117. Nicolai Rubtsov sinh ở Emetsk, tỉnh Arkhangelsk. Năm 1940 cả gia đình chuyển về Vologda. Cậu bé Nicolai Rubtsov sớm mồ côi bố, Mikhail Rubtsov (1900 - 1962), theo như cách nghĩ của các con thì bố chết ở chiến trường năm 1941 (trên thực tế ông vẫn sống sau chiến tranh nhưng không liên hệ gì với các con mà sống riêng). Năm 1942 mẹ mất, cả Nicolai Rubtsov và em trai được gửi vào trại tế bần và được học hết lớp 7. Từ năm 1950 - 1952 nhà thơ tương lai học ở trường trung học lâm nghiệp. Hai năm sau đó làm thợ đốt lò trên tàu đánh cá ở Arkhangelsk và hai năm làm công nhân ở nhà máy quốc phòng Kirov, Leningrad. Các năm 1955 - 1959 phục vụ quân đội ở Hạm đội Biển bắc. Sau khi giải ngũ tiếp tục vào làm công nhân ở nhà máy Kirov.
Năm 1962 vào học trường viết văn Maxim Gorky, làm quen với nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng và in những tập thơ đầu tiên. Tốt nghiệp trường viết văn năm 1969 và được nhận căn hộ riêng. Rubtsov mất tại nhà riêng trong một lần say rượu, cãi nhau và gây lộn với vợ. Người này sau đó bị vào tù, sau khi ra tù đi đọc thơ của chồng và giải thích với công chúng về số phận run rủi đã đẩy đến cái chết của Nicolai Rubtsov.
Thơ trữ tình của Nicolai Rubtsov giản dị, mang hương đồng gió nội của những vùng quê Vologda. Trong thơ ông có một nỗi buồn vĩnh cửu về số phận của cuộc đời mình cũng như số phận của đất nước. Nicolai Rubtsov là một trong những nhà thơ trữ tình được yêu thích nhất ở Nga. Tượng đài của ông được đặt ở nhiều thành phố của Nga.
Tác phẩm:
*Лирика (Thơ trữ tình, 1965),
*Звезда полей (Ngôi sao đồng nội, 1967),
*Душа хранит (Tân hồn gìn giữ, 1969)
*Сосен шум (Tiếng động hàng thông, 1970),
*Стихотворения. 1953-1971(Thơ 1953 -1971, in năm 1977).
*Зелёные цветы (Những bông hoa màu xanh, 1971)
*Последний пароход (Con tàu cuối, 1973)
*Избранная лирика (Thơ trữ tình chọn lọc, 1974)
*Подорожники (Những bụi mã đề, 1975)
Ở Việt Nam thơ Rubtsov đã được dịch ra tiếng Việt (Gồm 36 bài của các dịch giả Thuý Toàn và Hồng Thanh Quang)
http://vnthuquan.net/dien...?m=316389&mpage=4Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)