Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Lạm quyền

Bài đăng trên Lao Động Thứ hai 14/05/2012 07:00

Không biết video clip về cảnh hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị đánh hội đồng ở Văn Giang (Hưng Yên) xác thực đến đâu, nhưng những gì mà chúng ta thấy được quả là ngoài sức tưởng tượng. Chuyện gì đang xảy ra trên đất nước của chúng ta thế này(?!).

Tại sao hàng chục người mặc sắc phục có, thường phục có lại đánh đập hai nhà báo tàn nhẫn đến như vậy? Trong lúc đó, hai nhà báo này chỉ có hai bàn tay trắng, bốn bàn tay không và chỉ biết nhẫn nhục chịu đòn. Trước đó, họ cũng không hề có một hành vi khiêu khích, chống đối nào.  Ai cho phép những người tham gia cưỡng chế đất này quyền đánh đập, bắt bớ vô tội vạ như vậy?

Sau sự kiện nhà của công dân Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bị đập phá, sự kiện các nhà báo bị đánh hội đồng ở Văn Giang cho chúng ta thấy đang có điều gì đó hoàn toàn bất ổn trong việc thực thi quyền lực công ở nước ta. Hiện tượng quyền lực công bị lạm dụng, bị biến thành bạo quyền đang xảy ra ngày một nhiều hơn. Trong lúc đó, phản ứng của công luận, của chính quyền vẫn chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn và chấm dứt hiện tượng xấu xa này.    

Lạm quyền là con bệnh đặc trưng và phổ biến của quyền lực nhà nước. Vấn đề không phải là chỉ ở ta quyền lực mới như vậy, mà là chỉ ở ta quyền lực mới chưa bị kiểm soát đến như vậy.

Mà như vậy thì oan khuất, khổ đau của người dân, bất công trong xã hội vẫn còn rất khó bị loại trừ. Các vụ việc lạm quyền liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây  cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết sự cần thiết phải xác lập cho bằng được nhà nước pháp quyền trên đất nước ta. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có được một khái niệm về nhà nước pháp quyền đúng đắn hơn so với khái niệm mà chúng ta đang có.

Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật (muốn quản lý như thế nào thì cứ đặt ra pháp luật như thế ấy). Một nhà nước như vậy sẽ gần với nhà nước chuyên quyền hơn là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà ở đó mọi quyền lực nhà nước đều bị pháp luật chế ước chặt chẽ, bao gồm cả quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Người dân có thể làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm, nhưng Nhà nước dứt khoát chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Pháp luật không cho phép đập phá nhà của công dân. Pháp luật không cho phép đánh hội đồng các nhà báo (và bất cứ công dân nào khác). Những hành vi lạm quyền nói trên là vi phạm nghiêm trọng pháp quyền. Chúng phải bị loại trừ khỏi đời sống của chúng ta.  

TS Nguyễn Sĩ Dũng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

van2011

Nguyễn Bá Hoà đã viết:
http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/CCHTHIL.jpg

Học sinh làm bài tại sân trường -  Ảnh: Lưu Trang

Rèn sự tự tin
LƯU TRANG
Thi như thế thì phụ huynh cũng không thể mở tài liệu để quay cóp được, đừng có nói là học sinh nhé!


Bài văn lạ
…TTXVN đưa tin, khi được up lên mạng, bài văn này đã có rất nhiều lượt "like", nhưng trên thực tế nó lại nhận một "trứng ngỗng" tròn trĩnh của giáo viên...và nhận lời phê bình: “Ý thức kém, em cần chấn chỉnh sửa ngay”, nhưng nó vẫn đang làm dậy sóng dư luận trong mấy ngày gần đây.
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/kimngan/2012_05_14/bai-van-giaoduc.net.vn.jpg
Bài văn viết:
“Bạo lực học đường là 1 vấn đề vô cùng nhức nhối. Bạo lực không chỉ xuất hiện ở nam sinh hay nữ sinh, mà còn bạo lực về cả vấn đề tâm lý, hay người ta còn gọi là "khủng bố" tinh thần.
Ví dụ tiêu biểu là học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học. Ví dụ mùa hè, quạt trong phòng học chỉ mang tính chất minh họa, không có giá trị thực tiễn. Một phòng học chỉ có 5 cái quạt, 1 cái ở chỗ ngồi giáo viên, 2 cái ở giữa lối đi cho giáo viên đi lại và 2 cái dành cho 50 học sinh còn lại.
Với chiều dài mỗi cánh quạt là 50cm, khoảng cách từ quạt đến mặt đất là 3m, quạt chạy trong hiệu điện thế 220V, sử dụng dòng điện của máy phát điện xoay chiều 3 pha. Từ đó ta tính được quạt có thể làm mát được 1 khu vực có bán kính hơn 1m hay xấp xỉ là 3 bàn học. 3 bàn/7 bàn, tức là 4 bàn bị nóng, ở 2 dãy sẽ là 8 bàn, mỗi bàn có 4 người nên sẽ có 32 người bị nóng. 32/50 người, 1 con số vô cùng lớn...

Tác hại của việc bị nóng: Cơ thể của 1 người trưởng thành có 70% là nước. Nhiệt độ mùa hè trung bình vào khoảng 35 độ C tức là tốc độ trung bình của sự bốc hơi nước là vào khoảng 0.15l/giờ, nên trong 1 buổi học kéo dài 1h cơ thể sẽ mất 0.6l nước. Cơ thể người có khoảng 30l nước, tức là chúng ta mất khoảng 2% lượng nước trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta khi mất từ 2 - 5% lượng nước sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, não bộ mât khoảng 7 - 8% khả năng hoạt động nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế có thể gây ra do nóng bức...”.

Một điểm gây sốt khác của bài văn này đó chính là nó chỉ nhận được 0 điểm, kèm theo lời phê bình của giáo viên: "Ý thức kém, em cần chấn chỉnh ngay"….

Cô giáo mất cả hai chân vì cứu học trò

Báo Đất Việt đưa tin, Cô giáo Zhang Lili, 29 tuổi, đang giảng dạy tại trường trung học cơ sở số 19 (Thành phố Jiamusi, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc) đã hi sinh đôi chân của mình để cứu hai học trò khỏi tai nạn giao thông. Hành động cao đẹp của cô được ca ngợi như một hình mẫu đẹp đẽ về người giáo viên nhân dân.
Vào 20h38', sau khi kết thúc giờ dạy, cô giáo Lili đang đi ra khỏi cổng trường thì phát hiện một chiếc xe bus lao rất nhanh về phía 2 học trò. Cô liền chạy đến và đẩy 2 bạn ra ngoài đường đi của xe nhưng chính cô lại không kịp phản ứng.

Ngay lập tức cô Lili được đưa tới bệnh viện Jiamusi Zhongxin. Các bác sĩ kết luận chân của cô không thể hồi phục được nữa và cần phải cắt bỏ. Cô hiện vẫn đang bị hôn mê.
http://giaoduc.net.vn/Uploaded/kimngan/2012_05_14/co-giao-giaoduc.net.vn.jpg

Tai nạn này khiến gia đình, đồng nghiệp và các học trò của cô Lili bất ngờ, choáng váng. Nhiều người đã đến thăm cô, hiến tặng máu, tiền,… để cô mau hồi phục.

Tấm lòng của cô giáo Zhang Lili thật đáng trân trọng!
K. Ngân (Tổng hợp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

dangthuoc đã viết:
Cám ơn các bạn đã sưu tầm đăng bài , càng đọc càng thấm thía cái chân thực , trách nhiệm trước xã hội , mà làm mãi vẫn chưa giảm cái mặt trái của xã hội .
Toàn Đảng, toàn Dân, trên dưới một lòng, bao nhiêu năm rồi còn chưa làm được, huống hồ ông, sức mấy!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

GS Hùng Võ: "Bộ GTVT nên tránh xa việc bán trụ sở, mang vạ có ngày"

Bài đăng trên Giáo Dục Việt Nam Thứ ba 15/05/2012 05:44

(GDVN) - Đề cập đến việc Bộ GTVT bán trụ sở Bộ, GS, TSKH. Đặng Hùng Võ khẳng định: Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!

Thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT?


Ngày 10/5, Bộ GTVT đã ra thông cáo báo chí về đề án Công nghiệp hóa – hiện đại hóa bộ GTVT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 liên quan đến việc xây dựng trụ sở Bộ. Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam về vấn đề, GS Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho biết:

"Tôi thấy, trước khi nói vào việc xây dựng trụ sở Bộ ra sao, cũng cần nói tới nội dung khái niệm công nghiệp hóa - hiện đại hóa Bộ GTVT mà Đề án này đưa ra. Thiết nghĩ, Bộ là một cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với phạm vi quản lý được Quốc hội giao cho, mà nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước bao gồm: xây dựng để trình hoặc quyết định theo thẩm quyền chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đã được phê duyệt; thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi chính sách, pháp luật thuộc phạm vi mình quản lý".

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_15/GS_Dang_Hung_Vo.jpg
GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng bộ TN - MT (Ảnh: Phạm Yên)



GS Võ phân tích: "Hiện đại hóa" Bộ GTVT thì hiểu được, như là tham gia chương trình Chính phủ điện tử chẳng hạn, hay đến như cán bộ thay đổi phương pháp tư duy cũng có thể gọi là hiện đại hóa. Thú thực, tôi nghĩ mãi mà không hình dung được: thế nào là "công nghiệp hóa" Bộ GTVT? Phải chăng là dùng nhiều xe ô-tô là cơ khí hóa chăng vì cơ khí hóa là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa vậy...
  
Đọc thêm thì thấy có viết: "Đề án CNH-HĐH Bộ GTVT là định hướng chung về CHN-HĐH cho các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT". Tương tự, "hiện đại hóa" các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thì hiểu được nhưng "công nghiệp hóa" các tổ chức đó cũng không hiểu được. Thôi, vẩn vương mãi chuyện này cũng không nên, tôi cố đọc thêm để giải thích cho được sự bất đồng tư duy này vậy, tôi quay về chủ đề chính của câu hỏi mà PV đưa ra".

Bộ GTVT không có quyền bán trụ sở!

"Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc bán trụ sở của một Bộ phải giao cho địa phương tức là giao cho UBND TP. Hà Nội tổ chức đấu giá. Bộ GTVT không có quyền gì về đất đai mà chỉ UBND cấp tỉnh mới có quyền định đoạt về đất đai. Đất sử dụng làm trụ sở một Bộ thuộc phạm vi quản lý công sản của Bộ Tài chính nên phải được phép của Bộ Tài chính. Bộ GTVT là cơ quan hành chính sử dụng đất, không có quyền đứng ra làm việc này.

Đây là quy định của pháp luật về đất đai, về quản lý công sản, về hành chính. Mà nói thực, một Bộ quản lý chuyên ngành thì nên tránh cho xa việc buôn bán bất động sản, nhất là trụ sở mình được Nhà nước bố trí cho mình, mang vạ có ngày! ", GS Đặng Hùng Võ nói tiếp.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/tuannam/2012_05_15/cong_bo_gTVT.JPG
GS Đặng Hùng Võ: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu
của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô..."



Ông Võ cho biết thêm: "Theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của Hà Nội, UBND Hà Nội sẽ quyết định mục đích sử dụng tương lai của thửa đất do Bộ GTVT đang sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng đất mà xem phương thức giao đất, cho thuê đất sẽ thế nào. Nếu theo quy hoạch mà đất đó không được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì UBND giao không thu tiền cho một tổ chức phù hợp.

