Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 27/08/2007 10:03
Số lượt xem: 30330
Đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Nguyệt Thu vào 04/09/2009 22:33
Có 8 người thích
Ngày gửi: 27/08/2007 10:10
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Cammy vào 27/08/2007 10:16
Có 5 người thích
Ngày gửi: 18/09/2007 16:32
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Thiềng Đức vào 18/09/2007 23:50
Có 3 người thích
Thiềng Đức đã viết:---------------Điệp luyến hoa đã viết:-Cháu viết hay lắm...nhưng vì bác chưa đọc kỷ. Nay đọc lại mới thấy tâm đắc thêm và sẽ sử dụng làm tư liệu bổ sung cho bài viết của bác...
Nghe bác nói rất chí lý. Bản thân cháu trước nay vẫn coi thơ Đường luật là đỉnh cao của thi ca, nhưng cháu không phủ nhận vai trò của Thơ mới. Cháu thì quan niệm là thơ Đường luật như một viên ngọc sáng, một công thức vàng trong thơ ca, vì hầu hết các thể thơ về sau đều là suy ra từ luật thơ Đường. Cháu cũng nghĩ giai đoạn này đúng là đang khủng hoảng về thơ ca, thơ cổ thì ít người tiếp nối được, thơ mới thì đã đến hồi sáo mòn về câu chữ và ý, trong khi lại có một số người lại ngang nhiên phá bỏ những chuẩn mực về nghệ thuật của thơ ca.
Tính những nhà thơ đời đầu thời kỳ thơ mới trở về trước, các nhà thơ lớn đa phần đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu ảnh hưởng của Đường luật. Những nhà thơ trong giai đoạn về sau đều làm thơ trước, học luật sau, đó là "bỏ gốc tìm ngọn", dẫn đến một thế hệ "thơ suông", không có ai tiếp nối được những Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Tản Đà,... Thời kỳ của những người đó đã qua rồi. Đó cũng là bi kịch của thơ mới, và của thơ VN nói chung. Hiện nay nhiều người làm thơ nhưng lại ít người làm được thơ. Nhiều người cho rằng hiện nay thơ mới đang ở cao trào chưa bao giờ có từ trước là hoàn toàn sai lầm.
Cháu chỉ tự thấy an ủi được là, tính nghệ thuật của thơ Đường luật đã được khẳng định qua mười mấy thế kỷ, chắc chắn nó không thể dễ gì bị mai một. Có thể giai đoạn hiện nay chỉ là một bước để người ta thử nghiệm và nhìn nhận lại giá trị của những gì nhân loại đã sáng tạo ra. Phong trào thơ mới đúng là một cuộc cách mạng, mà trong cách mạng thì bao giờ tư tưởng cũng cực đoan, luôn cho cái cũ là xấu và phải gạt bỏ hoàn toàn. Rồi sau hơn nửa thế kỷ qua, cháu biết có nhiều người trong giới trẻ đã và đang tự tìm đường quay lại với thơ luật cũ để khẳng định lại giá trị của nó.
Thanks...
Ngày gửi: 18/09/2007 23:47
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thiềng Đức vào 19/09/2007 00:03
Có 3 người thích
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Ừ, bài này đọc hay quá!
"Việc quảng bá giới thiệu thơ khó tránh khỏi quy luật quảng cáo tiếp thị. Quảng cáo thơ lại không nguy hiểm tức thời như quảng cáo thuốc, người ta rộng rãi lời khen cho vui cửa vui nhà. Chỉ đọc những lời biểu dương ấy thì tưởng như nước ta đang là một "đại cường quốc thi ca", mỗi tuần xuất hiện một nhà thơ tài năng. Tưởng thế mà đọc vào lại không phải thế, là sinh bi quan, chán thơ, xa thơ."
Đoạn này.. đọc rất phải ngẫm nghĩ! Cảm ơn ĐLH.
Ngày gửi: 20/09/2007 15:21
Có 3 người thích
Ngày gửi: 20/09/2007 15:49
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thiềng Đức vào 20/09/2007 15:52
Có 3 người thích
Ngày gửi: 11/10/2007 00:52
Có 2 người thích
Thiềng Đức đã viết:
Cái đẹp và thơ hiện nay
Hồ Sĩ Vịnh
Là nhà thơ phải có tài đã đành, nhưng đồng thời phải có lý tưởng xã hội; lý tưởng xã hội là năng lượng của nhà thơ, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất với anh ta.
VIẾT CHO AI, VIẾT ĐỂ LÀM GÌ? Vẫn là hai câu hỏi tưởng như không khó trả lời, nhưng thực tiễn sáng tạo thơ là ở một số hiện tượng làm cho người đọc không yên lòng. Những hiện tượng một số nhà thơ trẻ tự khẳng định mình sớm, muốn nổi danh ngay (như một số ca sĩ bên sân chơi nhạc trẻ), những tuyên ngôn thơ vừa cao ngạo vừa ngậm ngùi, thậm chí vô trách nhiệm đối với bạn đọc, những câu thơ buông tuồng, thô thiển thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên những trang báo.
---------------------
TĐ rất tâm đắc với tác giả HSV...Xin copy trích đoạn ra đây
để làng thơ ta "ngâm kíu"...làm thế nào để thơ bây giờ được
đánh giá hay hơn thời trước...
Cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh.
(Còn trích đoạn nữa)
Ngày gửi: 11/10/2007 05:32
Có 3 người thích
Ngày gửi: 18/10/2007 12:34
Có 1 người thích
Thiềng Đức đã viết:
-Xin trích đoạn tiếp...Topic:"Bàn luận về thơ Việt Nam"
ở Room "Thảo luận chung về thơ Việt Nam".
-----------------------
...Bản chất xã hội của nhà thơ là con người xã hội, là hơi thở của thời đại. Cái đẹp của câu thơ phải đến với nhiều người, càng nhiều người càng tốt. Còn chuyện đi tìm cái tự do tuyệt đối của nhà thơ, coi thơ ca chỉ là ảo ảnh của cuộc đời, thơ ca được viết không cho ai cả - thú thật chỉ là chuyện viển vông. Đó chưa kể khi tâm hồn nguội lạnh, thái độ dửng dưng của nhà thơ trước những hiện tượng nóng bỏng của xã hội, thì nói gì đến câu thơ đẹp, có ích cho đồng loại.
...có người ngây thơ nông nổi nghĩ rằng, chỉ cần mới, cần lạ, cần hay là được, không cần gì lý thuyết, không cần gì bản sắc dân tộc, không cần những giá trị truyền thống..., họ ném ra ngoài xã hội nhiều câu thơ vụng về, khó hiểu, thậm chí có hại, đánh tráo cảm thụ thẩm mỹ của người đọc. Người làm thơ có quyền viết bất cứ đề tài nào, nhưng khi bài thơ ra đời, nó không còn là của anh (chị) nữa mà là của xã hội, là đối tượng cảm thụ của hàng trăm nghìn thị hiếu khác nhau. Khen – chê, chấp nhận – từ chối là chuyện của dư luận xã hội.
...Trong thơ ca, tài năng gắn liền với sự chân thật...
...Loại hình nghệ thuật nào cũng cần có sự chân thật và sự chân thật trong nghệ thuật thường là cái được phản ánh sự thật cuộc sống, nhưng ở thơ đòi hỏi sự chân thật tối đa.
...cái đẹp trong thơ phải gắn liền với đạo đức xã hội.
...Không có lý tưởng hoặc lý tưởng hời hợt, không bắt nguồn từ đời sống, quay lưng lại một số phận con người, thì mọi tìm kiếm cái đẹp cái mới của nhà thơ trở thành con số không.
---------------------
-Một lần nữa, xin cám ơn tác giả Hồ Sĩ Vịnh.
Ngày gửi: 11/10/2008 01:15
Có 2 người thích
Trang trong tổng số 12 trang (116 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối