Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 12/05/2012 10:43
Có 7 người thích
Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh
Ngày gửi: 12/05/2012 15:00
Có 5 người thích
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam
người bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất Văn Giang hành hung. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Ngày gửi: 13/05/2012 12:21
Có 6 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Không đềTuấn Khỉ đã viết:Không còn gì nói nữa!
VOV lên tiếng về vụ 2 nhà báo bị hành hung ở Văn Giang
Bài đăng trên VNExpress Thứ ba, 8/5/2012, 19:25 GMT+7
Trung tâm tin (Đài tiếng nói Việt Nam) vừa gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên công văn đề nghị làm rõ việc nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị hành hung. Hai nhà báo xác nhận, họ chính là người bị đánh trong clip được cho là ghi trong bối cảnh cưỡng chế tại Văn Giang.
Xem video clip công an đánh nhà báo
(hoặc nếu không phải nhà báo thì là nhân dân)
đánh tàn bạo, dã man
đánh không thương tiếc.
Hàng chục người có vũ trang
đánh một người không có gì tự vệ
là nhà báo đang đi làm nhiệm vụ
(hoặc là thường dân đang đứng rất hiền lành).
Đêm mất ngủ
Không còn gì nói nữa!
Ngày gửi: 13/05/2012 12:27
Có 4 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:Khi chúng cầm cái dùi cui trong tay, chúng cho là chúng to lắm, mạnh lắm. Coi người dân chỉ là con sâu cái kiến.
Nền công vụ đang xuống cấp
Bài đăng trên Sài Gòn Tiếp Thị Ngày 11.05.2012, 09:37 (GMT+7)
SGTT.VN - “Phải xem lúc bị đánh các phóng viên có xưng là nhà báo không, có thẻ hành nghề không hay là khi bị đưa về cơ quan công an mới xưng là nhà báo? Vấn đề này cần làm rõ mới xác định được tính chất vụ việc”. Đó được cho là nguyên văn phát biểu của chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên khi trả lời phỏng vấn của báo chí, quanh vụ hai nhà báo của đài Tiếng nói Việt Nam bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất tại Văn Giang hành hung trong lúc đang tác nghiệp.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm - trưởng phòng phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam
người bị lực lượng cưỡng chế thu hồi đất Văn Giang hành hung. Ảnh: Báo Tuổi trẻ
Dư luận rất bức xúc trước kiểu nói này. Bởi, ai cũng biết và, suy cho cùng, buộc phải biết rằng ngoài trường hợp phạm pháp quả tang, thì việc sử dụng vũ lực để thực thi công vụ ở nơi công cộng chỉ được pháp luật cho phép trong các trường hợp cần phải ngăn chặn hoặc vô hiệu hoá sự chống đối hoặc cản trở cũng bằng vũ lực của người này, người nọ.
Vả lại, sức mạnh trấn áp của quyền lực công, cái theo giả thiết chỉ nhằm phục vụ cho việc bảo đảm và duy trì trật tự xã hội, không thể được sử dụng tuỳ thích, mà phải theo quy trình và có mức độ thích hợp, tuỳ giai đoạn, tình huống. Trước hết, nếu thấy người không có liên quan đến vụ việc mà cứ chàng ràng tại hiện trường, thì phải mời họ đi chỗ khác; nếu họ không tự giác đi ra, thì tiến hành khống chế và trục xuất; và nếu họ có hành vi chống đối, thì mới có thể bị trấn áp bằng vũ lực một cách thích ứng, với mục đích duy nhất là triệt tiêu mối nguy hiểm mà họ có thể gây ra cho người thi hành công vụ.
Các quy tắc này được áp dụng bất kể chủ thể chống đối hoặc cản trở là ai, có liên quan hay không có liên quan đến vụ việc, quan chức hay thường dân. Đáng lý ra, vấn đề phải là những người bị đánh có được quyền lui tới hiện trường và có hành động gì tỏ ra đe doạ tới sự an toàn của lực lượng thi hành công vụ hay không, chứ không phải họ có là hoặc có xưng là nhà báo hay không trong lúc bị đánh.
Cái đáng lo không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ. Qua thái độ ứng xử của một số quan chức khi giao tiếp với công chúng, sự tầm thường, nếu không muốn nói là sự thấp kém cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức công vụ của người được giao chức năng quản trị, điều hành, đang có dấu hiệu lây lan trong hệ thống.
Không chỉ bức xúc, dư luận đồng thời còn ngạc nhiên vì cách đặt vấn đề kỳ quặc và hoàn toàn phi logic ấy lại có tác giả là một quan chức có cỡ của một tỉnh, và được lồng trong lời phát ngôn chính thức nhân danh nhà chức trách trong khuôn khổ giải trình công khai về sự việc. Có thể người nói chưa có kinh nghiệm đối đáp trước giới truyền thông nên dễ lúng túng; hoặc có khả năng do hiểu biết kém cỏi mà nói sai; hay cũng có thể vẫn biết, vẫn tỉnh táo, nhạy bén và đã chuẩn bị từ trước để nói như thế.
Rõ ràng, cái đáng lo từ câu chuyện, cũng như từ những chuyện tương tự xảy ra gần đây và được báo chí đưa tin, không chỉ dừng lại ở nguy cơ lạm dụng quyền dùng vũ lực của người thi hành công vụ trong xử lý các vụ việc rối rắm trong đời sống xã hội, đặc biệt là các tình huống nhạy cảm liên quan đến đất đai, giải toả và đền bù. Người ta còn nhận thấy, qua thái độ ứng xử của một số quan chức khi giao tiếp với công chúng, sự tầm thường, nếu không muốn nói là sự thấp kém cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức công vụ của người được giao chức năng quản trị, điều hành, đang có dấu hiệu lây lan trong hệ thống.
Phải thấy rằng các mối quan hệ trong giao tiếp của cơ quan công quyền với chủ thể được quản lý càng lúc càng trở nên tinh tế, phức tạp; một phần do nhận thức xã hội, pháp lý của người dân, theo sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập của đất nước, đã được nâng cao đáng kể. Đặc biệt, ý thức của người dân về việc bảo vệ các quyền của chủ thể, nhất là quyền sở hữu tài sản bằng công cụ luật pháp ngày càng tốt hơn. Trong hoàn cảnh đó, một bộ máy quản lý với nhiều vị trí yếu kém lại có thiên hướng hành động tuỳ tiện, lộng quyền dễ khiến cho quyền lực công trong nhiều trường hợp bị đặt ở vị trí đối đầu với dân thường trong cuộc xung đột lợi ích. Với tình trạng ấy cộng thêm nạn ăn nói hồ đồ khi tiếp xúc với công luận, sự giảm sút lòng tin của người dân đối với chính quyền là khó tránh.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Ngày gửi: 13/05/2012 14:11
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi chao chang vào 13/05/2012 14:26
Có 3 người thích
Ngày gửi: 13/05/2012 15:22
Có 4 người thích
Ngày gửi: 13/05/2012 15:38
Có 6 người thích
Hàng loạt xe "rủ nhau" cháy
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình thưởng nóng cho một số cá nhân, tập thể kiểm lâm. Ảnh: Tuổi trẻ
Ngày gửi: 13/05/2012 17:15
Có 7 người thích
Đã gần 9 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Đinh La Thăng trở thành tư lệnh
của ngành GTVT với quyết tàm thực hiện "3 khâu đột phá chiến lược"
Quy định cấm CBCC trong ngành chơi gon bị xem là không đúng
Đổi giờ học, giờ làm, Hà Nội vẫn kẹt xe
Đề xuất dành 100.000 tỉ đầu tư cho Vinalines đang thua lỗ khiến dư luận "hết hồn"
Ngày gửi: 14/05/2012 10:28
Có 3 người thích
Hà Lan thông qua Luật trung lập Internet
“Mọi dữ liệu của thế giới mạng đều phải được đối xử công bằng” là nội dung nền tảng của Luật trung lập Internet - Ảnh minh họa: Internet
Ngày gửi: 14/05/2012 17:00
Có 2 người thích
CSGT phạt người vi phạm giao thông khi đi qua hầm Thủ Thiêm - Ảnh: Nguyên Mi - Thanh Niên
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] ... ›Trang sau »Trang cuối