Nếu theo quy hoạch mà đất đó được sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở thì phải giao cho một trung tâm đấu giá nào đó được pháp luật cho phép để thực hiện đấu giá. Pháp luật cũng cho phép UBND Hà Nội được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với một doanh nghiệp được chỉ định. Pháp luật thì cho nhưng không nên làm vì nguy cơ tham nhũng cao lắm. Tiền sử dụng đất thu được từ đấu giá là tiền của ngân sách nhà nước, sẽ được sử dụng ra sao do người có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước quyết định. Pháp luật đã quy định như vậy, cũng cứ thế mà làm.

Chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai"

Pháp luật hiện hành cũng quy định là Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành hàng năm chỉ được sử dụng để tính thuế và phí, không phải là giá đất để tính tiền sử dụng đất. Tiền sử dụng đất phải được xác định thông qua đấu giá hoặc phải định giá phù hợp giá đất thị trường nếu không thông qua đấu giá. Đây chính là chiều sâu của ngữ nghĩa "sở hữu toàn dân về đất đai".

Khi được hỏi về việc sử dụng khu đất trắng này trong thời gian tới đây, ông Võ cho biết: "Giá trị bằng vàng của mỗi tấc đất trụ sở Bộ GTVT có máu của cha ông ta từ lịch sử, của chiến sỹ và nhân dân Thủ đô những ngày toàn quốc kháng chiến, những ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Pháp luật của ta cũng đủ chặt chẽ, không phải đó là đất muốn làm gì cũng được.

Chủ trương di chuyển các trụ sở Bộ, ngành ra khỏi nội đô để giảm tải hạ tầng là rất đúng. Còn việc sẽ sử dụng đất này để làm gì lại phụ thuộc vào quy hoạch của Hà Nội, sử dụng đất đó ra làm sao lại phụ thuộc pháp luật về tài chính đất đai".

Trước đó, trao đổi với Giáo dục Việt Nam cũng về vấn đề khi Bộ GTVT chuyển trụ sở đi rồi, nếu xây dựng một trung tâm thương mại ở vị trí này liệu có làm giảm sự ùn tắc giao thông tại đây, Trung tướng Thước nói: “Nếu xây dựng một trung tâm thương mại lớn ở đó thì còn ách tắc nhiều hơn nữa. Nếu xây dựng một cơ sở mới mà tạo ra sự ách tắc nhiều hơn thì không nên di chuyển trụ sở Bộ nữa"...

Tuệ Minh
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan:

Nói đúng ra thì cán bộ lãnh đạo của ta chủ yếu là cán bộ chính trị, chuyên môn, chưa được bồi dưỡng những kỹ năng của chính khách. Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán… Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được. Đáng buồn là các học viện của ta và toàn bộ nền giáo dục thường không chú trọng việc đào tạo kỹ năng cho nên toàn bộ công, viên chức của ta thiếu tính chuyên nghiệp.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang, Hưng Yên:

Phải gọi đúng tên, hành xử đúng trách nhiệm!

Bài đăng trên Pháp Luật tp HCM 14/05/2012 - 00:42

(PL)- Sai phạm đã rõ nhưng các quan chức đã hết sức đơn giản khi cho rằng “phản cảm”, “ngoài ý muốn”…

Dư luận đang bức xúc về việc hai nhà báo bị đánh khi đang tác nghiệp ở Văn Giang, Hưng Yên và kèm theo đó là cách xử lý khá chậm chạp thiếu chuyên nghiệp của những người có thẩm quyền.

“Phản cảm”, “đáng tiếc”?

Pháp luật tôn trọng quyền bất khả xâm phạm của công dân. Mọi hành vi xâm phạm thân thể người khác đều là phạm pháp, tùy theo mức độ mà xử lý hành chính hay hình sự. Với nhà báo, Luật Báo chí lưu ý “nhà báo được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp. Không ai được đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật”.

Ở đây, không chỉ bị đánh, hai nhà báo còn bị thu thẻ nhà báo, thẻ đảng viên và bị bắt giữ. Một chuỗi hành vi sai pháp luật diễn ra ngay trước mặt các cơ quan công quyền và bởi chính người thực hiện công quyền nhưng không ai diễn đạt đúng tên. Chánh văn phòng UBND tỉnh chỉ cho rằng “Hành động (đánh) như vậy quá phản cảm!”. Phó chủ tịch UBND tỉnh đường hoàng báo cáo với Thủ tướng Chính phủ: “Quá trình thực hiện đảm bảo đúng trình tự pháp luật, đồng thời có những giải pháp chặt chẽ đảm bảo an toàn cho người và tài sản”. Giám đốc công an tỉnh thì đơn giản: “Vụ việc xảy ra ngoài ý muốn và đáng tiếc”.

Chờ họp để thấu hiểu

Từ việc gọi không đúng tên hành vi đánh nhà báo, những người có trách nhiệm đã có thái độ hành xử chưa đúng mực thậm chí là trái khoáy.

http://phapluattp.vcmedia.vn/gxUKUQfvwccccccccccccYgXYIPug/Image/2012/Thang-5/14-5/7chot_85c87.jpg
Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long. Ảnh: THẾ DŨNG



UBND tỉnh đã cào bằng giữa người vi phạm và người bị xâm phạm thông qua yêu cầu “các ban, ngành liên quan tổ chức một cuộc làm việc vào ngày 16-5 để nghe các bên liên quan trình bày sự việc, cung cấp các bằng chứng liên quan”.

Những người bị đánh lại bị đòi hỏi “cung cấp hình ảnh gốc của clip này để chúng tôi xem xét và thậm chí nếu được có thể tìm ra người quay clip cùng những nhân chứng chứng kiến sự việc hôm đó”. Chuyện đó nếu cần tìm hiểu, thu thập thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng chứ không phải những người bị đánh.

Mới đây, Công an tỉnh Hưng Yên vừa gửi giấy mời lãnh đạo Trung tâm Tin - VOV và hai nhà báo đến để “công an tỉnh tổ chức buổi làm việc nhằm có cách nhìn nhận toàn diện thấu hiểu sự việc diễn ra”. Liệu có cách tìm hiểu nào khách quan hơn, không gây áp lực đến các nạn nhân?

ANH THƯ

Xử lý chậm, vòng vo chỉ càng làm mất niềm tin

Cho đến giờ, cơ quan công an không trưng ra được bằng chứng hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long có hành vi kích động, nhục mạ, gây rối hay có hành vi cản trở việc cưỡng chế. Trong khi đó, người dân và đồng nghiệp của hai nhà báo có thể xem video, theo dõi diễn biến xử lý và tin rằng hai nhà báo trên đã không có hành vi nào phạm luật.

Theo VnExpress, chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị các nhà báo cung cấp băng video gốc quay cảnh mình bị đánh để làm rõ. Giả sử đấy không phải là một vụ hành hung, mà là một vụ người dân đánh lực lượng cưỡng chế, gây thương tích cho công an thì Công an tỉnh Hưng Yên có chờ đến khi có video gốc mới làm rõ không? Hay ngay chiều hôm ấy, báo chí sẽ nhận được sự chủ động cung cấp thông tin nhiệt tình, hài rõ tên và tội?

Một cuộc cưỡng chế phối hợp nhiều lực lượng, được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước, chắc chắn phải có kế hoạch chặt chẽ. Trong đó nhiệm vụ, vị trí của từng chiến sĩ đều được bàn trong phương án. Khi xảy ra sự lộn xộn, sĩ quan cảnh sát nào phụ trách khu vực xảy ra lộn xộn ấy phải biết rõ.

Vậy mà nửa tháng sau vẫn chưa biết ai đánh nhà báo.

Thông tin có thể đến với dân chúng qua nhiều con đường. Giám đốc công an hay chủ tịch tỉnh cũng có nhiều cách ứng xử với công luận tùy theo thẩm quyền và cách nhìn nhận vấn đề của họ. Tuy nhiên, phải xác định niềm tin là thứ mà không một quyền lực hành chính nào có thể cưỡng chế. Trả lời càng chậm, xử lý càng vòng vo thì niềm tin ấy càng mất dần.

ĐỨC HIỂN

Đây là vụ việc có nhiều khía cạnh pháp lý phải làm rõ và giải quyết theo quy định của pháp luật. Với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, Hội Luật gia Việt Nam đề nghị Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

Ông PHẠM QUỐC ANH, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

GS. Phan Huy Lê: "Bổ sung ngay Trường Sa, Hoàng Sa vào sách giáo khoa"
GDVN


(GDVN) - GS. Viện sĩ Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam khẳng định, việc chưa cập nhật nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông là hụt hẫng rất đáng tiếc.

Xin ông cho biết việc giáo dục chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa cho học sinh (HS) trong môn lịch sử hiện nay đã được thực hiện ra sao?

GS. Phan Huy Lê: Cho đến nay, nội dung này chưa có trong chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử cấp phổ thông. Đây là hụt hẫng rất đáng tiếc. Trong SGK của bất kỳ nước nào cũng vậy, quá trình hình thành xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một nội dung bắt buộc trong môn lịch sử.

Theo ông, nếu chỉ dạy về chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa cho HS những địa phương ở Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đà Nẵng thì đã hợp lý chưa? Có cần dạy cho HS cả nước về vấn đề này hay không và nội dung như thế nào là hợp lý?

GS. Phan Huy Lê: Lịch sử dân tộc không có gì khác hơn là cuộc sống của cộng đồng cư dân, cộng đồng các dân tộc diễn ra trong không gian và thời gian. Không gian địa lý đó chính là lãnh thổ của quốc gia - dân tộc. Vì vậy, theo tôi, chủ quyền biển, đảo cần gắn với lãnh thổ thống nhất và toàn vẹn của quốc gia. Đó là một nội dung của lịch sử dân tộc. Trong nội dung này cần đặc biệt chú ý đến chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa vì tính thời sự và yêu cầu trang bị hiểu biết khoa học kịp thời cho thế hệ trẻ. Nội dung này phải có trong SGK môn sử của cả nước, không riêng một địa phương nào.
Đối với một số địa phương có trách nhiệm trực tiếp như Đà Nẵng với huyện đảo Hoàng Sa, Khánh Hòa với huyện đảo Trường Sa, Quảng Ngãi với đảo Lý Sơn - nơi xuất phát của đội Hoàng Sa..., thì có thể bổ sung thêm một số tư liệu quan hệ với địa phương trong phần giảng dạy của thầy, cô giáo.
Với những đòi hỏi bức thiết như hiện nay, theo ông nếu chờ đến sau năm 2015, khi thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới cân nhắc việc đưa nội dung về Trường Sa, Hoàng Sa vào giảng dạy cho HS cả nước như một số ý kiến thì có phù hợp không?

Việc biên soạn lại SGK rõ ràng cần có thời gian để nghiên cứu, xác định lại vị thế, yêu cầu môn học, xây dựng lại chương trình. Vì thế, theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, đến năm 2015 mới có SGK mới. Tuy nhiên, tôi cho rằng không thể chờ đợi đến lúc biên soạn lại SGK mới, mà ngay từ bây giờ cần bổ sung vào nội dung môn sử.

Là một người luôn đề cao và nhấn mạnh việc phải tôn trọng sự thật của lịch sử, vậy theo ông, việc đưa nội dung giáo dục lịch sử về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cần đề cập tới vấn đề gì bức thiết nhất để HS vừa hiểu được thực tế vừa tăng thêm ý thức về chủ quyền dân tộc?

GS. Phan Huy Lê: Tôi nghĩ vấn đề rất rõ ràng. Cần trình bày một cách khách quan và khoa học, nêu lên quá trình lịch sử cùng các luận cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền biển, đảo. Dĩ nhiên cần lựa chọn tư liệu và cách trình bày cho phù hợp với nhận thức của HS. Theo tôi, nên viết về chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa trong nội dung bao quát cả lãnh thổ toàn vẹn và thống nhất của quốc gia.

Với tư cách là người đứng đầu Hội Sử học VN, xin ông cho biết Hội đã và sẽ đề xuất những vấn đề gì để Bộ GD-ĐT có sự quan tâm xứng đáng và hành động kịp thời hơn trong việc đưa nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy cho HS?

GS. Phan Huy Lê: Chúng tôi đã có văn bản kiến nghị gửi lên Bộ GD-ĐT và các cơ quan có thẩm quyền. Tôi rất mừng là cho đến nay, chưa thấy ai phản đối kiến nghị đó, nhiều người ủng hộ.

Vấn đề đặt ra là việc tổ chức thực hiện như thế nào? Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên mời một số chuyên gia biên soạn tài liệu bổ sung vào SGK gồm tài liệu cho HS và tài liệu hướng dẫn cho giáo viên. Trong lớp tập huấn giáo viên thường tổ chức vào mùa hè nên đưa nội dung này vào chương trình tập huấn.

Nên giảng dạy từ tiểu học

Muốn nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, không có cách nào tốt hơn là phải đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp bậc học một cách bài bản. Ở mỗi cấp học sẽ giáo dục với một mức độ khác nhau, nâng dần nhận thức lên theo mỗi lứa tuổi. Theo tôi, ngay từ cấp tiểu học, HS đã cần được giới thiệu về các quần đảo này.


Luật Biển VN sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới (dự kiến khai mạc vào 21.5 - NV) là một căn cứ pháp lý vô cùng quan trọng. Tôi cho rằng luật này cần nêu rõ trách nhiệm của ngành GD-ĐT trong việc xây dựng tài liệu và đưa vào giảng dạy, học tập chính khóa ở tất cả các bậc học để giúp thế hệ trẻ VN hiểu rõ và sâu sắc hơn các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên biển Đông, đặc biệt là về chủ quyền thiêng liêng của người Việt Nam trên 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Sau khi luật Biển được thông qua, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ có kiến nghị và sẵn sàng phối hợp, trao đổi với Bộ GD-ĐT để sớm đưa nội dung chủ quyền biển, đảo vào giảng dạy một cách có hiệu quả hơn.

Ông Lê Như Tiến
(Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên - Nhi đồng của Quốc hội)
Thứ ba ngày  15/5/2012  

......

Các vị nghĩ thế nào khi biển đảo của mình có từ mấy trăm năm nay còn không dám đưa vào sách dậy cho học sinh biết ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Các vị nghĩ thế nào khi biển đảo của mình có từ mấy trăm năm nay còn không dám đưa vào sách dậy cho học sinh biết ?
Tôi nghĩ thế cũng còn may hơn là hoãn tiếp đến mấy trăm năm sau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan:

Nói đúng ra thì cán bộ lãnh đạo của ta chủ yếu là cán bộ chính trị, chuyên môn, chưa được bồi dưỡng những kỹ năng của chính khách. Cần phải coi làm chính trị là một nghề, do đó phải đào tạo bài bản: từ cách ăn, cách nói, cách trả lời phỏng vấn, ra quyết định, điều khiển cuộc họp, tiến hành đàm phán… Phải làm sao tạo dựng được “văn hoá chính khách” chứ không thể mang “văn hoá đường phố” vào chính trường được. Đáng buồn là các học viện của ta và toàn bộ nền giáo dục thường không chú trọng việc đào tạo kỹ năng cho nên toàn bộ công, viên chức của ta thiếu tính chuyên nghiệp.
Chủ yếu chúng ta chỉ đào tạo nhanh chóng các kỹ năng để kiếm tiền. Kiếm thật nhiều tiền bằng bất cứ giá nào. Còn lại là chuyện nhỏ không đáng quan tâm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trình độ và chuyên môn chỉ chiếm tỷ trọng dưới 50% trong việc tạo nên một con người có nhân tính và văn hoá.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] ... ›Trang sau »Trang cuối