Trang trong tổng số 20 trang (198 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hongha83

Tiểu sử Trừ Tự Tông

储嗣宗,大中十三年,登进士第。诗一卷

Phiên âm:

Trừ Tự Tông ,đại trung thập tam niên ,đăng Tiến sĩ đệ .Thi nhất quyển

hongha83
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tiểu sử:

Lưu Tích Hư, người Tân Ngô, rất có đức hạnh. Thứ sử Hồng Châu là Ngô Cạnh kính nể đổi tên quê ông thành làng Hiếu Đễ. Ông đỗ khoa Hoành từ trong khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713 - &42), làm quan đến Sùng Văn quán hiệu thư lang. Ông thường giao du với Vương Xương Linh, Mạnh Hạo Nhiên. Thơ ông lập ý cao xa, lời lẽ tân kỳ, tình cảm sâu sắc.

Tham khảo:

刘眘(shèn)虚:生卒年不详,字全乙,江东人。一说洪州新吴(今江西奉新)人。玄宗开元二十一年(733)进士及第。一生仕途坎坷,与王昌龄、孟浩然等友善。其诗工于五言,多为山水隐逸之作。殷璠称其“情幽兴远,思苦语奇,忽有所得,便惊众听”(《河岳英灵集》卷上)。代表作是五律《阙题》,另《寄江滔求孟六遗文》、《寄阎防》、《暮秋扬子江寄孟浩然》也较佳。作品多佚,《全唐诗》录存其诗十五首,《全唐文》存其《对不知名物判》一篇。事迹略见《唐才子传》卷一。



Phiên âm:

Lưu Tích(shèn)Hư :sinh tốt niên bất tường ,tự Toàn Ất ,Giang Đông nhân .nhất thuyết Hồng Châu Tân Ngô (Kim Giang Tây Phụng Tân )nhân .Huyền Tôn Khai Nguyên nhị thập nhất niên (733)tiến sĩ cập đệ .nhất sinh sĩ đồ khảm kha ,dữ Vương Xương Linh 、Mạnh Hạo Nhiên đẳng hữu thiện .kì thi công vu ngũ ngôn ,đa vi sơn thuỷ ẩn dật chi tác .ân phan xưng kì “tình u hưng viễn ,tư khổ ngữ cơ ,hốt hữu sở đắc ,tiện kinh chúng thính ”(《hà nhạc anh linh tập 》quyển thượng ).đại biểu tác thị ngũ luật 《khuyết đề 》,lánh 《kí giang đào cầu mạnh lục di văn 》、《kí diêm phòng 》、《mộ thu dương tử giang kí mạnh hạo nhiên 》dã giảo giai .tác phẩm đa dật ,《toàn đường thi 》lục tồn kì thi thập ngũ thủ ,《toàn đường văn 》tồn kì 《đối bất tri danh vật phán 》nhất thiên .sự tích lược kiến 《đường tài tử truyền 》quyển nhất .
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Dương Thuấn:

Họ và tên khai sinh:

Dương Thuấn. Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1959. Quê quán: Bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Cạn. Dân tộc: Tày. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Trưởng ban văn học dân tộc miền núi. Hiện thường trú tại: quận Ba Đình, Hà Nội.  Vào Hội năm 1993.


1. Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác:

Học hết phổ thông thi đỗ vào đại học. Tốt
nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Việt Bắc;
tốt nghiệp khoá IV Trường Viết văn Nguyễn Du,  Cử nhân văn hoá… Làm các nghề viết văn, dạy học, viết báo,  biên tập báo, quản lý văn hoá văn nghệ. Hiện là uỷ viên BCH Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam ; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Hà Nội. Phó trưởng ban Ban Văn học dân tộc miền núi Hội Nhà văn Việt Nam.


2. Tác phẩm chính đã xuất bản:

Cưỡi ngựa đi săn (thơ, 1991); Đi tìm bóng núi (thơ, 1993); Lục pjạ hết lùa - Con côi làm dâu (tập thơ song ngữ Tày- Việt, 1995); Đi ngược mặt trời (thơ, 1995); Con côi làm dâu (thơ song ngữ Tày Việt, 2002); Bà l•o và chích chòe (thơ, 1997); Mười bảy khúc đảo ca (trường ca, 2000); Hát với sông Năng (thơ, 2001); Slíp nhỉ tua khoăn (tập thơ tiếng Tày, 2002); Đêm bên sông yên lặng (thơ, 2004); Dương Thuấn - Thơ với tuổi thơ (2005); Chia trứng công (thơ, 2005); Lính Trường Sa thích đùa (thơ, 2006); Bài học mùa hè (truyện ngắn, 1996); 100 bài thơ tuổi học trò (giới thiệu và tuyển chọn, 2000); Những bài thơ hay viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi (chủ biên, 2001) Dòng suối thức (giới thiệu, tuyển chọn, 2003); Tuyển tập truyện viết về thiếu nhi dân tộc và miền núi (chủ biên, 2004); Hoa của bản làng (nhiều tập, chủ biên, 2004… ); Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (sách nghiên cứu, in chung, 1997).


3. Giải thưởng văn học:

Giải A Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1992 cho tập thơ Cưỡi ngựa đi săn. Giải B Giải thưởng Hội VHNT dân tộc thiểu số Việt Nam cho trường ca Mười bảy khúc đảo ca năm 2000 và cho tập thơ Chia trứng công năm 2006. Giải B Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt nam 2005 cho tập thơ Đêm bên sông yên lặng. Ngoài ra còn được tặng thưởng 11 giải thưởng khác của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ quân đội, các tổ chức chính trị x• hội, các cuộc thi do các báo và nhà xuất bản trung ương tổ chức…


4. Suy nghĩ về nghề văn:

Người làm thơ cần nhất là cái tâm thật sáng, trong lòng trung thực, tính cách khảng khái, hiểu biết thấu đáo văn hoá của dân tộc và nhân loại... Nhưng còn nữa, đối với riêng tôi thấy rằng, người làm thơ cũng cần phải có, đó là điều tôi tâm niệm: Đi-Đọc-Ngẫm-Viết. Đi là để biết thêm cuộc sống rộng dài, chiêm nghiệm bản thân. Càng đi sẽ càng nhiều hiểu dân tộc mình hơn, tránh được ngõ cụt, lối mòn... Đọc là để biết tường tận cổ kim, đông tây, cho bụng thêm đầy thêm chữ nghĩa cũng như vốn tri thức của nhiều dân tộc trên thế giới... Ngẫm là để nhận thức đúng về bản thân, so sánh, liên tưởng qua các thời đại, không gian... Cuối cùng là viết về những điều của thực tại thể hiện một cách giản dị nhất, đem lại nhận thức mới mẻ và nâng cao tâm hồn người đọc...

Nguồn: http://trannhuong.com/

hongha83
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tiểu sử:


Từ Đạo Hạnh (1072-1127), là một thiền sư nổi tiếng Việt Nam thời nhà Lý. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại. Dân chúng lập đền thờ ông tại chùa Thiên Phúc (này thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây), tục gọi là chùa Thầy và chùa Láng ở Hà Nội. Hàng năm, lễ hội chùa Thầy được mở vào ngày 7 tháng 3 âm lịch, tương truyền là ngày ông viên tịch.

Tương truyền ông tên là Lộ, con của quan đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan. Do Từ Vinh bị giết bởi một pháp sư có tên là Đại Điên, Từ Lộ đã đi tu luyện phép thuật và giết được Đại Điên để trả thù cho cha. Sau đó, ông đi vân du khắp nơi để học đạo và cứu nhân độ thế và cuối cùng viên tịch tại núi Sài Sơn.

Truyền thuyết lưu rằng, sau khi Từ Đạo Hạnh chết, ông đầu thai thành con của Sùng Hiền Hầu - em trai của vua Lý Nhân Tông. Vị vua này không có con nên đã nhường ngôi cho con của Sùng Hiền Hầu, người con này chính là Từ Đạo Hạnh đầu thai, trở thành vua Lý Thần Tông.

Tại Hà Nội có chùa Láng được xây dựng đời vua Lý Anh Tông (con của Lý Thần Tông). Chùa thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông


Nguồn: http://vi.wikipedia.org
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tiểu sử:

Dương Khuê (1839-1902), hiệu Vân Trì, nhà thơ Việt Nam. Dương Khuê quê ở làng Vân Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Hòa tỉnh Hà Đông, nay thuộc thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây, đỗ Tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Thượng thư, sáng tác nhiều bài thơ chữ Nôm làm lời cho các bài hát ca trù nổi tiếng.

Dương Khuê thi Hội đỗ cử nhân năm 1864, cùng khoa này Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tiến sĩ, Dương Khuê được bổ làm tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi được thăng làm Bố chánh. Nhưng vì dâng sớ lên can vua Tự Đức: không nên nhượng bộ Pháp nữa, nên ông bị điều đi làm Chánh sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Sau đó ông lại được cử giữ chức Án sát Hải Phòng, rồi Tổng đốc Nam Định - Ninh Bình, cuối cùng làm Thượng thư cho đến khi xin cáo quan về hưu. Trong sự nghiệp sáng tác thơ của ông, nổi tiếng là bài Hồng hồng, Tuyết tuyết, đây là bài thơ phổ cập cho những người bắt đầu hát ca trù. Hai anh em Dương Khuê, Dương Lâm, cùng với các tài tử văn nhân như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm,..., góp phần làm nghệ thuật ca trù trở nên nổi tiếng. Khi ông mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ nổi tiếng nhan đề Khóc bạn để viếng ông.


Tác phẩm

Các bài ca trù:

Hồng hồng, Tuyết tuyết
Cô đào Cần
Ái Cúc
Các bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên:
Chơi trăng
Động Hương Tích

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Nguyên Hồng
(1918-1982)

Họ và tên khai sinh:

Nguyễn Nguyên Hồng. Sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918. Quê quán: Thành phố Nam Định. Đảng viên Đảng CSVN. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Yên Thế (Bắc Giang).
Những năm 1937-1939, tham gia phong trào Mặt trận Dân
chủ ở Hải Phòng. Sáng tác thường đăng trên các báo, tạp chí:
Tiểu thuyết thứ bảy, Đông Phương... Tháng 9-1939, bị Pháp bắt và bỏ tù. Năm 1940, ra tù, lại bị thực dân Pháp đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) và sau đó, bị quản thúc ở Nam Định (từ 11-1941). Năm 1943, tham gia Hội Văn hoá Cứu quốc bí mật và Tạp chí Tiên phong. Tham gia Tổng Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hoạt động ở Hội Văn nghệ Việt Nam (từ 1947-1957), biên tập Tạp chí Văn nghệ và trong ban phụ trách trường Văn nghệ Nhân dân ở Việt Bắc. Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá I và II). Biên tập Tạp chí Văn nghệ và trong Ban phụ trách Tuần báo Văn. Phụ trách Trường bồi dưỡng lực lượng viết văn trẻ (của Hội Nhà văn Việt Nam), Ban Văn học công nhân và là Chủ tịch Hội Văn nghệ Hải Phòng.


* Tác phẩm chính đã xuất bản:

Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941), Những ngày thơ ấu (truyện ngắn, 1941), Qua những màn tối (truyện, 1942), Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942), Quán nải (tiểu thuyết, 1943), Đàn chim non (tiểu thuyết, 1943), Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943), Hai dòng sữa (truyện ngắn, 1943), Vực thẳm (truyện vừa, 1944), Miếng bánh (truyện ngắn, 1945), Ngọn lửa (truyện vừa, 1945), Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, 1946-1961), Đất nước yêu dấu (ký, 1949), Đêm giải phóng (truyện vừa, 1951), Giữ thóc (truyện vừa, 1955), Giọt máu (truyện ngắn, 1956), Trời xanh (thơ, 1960), Sóng gầm (tiểu thyết), Sức sống của ngòi bút (tạp văn, 1963), Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 1971), Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, 1972), Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, 1973), Một tuổi thơ văn (hồi ký, 1973), Sông núi quê hương, Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, 1976), Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, 1978), Thù nhà nợ nước (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, 1981), Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, 1993), Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập, Tập I: 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).

* Giải thưởng văn học: Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt I (1996)
*... "Với gần năm chục năm lao động nghệ thuật bền bỉ, dẻo dai, Nguyên Hồng có một vị trí quan trọng trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông xứng đáng được coi là nhà văn chân chính của "những người khốn khổ". Một tình cảm nhân đạo thiết tha đối với quần chúng lao động nghèo thấm đượm trong toàn bộ sáng tác của nhà văn. Là cây bút hiện thực phê phán đã bước đầu vươn tới lý tưởng cách mạng, ông đã đem đến cho trào lưu văn học này những yếu tối mới mẻ, tích cực."
(Trích, Từ điển Văn học, Tập II, Nxb Khoa học Xã hội,  1984, tr.44)


Nguồn: http://trannhuong.com/
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tư Mã Lễ sống khoảng năm 858 niên hiệu Đại Trung thời Đường Tuyên Tông.

hongha83
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tiểu sử:

Trương Kính Trung không rõ quê quán, tháng năm sinh. Theo quan Ngự sử và Tướng quân Trương Nhân Trực đi đánh trận ở phía bắc, được tín nhiệm rồi giữ các chức Giám sát Ngự sử, Lang trung bộ Lại. Năm 719, niên hiệu Khai Nguyên 7, làm tới Tiết độ sứ Bình Lư (tỉnh Sơn Đông).

hongha83

Nguồn: Đường Thi một thuở , Bùi Hạnh Cẩn, Việt Anh dịch
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Đã sửa... gần hết! Cảm ơn bạn hongha83, còn 2 tác giả đầu trang: 1 thì mình không tìm thấy, 1 còn lại thì mình không hiểu lắm! Cái này nhờ anh Điệp giải quyết giùm!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Tiểu sử:


Victor Hugo sinh ngày 26/2/1802 ỏ thành phố Besanon nước Pháp, cha là một tướng lĩnh quân đội. Còn nhỏ, ông theo cha cùng với mẹ và anh em sống ở đảo Corse, thủ đô Paris, rồi Tây Ban Nha; ông theo học Trường trung học Louis Đại đế ở Paris. Có năng khiếu về thơ rất sớm, 16 tuổi đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ do Viện Hàn lâm Toulouse tổ chức. Năm 1822, vua Louis thứ 18 ban thưởng cho ông một khoản trợ cấp sau khi tập thơ đầu tay ra đời, cũng năm ấy ông cưới Adèle Foucher, hai người có với nhau 5 mặt con. Từ 1827 viết lời tựa vở kịch Cromwell đến 1830 trình diễn vở kịch Hermani của ông, ông tự khẳng định là chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn văn học. Từ 1830 đến 1840, ông viết tiểu thuyết lớn lịch sử Nhà thờ Đức Bà Paris (1831), một số vở kịch khác và nhất là 4 tập thơ Lá thu (1831), Khúc ca hoàng hôn (1835), Tiếng nói bên trong (1837) và Tia sáng và bóng tối (1840). Năm 1833, Juliette Drouet bước vào đời ông, mối quan hệ này kéo dài cho đến khi Juliette mất vào năm 1883, được người đời ca ngợi như một tình yêu chói sáng vượt lên mọi nỗi thăng trầm đầy đoạ. Năm 1841, ông trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm. Năm 1843, sau khi một đứa con gái của ông không may chết đuối, ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị tuy vẫn không thu hẹp hoạt động văn học.

Là Nghị sĩ từ 1848, ông phản đối cuộc đảo chính ngày 2/12/1851 định thủ tiêu nền cộng hoà thiết lập Đế chế thứ 2 của Louis Bonaparte, và phải trốn tránh và đi lưu đầy (ở Brussels, Jersey, Guernesey) cho đến cuối 1870 mới được trở về Paris. Trong gần 20 năm sống lưu vong, ông vẫn lên tiếng ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc và đòi quyền bình đẳng của người da màu. Sức sáng tác của ông càng phong phú mạnh mẽ, một số tác phẩm lớn được viết trong thời kỳ này như Trừng phạt (thơ, 1853), Chiêm ngưỡng (thơ, 1856), Truyền kỳ các thế kỷ (1859-1883), tiểu thuyết Những người khốn khổ (1862)... Ông sau đó là người chứng kiến Công xã Paris bùng nổ, tỏ thiện cảm với các chiến sĩ Công xã, khi Công xã thất bại còn kiên trì vận động đòi ân xá cho họ. Năm 1882, cả nước Pháp long trọng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của ông. Ông từ trần ngày 22/5/1885, Nhà nước Cộng hoà tổ chức quốc tang và đưa thi hài ông vào Điện Panthéon. Trước đó, ông cho xuất bản 2 tập thơ nữa là Năm khủng khiếp (1872) và Nghệ thuật làm ông (1877). Toàn bộ các tác phẩm của ông toát lên tinh thần nhân đạo rộng lớn, thương yêu cao cả đối với những tầng lớp xã hội nghèo khổ bất hạnh mà ông luôn luôn đứng về phía họ. Ông gần như trọn đời ủng hộ cách mạng, dân chủ, tiến bộ.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 20 trang (198 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối