Nghiêm Diệu Dung đã viết:
Vài lời gửi đến bạn nghiêm Diệu Dung
Tôi đã đọc rát kĩ bài thơ này và những lời bạn giải thích về bài thơ. Nhưng tôpíc của bạn là "Những bài thơ về tôn giáo" nên tôi chưa thoả mãn với những lời giải thích của bạn. Bạn không nêu cho chúng tôi biết đưộc mối liên quan của giáo lý và bàithơ là ở đâu?
Mong bạn giảithích rõ thêm liệu có đưộc không?
Cám ơn bạn rất nhiều
Diệu Dung xin được đôi lời:
Chủ đề Thơ ca Phật giáo gồm những bài thơ có nội dung về cả đạo và đời vì đạo và đời gắn bó với nhau song hành, không thể tách rời!
Đời không đạo lấy gì mà sửa
Đạo không đời biết sửa với ai
Dao bén nhờ mài trên đá
Người trí nhờ luyện nơi đời!
Những câu trong "Phong lai..." có thể áp dụng cho người Xuất gia và tại gia ! Nhưng vì đây là chủ đề thơ, không phải chủ đề luận bàn! Nên giải thích ngắn gọn, và đó lời diễn giải là của Nhà sư diễn giải cho hành giả thì đương nhiên ko thể cho mình là người nghe được !
Gửi bạn nghiêm Diệu Dung
Thực ra tôi đề nghị bạn giả thích câu thơ đó theo giáo lý là có nguyên nhân của nó. Ngày trưốc tôi có đọc đưộc một bài thơ bài thơ này cực lạ nhưng tôi không thể cảm nhận nổi bài thơ ấy. Một linh cảm mách bảo cho tôi rằng đó là một bài thơ hay nhưng tôi không thể lý giải đưộc chỗ hay của nó và bài thơ đã đeo dẳng theo tôi đến hàng chục năm trời. Cách đây mấy năm khi đọc về phật giáo tôi đã thử lý giải bài thơ này theo hường phật học và thấy rằng nếu theo hướng đó bài thơ rất sâu sắc. Nhưng vì kiến thức về phật học của tôi nông cạn nên cũng không dám tự tin là mình đúng (Mà cũng chẳng có ai chỉ bảo cho tôi cả) nên ki gặp chủ đề này của bạn tôi rất vui mừng. Muốn bạn phân tích về bài thơ bạn dăng để so sánh xem điều mình nghĩ có đúng không nhưng tiếc rằng bạn đã không nói thêm gì cả . Vậy tôi xin đăng lại bài viết của tôi ngày trưốc ơ đây mong bạn cho biết về những điều tôi cảm nhận có đúng với giáo lý nhà phật không? để mong tích luỹ thêm kiến thức về đạo phật
Xin chân thành cảm ơn bạn trưốc
. Về những triết lí phật giáo trong một bài cổ thi
Lô sơn yên tỏa triết giang triều (Sương khói lô sơn ,sóng triết giang)
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu ( chưa đến được hận cả đời không nguôi)
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự (Đến được rồi hóa ra cũng bình thường)
Lô sơn yên tỏa triết giang triều (Sương khói Lô sơn sóng triết giang)
Tôi biết bài thơ này từ lâu lắm rồi . Từ thủa máy tính còn là một khái niệm rất mơ hồ đối với người Việt nam chúng ta. Lần ấy ,tôi có một may mắn được ngồi hầu chuyện với một bậc túc nho.Cụ đã đọc cho tôi nghe bài thơ này
Ngay đầu tiên, bài thơ đã thu hút tôi bởi cấu trúc của nó. Bài thơ rất lạ . Là một bài thất ngôn tứ tuyệt .nhưng lại chỉ có ba câu. Tôi chưa thấy bài thơ nào như vậy. Chúng ta nên nhớ rằng thất ngôn tứ tuyệt là một thể loại thơ rất khó .Hai câu đầu của bài thơ bao giờ cũng là hai câu thực nói đến một thực tại nào đó mà nhà thơ bắt gặp. Hai câu kết đưa hai câu thực lên cao, khái quát cái thực nhằm nói đến một trạng thái tình cảm, một quan niệm nhân sinh v….v… Với chỉ bốn câu thôi mà làm được điều đó thì quả không phải là dễ .Chắc có bạn sẽ nói với tôi “Khó quái gì, ông đọc trong thư quán đầy những bài tứ tuyệt” Vâng, Trong thư quán của chúng ta quả thật có rất nhiều bài thơ tứ nhưng không tuyệt. Nếu thích bạn có thể thêm vào bốn câu ấy một vài câu thơ nữa (mà tôi cũng thấy nhiều bạn viết tiếp thơ của bạn khác) mà mạch thơ vẫn không có gì thay đổi. Trong thơ bốn câu của chúng ta hiện nay thì cả bốn câu đều là thực , thỉnh thoảng tôi cũng gặp một số bài có câu kết nhưng câu kết lại chẳng liên quan gì đến câu thực nên bài thơ của chúng ta không “Tuyệt” được. Thơ cổ thì khác hẳn. Bài thơ đã thành một chỉnh thể, bạn không thể thêm vào bài thơ bất cứ một dòng nào nữa.Nếu thêm vào mạch thơ sẽ thay đổi. Để minh họa cho điều này tôi xin dẫn ra cho các bạn một bài thơ nổi tiếng
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi ( Rượu quý bồ đào, chén ngọc dạ quang)
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi (Muốn uống nhưng tiếng đàn tì bà đã thúc)
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu (Tôi say nằm lăn trên chiến trường anh cũng đừng cười)
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi (Từ xưa đến nay chinh chiến mấy ai trở về)
Rõ ràng hai câu thực đầu với hai câu kết liên hệ mật thiết với nhau. Hai câu kết là cái thực đầu đã được đưa lên một tầm cao mới. Bài thơ đã hoàn chỉnh không thể thêm bất cứ câu nào. Tôi hiểu nghĩa “Tuyệt”là nghĩa này .Nhân đây tôi cũng xin trả lời bạn Hoangau câu hỏi bạn đã hỏi tôi lần trước : “Hãy cho ví dụ về chữ “ quân” mà không mang nghĩa thâm dao thì chính là từ “Quân” trong bài thơ này. Còn bạn đòi hỏi quân trong ái tình ở thơ cổ thì không có ( có thể là tôi không biết) vì thơ tình trai gái trong thơ cổ là cực kì hiếm
Tôi nói điều này không có nghĩa là tôi chê thơ hiện nay của các bạn. Đơn giản là quan niệm về thơ của chúng ta đã thay đổi. Mà thực ra chúng ta cũng không nên theo quan niệm của các cụ. Nhưng vì đây là một bài cổ thi nên chúng ta bắt buộc phải hiểu nó theo quan niệm của thơ cổ
Trở lại với bài thơ của chúng ta, như tôi đã nói , tứ tuyệt là thể thơ khó vì nó quá ngắn. Thế mà ở bài thơ này lại chỉ có ba câu ( Câu một với câu bốn giống nhau). Thật lạ. Vả lại hai câu kết
Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự
Lô sơn yên tỏa triết giang triều
Lại hoàn toàn không nâng hai câu thực lên, trái lại còn làm giảm hai câu thực xuống. Điều đó là ngược với luật thi. Chẳng lẽ một thắng cảnh nổi tiếng khiến “vị đáo bình sinh hận bất tiêu”lại có thể tầm thường đến thế?Chẳng lẽ tác giả lại không có con mắt thẩm mĩ hay thi nhân bao đời không có mắt thẩm mĩ? Câu trả lời theo cách nào cũng không ổn. Còn một điều nữa, ở câu thứ ba “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự” ở đây tác giả dùng chữ “đắc”hàm nghĩa không phải tự dưng nhà thơ đến được đâymà muốn đến đây nhà thơ đã phải rất cố gắng, phải vượt qua nhiều trở ngại mới đến được. Nếu do vô tình hay vì một lí do ngẫu nhiên mà đến được thì người ta dùng từ “Đáo liễu”. Phải rất cố gắng để đến thăm thế mà lại “Hoàn lai vô biệt sự”. Thật vô lý. Rõ ràng bằng những cách tiếp cận thông thường chúng ta không thể đến được với bài thơ. Bản thân tôi cũng tịt mít không làm sao hiểu nổi bài thơ . Bài thơ cứ theo tôi hơn chục năm trời. Cách đây mấy năm, tôi có ý định đọc về phật giáo. Sau khi đọc một số sách về Phật học, một hôm tôi bỗng có ý nghĩ hãy thử tiếp cận bài thơ theo hướng phật học xem sao thì bài thơ đã hiện lên theo một sắc thái khác hẳn Vậy muốn tiếp cận bài thơ tôi buộc phải nói một chút về Phật học
Tôi biết trong diễn đàn có rất nhiều bạn theo đạo phật, chắc sẽ am hiểu phật pháp hơn tôi lẽ ra tôi không nên lạm bàn nhưng để hiểu bài thơ tôi đành phải nói. Có điều gì sai mong các vị chỉ bảo. Vả lại những điều tôi nói về Phật học theo hướng triết học chứ không phải theo hướng tâm linh
Trong đạo Phật có bốn từ TỪ BI HỈ XẢ . TỪ là từ tâm, ai cũng hiểu BI có nghĩa là thương, thương cho mọi tham vọng, mọi đau khổ của chúng sinh, rõ ràng BI đã cao hơn hẳn TỪ một bậc Hỉ có nghĩa là vui, mừng ,Vui vớimọi niềm vui của chúng sinh, vui với sự giác ngộ của chúng sinh. Chữ hỉ lại cao hơn chữ bi một bậc. Trong bài “Biển” tôi viết tặng bạn Liên thơ tôi viết câu “Vui với niềm vui của mọi người tôi không được bằng em” là chính từ chữ Hỉ này mà ra. . Chữ cuối cùng là chữ Xả. Xả có nghĩa là vứt bỏ . Trong phật học nghĩa từ Xả mênh mông như trời biển. Đã có hàng chục cuốn sách chỉ bàn luận một chữ xả mà thôi . Một giáo lí rất đơn giản nhưng rất khó thực hiện .Hãy vứt bỏ hết mọi thứ ràng buộc cuộc sống của con người lúc đó con người sẽ đạt được đến một trạng thái gọi là Niết bàn .Chúng ta hãy lưu ý một điều chữ xả khuyên chúng ta rũ bỏ không chỉ những cái xấu như tham vọng, lo buồn, oán hận v..v… mà còn khuyên chúng ta từ bỏ cả những thứ mà chúng ta vẫn coi là tốt đẹp như mơ ước, khát vọng, thậm chí là cả vợ con. Xin đừng hiểu từ bỏ theo nghĩa thông thường của từ này mà phải hiểu là không để những thứ đó ràng buộc cuộc sống của mình. Xin minh họa điều này bằng một chuyện
Vợ Trang tử chết, Huệ tử đến thăm thấy ông đang ngồi gõ nhịp vào bồn nước để hát. Huệ tử trách là vô tình Trang tử đáp
-lúc đầu tôi cũng thương sót lắm nhưng nghĩ lại thấy bắt đầu từ không,Không hình , không bóng, không khí cái người ấy chẳng qua là tạp chất biến mà hóa khí, khí biến mà ra hình, hình biến mà ra sinh ,sinh biến mà ra tử khác gì xuân hạ thu đôngcứ tuần hoàn qua lại. Vả lại người ta chết là trở lại với tạo hóa như người ra ngoài mà trở về nhà thế mà mình cứ đuổi theo khóc lóc thì chẳng hóa rât không biết mệnh tời ư.
Câu chuyện trên đã minh họa rất sinh động chữ xả của đạo phật. Bài thơ Lô sơn này là một minh họa nữa về chữ xả .Thắng cảnh núi lô trên sông Triết giang là một kì quan làm say lòng hàng vạn thi nhân mặc khách. Khi chưa thấm nhuần đạo phật tác giả đã bị kì quan này quyến rũ đến mức “Vị đáo bình sinh hận bất tiêu” Một sự ràng buộc .Nhưng khi trong lòng đã có chữ xả rồi thì quan niệm của tác giả đã thay đổi hẳn “Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự”. Thắng cảnh vẫn vậy , vẫn đẹp mê hồn chỉ có điều tác giả đã không còn bị vẻ đẹp ấy trói buộc nữa. Với cách dùng chữ xả của đạo phật để tiếp cận bài thơ chúng ta đã giải quyết được câu thứ ba của bài lô sơn
Còn lại câu cuối cùng . Vói câu này chúng ta phải dùng một khái niệm khác của phật giáo
Về phương diện triết học mà nói bản chất của phật giáo là chủ nghĩa hiện sinh cổ điển.Chủ nghĩa này công nhận những quy luật của tạo hóa. Không mong muốn tác động vào nó ,cải tạo nó. Hãy sống thuận theo những qui luật muôn đời của tạo hóa. Có nhiều câu chuyện để minh họa điều này . Ở đây tôi dẫn ra hai minh họa mà chắc ai theo đạo phật đều biết
Một chú tiểu theo học phật pháp một nhà sư đã năm năm. Một hôm chú tiểu hỏi nhà sư
-Bạch thầy, con theo thầy đã năm năm mà không thấy thầy dạy con một chút gì về phật pháp cả là cớ làm sao?
Nhà sư bèn hỏi lại chú tiểu
-Thế con đã ăn cơm chưa
-Bạch thầy con đã ăn rồi
-Vậy thì con đi rửa bát đi
Phật pháp là vậy , hãy sống theo tự nhiên như ăn xong thì phải rửa bát vậy
Còn chuyện thứ hai liên quan đến vị tổ sư của phái trúc lâm nước ta. Một lần ông về kinh đô ngồi ăn cơm với bà chị gái. Bà chị thấy ông cái gì cũng ăn không kiêng khem gì bèn hỏi
-Cậu ăn uống như thế này thì bao giờ mới trở thành phật được?
Ông đáp “Em không muốn trở thành phật mà phật cũng không muốn trở thành em”
Với khái niệm này của đạo phật, câu cuối cùng của bài thơ về phần xác vẫn giữ nguyên nhưng phần hồn của câu thơ đã thay đổi hoàn toàn. Câu một và câu bốn giống nhau hàm chỉ những quy luật bất biến của tạo hóa
Bài viết rất khô khan vì về thơ thì ít mà về tôn giáo thì nhiều. Viết về tôn giáo mà bay bổng là một điều đại kị Tôi xin chân thành cám ơn bạn Biết ta ta biết và bạn Ngọn gió đêm đã cho tôi những tư liệu để tôi viết bài này