồng lương thương binh 450 ngàn đồng còm cõi. Thế mà gặp ai ông cũng đọc thơ. Không chỉ đọc một bài mà đọc một lúc năm ba bài.

Vâng, nhà thơ Tôn Phong đến già vẫn không có bất cứ thứ của cải vật chất nào, ông chỉ có thơ. Tiếng thơ cất lên từ đáy cuộc đời da diết và thánh thiện lắm:

Một đời em một đời anh
Có đem cộng lại cũng thành chiêm bao...


http://i193.photobucket.com/albums/z206/laoxichlo/nhavan/NgoMinh.jpg
Ngô Minh http://ngominh49.vnweblogs.com/
Trời mưa gió rét kìn kìn
Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Kim Diệu Hương

Đọc "Người đánh thức đất đai"
Tác giả: Từ Nguyên Tĩnh



Những ngày cuối năm Bính Tuất, bận bịu với báo tết, lại được tặng "Người đánh thức đất đai"- Trường ca của Mạnh Lê. Đọc tiểu thuyết và trường ca lúc này quả là "dũng cảm". Nhưng đây là trường ca Mạnh Lê viết về anh hùng Lê Văn Tam - Về mía đường Lam Sơn. Về ông Lê Lợi... Trường ca dày 160 trang in đẹp (19,5x20,5 Cm) do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành...

Trường ca... cái thể Piano trong thơ ca... không biết ai đã ví von như thế nhỉ. Cách đây không lâu người ta nói về trường ca: khó lắm...kỳ vĩ lắm... phải đầu tư nhiều lắm...Và cái tâm thật là "đồ sộ" mới cầm bút viết nổi? Thật là (bẻm mép - có mùi vị bịp bợm)... Tất nhiên, thời "Chim Chrao" trường ca mới chỉ đếm trên đầu ngón tay...kháng chiến chống Mỹ cũng thật ít và hiếm thể loại "Pianô" này. Thế mà thần đồng Trần Đăng Khoa đã cho ra đời hai trường ca: Khúc hát người anh hùng và Đi đánh thần hạn. Thật hay và xúc động!

Sau 1975 thì trường ca không còn khan hiếm nữa. Dấu chân qua trảng cỏ (Thanh Thảo), Đất nước hình tia chớp (Trần Mạnh Hảo), ở làng Phước Hậu (Trần Vũ Mai), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Sông Mê Kông bốn mặt (Anh Ngọc), Trường ca sư đoàn (Nguyễn Đức Mậu), một loạt những trường ca của Thu Bồn: Bài ca chim ChơRao, Ba Zan khát.v.v...ở Xứ Thanh, trường ca trước nay hầu như vắng bóng. Sự xuất hiện của Khúc hát bắt đầu từ nguồn nước của Văn Đắc... Sau đó thì ta thấy có trường ca Sơn Tỷ (Mai Ngọc Thanh), Hàm Rồng (Từ Nguyên Tĩnh)... Xu hướng đầu tư của Hội nhà văn và các Hội địa phương "ưu tiên "cho tiểu thuyết và Trường ca. ở Xứ Thanh thấy xuất hiện thêm một số: Lửa Hàm Rồng (Mạnh Lê), Thành Tây Đô (Văn Đắc) Rẻo đất đen, Sông Bưởi (Bùi Kim Quy), Sông Mã (Huy Trụ).v.v... viết về công nghiệp hoá và sự nghiệp đổi mới như Mía đường Lam Sơn, Xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn thật là quý hiếm và độc chiêu. Bởi các điển hình tiên tiến "sớm nắng chiều mưa", anh hùng đấy nhưng lại dễ dàng sụp đổ. Nợ nần và ăn điêu nói dối, anh hùng "rơm".

Tình trạng đó không xảy ra với Xi măng Bỉm Sơn và Công ty đường Lam Sơn. Bởi nó có bước đi vững chắc, được thử thách và thật sự đem lại lợi ích cho vùng, miền và người lao động. Trên đất nước ta có biết bao nhà máy đường sụp đổ, chuyển đi xây lại mà chỉ còn là sắt vụn, và lau lách.

Trên vùng đồi Lam Sơn, sừng sững nhà máy đường và màu xanh reo vui của mía... Hàng trăm bài báo đã viết về mía đường Lam Sơn, về anh hùng Lê Văn Tam, đã tuyển thành sách, thành nhạc, đã sân khấu hoá và phim ảnh rồi!

Mạnh Lê thật dũng cảm khi lao vào những đề tài khó. Anh đã hoá thân vào tác phẩm này!

"Nơi này ngày xưa rậm rì cỏ xanh
Đêm hoang chập chờn bóng cọp"

Trường ca "Người đánh thức đất đai" là một cuộc trò chuyện.

"Tôi hỏi anh: "Sao gọi khoảnh đồi kia là Mã Cọp?""

Tác giả và nhân vật chính: anh hùng Lê Văn Tam được tái hiện bằng thơ hẳn hoi... cái lịch sử và vùng đồi hiển hiện.

Từ đỉnh Pù Rinh nhìn xuống Chu giang rất hoành tráng. Thật ra thì tác giả đang huyền thoại hoá cái "hiện thực" này nhập vào cái huyền thoại của cuộc khởi nghĩa kia...Tác giả nhìn xéo, nhìn ngang...bay lên để mà xuống với mía đường.

Hạn hán, sông Mã sông Chu cạn nước và thiếu nước đến nỗi Cọp hiện về...Và Cọp chết mà hoá thân... Ta liên tưởng một cuốn tiểu thuyết nào đó có sự huyền thoại về mả Cọp- không sao, văn học là một sự kế thừa có sáng tạo mà...Và chắp với dòng đời của người anh hùng Lê Văn Tam:

"Anh đã đến vùng đồi và mía mọc
Hai mươi lăm năm cây mía sống theo người
Mía tiếp mía chập chùng xanh ngút mắt
Đất Lam Sơn biêng biếc khung trời"

Làm xong việc huyền thoại hoá, tác giả đưa ta về hiện thực:

"Tôi hỏi em: Đồi mía này của ai mà tốt vậy?
Đồi mía ông Tam! Anh không biết thật à?"

Chương mở đầu đã dẫn dắt người đọc một cách gọn nhẹ. Đã sử dụng một cách linh hoạt, phóng đại, khoa trương và cụ thể hiện thực. Đã "phong thánh" cho một con người "trần mắt thịt" để các chương sau hư cấu: Từ nỗi khổ đau truyền đời của người nông dân, thèm mía đường, thèm bát cháo đường đến khi vươn vai thành con người anh hùng. Ông Gióng thì "thần thoại hoá" bay về trời. Ông Tam là con người thật, phải đụng vào trí não, phải thức đêm dậy sớm, khổ sở với đất đai, lấy giống mía, học kiến thức của thế giới và trong nước để duy trì cái nhà máy mía đường- nền của trường ca.

"Khi tôi cất tiếng chào đời thì anh tuổi trăng tròn
Lời mẹ ru như đổi khác:
À ơi sông Mã quê ta nhiều ghềnh lắm thác
Đã là thuyền thì thuyền phải chắc
Đã là dao thì dao phải sắc
Đã là người phải chân cứng đã mềm".

Tôi thật thông cảm với tác giả khi phải "gồng lên" tìm cách mở cái khoá bí mật của nghệ thuật. Nếu không là sông Mã, sông Chu thì ở đâu? Đó là đất đứng của người anh hùng mà lại. Đá là hoa, đá là người...là người anh hùng chứ sao?

"Anh bảo mình gốc gác nông dân
Tôi bảo cha tôi là thợ đúc đồng"

Và tiếp:

"Mở mắt tuổi thơ đã nhìn thấy đất
Núi Đọ, núi Nưa dăng mắc chân trời"

Thơ chưa hay nhưng "dăng mắc" được đất và người quê mình... Nói được cái sâu lắng, trầm tích của thềm dòng sông cổ. Của đất mẹ mà sự liên kết: vùng đồi- vùng quê- cái thật: ngây thơ đã hoá thân và cái "biến ảo" "khoa trương" nhập lại:

"Tam đi chăn bò kiếm về cho cha
Chai rượu siêu mẹ bắc canh khuya"

Rồi:

"Thằng Tam ngày sau sẽ khá"

Và:

"Thằng Tam bỏng mía làng nước ơi!"

Chỉ nhà thơ, nhà văn mới có quyền hoá thân, gọi các siêu nhân, các nguyên thủ với cái cách thân thiện: cậu bé, nó như là "hiện thực vốn có".Cách đây vài trăm năm mà nay khi viết về thời thơ ấu của Lê Hoàn, Trịnh Sâm, Nguyễn Huệ, nhà văn đặt bút "cậu bé ấy" hoặc gọi tự nhiên mà người đời tưởng là "xéch mé":

"Mùi chuột đồng thấm vào da thịt Tam từ đó
Cái mùi tanh tưởi hơi bùn, mát thấu xương
Tam đi học trường xa không còn những đêm đông
Ngồi chở lửa
Chảo mật mía vàng hươm
Tam vớt bọt vào ống nứa
Cho bạn chăn trâu làng cùng ăn
Mùi mật mía thơm đêm".

Tác giả từ trường ca mở rộng biên độ ra với sự đời:

"Tôi không bận tâm vì sao thơ viết ngày càng nhiều
Những tập thơ như phoi đất nằm im lìm trên giá sách
Tôi không bận tâm vì sao thơ viết ra ngày càng ít người đọc
(Cuộc sống ngày thường bận bịu)
Hay thơ tôi viết cũ quá rồi về những người nông dân
Đất nước tưng bừng công nghiệp hoá"

Mười một chương của trường ca "Người đánh thức đất đai"- không thể nói là dài hay ngắn. Quả là Mạnh Lê trần ra để thể nghiệm mình. Là người đã thành công khi tìm được hơi thở của tiếng đá tiếng đồng, đã lấy được cái ấm trầm của thổ âm sông. Lần này đến với một vùng" đất đai - cây cỏ - con người- huyền thoại" nhưng ở những tập thơ trước Mạnh Lê tiếp cận với "âm điệu của trống đồng"- của thổ âm sông- của tiếng đồng, tiếng đá - của cái mơn man lao xao của tre xanh, làng cò - của "ăn cơm bằng đèn, hát dưới trăng"... của những nhân vật Sông quê - cha mẹ - chị và ra đến truyền thuyết huyền thoại Hàm Rồng. Không nói là viết về cái xa xôi "mờ mờ nhân ảnh" là dễ. Người ta đã cày bừa, gặt hái rồi nên chỉ còn hay dở. Viết về con người thật, về công nghiệp hoá quả là đề tài khó, hóc búa. Không ít những bài thơ dài, tập ký... chỉ dừng ở người thật việc thật và bị quên lãng.

Trường ca "Người đánh thức đất đai" của Mạnh Lê lần này có vẻ là "khó đọc hơn" bởi anh đã vận dụng nhiều thủ pháp: đồng hiện, khoa trương phóng đại, ẩn dụ. Anh hoá thân vào nhân vật - mà nhân vật đang hiện diện. Anh hoá thân vào nhân vật mà ít, thể hiện thể thơ truyền thống. Khi thì sử dụng thể thơ năm chữ để kể. Khi kéo dài câu thơ ra mang đậm chất "văn xuôi". Sự suy ngẫm không còn đơn điệu, cái "hoành" mà thiếu cái "tráng" như ý của ai đó có lần đề cập đến Mạnh Lê. ở đây, Mạnh Lê có dịp để suy ngẫm.

Về quan niệm thơ, Mạnh Lê bộc lộ:

"Tam có thể tính giá một tấm bằng đại học
Bằng bao tấn thóc, bao giọt mồ hôi
Tôi có thể tính được giá một tiếng thở dài
Nỗi trầm uất cuối cùng khi đời người nhắm mắt xuôi tay
về với đất
Đó là giá của thơ, giá những con đường rợp xanh ký ức"
(Chương II)

Ngẫm ngợi Từ Ai đến tôi, Chiều riêng, rất khác với ngẫm ngợi của trường ca "Người đánh thức đất đai"

"Ông bà đặt tôi trong tiếng đá
Cô bác đặt tôi trong tiếng đồng
Cha mẹ đặt tôi trong tiếng đất
Tôi đặt tôi trong thổ âm sông
(Tôi và ai nữa)

Đến mạch suy ngẫm của trường ca:

Đêm của một đời người
Đủ thời gian cho hạt cây bật mầm lên khỏi đất"
(Chương IV)

Đất đai chỉ nói với cây xanh bằng lời của cây xanh
(Chương V)

Ta thấy dường như Mạnh Lê đã đi vào cái triết lý - tiềm ẩn rất khó khăn để thơ tạo sự trần trụi mang dáng dấp của danh ngôn,danh lý, vượt lên trên cái thế tục bề bề.

Ta bắt gặp một sự xúc động chân thành vốn có - cái mạnh của Mạnh Lê - Mà rất triết lý - Thiện và ác - Sao vậy khi làm cho cuộc sống sinh thành:

"Thiện với ác là gì khi mỗi bình minh
Vung cán cuốc ta lật tung thớ đất
Đất ấm quá
Hình như là đất khóc
Đất âm thầm khóc suốt đêm qua"

Tác giả không ngại đi ra "trường ca" để bộc lộ mình:

"Thơ tôi viết cứ nặng mùi đất ải
Mùi mồ hôi nhẫn nại thấm vào đêm"
(Chương VI)

Những câu thơ tả bằng cảm - thật khó viết:

"Gương mặt những người con của vùng đồi công nghiệp hoá
Cứ lành như đất nâu"
(Chương X)

Ta bắt gặp giọng thơ truyền thống:

"Người đi để lại bóng mình
Thơ đi để lại cái tình bền lâu"

Hay:

"Người đi tìm đất dựng nhà
Gánh thời gian nặng vắt qua vai mình"
(Chương VIII)

Mạnh Lê muốn đưa vào trường ca cả miền quê sông Mã sông Chu thật thân thiện:

"Bao mùa lũ hạn qua đây
Ngày đông mới biết sông gầy sông ơi"

Tác giả nói về đất, nhưng lại gặp sự thao thức của chính mình:

"Không chang chói chẳng lung linh
Tự mình mình tự thức mình đất ơi!"

Mạnh Lê viết trường ca này có thế mạnh của một giọng điệu thơ đã định hình nhưng lại gặp cái khó là phải đổi mới ngay ở những câu chữ trên nền giọng thơ đã định hình ấy. Độ chín của xúc cảm chưa đủ để anh có được câu thơ hay. Cái chính là phải đi tìm và cái khát vọng đi tìm ấy được thể hiện ở đoạn kết của bản trường ca:

... "Tôi muốn được cùng anh đi về phía ấy. Phía những cánh rừng hoang, những phận người nghèo. Sông âm u, mòn mỏi trong góc tối để đánh thức những hạt phù sa còn chết lặng trong đất, thúc bật lên màu diệp lục của cây và đốt lên ngọn lửa yêu thương cháy bỏng của con người"...

T.N.T

(*) Bài viết này đã đăng website Văn nghệ Xứ Thanh

Theo địa chỉ sau:

http://www.baothanhhoa.co...hp?newsid=73&style=10
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MinhAnh&PhuongLinh

Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn - Người soi rọi ngọn nguồn tiếng Việt
Tác giả: Hàm Châu



Những câu hỏi "muôn năm cũ"
TS Nguyễn Tài Cẩn trong thời gian làm việc tại Nhật Bản.

- Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ? Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy.

Là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ ngôn ngữ học tại Liên Xô (cũ), ông trở thành giáo sư, rồi được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Các công trình của ông nhằm giải quyết những vấn đề về ngữ pháp, ngữ âm tiếng Việt, về nguồn gốc và cách đọc Hán-Việt, về chữ Nôm, văn bản Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Hoa tiên, Thu dạ lữ hoài ngâm... Ông được mời đến giảng dạy tại Nga, Mỹ, Pháp, Nhật...

Chọn hướng nào đây giữa tuổi xuân mơ mộng?

Thuở nhỏ, tôi sống trong nhà bác tôi, cụ Cử nhân Nho học Nguyễn Văn Hạp, cùng ông nội tôi cụ Phó bảng Nguyễn Văn Chấn, tại khu Lục Bộ giữa Đại Nội, Huế. Hai phía tường nhà bác tôi giáp nhà cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, phụ thân BS Nguyễn Khắc Viện, và nhà cụ Phó bảng Phan Võ, phụ thân GS Phan Ngọc.

Tôi vẫn nghe anh Nguyễn Văn Hường, con bác tôi, khen anh Nguyễn Tài Cẩn học giỏi lắm, mà lại đẹp trai, nước da trắng hồng, râu mép cạo nhẵn phớt xanh. Năm đầu, anh Cẩn học Trường trung học Thuận Hóa, một trường tư do ông Tôn Quang Phiệt mở, mời được nhiều thầy giỏi nổi tiếngvề dạy như Đào Duy Anh, Hoài Thanh... Năm sau, anh thi đỗ vào Trường Quốc học Huế, và rồi từ đó, năm nào anh cũng đứng đầu lớp, nhận học bổng toàn phần.

Anh Cẩn học giỏi đều các môn, nhất là môn tiếng Pháp. Anh nuôi kỳ vọng viết văn... Tây! Một lần đến thăm thầy cũ Hoài Thanh, anh bộc bạch với thầy kỳ vọng ấy. Không ngờ thầy bảo:

- Mình là dân An Nam, học tiếng Tây ở xứ "bảo hộ", làm sao có thể viết văn Tây hay bằng các ông, bà nhà văn Tây như ông Honoré de Balzac hay bà George Sand bên "chính quốc" được?

Sau lần đó, anh Cẩn chuyên tâm học tiếng Việt hơn. Rồi anh đâm ra mê làm thơ Việt! Hôm ấy, anh mạnh dạn đem một tệp thơ do anh mới "sáng tác" đến nhờ ông Nguyễn Đình Thư nhận xét. Năm 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh và Hoài Chân từng khen thơ Nguyễn Đình Thư: “Thể hiện một mối buồn âm thầm, lặng lẽ, thấm thía vô cùng, cái buồn không nước mắt, cái buồn của điệu Nam Bình trên sông Hương”.

Đọc tệp thơ của anh Cẩn, "nhà thơ mới" Nguyễn Đình Thư liền vui vẻ động viên: "Có triển vọng đó!"

Mấy hôm sau, tới thăm thầy cũ Đào Duy Anh, anh xin thầy cho biết ý kiến về tệp thơ kia, với hy vọng thầy cũng sẽ khen hay. Nào ngờ thầy chỉ lơ đãng đọc lướt qua, rồi chậm rãi nói:

- Làm thơ, nếu quả có tài năng thiên phú như Hồ Xuân Hương, Tú Xương hay Tản Đà, Xuân Diệu... thì hãy làm! Chứ nếu không, thì chỉ... toi công! Làm cả nghìn bài, chưa chắc đã có một bài "sống sót" qua năm tháng! Lúc trẻ, mộng mơ nhiều, ưa nói những lời to tát, nhưng rồi, nửa đời nhìn lại, bỗng thấy... trắng tay! Còn nếu làm nhà học giả, thì chỉ cần thông minh, bền chí, có phương pháp tốt, có óc tìm tòi, ắt "kiến tha lâu đầy tổ", sẽ tới ngày có được những khám phá độc đáo với "tuổi thọ" khá cao.

Lời khuyên chí lý của cụ Đào giúp anh Cẩn dứt khoát "hướng nghiệp" đời mình. Anh trở thành nhà Việt ngữ học, chứ không phải nhà thơ.

Thơ Nguyễn Du sai ngữ pháp?

Đầu những năm 1960, nghe nói có vị giáo viên văn trung học say sưa phân tích trước lớp về câu thơ Nguyễn Du trong Truyện Kiều: “Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô”.

- Cái gì đã rụng? - Vị giáo viên kia hỏi.

- Thưa thầy, cái giếng.

- Rụng cái gì?

- Thưa thầy, lá ngô.

- Cái giếng làm sao có lá để mà rụng? Vậy thì, giếng vàng làm sao có thể làm chủ ngữ cho động từ đã rụng? Câu thơ nói trên lẽ ra phải viết: "Một vài chiếc lá ngô đồng đã rụng bên bờ giếng dưới ánh nắng thu vàng".

Vị giáo viên nhếch mép cười khoan dung, rồi nói tiếp: Nhưng, chúng ta không chê trách Nguyễn Du. Cụ khó tránh khỏi những hạn chế của thời đại Cụ! Cách đây hai thế kỷ, khi Nguyễn Du còn ngồi trên ghế nhà trường chưa có sách ngữ pháp tiếng Việt như các em hôm nay. Cụ đâu có cái cơ may được học ngữ pháp tiếng Việt một cách khoa học!

Phải nói rằng, cho đến những năm 60 thế kỷ 20, vẫn còn không ít người muốn đem bộ khung ngữ pháp nước ngoài "đóng đinh bắt vít" vào tiếng Việt, để "phán" rằng câu nói hồn nhiên của các em học sinh "chiếc lá này xanh" cần phải chữa lại thành "chiếc lá này là xanh" mới đúng với cách viết trong tiếng Pháp "cette feuille est verte" hay cách viết trong tiếng Anh "this leaf is green"!

Mỗi ngôn ngữ có những đặc điểm riêng. Lẽ ra họ phải xuất phát từ câu nói tự nhiên của người Việt để phân tích, khái quát hoá, tìm ra quy luật ngữ pháp, thì lại làm ngược lại, bê nguyên xi ngữ pháp nước ngoài áp đặt vào tiếng Việt!

Thật ra, thơ Nguyễn Du rất đúng ngữ pháp tiếng Việt, nhưng sẽ không khớp với cái khung ngữ pháp tiếng Pháp hay tiếng Anh. Chớ nên làm chuyện ngược đời: Gọt chân người Việt cho vừa giày Tây đóng sẵn!

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo, khi còn sống, đã có lần cảnh báo: Những câu kiểu "dự án này được tài trợ bởi UNESCO", v..v... là tiếng Việt... "bồi"! Bởi lẽ, nếu cứ trượt dài theo cái đà đó, thì sẽ có lúc một chàng ngố xứ ta nói với người yêu: "Anh được yêu... bởi em"!

Bắt chước ngữ pháp nước ngoài, chẳng tốn bao công sức! Khảo sát tỉ mỉ thực tế việc sử dụng muôn hình muôn vẻ tiếng Việt, để rồi từ đó, mày mò năm này qua năm khác, khám phá ra quy luật nội tại của ngôn ngữ đơn lập này, quả là một công việc gay go, vất vả hơn nhiều! Nguyễn Tài Cẩn, ngay từ đầu, đã đi theo hướng ấy.

Về cuốn Ngữ pháp tiếng Việt: tiếng, từ ghép, đoản ngữ của Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo nhận xét:

"Cách đây 40 năm, bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn đã đem từ Liên Xô về lý thuyết âm tiết - hình vị, một lý thuyết có thể giúp giải quyết những vấn đề mà một ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt đặt ra cho ngôn ngữ học hiện đại, từ đó vạch ra con đường khắc phục "chủ nghĩa dĩ Âu vi trung" (coi châu Âu là trung tâm/europeocentrism). Tiếc rằng hồi đó không ai hiểu ông!"

Cao Xuân Hạo là nhà ngôn ngữ học có uy tín quốc tế. Cho nên, lời đánh giá của ông về vai trò của "bậc đàn anh của Việt ngữ học Nguyễn Tài Cẩn" trong việc xây dựng ngữ pháp tiếng Việt là rất đáng tin.

Sự "tài tình" của cách đọc Hán-Việt

Một công trình khác của Nguyễn Tài Cẩn cũng mang lại cho bạn đọc trí thức nhiều hứng thú là cuốn Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán-Việt xuất bản năm 1979.

Không ít người Việt Nam - trong đó có tôi - mê thơ Đường. Lớn lên trong gia đình Nho học, ngay từ thuở bé, tôi đã được học thuộc lòng hàng trăm bài thơ Đường như Đề đô thành nam trang của Thôi Hộ:

Tích niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Có thể nói, trong cả bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng tiếng Hán ấy, về mặt ngữ nghĩa, chỉ có hai chữ (tích và thử) là hơi lạ lẫm đối với một người Việt chưa có dịp học qua chữ Hán; còn 26 chữ khác thì đều quen thuộc từ lâu. Hơn nữa, về mặt thanh điệu, đọc bài thơ lên, ta cảm thấy bằng, trắc hài hòa, êm tai, đúng niêm luật. Dường như không có khoảng cách 12 thế kỷ giữa nhà thơ Thôi Hộ và chúng ta!

Nhà thơ Nam Trân, qua bút danh Tương Như, dịch rất sát nghĩa:

Cửa đây, năm ngoái, cũng ngày này,
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá?
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây!

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mượn ý hai câu thất ngôn cuối bài thơ Thôi Hộ để "sáng tạo lại" thành hai câu lục bát tuyệt hay:

Trước sau nào thấy bóng người!
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông...

Trong tiếng Việt, lớp từ Hán-Việt chiếm một tỷ trọng rất lớn, nhất là ở phong cách nghị luận, khoảng 60-70%. Mức độ phong phú của lớp từ này coi như vô hạn. Những thập niên gần đây, và cả từ nay về sau, khi cần, ta vẫn có thể mượn thêm những từ Hán mới.

Một số nhà khoa học thông thạo chữ Hán, như GS Hoàng Xuân Hãn, đã làm phong phú thêm tiếng Việt bằng vô số từ Hán hiện đại như: định lý, định luật, đẳng thức, phương trình, nguyên tử, phân tử, điện tử... Trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, lớp từ Hán-Việt cũng rất lớn: duy vật, duy tâm, cương lĩnh, chính sách, chiến lược, sách lược, du kích, chính quy, tiến công, phòng ngự, công hàm, hiệp định...

Tại sao cả một lớp từ "đông đúc" như vậy lọt sâu vào tiếng Việt, mà lại không làm thay đổi cấu trúc nội tại của Việt ngữ? Tại sao người Việt đọc tiếng Hán mà cứ y như đọc tiếng Việt? Cách đọc Hán-Việt có từ bao giờ? Nó đã biến đổi ra sao qua bao nhiêu thế kỷ?

Nguyễn Tài Cẩn muốn trả lời những câu hỏi "muôn năm cũ" ấy.
Hàm Châu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Thể loại từ của Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới văn học bản địa
Tác giả: Trần Nghĩa



I. THỂ LOẠI TỪ CỦA TRUNG QUỐC ÐƯỢC DU NHẬP VÀO VIỆT NAM TỪ BAO GIỜ ?

Sách Thiền uyển tập anh 禅 苑 集 英 (1) có đoạn chép về nhà sư Khuông Việt 匡 越 như sau: Khuông Việt (933 - 1011) người hương Cát Lị 吉 利, huyện Thường Lạc 常 樂 (Tĩnh Gia 静 嘉 , Thanh Hóa 清 化 ), họ Ngô 吳, tên Chân Lưu 真 流, là con cháu đời sau (hậu duệ) của Ngô Thuận Đế 吳 順帝(2). Ông dáng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng, có chí hướng cao xa. Thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo học Phật... Năm 40 tuổi, danh tiếng vang dội đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng 丁 先 皇 vời ông về Kinh đô (Hoa Lư) hỏi chuyện. Nhà sư đối đáp hợp với ý vua, được vua phong cho chức Tăng thống 僧 統 . Năm Thái Bình thứ hai (971), ông được ban tên hiệu là Khuông Việt Đại Sư 匡 越 大 师 . Đến triều Lê Đại Hành, ông đặc biệt được vua kính trọng ; phàm các việc lớn trong nước, ông đều được tham gia bàn luận... Năm Thiên Phúc thứ tám (987), nhà Tống sai Lý Giác 李觉 sang sứ nước ta (Việt Nam)(3). Bấy giờ Pháp sư Đỗ Thuận 杜 順 cũng có danh tiếng lớn, được vua sai cải trang thành Giang lệnh 江 令 (người quản lý đường sông) ra bến sông đón tiếp sứ giả. Lý Giác thấy Giang lệnh có tài nói chuyện, bèn làm thơ tặng, trong có câu “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu 天 外 有 天 應 遠 照 (Ngoài trời còn có trời, nên soi thấu). Vua bảo Đỗ Thuận đưa thơ của sứ giả cho Khuông Việt xem. Khuông Việt xem xong, nói: “Sứ giả nước phương Bắc tôn kính bệ hạ không kém gì vua Tống”. Khi Lý Giác về nước, Khuông Việt làm bài từ theo điệu Nguyễn Lang quy 阮 郎 歸 để tặng tiễn, nguyên văn như sau :

祥 光 風 好 錦 帆 張
神 仙 复 帝 鄉
千 重 萬 里 涉 沧 浪
九 天 歸 路 長
情 惨 切
對 離 觴
攀 戀 使 星 郎
愿 將 深 意 為 邊 疆
分 明 奏 我 皇.

“Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục Đế hương
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lang
Cửu thiên quy lộ trường
Tình thảm thiết
Đối ly thương
Phan luyến sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị biên cương
Phân minh tấu ngã Hoàng.”

(Trời đẹp, gió thuận, giương cánh buồm gấm
Bậc thần tiên trở lại chốn Đế đô
Nghìn trùng muôn dặm vượt qua sóng biếc
Đường về nơi cung thất xa xôi
Lòng bịn rịn
Chén biệt ly
Lưu luyến vin xe sứ giả
Mong đem ý nghĩa sâu xa về chuyện biên cương
Tâu lại rành mạch với Hoàng đế chúng ta)(4).

Đoạn văn vừa dẫn cho thấy, muộn nhất là vào thế kỷ X, thể loại từ của Trung Quốc đã truyền tới Việt Nam, được người bản địa sử dụng để sáng tác. Người soạn ra bài từ là một nhà sư, và bài từ này của Ngô Chân Lưu về sau đã trở thành một trong những tác phẩm mở đầu cho dòng văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam sau ngày độc lập tự chủ.

II. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VIỆT NAM

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng thể loại từ sau khi truyền vào Việt Nam, đã không có đất để phát triển. Một là vì muốn sáng tác được từ, phải am hiểu từ luật, mà từ luật thì rất khó nắm. Đến như một ông vua sính văn chương ở Việt Nam như Tự Đức mà còn phải kêu lên rằng: “Tại sao từ luật cứ bám vào các thanh thượng, khứ, nhập mà không xê dịch được ? Gò gẫm quá, khó triển khai” (何 词 律 乃 拘 拘 上 去 入 不 可 移, 则甚 局 促 , 難 展 )(5). Hai là bởi các nhà Nho đời sau thường coi trọng văn, xem nhẹ từ, cho từ là “hại đạo”: “Văn là để chở đạo. Trong lòng không thành thực thì không thể hiện được ra bên ngoài. Cho nên Vọng Khê không mấy quan tâm đến thơ, cho là hại đạo, huống chi là từ” (文 以 載 道 . 非 誠 於中 ,不 形 於 外 . 故 望 溪 不 屑 留 心 於 詩 ,以 為 害 於 道 , 况 詞 乎 哉 ! )(6).

Nhưng trên thực tế, tình hình chưa hẳn là như vậy. Sau nhiều năm sưu tầm, góp nhặt, hiện trong tay tôi đã có được một khối lượng tác giả, tác phẩm về từ rất đáng khích lệ và tự chúng đã vạch nên một lịch sử phát triển về từ Việt Nam gồm nhiều giai đoạn, đại để như sau:

Các giai đoạn phát triển Tác giả Từ tập, từ tuyển ... Số lượng bài Bị chú
( I )
TK.XV trở về trước ( Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê sơ )
1. Ngô Chân Lưu 吳 真 流 (933 - 1011)   1 Hiện chép trong Thiền uyển tập anh 禅 苑 集 英 VHv.1267
2. Lương Như Hộc 梁 如 鵠 ( TK.XV ) Cổ kim chế từ tập 古 今 制 詞 集 ? Theo Nghệ văn chí 藝 文 誌 của Lê Quý Đôn. Sách hiện chưa tìm thấy.
( II )
TK. XVIII (Lê Trung hưng )
1. Đoàn Thị Điểm 段 氏 点 (1705 - 1740)   5 Hiện chép trong Truyền kỳ tân phả 傳 奇 新 譜 , A.48
2. Khuyết danh   9 Hiện chép trong Hoa viên kỳ ngộ tập 花 園 奇 遇 集, A.2829
3. Khuyết danh   1 Hiện chép trong Truyện ký trích lục 傳 記 摘 录 , A.2895
4. Khuyết danh   5 Hiện chép trong Việt Nam kỳ phùng sự lục 越 南 奇 逢 事 錄 , A.1006
( III )
TK. XIX ( Nguyễn )
1. Tương Giang Mai Cát Phủ 湘 江 枚 吉 甫 (? - ?)   1 Hiện chép trong Đào hoa mộng ký 桃 花 夢 記 , VHv.2151
2. Phan Huy Chú 潘 輝 注 (1782-1840)   8 Hiện chép trong Hoa thiều ngâm lục 華軺 吟 錄 , A.2041
3. Nguyễn Miên Thẩm 阮 綿 审 (1819-1870) Cổ duệ từ 鼓 枻 詞 104
4. Nguyễn Hoàng Trung 阮 黄 中 (? - ?)   22 Hiện chép trong Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập. Trường đoản cú 阮黄中詩 杂 集 . 長 短 句 , A.2274
5. Khuyết danh Cổ điệu ngâm từ 古調吟詞 A. 2262 64
6. Lật Viên 栗 园 (? - ?) Điền từ 填 詞 ? Cổ duệ từ 古 枻 词 có bài Đề Lật Viên Điền từ quyển hậu 題 栗 園 填 詞 卷 后. Sách hiện chưa tìm thấy.
7. Trịnh Phong Nhân 鄭 楓 人 (? - ?) Ngọc Điền Thảo Đường từ 玉 田 草 堂詞 ? Cổ duệ từ 古 枻 詞 có bài Dư nhã hữu... nhân họa Trịnh Phong nhân vận 余 雅 有 … 因 和 鄭 楓 人 韵 . Sách hiện chưa tìm thấy.
8. Tử Dụ 子 裕 (? - ?) Từ thoại 詞 話 ? Vi Dã hợp tập. Văn 3. Dữ Trọng Cung luận điền từ thư 葦 野 合 集. 文 三 .與 仲 恭 論 填 詞 書 . Sách hiện chưa tìm thấy.
9. Khuyết danh Từ tuyển 詞 選 ? Vi Dã hợp tập. Văn 3. Miên Trinh có viết bài Từ tuyển bạt 绵 , 詞 选 跋 . Sách hiện chưa tìm thấy.

Bảng thống kê về tác giả, tác phẩm trên đây cho thấy từ của Việt Nam có thể đã phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ Đinh - Lê - Lý - Trần đến Lê sơ, gồm 2 tác giả, 1 từ tập, với số lượng bài từ hiện sưu tầm được là 1 bài. Giai đoạn thứ hai chủ yếu là thời Lê Trung hưng, gồm 4 tác giả, với số lượng bài từ hiện sưu tầm được là 20 bài. Giai đoạn thứ ba chủ yếu là thời Nguyễn, gồm 9 tác giả, 3 từ tập, với số lượng bài từ hiện sưu tầm được là 199 bài. Tổng cộng số bài từ sáng tác qua cả 3 giai đoạn hiện sưu tầm được là 220 bài.

Có thể nói thể loại từ của Trung Quốc sau khi du nhập Việt Nam, không những không bị thui chột, mà trái lại, đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả; chủng loại sách biên soạn, cũng như số lượng các bài từ làm ra mỗi ngày một dồi dào hơn.

III. ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ LOẠI TỪ ĐỐI VỚI VĂN HỌC BẢN ĐỊA

1.Thể loại từ của Trung Quốc sau khi du nhập Việt Nam, đã cung cấp thêm cho giới sáng tác một dạng thức biểu đạt mới thuộc lĩnh vực văn vần, tiếp sau thể thơ và thể phú đã được truyền vào Việt Nam từ mấy thế kỷ trước đó.

Như chúng ta đều biết, bài thơ cổ nhất của Việt Nam là bài Điếu Pháp sư Đạo Hy 吊 法 師 道 希 của Đại Thừa Đăng 大 乘 灯 người Ái Châu (Thanh Hóa, Việt Nam), học trò của Huyền Trang 玄奘 (602 - 664), Trung Quốc. Tác phẩm này hiện chép trong Đại Đường Tây vực cầu pháp Cao tăng truyện 大 唐 西 域 求 法 高 僧 傳 . Bài phú cổ nhất của Việt Nam là bài Bạch vân chiếu xuân hải 白 雲 照 春 海 của Khương Công Phụ 姜 公 輔 (TK. VIII), cũng người Ái Châu, hiện chép trong Toàn Đường văn 全 唐 文, Q.446. Còn về từ thì như trên đã đề cập, tác phẩm cổ nhất của Việt Nam là bài từ làm theo điệu Nguyễn lang quy của Ngô Chân Lưu tặng sứ giả nhà Tống Lý Giác vào năm 987.

2. Sau khi được người Việt Nam tiếp nhận, thể loại từ đã nhanh chóng tạo ra cho mình một số sân chơi. Từ tham gia vào việc bang giao, như trường hợp tác phẩm của Ngô Chân Lưu. Từ đi vào cung đình, như bài Tảo triều 早 朝 làm theo điệu Yết kim môn 謁 金 門 và bài Ngọ triều 午 朝 làm theo điệu Hạ thánh triều 賀 聖 朝 trong Cổ điệu ngâm từ. Từ được soạn ra để phổ nhạc, như Tự Đức từng cho biết: “Lời của một số bài hát ở nước ta là soạn theo điệu từ của Trung Quốc, như điệu từ Liêm ngoại 帘 外 chẳng hạn mà bấy lâu nay ta vẫn dùng” (Vi Dã hợp tập. Văn 1. Tờ 38b-39a,b). Nhưng nhiều nhất vẫn là những bài từ không liên quan gì tới nhạc, được soạn ra để giao tiếp, tặng đáp, tỏ bày chí hướng, cung cấp món ăn tinh thần cho bạn đọc v.v. mà ta dễ dàng bắt gặp trong các từ tập như Cổ duệ từ, Cổ điệu ngâm từ, hay trong các cuốn tiểu thuyết như Hoa viên kỳ ngộ, Đào hoa mộng ký, v.v.

3. Theo thống kê sơ bộ của tôi, các tác giả Việt Nam đã sử dụng cả thảy 125 điệu từ khác nhau của Trung Quốc để sáng tác, một con số quả tình không nhỏ, điều này nói lên khả năng và trình độ “điền từ” của người nước ta. Mặt khác, trong số 125 điệu từ ấy, những điệu từ được dùng nhiều nhất là Tây giang nguyệt 西 江 月 (7 lần), Lâm giang tiên 臨 江 仙 (7 lần), Hành hương tử 行 香 子 (6 lần), Ức Tần Nga 憶 秦 娥 (5 lần), Cán khê sa 浣 溪 沙 (5 lần), Vọng giang nam 望 江 南 (5 lần) v.v. Những điệu từ được dùng ít nhất là Nhất diệp lạc 一 叶 落 (1 lần), Thượng tây lâu 上 西 樓 (1 lần), Phong nhập tùng 風 入 松 (1 lần), v.v. Điều này nói lên thị hiếu của công chúng Việt Nam đối với các làn điệu từ mà Trung Quốc đã có. (Xem “Bảng thống kê các điệu từ của Trung Quốc được người Việt Nam sử dụng để sáng tác” bên dưới).

Lần đầu sưu tập và tìm hiểu ảnh hưởng của các làn điệu từ của Trung Quốc được người Việt Nam sử dụng để sáng tác, sự nhầm lẫn, sai sót là khó tránh khỏi, mong các vị thức giả vui lòng chỉ vẽ cho.

Trần Nghĩa

BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐIỆU TỪ CỦA TRUNG QUỐC ĐƯỢC NGƯỜI VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐỂ SÁNG TÁC
*Ký hiệu về nguồn sách (Xếp theo trình tự số lượng các bài từ
từ nhiều đến ít):

A : Cổ duệ từ 鼓 枻 詞

B : Cổ điệu ngâm từ 古 調 吟 詞 , A.2262

C : Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập 阮 黃 中 詩 雜 集 , A.2274

D : Hoa viên kỳ ngộ tập 花 園 奇 遇 集 , A.2829

E : Hoa thiều ngâm lục 華 軺 吟 錄 , A.2041

G : Việt Nam kỳ phùng sự lục 越 南 奇 逢 事 錄 , A.1006

H : Truyền kỳ tân phả 傳 奇 新 譜 , A.48

I : Truyện ký trích lục 傳 記 摘 錄 , A.2895

K : Ðào hoa mộng ký 桃 花 夢 記 , VHv.2152

L : Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英 , VHv.1267

Bảng thống kê :

TT Tên điệu từ Nguồn sách và số lần xuất hiện của điệu từ trong sách
A B C D E G H I K L Tổng số
1 Bồ tát man 菩 薩 蠻 (蠻 或 作 鬘 ) 2 1 1               4
2 Bộ bộ kiều 步 步 嬌   1                 1
3 Bộ thiềm cung 步 蟾 宮   1         1       2
4 Bốc toán tử 卜 算 子 1 1                 2
5 Cách phố liên 隔 浦 蓮   1         1       2
6 Cán khê sa 浣 溪 沙 4 1                 5
7 Canh lậu tử 更 漏 子 1                   1
8 Chiêu Quân oán 昭 君 怨 1                   1
9 Chúc Anh Đài cận 祝 英 台 近 1                   1
10 Chuyển ứng khúc 轉 應 曲 1                   1
11 Chương Đài liễu 章 台 柳 1                   1
12 Cô loan 孤 鸞 1                   1
13 Dạ hành thuyền 夜 行 船 1                   1
14 Du thanh Mộc lan hoa 偷 聲 木 蘭 花 1                   1
15 Dương Châu mạn 揚 州 慢 2                   2
16 Dương liễu chi 楊 柳 枝   2                 2
17 Dương quan dẫn 陽 關 引   1                 1
18 Đa lệ 多 麗 1                   1
19 Đào hoa khúc 桃 花 曲       1             1
20 Đào nguyên ức cố nhân 桃 源 憶 故 人   1 1               2
21 Đảo luyện tử 搗 練 子   1 1               2
22 Đạp sa hành 踏 莎 行   1                 1
23 Điểm giáng thần 點 絳 唇 1 1                 2
24 Điệp luyến hoa 蝶 戀 花 1 1                 2
25 Giá cô thiên 鷓 鴣 天 2 2                 4
26 Giải bội lệnh 解 佩 令 1                   1
27 Giảm tự mộc lan hoa 減 字 木 蘭 花 2   1               3
28 Giang thành mai hoa dẫn 江 城 梅 花 引   1                 1
29 Giang thành tử 江 城 子 1                   1
30 Hạ tân lang 賀 新 郎 1                   1
31 Hạ thánh triều 賀 聖 朝   2                 2
32 Hải đường xuân 海 堂 春 1                   1
33 Hành hương tử 行 香 子 4 1 1               6
34 Hảo sự cận 好 事 近 1 1                 2
35 Hậu đình hoa 後 庭 花 1                   1
36 Hiệt phương từ 襭 芳 詞   1                 1
37 Hoa phi hoa 花 非 花 1   1               2
38 Hoa tâm động 花 心 動   1                 1
39 Họa đường xuân 畫 堂 春   1                 1
40 Khốc tương tư 酷 相 思 1                   1
41 Kim nhân bổng lộ bàn 金 人 俸 露 盤 1                   1
42 Lãng đào sa (cũng gọi là Mại hoa thanh) 浪 淘 沙 (賣 花 聲 ) 2 1     1           4
43 Lâm giang tiên 臨 江 仙 3 1 1 1         1   7
44 Liên lý chi 連 理 枝   1                 1
45 Liễu sảo thanh 柳 梢 青 2   1               3
46 Luyến tú khâm 戀 繡 衾 1                   1
47 Lưỡng đồng tâm 兩 同 心 1                   1
48 Mai hoa khúc 梅 花 曲         1           1
49 Mại bi đường 邁 陂 塘 1                   1
50 Mãn đình phương 滿 庭 芳 1 2       1         4
51 Mãn giang hồng 滿 江 紅 1   1               2
52 Mô ngư nhi 摸 魚 兒 2                   2
53 Mô ngư tử 摸 魚 子 1                   1
54 Mộc lan hoa 木 蘭 花   2                 2
55 Mộc lan hoa mạn 木 蘭 花 慢 1                   1
56 Mộng Giang Nam 夢 江 南     1               1
57 Nam kha tử 南 柯 子 (hay Xuân tiêu khúc 春 宵 曲 , Bích song mộng 碧 窗 夢 ) 1   2 1             4
58 Nam hương tử 南 鄉 子   1                 1
59 Nghê thường trung tự đệ nhất 霓 裳 中 序 第 一 1                   1
60 Ngọc lâu xuân 玉 楼 春 1 1                 2
61 Ngọc lậu trì 玉 漏 遲 1                   1
62 Ngu mỹ nhân 虞 美 人 2 1                 3
63 Nguyễn lang quy 阮 郎 歸   1               1 2
64 Ngư gia ngạo 漁 家 傲         1           1
65 Nhãn nhi mị 眼 兒 媚       1             1
66 Nhân nguyệt viên 人 月 圓 1                   1
67 Nhất chi xuân 一 枝 春 1                   1
68 Nhất diệp lạc 一 葉 落     1               1
69 Nhất tiển mai 一 翦 梅 1 1       1 1       4
70 Như mộng lệnh 如 夢 令 1 1 1 1             4
71 Niệm nô kiều 念 奴 嬌 1                   1
72 Pháp giá đạo dẫn 法 驾 導 引   1                 1
73 Pháp khúc hiến tiên âm 法 曲 獻 僊 音     1               1
74 Phong lưu tử 風 流 子     1               1
75 Phong nhập tùng 風 入 松   1                 1
76 Phượng hoàng các 鳳 凰 閣   1                 1
77 Phượng hoàng đài thượng ức xuy tiêu 鳳 凰 臺 上 憶 吹 簫 1   1               2
78 Quy tự dao 歸 自 謠 1                   1
79 Quyện tầm phương 倦 尋 芳 1                   1
80 Sơ liêm đạm nguyệt 疏 簾 淡 月 2                   2
81 Sương thiên hiểu giác 霜 天 曉 角 1       1           2
82 Tái đoàn viên 再 團 圓   1                 1
83 Tấm viên xuân 沁 園 春 1                   1
84 Tây Giang nguyệt 西 江 月 3 1   1 1     1     7
85 Thạch châu mạn 石 州 慢 1                   1
86 Thái tang tử 采 桑 子 1                   1
87 Thái thường dẫn 太 常 引 1                   1
88 Thanh bình lạc 清 平 樂 1     1             2
89 Thanh ngọc án 青 玉 案 1 1                 2
90 Thanh thanh mạn 聲 聲 慢 1                   1
91 Thành đầu nguyệt 城 頭 月     1               1
92 Thế nhân kiều 人嬌 1                   1
93 Thiềm cung khúc 蟾宮曲   1                 1
94 Thiên thu tuế lệnh 千秋歲令   1                 1
95 Thiên tiên tử 天仙子 1 1                 2
96 Thiếu niên du 少年游 1                   1
97 Thu ba mị 收波媚   1                 1
98 Thủy điệu ca đầu 水調歌頭 1                   1
99 Thủy long ngâm 水龍吟 1                   1
100 Thụy giá cô 瑞鷓鴣   1                 1
101 Thước kiều tiên 鵲橋僊 1 1                 2
102 Thượng tây lâu 上西樓     1               1
103 Tích ngân đăng 銀 燈 1                   1
104 Tích phân phi 惜 分 飛   1     1           2
105 Tiểu đào hồng 小 桃 紅 1                   1
106 Tiểu trùng sơn 小 重 山 1 1       1         3
107 Tô mạc già 蘇 幕 遮   1                 1
108 Trà bình nhi 茶 瓶 儿   1                 1
109 Triều thiên tử 朝 天 子 (子 ,原 文 作 惜 )   1   1             2
110 Trùng điệp kim 重 疊 金   1                 1
111 Trường tương tư 長 相 思 1 2       1         4
112 Túy hoa âm 醉 花 陰 1 1                 2
113 Túy hoa gian 醉 花 間 1                   1
114 Túy xuân phong 醉 春 風 2                   2
115 Tứ tự lệnh 四 字 令   1                 1
116 Ức cố nhân 憶 故 人       1             1
117 Ức Hán nguyệt 憶 漢 月     1               1
118 Ức Tần Nga 憶 秦 蛾 2 1 1       1       5
119 Ức vương tôn 憶 王 孫 2   2               4
120 Vọng giang nam 望 江 南 1 1 1     2         5
121 Vũ trung hoa 雨 中 花   1                 1
122 Xú nô nhi lệnh 醜 奴 兒 令 1                   1
123 Xuân quang hảo 春 光 好 1 1         1       3
124 Ý nan vong 意 難 忘 1                   1
125 Yết kim môn 謁 金 門 1 1                 2
Cộng 104 64 22 9 8 5 5 1 1 1 220


(1) Thiền uyển tập anh: một cuốn sách Phật giáo Việt Nam, ghi chép các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng từ cuối thời Bắc thuộc đến đời Đinh, Lê, Lý.

(2) Ngô Thuận Đế: tên thụy của Ngô Quyền. Theo gia phả họ Ngô (吳 氏 世 譜 ), Ngô Chân Lưu là con Ngô Xương Tỉ, cháu Ngô Xuân Sắc. (Dẫn theo Bd. Thiền uyển tập anh, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, Nxb. Văn học, 1990, tr.42, chú thích 2).

(3) Đây là lần thứ hai Lý Giác sang sứ Việt Nam. Lần thứ nhất là vào năm Thiên Phúc thứ bảy (986).

(4) Thiền uyển tập anh. Đệ tứ thế. Khuông Việt Đại sư. Sđd, tr.44.

(5) Vi Dã hợp tập 苇 野 合 集 , Văn 1, Đáp chiếu trát tử 答 诏 子 , tờ 38b - 39ab.

(6) Vi Dã hợp tập, Văn 3, Dữ Trọng Cung luận điền từ thư 與 仲 恭 論 填 辞 書, tờ 34b-36a.



Nguồn: http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/0505_a.htm
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lê Văn Viện

Chuyện cũ Bàn Thạch hát ả đào.
Tác giả: Lê Văn Viện



3

CHUYỆN CŨ BÀN THẠCH HÁT Ả ĐÀO

Lê Văn Viện
(Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh
-thị trấn Lam Sơn- Thọ Xuân-Thanh Hóa).
Có lẽ không nghề nào có nhiều tên như nghề này: Ả đào; Nhà trò; Cô đầu, lại có một cái tên thường được sách báo gọi hoa mỹ là Ca trù hay cũng được gọi theo tiếng lóng như: Tom chát; đi tom chát (là cách gọi bắt chước tiếng trống chầu).
Dường như cũng không nghề gì biến thiên, thay đổi nhiều bằng nghề hát ả đào. Theo sử sách chép lại thì: hát ả đào ra đời từ thời nhà Lý(TK XI) nhưng không rõ xuất xứ từ đâu. Tương truyền ả đào là tên một danh ca thời ấy.
Từ đầu thế kỷ XI đã có Đào nương và kép đánh đàn nhưng ban đầu chưa có đàn đáy mà chỉ có đàn nguyệt. Theo truyền thuyết, thế kỷ XV mới xuất hiện cây đàn đáy. Các làng hát ca trù đều thờ Mãn Đào Hoa công chúa, con gái Bạch Đinh Xà Vương làm thánh sứ. Có thuyết cho rằng tổ ca trù Mãn Đào công chúa và cả chồng là Thanh Xà Đại Vương, gốc từ Thanh Hóa...
Hát ả đào ban đầu là hát trong cung cấm như: hát thẻ (hát cho vua và quần thần nghe, xem).
Hát ả đào thường là: Nhà trò hát cửa đình (hát thờ, vừa múa bỏ bộ vừa hát trong tế lễ); hát nhà tơ (hát nhà quan tỉnh, quan phủ và các cuộc Chánh lý khao vọng, mừng thọ); hát cô đầu (hát cho khách chơi thưởng thức)...
Cũng không nghề nào nổi đình đám danh giá ngất trời đến sa xuống bùn đen qua thời gian như nghề này. Ngày nay, nghề hát ả đào chỉ còn thoi thóp trong nhân dân. Dẫu cho hát Ca trù đã được tặng giải thưởng âm nhạc châu Á.
Đến Bàn Thạch- Xuân Quang có dòng họ Ca Công với nghề hát ả đào được truyền qua nhiều đời nay.
Theo lời các cụ cao niên kể lại thì: Dòng họ hát Ca Công ở Bàn Thạch xưa vốn có nguồn gốc từ họ Nguyễn ở làng Bình Ngô, huyện Thiệu Hóa chuyển lên Bàn Thạch. Đến thế kỷ thứ XV vì có công giúp vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh nên được ban quốc tính (họ Lê).
Dòng họ Lê xưa kia chiếm một giáp (làng) trong 7 giáp của Bàn Thạch, vì có truyền thống hát ả đào nên được gọi là dòng tộc Ca Công.
Dòng tộc Ca Công gồm có 3 chi và nhà thờ của tộc ở đội 2, xã Xuân Quang ngày nay. Sau này do chính sách chia đất của xã nên vào khoảng năm 1958-1959 mới dỡ về làm tại thôn 1 như hiện nay.
Ngày nay dòng họ Ca Công vẫn còn 2 ngôi mộ tổ thuộc làng Quần Kênh, xã Xuân Giang (xưa kia nơi này cũng thuộc Bàn Thạch). Được biết đây là hai ngôi mộ của ông tổ và bà tổ hát ả đào của dòng tộc.
Một ngày đầu xuân năm 2007, tôi tìm đến nhà cụ Lê Văn Mạnh- một trong những người khá nổi tiếng trong làng hát ả đào ở Bàn Thạch xưa. Căn nhà của cụ khiêm tốn nằm ngay giữa làng. Năm nay mặc dù cụ đã ngoài 80 tuổi, chân đã chậm, mắt đã mờ nhưng đầu óc cụ vẫn còn khá minh mẫn. Vừa uống nước tôi vừa được cụ kể cho nghe chuyện xưa cụ đi hát ả đào.
Theo cụ Mạnh thì: hát Ca Công Bàn Thạch xưa rất nổi tiếng, được mời đi hát khá nhiều nơi trong và ngoài huyện cũng như dưới tỉnh. Cứ 3 năm một lần lại được mời đi hát ở tỉnh, có khi đi cả kinh đô Huế để hát cho các quan lớn và nhân dân các làng ở đây nghe.
Cũng như hát ả đào ở nhiều nơi trên đất nước lúc bấy giờ, hát ả đào ở Bàn Thạch xưa khi nông nhàn đều được chạ mời thế là họp phường rồi gồng gánh đi hội các làng.
Hát ả đào có tính nhà nghề cao, nó đã thành nghề trong nữ giới của cả xóm hay cả họ. Lại thường đi hát cửa đình, cửa chùa, hát thanh quan. Vậy nên hát ả đào ở Bàn Thạch xưa cũng được coi như một nghề của dòng tộc Ca Công.
Mùa xuân vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch thường được các làng trong tỉnh mời đi hát lễ hội thành hoàng làng. Tùy nơi mời cũng như tùy vào làng nhỏ, làng lớn, hát một đêm hay nhiều đêm mà Giáp cắt cử con em đi hát. Thủ tục chỉ là làng đến mời hát có cơi trầu, chai rượu gặp giáp trưởng sau đó có mâm xôi, con gà yết tổ là được.  Sau đó các bậc đàn anh trong giáp cắt cử người đi hát theo sự thỏa thuận với làng hoặc có gia đình  trong giáp tự nguyện xin đi vì có quan hệ với làng mời hát. Thường thì tốp đi hát có 1 kép đào, tốp đông thì từ 8-10 người hay ít thì từ 3-5 người.
Hát ả đào ở Bàn Thạch xưa chủ yếu là điệu hát Lót nó gần giống như điệu hát nói, sử (sử xuân, sử lầu) trong hát chèo.
Hát lót cửa đình thường hát vào các ngày hội làng  ở trước bàn thờ thần (hoặc cũng có thể đi theo kiệu hầu) và trước cửa nơi thờ thần.
Hát thanh quan như: “ Làm tài giai đứng trên trần thế, bắc thang mây bẻ quế thần cung, sóng vũ môn ba lớp vẫy vùng, ấy mới gọi nam nhi là chí khí”.
Hay hát đám xá như: “Bức huê thảo tình thư một bức, tâm sự này vằng vặc bóng trăng soi, sự nhân duyên đưa đến bởi tại giời, duyên kỳ ngộ ư lời nguyền non với nước. Lòng dặn dò đinh ninh sau trước, giục lòng người bao quản khách quan san. Một trâu phiên với một ngân hà, lấy dấu để phượng loan làm bạn”.
Tuy nhiên những làn hát hay nhất trong hát ả đào vẫn là là các làn hát như: hát tỳ bà; hát cung bắc; hát mưỡu...
Hát trước bàn thờ thần được gọi là hát lễ hầu thần trước bàn thờ trang nghiêm với những lời ca ngợi công đức của thần hoàng làng như:
Thần thượng đẳng anh linh duệ trí
Thần đã nên tam quốc tôn thần
Thần năng tá quốc hộ dân
Tặng thượng đẳng, gia phong tối linh vạn đại
Nhà thần tối hộ trai, hộ gái
Đức đại vương về giáng phúc trừ tai...
Hát trước cửa, nơi thờ thần còn được gọi là hát cửa đình hay thềm đình là hát cho dân làng nghe, chủ yếu vào ban đêm với các điệu hát đượm nỗi niềm thân phận như: “Tiểu kính tâm”; “Ông lang nhẫn lên tu trên núi” ... hoặc các điệu hát như những bài giảng dạy về đạo làm con như: Phú vương lăng; Nhị thập tứ hiếu...
Hát ả đào ở Bàn Thạch có những cái tên  nổi danh một thời như: cô đào Hường; cô đào Tuyết; cô đào Ngần; cô đào Quý ; cô đào Nhung.
Hát ả đào với tính chất đàng hoàng, thẳng thắn được coi là thú vui tao nhã, thanh tao của người xưa với bao tâm tư gửi vào đấy. Với gánh hát của làng thì tiền công chỉ là hương hoa, một phần tiền công được đem về cúng tổ và góp cho giáp (làng). Tiền thưởng thì chia nhau kẻ ít người nhiều để xong mùa hát lại may tấm áo manh quàn, sắm sửa cây đàn để luyện tập thêm cho mùa sau lại hát.
Theo cụ Mạnh thì đó cũng là cái nghiệp theo đuổi cung đàn nhịp phách trong những ngày nông nhàn. Khi các nhà hàng cô đầu mở ra ở cửa hậu, quán giò, cầu Sâng, cầu Chanh...ở làng cũng có đào kép tới hát sinh nhai. Song nếp làng vẫn giữ hát ca công trong thuần phong mỹ tục của làng chứ không như nhiều nơi ngoài gánh hát như: đào hát, kép đàn...còn có đào rượu để tiếp khách như ở các nhà hát.


L.V.V.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lê Văn Viện

Bốn vị khai quốc công thần và địa danh Tứ Trụ
Tác giả: Lê Văn Viện



1

BỐN VỊ KHAI QUỐC CÔNG THẦN VÀ ĐỊA DANH TỨ TRỤ

Lê Văn Viện.
(Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh-
thị trấn Lam Sơn- Thọ Xuân- Thanh Hóa).

Tứ Trụ là vùng đất thuộc làng Thịnh Mỹ xưa, nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Thời hậu Lê nơi đây thuộc huyện Lương Giang, phủ Thanh Hoa.
Thời Nguyễn nơi đây thuộc huyện Lôi Dương, tổng Diên Hào.
Thịnh Mỹ được biết đến không chỉ là một vùng đất cổ địa linh nhân kiệt với bề dầy lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời mà còn được biết với một thời là lỵ sở của phủ Thọ Xuân(1). Đây là quê hương của Cung Từ Quốc thái mẫu Phạm Thị Ngọc Trần( vợ vua Lê Thái Tổ- mẹ vua Lê Thái Tông) và cũng là quê hương của Linh từ Quốc thái Mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung (Bà là chính phi của Tây Định vương Trịnh Tạc). Thịnh Mỹ cũng là nơi sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước, nhiều vị tướng giỏi cho nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược đầu thế kỷ XV (1418) như: Nguyễn Nhữ Lãm; Đỗ Đại; Trần Vận; Lê Trinh... Họ là những vị khai quốc công thần dưới triều hậu Lê mà sau này khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh hoàn toàn giành thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lập ra một nhà nước Đại Việt độc lập, tự chủ thì họ đã trở thành các vị quan giữ những chức vị cao và quan trọng trong triều đình. Họ cũng là những người có công lớn trong việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước khi mà đất nước ta vừa độc lập tự chủ và đang trong giai đoạn khôi phục nền kinh tế, ổn định tình hình chính trị, xã hội góp phần đưa đất nước Đại Việt phát triển vững mạnh và hưng thịnh như trong dân gian đã truyền rằng:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng muốn ăn.

*Nguyễn Nhữ Lãm (Lê Nhữ Lãm 1378 – 1437).

Chính quán xã Văn Xá, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam(2). Theo gia phả họ Nguyễn thì thân sinh của Nguyễn Nhữ Lãm tên là Công Thân làm quan cuối đời Trần, vì chán cảnh đời nhiễu nhương nên ông đã từ quan về quê. Mẹ là Lê Thị Lịch, một người phụ nữ hiền thục được mọi người quý mến. Nhà tuy giàu có nhưng mặc dù tuổi đã ngoài 40 mà ông bà vẫn chưa có con nối dõi nên hằng ngày luôn chăm lo làm việc thiện.
Công Thân tính thích giao du đây đó và là một tay cao cờ có tiếng. Một hôm ông lên núi Thiên Kiện thấy có hai cụ già râu tóc bạc phơ đang ngồi đánh cờ trên một phiến đá to và bằng phẳng ở lưng chừng núi bèn lại gần lẳng lặng đứng xem. Bỗng một cụ già ngẩng đầu lên thấy Thân liền hỏi: Nhà ngươi tên họ là gì, ở đâu? Công Thân lễ phép trả lời rành mạch. Cụ già kia cười bảo: Ta nghe nói ngươi cao cờ có tiếng hãy cùng đánh với ta vài cuộc xem thế nào? Rồi cụ già lại nói tiếp: Ngươi thắng được mấy cuộc ta sẽ cho ngươi nấy đứa con! Công Thân mừng rỡ, xin phép được hầu cờ các cụ nhưng suốt hôm đó ông chỉ đánh thắng được một ván. Cụ già đưa cho công thân một túi vải màu vàng và dặn: Khi nào nhà ngươi có con thì hãy mở cái túi này ra. Năm sau, bà Lịch mang thai và sinh được một người con trai. Công Thân nhớ lời cụ già dặn liền đem chiếc túi ra mở thì thấy bên trong chỉ có 8 chữ: Tú nữ nhất tử, nhữ kỳ lãm chi. Bèn đặt tên thằng bé là Nhữ Lãm. Lãm lớn lên dáng người cao đen, học giỏi, có tài biện luận, gặp lúc vận suy, quân Minh xâm lược đất nước, muốn tìm nơi ẩn thân giấu tiếng. Nghe nói đất Lam Sơn, xứ Thanh Hoa có hào trưởng Lê Lợi mấy lần quân Minh trao quan chức mà không nhận. Nhữ Lãm nghĩ chắc đây là bậc hào kiệt đang ngầm nuôi chí lớn mới bí mật đem cả gia quyến đến dựng nhà, mở trại tại làng Thịnh Mỹ, huyện Cổ Lôi(3). Ông xin nhập tịch làm dân địa phương và bỏ tiền giúp đỡ dân nghèo. Những người gặp cảnh khó khăn, cơ nhỡ vùng Lương Giang(4) không kể dân cày hay chài lưới đều được nương nhờ họ Nguyễn Nhữ. Được ít lâu, Nhữ Lãm mới tìm đến đất Lam Sơn cầu thân Lê Lợi. Gặp nhau, hai người trò chuyện rất tương đắc. Bấy giờ hào kiệt khắp nơi hội tụ về Lam Sơn ngày một đông. Để chuẩn bị cho khởi nghĩa Lam Sơn Lê Lợi đã giao cho Nguyễn Nhữ Lãm nhiệm vụ tích chứa binh lương. Ông là một trong số 51 tướng đứng dưới cờ Bình Định Vương Lê Lợi trong ngày khởi nghĩa mồng 2 tháng giêng năm Mậu Tuất(1418).
Sau này khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hoàn toàn giành thắng lợi. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là năm Thuận Thiên thứ nhất(1428). Ngày 03/05 năm Thuận Thiên thứ 2(1429) khi Lê Lợi ban biển ngạch khắc tên công thần khai quốc, Nguyễn Nhữ Lãm có tên trong danh sách 14 người được phong tước Đình thượng hầu, ngang hàng với các tướng như: Nguyễn Chích; Nguyễn Văn An; Đinh Liệt...
Năm Thuận Thiên thứ 4(1431) vì có công lớn trong chuyến đi sứ nhà Minh nên Ông được phong chức Hữu Bộc Xạ (5)
Tháng 9 năm Thiệu Bình thứ nhất(1434) Ông được vua Thái Tông sai về trông coi việc dựng miếu thờ thái mẫu ở Lam Sơn ( tức Phạm thị Ngọc Trần , mẹ Thái Tông).
Năm Thiệu Bình thứ 2(1435) ông được phong chức: Thượng thư lệnh, tham tri chính sự, tri bắc đạo quân dân bạ tịch sự, tước Đình thượng hầu.
Ngày 25/5 niên hiệu Thiệu Bình thứ 4 (1437) Nguyễn Nhữ Lãm mất và được truy tặng: Nhập nội Thái bảo, thụy Trung Tĩnh (ĐVSKTT). Năm Hồng Đức thứ 15 được tặng Khang tế hầu, con trai là Lê Lỗi là Thái phó Thanh quận công.

*Đỗ Đại (1399-1459):
Đỗ Đại còn có tên là Đỗ Khuyển hay Lê Khuyển (6) người xã Diên Hào huyện Lôi Dương nay thuộc làng Diên Hào, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân. Cha của ông là Đỗ Lỗi làm quan cuối đời Trần, mẹ ông là bà Lê Thị, người làng Thịnh Mỹ, xã Đa Mỹ cùng huyện (Thọ Lâm là vùng đất nay giáp xã Thọ Diên ). Thân phụ ông hy sinh trong trận chiến chống giặc Minh thời Hồ tại Giao Thủy (7). Sớm ý thức được thù nhà nợ nước. Đỗ đại đã tìm đến Lam Sơn xin làm gia thần cho Lê Lợi.
Tháng giêng năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xưng là Bình Định Vương dùng Đỗ Đại làm vệ sĩ. Buổi đầu khởi nghĩa muôn vàn gian lao, dù ở Khôi huyện (8) hay Chí Linh sơn (9) Đỗ Đại không hề xa rời chủ tướng nửa bước.
Tháng giêng năm Bính Ngọ (1426), Đỗ Đại cùng Trần Nguyên Hãn, Lê Thiệt phục binh tại cầu Giát (10) nhử quân giặc ở thành Diễn Châu (11) kéo ra càn quét. Nghĩa quân nổi dậy bất ngờ chém đầu tướng giặc là Minh Vĩ Phượng và tướng Ngụy Nguyễn Vinh (12). Tháng 8 năm ấy Lê Lợi cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở thành Nghệ An cả, các xứ Tây Đô tất quân ít sức yếu bèn chia quân tuần tiễu đất Bắc để gây thanh thế. Thái giám Đỗ Đại cùng thiếu úy Đỗ Bí đem 2000 quân và 1 con voi đi tuần tiễu các xứ: Khoái Châu; Bắc Kạn; Lạng Giang để chặn viện binh ở Lưỡng Quảng (13) sang. Trong khi đó, khu mật sứ Phạm văn Xảo; Thái úy Lý Triện; Thái Giám Trịnh Khả; Á hầu Lê Nhữ Huân đem 3000 quân và 1 voi đi tuần các xứ Thiên Quan; Quảng Oai; Gia Hưng; Quy Hóa; Đà Giang; Tam Đái ; Tuyên Quang để ngăn chặn viện binh ở Vân Nam sang. Tư không Đinh Lễ và Tư không Nguyễn Xí đem tinh binh tiến sau để phô trương thanh thế. Nghĩa quân đi đến đâu cũng không phạm mảy may đến của cải của dân nên nhân dân các địa phương đều đem trâu, dê,  cơm, rượu đến để khao quân và hưởng ứng nghĩa quân vây thành lũy giặc. Bởi thế quân Minh chỉ còn cách đóng chặt cửa thành cố thủ đợi quân ngoài đến cứu viện. Đến tháng 12, Lê Lợi sai Trịnh Khả, Đỗ Đại đánh vào Tam Giang (14) Lê Sát, Lê Thụ; Nguyễn Lý ;Lê Lãnh, Lý Triện đánh thành Xương Giang, Bùi Quốc Hưng đánh thành Diên Hào, Thị Cầu (15). Đầu tháng giêng năm Đinh Mùi (1427), sau khi hạ thành Tam Giang, Trịnh Khả và Đỗ Đại đóng giữ ở bên ngoài cửa Đông thành Đông Quan cùng Đinh Lễ ở cửa Nam, Lê Chửng, Nghi Phúc ở cửa Tây, Lý Triện ở cửa Bắc phối hợp vây hãm thành Đông Quan.
Đến tháng 9 năm Đinh Mùi (1427) viện binh của quân Minh chia làm 2 đường kéo sang nước ta. Trong khi đạo quân của Liễu Thăng đánh vào cửa ải Pha Lũy (16), đạo quân của Mộc Thạch đánh vào cửa ải Lê Hoa (17).
Kiềm quốc Công Mộc Thạch, tham tướng Hưng An bá Từ Hanh, Tân Ninh bá Đàm Trung cùng 5 vạn binh và 1 vạn voi ngựa bị nghĩa quân các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lê Trung, Đỗ Đại chặn đánh ngay tại cửa ải Lê Hoa. Lúc này Lê Lợi gửi mật thư bảo Trịnh Khả, Đỗ Đại chỉ cốt cầm cự, chớ dốc toàn lực, hãy dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều tạo thế bất ngờ là chắc thắng. Đúng như Bình Định Vương Lê Lợi dự đoán. Kiềm Quốc công Mộc Thạch  tuổi già, từng trải công việc đã nhiều lần nên không khinh tiến mà có ý chờ xem phía đạo quân của An Viễn hầu Liễu Thăng tình hình ra sao rồi mới quyết định. Lê Lợi cho 1 tên chỉ huy và 3 tên thiên hộ của giặc bị bắt trong trận Chi Lăng(18) mang ấn, sắc, thư, binh phù của Liễu Thăng đưa đến dinh của quân Mộc Thạch. Mộc Thạch và tướng sĩ trông thấy đều hoang mang lo sợ. Đang khi ấy, phục quân ta trỗi dậy, Đỗ Đại cùng Trịnh Khả, Phạm văn Xảo dẫn đầu xông tới đánh đuổi quân giặc,thu được thắng lớn ở ngòi Nước Lạnh và Đan Xá chém được hơn 1 vạn thủ cấp, bắt được người và ngựa đều trên 1000, số bị chết đuối ở khe suối thì không kể xiết. Mộc Thạch 1 mình 1 ngựa chạy thoát. Nghĩa quân bắt được khí giới , của báu, xe lương nhiều hơn so với trận thắng ở Xương Giang(19)  đánh bại đạo quân của Thôi Tụ và Hoàng Phúc.
Tháng 4 năm Mậu Thân (1428) Lê Lợi lên ngôi hoàng đế đặt niên hiệu là năm Thuận Thiên thứ nhất. Tháng 8 vua ban cho Đỗ Đại chức Đồng Tổng tri coi quân ngự tiền thiết đột, điều khiển các vệ binh(20).
Năm Kỷ Dậu (1429) vua ban biển ngạch cho 93 vị công thần, Đỗ Đại thuộc 14 người được phong tước huyện hầu.
Tháng 11 năm ấy, vua ngự về Tây Đô(21) bái yết sơn lăng. Hôm vua trở về Đông Đô, đêm đã về khuya, khi có lệnh mở cổng thành đón ngự giá. Đỗ Đại lúc này coi giữ các vệ cấm binh đứng trên cổng thành nói vọng xuống: Đêm tối khó phân biệt không dám vâng theo chiếu(22). Vua bèn sai quân cầm đuốc sáng soi cao cho tỏ, Đỗ Đại nhận rõ đích xác là nhà vua mới cho mở cổng thành hộ thánh giá vào cung.
Năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) Đỗ Đại được tiến phong là tổng quản, ban kim phù (23) vẫn coi quân cấm vệ.
Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434) đời vua Lê Thái Tông, Đỗ Đại được phong chức: Nhập nội thiếu úy tham tri hải tây đạo chủ vệ quân sự kiêm thái giám như cũ(24).
Tháng 7 năm Đinh Tỵ (1437) ông được phong làm tham tri chính sự lại gia thêm bổng thánh tráng sĩ vệ tổng quản thiếu úy tham tri chính sự (25) .Đến tháng 8 cùng năm lại được phong làm tri từ tụng sự coi việc các vụ án kiện hình sự. Đỗ Đại kiêm chức này trong thời gian có mấy viên quan bị bãi chức.
Tháng 3 năm Tân Dậu (1441) Đỗ Đại hộ giá vua đi đánh nghịch Nghiễm ở châu Thuận Mỗi (256) bắt sống tướng Ai Lao là Đạo Mông và vợ con ở Động La (27). Phe đảng của Nghịch Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng cũng bị bắt, Nghiễm thế cùng phải ra hàng. Vua đem quân về dâng tù cáo thắng trận ở thái miếu, ban cho Đỗ Đại chức Nhập nội Tư mã(28).
Năm Thái Hòa thứ nhất (tức Quý Hợi 1443) nhà Minh sai chánh sứ là Quang Lộc Tự Thiếu Khanh Tống Kiệt, phó sứ là Bình Khoa đô cấp sự Trung Tiết Khiêm sang phong vua làm An Nam Quốc vương. Tiết Khiêm thấy Đỗ Đại luôn luôn chầu hầu bên tả hữu vua bèn hỏi viên quan ấy là ai? Quan lễ tân đáp: ấy là Đỗ thái phó! Tiết Khiêm nói: ỷ thác được người lắm(29).
Tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1449) nhân việc Quý Do giết anh là Quý Lai để tự lập làm vua. Quần thần bàn định hỏi tội, vua hạ lệnh cho sắc dịch các lộ đem nộp quân lương để chinh phạt Chiêm Thành. Đỗ Đại nói: Nước Chiêm Thành không có lễ nghĩa, vua tôi đổi chỗ cho nhau, đó là phong tục man mọi, chi bằng chỉ bảo cho chúng biết, không cần Nam chinh cho mệt sức dân. Triều đình nghe theo, bãi lệnh Nam chinh(30).
Tháng 11 năm ấy, con trai Đỗ Đại là Quán Chi ban đêm họp nhau đánh giết người ở đô thị. Việc bị phát giác, Quán Chi bị bắt giam vào ngục. Khi tra khảo, Quán Chi cung xưng dây dưa cả nội quan và con trai các vị chức trách đến hơn 10 người. Án sắp xong, Thái hậu nhiếp chính (31) nói: Đỗ Đại là bậc đại thần coi giữ cấm binh nhà vua ỷ trọng, nếu giết con tất đau lòng cha, đành làm trái phép tha cho, chỉ thu tiền đền mạng trả cho người chết thôi. Gián quan không ai dám nói năng khiến dư luận phẫn nộ đến nỗi trẻ con ở đô thị cũng day tay mà rằng: Ta giận không được làm đài quan!(32).
Tháng giêng năm Kỷ Mão (1459) Nhập nội Kiểm hiệu Thái phó Bình chương quân quốc trọng sự Đỗ Đại bị bệnh nặng . Nhà vua ban cấp tiền, sai quan ngự y tới trị bệnh, do bệnh tình quá nặng nên không chữa khỏi, vua thân hành đến thăm, hồi lâu ông mất. Đó là ngày 17 tháng giêng năm Diên Ninh thứ 6. Vua truyền lệnh nghỉ chầu 3 ngày, tặng chức Thái phó cho Đỗ Đại, lại sai đại thần chủ trì tế lễ và giao cho bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ soạn văn bia (33). Sau Đỗ Đại được tặng chức Thái sư Định quốc công (34).

*Trần Vận:
Ông là người huyện Lôi Dương, xã Thịnh Mỹ. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) được phong là: Ngân Thanh vinh lộc đại phu, Tả xa kỵ vệ thượng tướng, kiêm Lam Sơn lăng đại lăng toàn(?) Tứ kim đại, xa kỵ đô úy quan nội hầu. Thiệu Bình tứ niên hoăng. Sinh thời quan chi đô tri. Hồng Đức thập ngũ niên tặng : Thái bảo Phù hưng hầu(35).

*Lê Trinh.
Ông là người huyện Lôi Dương, xã Thịnh Mỹ. Thuận Thiên nguyên niên vi tổng... Quy Hóa, Gia Hưng nhị trấn vệ quân sự. Đại Bảo tam niên hoăng. Sinh thời quan chi quan nội hầu. Hồng Đức thập ngũ niên tặng : Lương võ hầu(36).
Với 4 vị quan đại thần dưới triều hậu Lê (thời Lê Sơ) là Nguyễn Nhữ Lãm; Đỗ Đại; Trần Vận; Lê Trinh là những vị quan trụ cột của triều đình, thường được gọi là tứ trụ triều đình thì Thịnh Mỹ – Tứ Trụ đã đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài, trí lực. Vì vậy Thịnh Mỹ còn được gọi  với cái tên là Tứ Trụ.
Ngày nay, tại Thịnh Mỹ-Tứ Trụ vẫn còn lại các khu lăng mộ và nơi thờ như: Đền thờ Nguyễn Nhữ Lãm; Lăng Sinh từ Quốc thái mẫu Trịnh Thị Ngọc Lung là những di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật độc đáo đã được nhà nước công nhận và xếp hạng nhằm bảo vệ và phát huy giá trị. Nơi đây cũng còn lại nền móng của Đền hiến nhân thánh mẫu (Đền thờ Linh từ quốc thái mẫu Phạm Thị Ngọc Trần) và  nền móng cũng như dấu tích của nhiều di tích lịch sử văn hóa đã từng tồn tại nơi đây –một vùng đất cổ với bề dầy truyền thống về lịch sử văn hóa. Có thể nói nơi đây xứng đáng là một vùng đất ((địa linh nhân kiệt)) , với cái tên Thịnh Mỹ- Tứ Trụ.


L.V.V.

Chú thích:
(1) Theo sách Đại nam nhất thống chí thì: Từ năm Thiệu trị thứ 7(1847) về trước, lị sở của phủ Thọ Xuân đóng ở Thịnh Mỹ tức Tứ trụ, xã Thọ Diên ngày nay.
(2): Sơn Nam: nay thuộc tỉnh Hà Nam.
(3).Nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa.
(4). Nguyễn Nhữ Lãm lập nên phường Yên Hà làm nghề đánh cá. Lê lợi lúc này làm phụ đạo sách Lam.
(5) Là chức quan đại thần tham tri chính sự hàm ngang thượng thư .
(6) Tục truyền vì nhà hiếm con nên đặt tên là Khuyển, chữ Khuyển ở đây là con chó để lấy khước. Vì chữ Đại là lớn, thêm nét chấm thành chữ khuyển nên Lê Lợi trong lúc vui bảo bỏ bớt nét chấm đi thành chữ đại. Câu chuyện này có tình tiết thú vị như một giai thoại, nói lên tình cảm chúa tôi thuở khốn khó thật thắm thiết

(7)  Nay là huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
(8)  Nay là vùng đất thuộc Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

(9) Núi Chí Linh hay còn gọi là Pù Rinh nay thuộc địa bàn huyện Thường Xuân , tỉnh Thanh Hóa.
(10)   Cầu trên sông Giát thuộc Quỳnh Lưu, Nghệ An

(11)  Thành Diễn Châu cách cầu Giát 6km.
(12)  Theo gia phả họ Đỗ Đại.
(13)  Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc
(14)  Nay thuộc thành phố Việt Trì, Phú Thọ
(15)  Tên làng xã xưa thuộc tổng Đỗ Xá, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trên hữu ngạn sông Cầu. Vì quân Minh xây dựng đồn lũy ở đây nên gọi là cầu Doanh vì chung quanh đắp thành đất và thuộc địa phận làng Thị Cầu nên gọi là thành Thị Cầu.
(16)  Tên xưa của cửa ải Nam Quan nay là Hữu Nghị quan.
(17)  Lê Hoa là tên xưa thuộc biên ải tỉnh Tuyên Quang.

(18)  Nay thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn.
(19) Chiến thắng này trên cánh đồng Xương Giang do Thôi Tụ, Hoàng Phúc chỉ huy chạy thoát từ Chi Lăng về Xương Giang xây dựng dinh lũy chống cự với nghĩa quân
(20, 22,23, 29, 30 , 34)  Theo gia phả họ Đỗ Đại.
(21) Tức Lam Sơn

(24, 25) Theo gia phả có đối chiếu với chính sử.

(26) Tức Mường Muỗi sau là Thuận Châu, Sơn La

(27) Sau là Mường La, tỉnh Sơn La.

(28) Theo gia phả và sử ký.

(31) Nguyễn thị Ngọc Anh.
(32) Chức ngự sử đài chuyên can gián vua và hặc tội các quan.
(33) Hiện còn ở xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân ngày nay.
(35, 36).  Theo sách  Lam Sơn thực lục.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Bùi Thuỵ Đào Nguyên

Giới thiệu nhà thơ Đoàn Như Khuê
Tác giả: Bùi Thuỵ Đào Nguyên



Đoàn Như Khuê (1883–1957) tự Quý Huyền, hiệu Hải Nam, người làng Hải Yến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Thuở nhỏ ông theo học chữ Hán, có đi thi Hương mấy lần nhưng đều hỏng.
Sau ông bỏ học chữ Hán, tự học Quốc ngữ rồi ra Hà Nội viết sách, dịch sách, và viết cho tờ Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí... Sau năm 1945 ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc Liên khu III.

Khi Hiệp định Genève 1954 được ký kết, hòa bình được tái lập; ông về định cư ở Hà Nội, và vẫn sống bằng nghề dịch thuật và văn triết cổ Trung Quốc cho đến khi mất (1957).

Sáng tác của Đoàn Như Khuê, gồm có:
- Một tấm lòng: thơ, in lần thứ nhất tại nhà in Mạc Đình Tư, Hà Nội, 1917. Vũ Ngọc Phan cho biết khi Đoàn Như Khuê có mặt trong bộ Nhà văn hiện đại (1942), thì tập thơ này đã được tái bản lần thứ năm.
- Cảo thơm: thơ văn hợp tuyển, in tại nhà in Ngô Tử Hạ, Hà Nội, 1924. Đây là tập thi văn hợp tuyển, trích lục từ thơ của vua Lê Thánh Tôn đến thơ của Trần Tế Xương, cả những bài phú, văn tế, câu đối của những nhà thơ có tiếng như Nguyễn Khuyến, Dương Khuê. Đề cập đến tác phẩm này, Vũ Ngọc Phan viết: Thơ văn trong Cảo thơm, biên giả xếp lộn xộn lắm; đã thế có nhiều câu lại chép sai, lầm lẫn cả tên, như chép Phò mã Võ Tính (Võ Tánh) thành Nguyễn Văn Tính.
- Luận ngữ cách ngôn: sách Luận ngữ trích dịch ra văn vần dùng làm sách giáo khoa, Hà Nội, 1927.
- Minh đạo gia huấn: dịch ra văn vần dùng làm sách giáo khoa, chưa rõ năm xuất bản.
- Gương đại gia đình: ký tên Nam Thăng Dã, chưa rõ năm xuất bản.

Đoàn Như Khuê, sở trường về thơ Nôm. Ông được nhà nghiên cứu văn học Phạm Thế Ngũ xếp vào nhóm các nhà làm thơ ở giai đoạn 1907-1932, cùng lời giới thiệu như sau: "Ông là nhà thơ cùng thời với Tản Đà, có tác phẩm in ra sớm nhất trong giai đoạn này. Năm 1917, ngay lúc Nam phong tạp chí chưa ra, ông đã cho xuất bản tập thơ Một tấm lòng, và được Phạm Quỳnh chào mừng như một dấu hiệu tốt của nền văn Quốc ngữ khi còn sơ khai."

"Một tấm lòng" là tập thơ đầu và cũng là tập thơ duy nhất của ông. Ở đây thơ được làm theo đủ thứ thể loại: luật Đường, cổ phong, tứ lục, lục bát, song thất lục bát, hát xẩm, hát ả đào, phong dao..., và có đến ba phần tư tập thơ đều thuộc loại thù ứng, hiếu hỉ, như: Mừng bạn mới cưới vợ, Mừng một bà tiết phụ, Thay lời bạn khóc vợ, Khóc bạn thân,...Cho nên theo Vũ Ngọc Phan thì nó mắc phải cái bệnh Ý kiến đã không mới mẻ, nó lại còn không có tư tưởng gì, không ra khỏi cái vòng chơi chữ; còn theo Phạm Thế Ngũ thì nó mắc phải cái bệnh hời hợt, khách sáo, chắp ghép vụng về như thường thấy ở loại thơ này, như:

Cô dâu đeo những kim cương,
Rõ ràng giá đúc nhà vàng chẳng ngoa...
...Rất sang trọng vẻ vang tiệc ấy,
Tự xưa nay chưa thấy hai lần.
Nức danh đôi họ Châu Trần,
Người trong tiệc cũng dự phần vinh quang.
(Ghi chép đám cưới to)

Tuy nhiên, Phạm Thế Ngũ cũng như trước đó là Phạm Quỳnh và Vũ Ngọc Phan, đều có chung ý kiến là: Trong suốt tập thơ này, chỉ lựa được một hạt châu duy nhất, đó là bài Bể thảm (xem bên dưới). Đây là bài thơ nổi tiếng nhất, góp phần làm cho “thơ thời kỳ 1910 - 1930 đầy tính chất bi luỵ: người khóc vợ (Đông Hồ), kẻ khóc chồng (Tương Phố), riêng Đoàn Như Khuê thì khóc đời!

Phạm Thế Ngũ cũng đã trích thêm hai đoạn thơ sau, kèm theo lời giới thiệu: Đây, một vài câu thơ buồn khác hòa chung với cái điệu buồn của cả thời đại.

Nước chảy chảy theo đôi dòng lệ,
Nhà xa xa cách mấy ngàn dâu.
Sông Thương sực nhớ đêm mưa gió,
Kẻ ngược người xuôi một chuến tàu.
(Chơi Việt Trì nhớ bạn)

Đỉnh núi bơ vơ đàn nhạc lạc,
Tường đông lốp đốp hạt mưa mau.
Năm canh một ngọn đèn xanh ngắt,
Thêm giật mình cho trận gió lau.
(Trời thu nhớ nhà)


Bài thơ "Bể thảm"

Đây là bài thơ 7 khổ, làm theo lối "Đường luật trường thiên tứ cú liên hoàn", được Phạm Quỳnh khen rằng: Chỉ một bài Bể thảm cũng đủ vớt lại những khuyết điểm ở toàn tập[1] và Vũ Ngọc Phan có lời bình: So với cái tư tưởng yếm thế của Tản Đà, cái tư tưởng yếm thế trong bài thơ của Hải Nam cao hơn nhiều. Lời buồn, ý man mác. Bởi ông là một thi sĩ có tư tưởng chán đời, nên chỉ những câu thơ buồn của ông là hay.

Bể thảm mênh mông sóng lụt trời!
Khách trần chèo một lá thuyền chơi.
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió,
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.

Coi lại cùng trong bể thảm thôi,
Nổi chìm, chìm nổi biết bao người!
Kiếp người nghĩ cũng lênh đênh quá,
Quá cánh bèo trên mặt nước trôi.

Quá cánh bèo trên mặt nước trôi,
Nước trôi bèo nổi, ngán cho đời.
Cuộc đời đổi đổi, thay thay mãi,
Trải mấy lần dâu hóa bể khơi.

Trải mấy lần dâu hóa bể khơi,
Một hai ba tuổi, chín mười mươi.
Xiết bao mừng rỡ bao thương xót!
Khóc mấy mươi phen, mấy trận cười!

Khóc mấy mươi phen, mấy trận cười!
Dẫu cười chưa hẳn đã là vui.
Trần vui sao lại cho là tục;
Mới lọt lòng ra đã khóc rồi.

Mới lọt lòng ra đã khóc rồi,
Kiếp trần ngán lắm khách trần ơi!
Một lần mình khóc, lần người khóc,
Sống thác đôi lần, giọt lệ rơi.

Sống thác đôi lần, giọt lệ rơi.
Cảnh phù du cũng khéo trêu người.
Bể bao nhiêu nước, bao nhiêu thảm!
Lấp chẳng đầy, cho tát chẳng vơi! [2]

[1] Dẫn lại theo Việt Nam văn học sử giản ước tân biên quyển 3, tr. 400.
[2] Nguyên văn tác giả viết trời là giời. Bài thơ chép theo sách Nhà văn hiện đại.

Sách tham khảo
1. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại (trọn bộ). Nxb Sống mới, Sài Gòn, 1959, 397-404.
2. Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên quyển 3. Nxb Quốc học tùng thư, 1965.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối