Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vanachi

Chức cẩm hồi văn

Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ tự Nhược Lan. Nàng, dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng. Khi Tô được 20 tuổi cha mẹ đính gả cho hàn sĩ Đậu Thao, người cùng quệ Vợ chồng ăn ở đầm ấm. Nàng Tô rất mực chìu chồng, đảm đương tất cả mọi việc gia đình để cho Đậu Thao có đủ thì giờ theo đuổi trau dồi nghiên bút. Người ở quanh vùng đều cho là hạnh phúc và hết sức ngợi khen nàng.

Sau Đậu Thao đỗ đạt làm quan, may mắn được nhâm chức tại Thần Châu, không phải đi đâu xa cả. Gia đình đã đầm ấm hạnh phúc lại càng đầm ấm hạnh phúc hơn.

Nhưng rồi vì công vụ cần thiết, vua truyền Đậu Thao ra trấn đất Lưu Sạ Vì nơi gian lao hiểm trở nên Đậu Thao đành phải để vợ ở nhà.

Thời gian qua ...

Ba năm chờ đợi, nàng Tô ngày càng sức vóc mỏi mòn, dung nhan tiều tụỵ Đêm đêm, bên ngọn đèn khuya, nàng ngồi âm thầm đối bóng, tủi phận hờn duyên, lo ngại thân chồng mà giọt châu tầm tã. Lòng đau dằng dặc, nỗi nhớ triền miên nên hồn thơ dâng trào lên ngọc bút làm thành 10 bài tứ tuyệt. Nàng lại lấy gấm vuông độ chừng một thước, dùng chỉ ngũ sắc thêu 10 bài tứ tuyệt lên trên theo hình trôn ốc, từ ngoài xoáy tròn vào trung tâm bức gấm.

Nàng thêu khéo, chữ nay, nên bức gấm trông cực kỳ tuyệt mỹ. Xong nàng tự tay dâng lên nhà vuạ Thấy lạ, vua truyền cho quần thần đọc, nhưng cả triều không ai đọc được. Vua đành gọi nàng:

Đứng giữa triều, Tô cất tiếng ngâm với một giọng não nùng bi thảm. Ngâm xong, nàng Tô nước mắt đầm đìạ Nhà vua quá cảm động không dám nhìn nàng, vội hạ chiếu cho Đậu Thao về ngay.

Mười bài thơ ấy được truyền tụng với bức gấm thêu, ai cũng nước nở khen cho Tô là một bực kỳ tàị Trước họ gọi bức gấm thơ ấy là "Toàn Loa Đồ" (Bức đồ hình tròn trôn ốc), sau lại cho tên không xứng với giá trị của tác phẩm nên đổi là "Hồi Văn Cách" (Bài văn có tác dụng làm cho người đi biên thú được trở về), nhưng cũng vẫn chưa thấy thỏa đáng. Cuối cùng, họ lại đổi và thêm tên tác giả là "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn".

Thông cảm mối tình sâu đậm của nàng Tô, cổ nhạc Việt Nam có người đã dựa theo bài "Chức Cẩm Hồi Văn" mà sáng tác một bài hát điệu Nam Ai, cũng nhan đề là "Tô Huệ Chức Cẩm Hồi Văn". Lời lẽ lưu loát, ý tình nồng nàn, nhưng không biết tác giả là ai.

Nguyên văn Chức cẩm hồi văn cùng 5 bản dịch, các bạn có thể xem ở đây: http://www.thivien.net/vi...ID=nF5ajtrF4j4zC0ZRfPADLA
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Vạn dặm tìm chồng (Hứa Mạnh Khương)

Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở. Vốn con nhà danh giáo, từ nhỏ đã hấp thụ đạo đức, thư hương theo tinh thần gia phiệt.

Mạnh Khương kết hôn được ít lâu thì nhằm lúc vua Tần mưu tính một công cuộc kiến trúc vĩ đạị Nguyên sau khi thôn tính xong sáu nước: Yên, Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Thủy Hoàng muốn bảo vệ ngai vàng và phòng ngừa cuộc xâm lăng của bọn Hung Nô ở miền Bắc, mới truyền xây Vạn Lý Trường Thành để làm biên giới từ Lũng Tây ở mạn tây đến Liêu Đông ở mạn đông. Thành cao từ 15 đến 30 thước, chân rộng 25 thước, dài 3600 cây số. Cứ từng quãng lại có cửa ải đồ sộ.

Thủy Hoàng đặt công trình lớn lao ấy dưới quyền chỉ huy của đại tướng Mông Điềm và dưới sự kiểm soát của Thái Tử Phò Tộ Nhà vua truyền huy động đến 30 vạn nông dân để xây trường thành, lại dùng đến 50 vạn người bắt làm binh phòng giữ miền Lĩnh Nam. Ngoài ra hơn 70 vạn người bị cung hình (bị cắt sinh thực khí) chia đi làm cung A Phòng, hoặc xây lăng ở Ly Sơn.

Vua truyền huy động đến hàng triệu thanh niên từ 18 đến 45 tuổi đi sưu dịch. Những người này không biết bao giờ mới trở về hay không chắc có ngày trở về nữạ Vì thế, trong nhân dân, vợ khóc chồng, mẹ khóc con vô cùng thảm não.

Chồng nàng Mạnh Khương phải tuân lịnh nhà vuạ Cha chồng đã mất để lại mẹ chồng, Mạnh Khương phải thay thế chồng phụng dưỡng mẹ và dưỡng dục con thợ Nhà ngày suy sụp, nàng phải giã gạo, quay tơ để mưu sinh. Đối với mẹ chồng, nàng vẫn làm tròn nhiệm vụ của một người dâu thảo.

Phần nỗi già, phần thương nhớ con, bà mẹ phát bịnh nặng rồi qua đờị Mạnh Khương phải lo cư tang báo hiếụ Đằng đẵng mấy năm trường trông đợi chồng nhưng bặt vô âm tín. Nghe được tin đồn ở miền bắc, vì tuyết sương lạnh lẽo, vì công việc quá khó nhọc nên có nhiều người ốm chết, Mạnh Khương thương chồng nên nhất định đến tận ải quan, mong tìm chồng để an ủi, giúp đỡ, san xẻ gánh nặng. Nàng gởi con cho người thân rồi ra đi.

Nàng theo đường vạn lý. Từ miền hộ Động Đình nước Sở lên phía bắc đến kinh đô Hàm Dương. Nàng lại nghe đồn: bọn người sưu dịch đã lên vùng tây bắc, nên lại đi từ miền sông Hán Thủy đến dãy núi Tần Lĩnh về hướng tây, đoạn theo dòng sông Tất Xuyên mà đi thẳng lên phía bắc. Trải qua bao cảnh nắng mưa, sương gió, tuyết, nhưng nàng vẫn không nản lòng. Đến sông Hắc Thủy và bến Mã Lan, bị bùn lầy quá nhiều làm chậm bước tiến. Nàng lại men theo mé trường thành, thẳng về hướng đông. Hỏi han từng người, nhưng nàng vẫn thất vọng, vì chẳng ai biết được tin chồng của nàng.

Cuối cùng, Mạnh Khương đến một bãi sa mạc ở miền đông. Giữa lúc ấy, bỗng mây đen vần vũ phủ nhuộm u ám cả bầu trờị Gió bắc thổi giật giọng từng cơn vô cùng lạnh lẽọ Ngựa từ đâu lại cất tiếng hí vang những giọng thảm thê bi đát. Trước mặt nàng lại bày ra một đống xương trắng ngổn ngang, ghê rợn.

Trước cảnh tượng, nàng hỏi: "Có lẽ chồng ta đã thác mất rồi mà thác ở đây chăng?" Và, nàng lại, nghĩ thêm: "Có lẽ phần anh linh của chồng báo điềm lạ cho nàng". Nàng bèn khấn vái vong linh của chồng và cầu Hoàng Thiên phò hộ: nếu chồng nàng thác rồi thì xin cho một biểu hiệu để biết. Đoạn, nàng cắn móng tay, rỏ máu vào những đống xương.

Từ đống xương này cho đến đống xương khác, mãi đến khi nàng rỏ một giọt máu vào chiếc đầu lâu nọ, thì chiếc đầu lâu lại thấm máu và đỏ rực lên. Nàng hiểu ngay đấy là dấu hiệu Trời cho biết đây là hài cốt của chồng. Nàng liền ôm chầm lấy ngay bộ xương, khóc lóc thê thảm suốt cả ba ngày đêm.

Câu chuyện này thấu đến tai thái tử Phò Tô, con trưởng của Tần Thủy Hoàng và đại tướng Mông Điềm, lúc bấy giờ đương đóng đại bản doanh tại đất Lư Long, một ải quan trong tỉnh Hà Bắc ngày naỵ Rồi cả hai cấp tốc sai người đánh xe đến Trác Lộc, chỗ của nàng Mạnh Khương đương khóc. Thái tử Phò Tô gọi nàng hỏi chuyện và tìm hiểu căn do nỗi oan ức của nàng. Nàng bây giờ đã kiệt sức, phều phào thưa:

- Vì chồng tôi đã chết nơi biên thùy, tôi cũng xin chết theo để được cùng nhau họp mặt ở suối vàng!

Nói xong, nàng nghẹn ngào, hấp hối, ngã quỵ rồi tắt thở. Đồng thời một dãy tường mới xây sụp đổ theo!

Nghe chuyện bi thảm và xem cảnh hãi hùng, hai người nao nao cảm động. Cả đến tướng sĩ và dân phu đều thương xót mà rưng rưng nước mắt.

Thái tử Phò Tô hạ lịnh hành lễ mai táng. Lễ truy tặng phẩm hàm Tả Tướng quân cho Phạm Thực và truy phong tước hiệu Trinh Phu Nhân cho Mạnh Khương. Phò Tô truyền chôn hai cỗ săng vào một cánh cửa Sơ Hải quan chừng 8 dặm, cách ven Bột Hải chừng một dặm (dặm: 576m).

Thấy việc hiển linh lạ lùng, người ta lập gần nơi nầy một miếu đá gọi là "Khương Nữ Tử". Đời sau, tại Cổ Bắc khẩu, tỉnh Hà Bắc và ở Lộ An, tỉnh Sơn Tây, người ta cũng có dựng miếu đặt cùng một tên ấỵ Vì sùng mộ nhân đức của nàng, những bá tính xa gần thường đến chiêm bái.

Đời nhà Tây Hán (206-25), nhà Đông Hán (25 trước D.L.-220 sau D.L.), nhà Ngụy (220-265), mộ nàng Mạnh Khương được triều đình lập cho nhiều bia đá. Sang đời nhà Minh (1368-1644), miếu của nàng được trùng tu vẻ vang.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Khúc Trường tương tư

Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quí (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ. Ở trọ nhà có chàng Lý Sinh, một hàn sĩ mỹ mạo tuấn tú.

Nhân một đêm Trung Thu, Ý Nương thưởng trăng bỗng gặp Lý Sinh. Trai tài gái sắc gặp nhau, trao đổi tâm tình. Từ đó cả hai thường tìm cách lui tới.

Lương công biết được, tức giận đuổi Lý Sinh đị Ý Nương lấy làm đau đớn, từ đó sinh ra bịnh tương tư triền miên, mới làm bài khúc Trường tương tư mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu biết. Trong bài có những câu rất lâm ly ai oán:

   Người ta bảo sông Tương rất sâu,
   Nhưng chưa bằng nguồn tương tư.
   Sông sâu còn có đáy,
   Tương tư không bờ bến.

   Chàng ở đầu sông Tương,
   Thiếp ở cuối sông Tương.
   Tương tư không gặp mặt,
   Cùng uống nước sông Tương.

   Hồn mơ bay chẳng tới
   Chỉ thiếu một điều chết.
   Ta vào cửa tương tư,
   Mới biết tương tư đau khổ!

Nguyên văn:

   Nhân đạo Tương giang thâm,
   Vị để tương tư bản.
   Giang thâm chung hữu để;
   Tương tư vô biên ngạn.

   Quân tại Tương giang đầu,
   Thiếp tại Tương giang vĩ.
   Tương tư bất tương kiến,
   Đồng ẩm Tương giang thủy.

   Mộng hồn phi bất đáo,
   Sở khiếm duy nhất tử.
   Nhập ngã tương tư môn,
   Tri ngã tương tư khổ!

Lý Sinh tiếp được, đọc xong, cảm xót vô cùng, đầm đìa nước mắt. Chàng chạy nhờ mai mối đến năn nỉ với Lương ông, kể lể mối tình đầu, xin hỏi nàng làm vợ. Ông trước còn dùng dằng, sau đọc được khúc Trường tương tư của con, lấy làm cảm động nên đành vui lòng cho Sinh thành mối lương duyên.

Trong Đoạn trường tân thanh có câu:

   Sông Tương một giải nông sờ,
   Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia

Và trong Chinh phụ ngâm, bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm cũng có câu:

   Chốn Hàm Dương, chàng còn ngoảnh lại,
   Bến Tiêu Tương, thiếp hãy trông sang...

Bài Trường tương tư của Lương Ý Nương cùng 6 bản dịch, các bạn có thể xem ở đây: http://www.thivien.net/vi...ID=-36sK3wLjynlHbCinJmwqg
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Liễu Chương Đài

Trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn diễn ta nỗi lòng nhớ thương quê hương và tình nhân của nàng Kiều lúc ở lầu xanh, có câu:

   Nhớ lời nguyện ước ba sinh,
   Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
   Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
   Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

"Chương Đài" là tên một con đường ở thành Trường An bên Tàụ "Hỏi Liễu Chương Đài" là hỏi thăm cây liễu ở đường Chương Đàị Đây có nghĩa là hỏi thăm người tình nhân cũ (tức là nàng Kiều).

Sở dĩ có nghĩa ấy do điển tích ở tình sử:

Đời nhà Đường, Hàn Hoành tuổi trẻ nổi tiếng là một người tài danh. Nhà nghèo kiết, lấy một nàng kỵ nữ họ Liễu ở Chương Đài.

Mấy năm sau, quan Tiết độ sứ ở châu Thanh là Hầu Hy Dật mến tài, tâu vua xin Hàn Hoành làm người giúp việc. Bấy giờ, đương lúc nhiễu loạn, Hàn không dám đem Liễu đi theo, để nàng ở lại kinh đô, định chờ dịp tiện sẽ về đón. Nhưng trải qua ba năm trời, Hàn vẫn không về đón được. Nhân lấy vàng đựng vào một cái túi gởi về cho Liễu, kèm theo một bài thơ:

   Liễu ơi, hỡi Liễu Chương Đài,
   Ngày xưa xanh biếc, hỏi nay có còn?
   Ví tơ buông vẫn xanh rờn,
   Hay vào tay khác, khó còn nguyên xưa!

Nguyên văn:

   Chương Đài Liễu! Chương Đài Liễu!
   Tích nhật thanh thanh kim tại phủ?
   Túng sử trường điều tự cựu thùy,
   Dã ưng phan chiết tha nhân thủ.

Liễu được thơ cũng đáp lại:

   Xanh non cành liễu đương tươi,
   Năm năm luống để tặng người biệt ly.
   Thu sang quyện lá vàng đi,
   Chàng về biết có còn gì bẻ vin!

   (Bản dịch của Trúc Khê)

Nguyên văn:

   Dương liễu chi, phương chi tiết,
   Khả hận niên niên tặng ly biệt.
   Nhất diệp tùy phong hốt báo thu,
   Túng sử quân lai khởi kham chiết!

Lời thơ trao đổi thành một điềm gở báo trước.

Một thời gian, Hàn được trở về triều, tìm Liễu không thấy đâu cả. Dò hỏi tin tức, thì ra Liễu đã bị viên tướng Phiên rất có công trạng với triều đình tên Sa Tra Lợi thấy nàng có sắc đẹp nên cướp mất. Nàng bấy giờ được luyến ái hơn hết cả mọi phòng. Hàn buồn bã vô cùng, nỗi nhớ thương không sao khuây được.

May có một tráng sĩ trẻ tuổi tên Hứa Tuấn thương xót tình cảnh của Hàn, tìm mẹo cứu được Liễụ Bấy giờ vợ chồng được xum họp đầm ấm như xưa.

Mời các bạn xem bài Chương Đài liễu tại đây: http://www.thivien.net/vi...ID=I7991hIy9BGNMc-9RdBy9A
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Nghiêng nước nghiêng thành

Đời Vũ Đế nhà Hán (140-86 trước D.L.), có một người phường chèo tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏị Được hầu trong nội điện, cung vi của nhà vua, Lý Diên Niên được nghe vua thường than thở:

- Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệụ Nhỏ nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch đình có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai đẹp cho vừa lòng trẫm. Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc.

Lý Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ Bình Dương công chúạ Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lý Diên Niên hát:

   Phương bắc có giai nhân
   Tuyệt vời đứng riêng bực,
   Một liếc, người nghiêng thành.
   Hai liếc, người nghiêng nước.
   Lẽ nào không biết được
   Người đẹp thành nước nghiêng,
   Người đẹp khó tìm gặp.

Nguyên văn:

   Bắc phương hữu giai nhân
   Tuyệt thế nhi độc lập.
   Nhất cố khuynh nhân thành;
   Tái cố khuynh nhân quốc
   Khởi bất tri
   Khuynh thành dữ khuynh quốc
   Giai nhân nan tái đắc.

Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài, than:

- Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?

Bình Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:

- Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy nữa.

Nhà vua truyền đòi người đẹp vào cung, xem mặt. Quả là một bực giai nhân tuyệt sắc, lại giỏi nghề múa hát, làm cho nhà vua càng mê mẩn tâm thần, liền phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên mình nàng, không còn tha thiết đến một ai nữạ Năm sau, nàng hạ sinh được một con trai.

Một hôm, nàng lâm bịnh nặng, Hán Đế đến tận giường bịnh thăm hỏị Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:

- Thiếp đau từ lâu, hình dung tiều tụy, không dám đem cái nhan sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gởi lại nhà vua một đứa con bé nhỏ và mấy người anh em của thiếp.

Hán Đế ngậm ngùi bảo:

- Phu nhân bịnh nặng không thể qua khỏi được thì hãy giở chăn cho ta nhìn mặt, há chẳng làm cho ta được thỏa lòng sao?

Nàng vẫn che kín mặt, từ tạ:

- Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt quân phu.. Vậy thiếp xin nhà vua tha thứ cho.

Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng gì, vẫn giữ chặt lấy chăn.

Vũ Đế tức quá, đứng phắt dậy ra về.

Nhiều người sợ nhà vua giận, nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:

- Đàn bà là kẻ chỉ hay lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình duyên sẽ phai nhạt, và tình yêu sẽ kém. Nhà vua quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc xinh đẹp lúc mạnh. Nay ta đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ ta là kẻ xấu xạ Nhìn mặt ta, nhà vua sẽ chán thì khi nào còn tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.

Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ hình nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.

Ngày tháng qua nhưng hình bóng người đẹp vẫn lởn vởn trước mắt, và mối tình thương nhớ vẫn canh cánh bên lòng... mà nhà vua không tìm thấy thú vui, người đẹp nào bằng người đã khuất.

Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quí Phi thưởng hoa mẫu đơn ở đình Cẩm Hương, sai người vời Lý Bạch đến bắt dâng ngay ba bài "Thanh Bình điệu". Lý còn say rượu nhưng cầm bút viết luôn ba bàị Bài thứ ba có câu:

   Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
   Thường đắc quân vương đới tiếu khan.

Nghĩa:

   Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,
   Để xứng quân vương một nụ cười.

Chữ "khuynh quốc" để chỉ cái đẹp tuyệt với của Dương Quí Phi.

Trong "Đoạn trường tân thanh", thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều cũng có câu:

   Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
   Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

"Nghiêng nước, nghiêng thành" xuất sứ ở bài hát của Lý Diên Niên.

Các bạn có thể xem bài thơ của Lý Diên Niên này tại đây: http://www.thivien.net/vi...ID=E4bwAbNKBnXY97babWW4Eg
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Ồ, Topic này hay quá chú Bướm ạ.
Thế còn cái topic "huyền thoại quanh các bài thơ" chú chuyển đi đâu rồi nhỉ? Chị chả tìm thấy gì cả :-)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Trong Nam Kha Thái thú truyện của Lý Công Tá thời Đường có ghi một câu truyện truyền kỳ:

"Một người họ Thuần Vu, tên Phần, khi say rượu, mơ thấy mình đến nước Đại Hoè An, lấy được con gái quốc vương rồi làm Thái thú quận Nam Kha, sinh con đẻ cái, vinh hoa phú quý, hiển hách một thời. Sau đó, anh ta cầm quân đánh giặc bị thất bại, công chúa phu nhân cũng chết, cuối cùng bị quốc vương đuổi về. Khi tỉnh dậy mới hiểu, thì ra nước Đại Hoè An chính là cái tổ kiến dưới gốc hoè trong sân, quận Nam Kha chính là tổ kiến nhỏ dưới cành hoè phía nam".

Về sau, dùng :Nam Kha mộng", Hoè An mộng" để chỉ giấc mơ, hoặc để ví với một niềm vui không có thật.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Hà Đông:  Tên một quận thời cổ, người họ Liễu ở rất đông
Sư hống:  Ví với sự uy nghiêm khắc khổ (theo Phật giáo)

Trần Tháo thời Tống, tự Quý Thường, tự xưng là Long Khâu tiên sinh, tôn sùng đạo Phật. Vợ của ông ta là Liễu thị rất đanh đá. Tô Đông Pha đã làm bài thơ đùa như sau:

Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

Long Khâu cư sĩ thật đáng thương
Đêm ngày tán gẫu chẳng ngủ yên
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Gậy chống buông tay sợ hết hồn

Về sau, dùng "Hà Đông sư hống" để chỉ những người phụ nữ đanh đá, đáng ghét hoặc chế giễu những người sợ vợ.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Lão ẩu năng giải: Bà lão hiểu thơ

Thi nhân nổi tiếng thời Đường là Bạch Cư Dị khi làm thơ thường đọc những câu thơ đã chuẩn bị kỹ cho những bà già không biết chữ nghe. Nếu họ hiểu, ông để nguyên, nếu không hiểu thì ông chữa lại, đến khi họ hiểu mới thôi. Thơ của ông do đó sâu sắc mà giản dị, dễ hiểu.

Về sau, dùng "Lão ẩu năng giải" để hình dung thơ văn giản dị dễ hiểu.

Từ điển điển cố Trung Hoa/ Lưu Lực Sinh, NXB Văn hoá thông tin - 2002
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hongha83

Dùi mận: (Toàn lý)

Tương truyền, Vương Nhung ở Lâm Nghi - Lang Nha thời Tây Tấn (265 - 316) trồng được một loại mận rất ngon. Ông ta bán mận cho mọi người nhưng lại sợ người ta lấy hạt trồng. Thế là ông ta bèn dùng dùi xuyên thủng hạt mận rồi mới đem bán. Việc làm của ông ta bị mọi người chế giễu, chê bai. (Xem:Thế thuyết tân ngữ - Kiệm sắc).

Về sau, dùng "Dùi mận" để hình dung kẻ cực kỳ keo kiệt.

Từ điển điển cố Trung Hoa/ Lưu Lực Sinh biên soạn
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối