Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nhà Vươn bị máy ủi san bằng, có sự góp mặt của chính quyền xã

<a href="http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nha-Vuon-bi-may-ui-san-bang-co-su-gop-mat-cua-chinh-quyen-xa/98980.gd" target=_blank>Thứ năm 19/01/2012 06:59</a>

(GDVN) - Một ngày sau khi ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch HP tuyên bố nhà ông Vươn là do người dân địa phương bất bình nên phá, người dân nơi đây đã lên tiếng.

Chưa đầy 1 ngày sau khi ông Đỗ Trung Thoại, phó chủ tịch UBND và ông Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an thành phố Hải Phòng phát biểu trên báo chí, truyền hình rằng người dân địa phương bất bình nên phá nhà ông Đoàn Văn Vươn, phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã có mặt tại địa phương này để tìm hiểu sự việc.

Trong cuộc gặp gỡ với những người dân xóm Chùa, thôn Chùa Trên, xã Vình Quang, Tiên Lãng, Hải Phòng, giáp ranh với khu vực đầm nuôi trồng thủy sản ven biển của Tiên Lãng, chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến.

Ông Vũ Ngọc Nham (67 tuổi), là Đảng viên, từng là trợ lý tham mưu tại sư đoàn 320 cho biết, gia đình ông có 9,7 ha đầm nuôi trồng thủy sản, do đó diễn biến vụ cưỡng chế vừa qua ở nhà ông Vươn, ông theo dõi rất sát để nắm tình hình. Theo lời ông, kể từ khi cuộc cưỡng chế xảy ra, công an xã Vinh Quang đã tiếp quản và canh giữ ngày đêm ở khu đầm này.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_01_19/IMG_7932.jpg
ông Vũ Văn Nham



Người dân đi làm biển cũng bị cấm không được đi qua khu đầm nhà ông Vươn. Do đó, chuyện người dân đập phá nhà ông Vươn là “vu cáo”.

Theo lời kể của ông, diễn biến căn nhà bị phá hủy như sau: Buổi sáng 5/1, sau khi những người cố thủ trong nhà nổ súng làm bị thương một số cán bộ công an, bộ đội, lực lượng cưỡng chế đã dùng súng bắn thẳng vào ngôi nhà,ngay sau đó, công an xã Vinh Quang tiếp nhận và canh giữ. Ngay trong chiều tối hôm đó, ông cùng nhiều người dân khác (giấu tên) đã chứng kiến cảnh máy ủi san bằng căn nhà ở của ông Vươn. Sáng sớm hôm sau, khi ngôi nhà kiên cố này chưa bị phá hủy hết, máy ủi lại tiếp tục hoạt động đến khi căn nhà được san bằng.

Điều đáng nói, theo nhiều người dân, ông K là 1 trong 2 người được cho là đã tiếp quản và đánh bắt ngư lợi trên diện tích đầm nhà ông Vươn trong nhiều ngày qua. Và trong buổi đập phá này diễn ra với sự có mặt của ông chủ tịch xã và phó công an xã Vinh Quang.

Theo những bức hình mà phóng viên báo Giáo dục Việt Nam đã chụp được tại căn nhà đã bị phá hủy của gia đình ông Vươn, phần lớn gạch xây tường đã bị đập nát khá nhỏ và đồng đều. Và sở dĩ nói căn nhà bị san bằng bởi vì, thực tế gạch vỡ trên khu vực này đã được san đều trên nền đất khá bằng phẳng. Có lẽ hiếm người dân nơi đâu lại bỏ ra nhiều công sức để tạo ra một hiện trường như vậy.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_01_19/cuong%20che%20hai%20phong%20doan%20van%20vuon.JPG
Hiện trường còn sót lại của ngôi nhà



Nói thêm về việc nhân dân trong vùng bị cấm không cho đi lại xung quanh khu vực đầm bị cưỡng chế, chị Phạm Thị Báu (tức Hiền), em dâu ông Vươn cho biết: Tính đến thời điểm này, mặc dù diện tích đầm nhà chị chỉ bị cưỡng chế gần 1 nửa, nhưng khi bày tỏ mong muốn được dựng căn lều để tá túc và trông nom tài sản, chính quyền nơi đây vẫn chưa cho phép.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_01_19/1_7_1326367058_17_cc2.jpg
chị Hiền (thứ 2 tính từ trái sang): chúng tôi muốn dựng lề trông nom tài sản cũng không được phép



Ông Lương Văn Trong, phó chủ tịch hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng cho biết,  mỗi khi ông có ý định xuống khu vực đầm này đều bị ngăn cản.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/thaolang/2012_01_19/IMG_7937.jpg
ông Lương Văn Trong, phó chủ tịch hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng: Chúng tôi không được tiếp cận đầm nhà ông Vươn



Được biết, 5/1/2012, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã tiến hành cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang). Trong vụ cưỡng chế này, người nhà ông Vươn đã nổ súng hoa cải bắn vào lực lượng cưỡng chế khiến 6 chiến sĩ công an và bộ đội bị thương.

Hiện tại anh em ông Đoàn Văn Vươn đang bị bắt giữ, nhà cửa đã bị đập nát, san bằng và vợ con các ông này phải đi ở nhờ nhà người quen. Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng thực sự đang thu hút dư luận bởi những hoài nghi trong công tác quản lý đất đai của chính quyền địa phương. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo làm rõ vụ việc trên. Đồng thời Bộ Tài nguyên- Môi trường và Bộ công an đã tuyên bố vào cuộc. Mọi thông tin xung quanh vụ cưỡng chế sẽ được Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cập nhật liên tục.

Thảo Lăng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nói Linh Tinh

Cùng đường, bí thế nói linh tinh
Cứ tưởng dân lành giống cái đinh.
Bảo thủ sai lè sai tiếp tục,
Ngu si tội liếm tội tày đình.
Gần Xuân chán vở bi hài kịch,
Sắp Tết buồn tin khốn nạn tình.
Đất nước càng ngày càng lắm chuyện,
Càng ngày thấy chuyện lại càng kinh!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG MỘT NĂM 2012
TƯ CÁCH CÔNG DÂN CỦA HỘI NHÀ VĂN HẢI PHÒNG ?

Trong những ngày này, cả nước sôi sục vụ chính quyền huyện Tiên Lãng , Hải Phòng đem cả lực lượng hùng hậu quân đội, công an tới  cưỡng chế giải tỏa đầm nuôi tôm của anh Đoàn Văn Vươn khiến các đảng viên lão thành ở huyện cũng phải lên tiếng bênh vực anh , ông tướng về hưu Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI cũng thừa nhận :"Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn", TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Nghiên cứu lập pháp Quốc hội cũng khẳng định, do nhận thức không đầy đủ về luật pháp hoặc nghĩ dân không nắm được luật nên chính quyền đã làm ẩu, thu hồi đất sai luật, phải bồi thường và làm rõ trách nhiệm người ra quyết định phá nhà anh Vươn. Đặc biệt TS Nguyễn Xuân Diện đã tổ chức quyên góp hỗ trợ  gia đình anh  hàng trăm triệu đồng…
Tình hình trong nước, ngoài nước sôi sục như thế, vậy mà sáng nay, 17-1-2012, đọc bài tường thuật  “ Chi hội nhà văn VN tại Hải Phòng gặp gỡ đầu Xuân” trên Trannhuong.com mà…não cả ruột.
Nào là đến nay, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng có 27 hội viên, nhà văn Đình Kính - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng thay mặt toàn thể Chi hội tặng hoa chúc mừng 2 hội viên mới trong sự đầm ấm, thân mật của tình đồng nghiệp, khẳng định thành tích nhà thơ Mai Văn Phấn và nhà văn Đình Kính đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 và 2011. Nào là các quan chức như  nhà văn Đình Kính, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban công tác Nhà văn khu vực các tỉnh, thành phố phía Bắc và Bắc miền Trung, nhà thơ Thi Hoàng , Ủy viên Hội đồng Thơ, nhà văn Bão Vũ , Ủy viên Hội đồng Văn xuôi đều tích cực  hoạt động văn học . Ngoài ra chung vui còn có nhà biên kịch Tô Hoàng Vũ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng. Sau cùng, buổi trưa cùng ngày, diễn ra bữa tiệc liên hoan thân mật và mỗi hội viên nhận một…túi qùa Tết…
Đọc đi đọc lại rách cả mắt cũng không tìm thấy một chữ “Tiên Lãng” nào trong bài tường thuật. Ô hay, 26 ông bà Hội viên Hội nhà văn VN ở  Hải Phòng lẽ nào không nghe, không biết tại địa phương vừa nổ ra một sự kiện kinh thiên động địa sao cứ im re, không ông nào há miệng lấy một từ “Tiên Lãng” trong cuộc gặp mặt ?
Sau chi hội nhà văn Hải Phòng lại tới Hội nhà văn VN kết nạp Hội viên mới và mừng xuân Nhâm Thìn. Các vị lão tướng Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Tú Nam, Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Phương…đã đến chung vui. Các hội viên mới cùng gia đình bạn bè mang theo bạt ngàn hoa tươi.

Chủ tịch Hữu Thỉnh báo cáo công việc Hội năm 2011, bao nhiêu là việc từ hội nghị văn trẻ đến các chuyến đi thực tế đến được mùa giải thưởng. Chủ tịch Hội đứng trên bục đỏ, các hội viên mới lần lượt được gọi lên nhận quyết định và hoa từ tay Chủ tịch. Các chú lính mới vui tươi, ánh mắt long lanh ngước lên nhìn Chủ tịch…
Nhà văn Trần Nhương  tếu táo :”  Sau lễ trao giải thưởng tưng bừng là một bữa tát niên vui vẻ. các văn nhân nâng li rượu chúc nhau năm con Rồng văn chương bút lực như Rồng nhả ngọc phun châu…”
Châu ngọc chưa thấy đâu nhưng trong cuộc họp từ miệng tất cả các quan chức, các hội viên mới cũ tuyệt nhiên không thấy nhả ra một từ  “TIÊN LÃNG” .
Lẽ ra nhân vụ nổ Đoàn Văn Vươn, Hội nhà văn VN phải ra một nghị quyết bày tỏ thái độ của mình đối với an nguy của người dân trước sự cưỡng  chiếm đất tàn bạo, trắng trợn của bọn cường hào mới. Còn nhớ hai năm trước đây, khi dư luận cả nước sục sôi yêu cầu dừng ngay việc khai thác bauxite Tây Nguyên thì báo Văn Nghệ “lội ngược dòng” đăng ngay một bài của gã  Lã Thanh Tùng nào đó , ăn theo TKV hết lòng ca ngợi và ủng hộ việc rước Tàu vào tàn phá Tây Nguyên khai thác bauxite, gây nguy hại cho dân tộc.
Ai cũng biết Hội nhà văn VN xây dựng cửa cao nhà rộng, thăm thú nước ngoài, tổ chức hội hè, thù tạc vui chơi…tất cả đều là từ túi tiền của  dân . Ăn của dân thì phải lo lắng cho dân , đứng về phía dân  chứ không chỉ tâng bốc, nịnh hót chính quyền.
Khoan hãy nói đến những chuyện xa xỉ, nào là “lương tâm thời đại”, “thư ký thời đại”, “bộ phận nhạy cảm nhất  của dân tộc”, chỉ xin nói tới cái tối thiểu : tư cách công dân.
Đã đến lúc đặt câu hỏi : Hội nhà văn Việt Nam có phẩm chất “ quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”  hay nôm na có “tư cách công dân”  không , hay chỉ  có tư cách “lễ tân cung đình” véo con ca ngợi nhà cầm quyền cho dù ngày nay tiếng oan đã rậy đất, tiếng oán đã “lòa mây” ?
Trước mắt, Hội nhà văn VN cần lên án vụ vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng khi cưỡng chế và phá nhà của anh nông dân Đoàn Văn Vươn để thấy Hội nhà văn VN hiện đang đứng về phía dân hay phía cường hào ác bá ? Không lẽ quan chức Hội nhà văn VN cũng bắt chước đồng chí Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khi được hỏi về vụ Tiên Lãng : “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
Mong và lo lắm thay!

17-1-2012
Nhật Tuấn


Đứng trước cường quyền mặt cúi gằm
Cũng danh văn sĩ với thi nhân
Nịnh trên nạt dưới thì tài lắm
Oan khuất dân đen cứ lặng câm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vụ cưỡng chế ở Hải Phòng: Chính quyền địa phương tiền hậu bất nhất?

Thứ năm 19/01/2012 12:37

(GDVN) - Sau những lời phát biểu của ông PCT TP Hải Phòng, khiến dư luận đặt câu hỏi: Chính quyền địa phương đang cố gắng 'ém nhẹm' đi thông tin về sự việc này?

Đã nhiều ngày trôi qua nhưng vụ chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn vẫn là tâm điểm chú ý của dư luận. Chính quyền huyện Tiên Lãng và TP Hải Phòng thì cho rằng việc cưỡng chế là hoàn toàn đúng pháp luật?.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyentien/2012_01_19/doan%20van%20vuon_ban%20doc_giao%20duc%20viet%20nam%20(2)_copy.JPG
Ông Đỗ Trung Thoại cho rằng người dân đã phá nhà ông Vươn!



Tuy nhiên, phản bác lại các quan điểm của TP Hải Phòng, một loạt các vị tướng lĩnh và các quan chức cấp cao khác đã chỉ ra những điểm sai trong quyết định cưỡng chế đất đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã yêu cầu làm rõ việc thu hồi đất tại huyện Tiên Lãng. Mới đây nhất, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đã cho yêu cầu cần thành lập đoàn giám sát việc cưỡng chế và thu hồi đất tại địa phương này.

Dư luận vốn đã bức xúc với cách làm việc của chính quyền huyện Tiên Lãng, nay lại cùng thêm bức xúc trước những câu trả lời mà ông Đỗ Trung Thoại, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho rằng: Nhà của ông Vươn là do nhân dân bất bình…phá? Ngay sau khi phát biểu này của ông Thoại được đưa lên báo đã gặp phải những phản ứng của người dân xã Vinh Quang. Nhiều người dân vô cùng bức xúc vì cho rằng họ đã bị chính quyền địa phương đổ oan.

Khoan chưa nói đến việc đúng sai ở đây nhưng cách trả lời của ông Thoại đã khiến cho những người theo dõi vụ việc không khỏi bất bình vì trước đó câu trả lời của chính quyền huyện Tiên Lãng lại hoàn toàn ngược lại.

http://giaoduc.net.vn/Uploaded/nguyentien/2012_01_19/doan%20van%20vuon_ban%20doc_giao%20duc%20viet%20nam_copy_copy.JPG
Ngôi nhà của ông Vươn đã bị san phẳng



Cụ thể, sau nhiều lần từ chối cung cấp thông tin, chiều ngày 12/1, tại cuộc họp báo của UBND TP Hải Phòng, ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch huyện Tiên Lãng thừa nhận việc cưỡng chế ngôi nhà của ông Vươn chưa có quyết định cưỡng chế: “Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461/QĐ-UB ngày 7/4/2009 của UBND huyện Tiên Lãng, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của huyện Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà”. Đồng thời Chủ tịch xã Vinh Quang cũng cho biết là việc phá nhà ông Vươn là do lực lượng chức năng làm.

Họp báo là nơi mà các phóng viên được cung cấp thông tin một cách chính thức, thế nhưng với cách phát ngôn của những người có trách nhiệm của chính quyền TP Hải Phòng đã làm người dân thất vọng.

Chẳng thế mà sau khi nghe xong những lời phát biểu của ông Thoại, nhiều người dân đã phải đặt câu hỏi: Chính quyền Hải Phòng đang cố gắng "ém nhẹm" đi thông tin về sự việc này?

Người dân không đặt câu hỏi sao được khi mà trước đó khi UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất, ông Đoàn Văn Vươn và một chủ đầm tôm là ông Vũ Văn Luân đã có đơn khởi kiện quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ra TAND huyện. Bị bác đơn, ông Vươn và ông Luân tiếp tục kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng.

Ngày 9/4/2010, ông Ngô Văn Anh, thẩm phán TAND TP Hải Phòng đã cho lập một biên bản thỏa thuận giữa các bên đương sự. Ông Phạm Xuân Hoa, trưởng Phòng tài nguyên - môi trường huyện Tiên Lãng, nói trong biên bản: "Quan điểm của UBND huyện Tiên Lãng là quan tâm đến người lao động nếu người lao động chấp hành tốt quy định của Nhà nước. Nếu ông Luân rút đơn thì huyện sẽ cho ông Luân tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật". Biên bản được thẩm phán Ngô Văn Anh ký, đóng dấu cùng chữ ký xác nhận của ông Phạm Xuân Hoa và các ông Vươn, Luân. Nhận được biên bản này, các ông Vươn, Luân đã rút đơn kháng cáo.

Tuy nhiên, UBND huyện Tiên Lãng đã không thực hiện lời hứa nói trên. Ngược lại, cuối năm 2011 UBND huyện đã ra quyết định thu hồi đất của ông Vươn, tổ chức cưỡng chế và xảy ra sự việc ngày 5/1.?

Nguyễn Tiến (Tổng hợp)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tiền Hậu Bất Nhất

Mang danh bất nhất đã từ lâu,
Dưới dọc, trên ngang, trước chửi sau.
Lật lọng còn bày trò bợ đít,
Thiên thôn lại vẽ chuyện xoa đầu.
Tranh giành nội bộ giương vây cánh,
Ức hiếp ngoài luồng vác mặt râu.
Chính nghĩa, công bằng quên tịt mít,
Ranh ma, xảo trá thuộc làu làu.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thái Thanh Tâm đã viết:
THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG MỘT NĂM 2012
TƯ CÁCH CÔNG DÂN CỦA HỘI NHÀ VĂN HẢI PHÒNG ?

Trong những ngày này, cả nước sôi sục vụ chính quyền huyện Tiên Lãng , Hải Phòng đem cả lực lượng hùng hậu quân đội, công an tới  cưỡng chế giải tỏa đầm nuôi tôm của anh Đoàn Văn Vươn khiến các đảng viên lão thành ở huyện cũng phải lên tiếng bênh vực anh , ông tướng về hưu Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI cũng thừa nhận :"Vụ Tiên Lãng là một tổn thất chính trị lớn", TS Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Nghiên cứu lập pháp Quốc hội cũng khẳng định, do nhận thức không đầy đủ về luật pháp hoặc nghĩ dân không nắm được luật nên chính quyền đã làm ẩu, thu hồi đất sai luật, phải bồi thường và làm rõ trách nhiệm người ra quyết định phá nhà anh Vươn. Đặc biệt TS Nguyễn Xuân Diện đã tổ chức quyên góp hỗ trợ  gia đình anh  hàng trăm triệu đồng…
Tình hình trong nước, ngoài nước sôi sục như thế, vậy mà sáng nay, 17-1-2012, đọc bài tường thuật  “ Chi hội nhà văn VN tại Hải Phòng gặp gỡ đầu Xuân” trên Trannhuong.com mà…não cả ruột.
Nào là đến nay, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng có 27 hội viên, nhà văn Đình Kính - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Hải Phòng thay mặt toàn thể Chi hội tặng hoa chúc mừng 2 hội viên mới trong sự đầm ấm, thân mật của tình đồng nghiệp, khẳng định thành tích nhà thơ Mai Văn Phấn và nhà văn Đình Kính đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 và 2011. Nào là các quan chức như  nhà văn Đình Kính, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban công tác Nhà văn khu vực các tỉnh, thành phố phía Bắc và Bắc miền Trung, nhà thơ Thi Hoàng , Ủy viên Hội đồng Thơ, nhà văn Bão Vũ , Ủy viên Hội đồng Văn xuôi đều tích cực  hoạt động văn học . Ngoài ra chung vui còn có nhà biên kịch Tô Hoàng Vũ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng. Sau cùng, buổi trưa cùng ngày, diễn ra bữa tiệc liên hoan thân mật và mỗi hội viên nhận một…túi qùa Tết…
Đọc đi đọc lại rách cả mắt cũng không tìm thấy một chữ “Tiên Lãng” nào trong bài tường thuật. Ô hay, 26 ông bà Hội viên Hội nhà văn VN ở  Hải Phòng lẽ nào không nghe, không biết tại địa phương vừa nổ ra một sự kiện kinh thiên động địa sao cứ im re, không ông nào há miệng lấy một từ “Tiên Lãng” trong cuộc gặp mặt ?
Sau chi hội nhà văn Hải Phòng lại tới Hội nhà văn VN kết nạp Hội viên mới và mừng xuân Nhâm Thìn. Các vị lão tướng Nguyễn Xuân Sanh, Vũ Tú Nam, Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Phương…đã đến chung vui. Các hội viên mới cùng gia đình bạn bè mang theo bạt ngàn hoa tươi.

Chủ tịch Hữu Thỉnh báo cáo công việc Hội năm 2011, bao nhiêu là việc từ hội nghị văn trẻ đến các chuyến đi thực tế đến được mùa giải thưởng. Chủ tịch Hội đứng trên bục đỏ, các hội viên mới lần lượt được gọi lên nhận quyết định và hoa từ tay Chủ tịch. Các chú lính mới vui tươi, ánh mắt long lanh ngước lên nhìn Chủ tịch…
Nhà văn Trần Nhương  tếu táo :”  Sau lễ trao giải thưởng tưng bừng là một bữa tát niên vui vẻ. các văn nhân nâng li rượu chúc nhau năm con Rồng văn chương bút lực như Rồng nhả ngọc phun châu…”
Châu ngọc chưa thấy đâu nhưng trong cuộc họp từ miệng tất cả các quan chức, các hội viên mới cũ tuyệt nhiên không thấy nhả ra một từ  “TIÊN LÃNG” .
Lẽ ra nhân vụ nổ Đoàn Văn Vươn, Hội nhà văn VN phải ra một nghị quyết bày tỏ thái độ của mình đối với an nguy của người dân trước sự cưỡng  chiếm đất tàn bạo, trắng trợn của bọn cường hào mới. Còn nhớ hai năm trước đây, khi dư luận cả nước sục sôi yêu cầu dừng ngay việc khai thác bauxite Tây Nguyên thì báo Văn Nghệ “lội ngược dòng” đăng ngay một bài của gã  Lã Thanh Tùng nào đó , ăn theo TKV hết lòng ca ngợi và ủng hộ việc rước Tàu vào tàn phá Tây Nguyên khai thác bauxite, gây nguy hại cho dân tộc.
Ai cũng biết Hội nhà văn VN xây dựng cửa cao nhà rộng, thăm thú nước ngoài, tổ chức hội hè, thù tạc vui chơi…tất cả đều là từ túi tiền của  dân . Ăn của dân thì phải lo lắng cho dân , đứng về phía dân  chứ không chỉ tâng bốc, nịnh hót chính quyền.
Khoan hãy nói đến những chuyện xa xỉ, nào là “lương tâm thời đại”, “thư ký thời đại”, “bộ phận nhạy cảm nhất  của dân tộc”, chỉ xin nói tới cái tối thiểu : tư cách công dân.
Đã đến lúc đặt câu hỏi : Hội nhà văn Việt Nam có phẩm chất “ quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”  hay nôm na có “tư cách công dân”  không , hay chỉ  có tư cách “lễ tân cung đình” véo con ca ngợi nhà cầm quyền cho dù ngày nay tiếng oan đã rậy đất, tiếng oán đã “lòa mây” ?
Trước mắt, Hội nhà văn VN cần lên án vụ vi phạm pháp luật của chính quyền huyện Tiên Lãng khi cưỡng chế và phá nhà của anh nông dân Đoàn Văn Vươn để thấy Hội nhà văn VN hiện đang đứng về phía dân hay phía cường hào ác bá ? Không lẽ quan chức Hội nhà văn VN cũng bắt chước đồng chí Trần Đình Long, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khi được hỏi về vụ Tiên Lãng : “Tôi không theo dõi vụ việc này...”.
Mong và lo lắm thay!

17-1-2012
Nhật Tuấn

Lương tri một chút còn chưa có
Văn chương thi phú để làm chi.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:

Đứng trước cường quyền mặt cúi gằm
Cũng danh văn sĩ với thi nhân
Nịnh trên nạt dưới thì tài lắm
Oan khuất dân đen cứ lặng câm.
Viết Giả

Khổ thế, lưng khom với mặt gằm!
Tình vô cảm nhận, nghĩa vô nhân
Thơ thì bợ đỡ, văn thì nịnh
Viết giả không bằng để bút câm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chaochang

Em mới vô đay đọc vài bài viết trong đây không rõ thực hư ra sao mà thấy hay thì ít còn dở thì nhiều vậy mời các bác vao đọc thử xem sao

http://vn.360plus.yahoo.com/yeulucbatt

http://vn.360plus.yahoo.c...eulucbatt/article?mid=140

http://vn.360plus.yahoo.c...eulucbatt/article?mid=110

....
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:

Lương tri một chút còn chưa có
Văn chương thi phú để làm chi.

Lương tri một chút còn chưa có
Chữ nghĩa ngàn năm cũng giống không

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Dân chỉ mong: Nghiêm từ trên

Bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết (31/01/2012)

Với Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng đã nhìn thẳng vào chỗ yếu rất căn bản là kỷ cương, kỷ luật không nghiêm từ trên và thẳng thắn nhận xét tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đang thách thức sự tồn vong của chế độ.

http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2012/31/2012_31_12_anhthay.jpg
Cần có biện pháp mạnh để hạn chế
việc sử dụng xe công sai mục đích
Ảnh: HOÀNG LONG



25 năm đổi mới, mấy lần Đảng kêu gọi nhìn thẳng vào sự thật để xây dựng Đảng nhưng khi triển khai thì các ngành, các cấp thường nặng về nói và có làm thì cũng như Hội nghị Trung ương 4 đã nhận xét chỉ làm chiếu lệ khiến suy thoái về mọi mặt trầm trọng hơn trước nhiều. Ngay sau Hội nghị Trung ương 4, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: "Hồi trước Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nói nhà dột từ nóc, bây giờ cái nhà không chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa”.

Ta coi nhẹ cái nóc quá lâu, không củng cố các cơ quan lãnh đạo trong khi một số nước giàu có hơn ta, đang bỏ xa ta, thường xuyên giữ vững kỷ cương phép nước từ bên trên. Bà M. Lakhin đã được cử làm lãnh tụ Đảng Xã hội - Dân chủ và đương nhiên sẽ là Thủ tướng Thụy Điển vì là đảng cầm quyền. Báo chí phát hiện bà đã sử dụng thẻ tín dụng "Eurocard” (thẻ này chỉ dùng để thanh toán những chi phí liên quan đến công tác) để thanh toán một số chi phí cá nhân như mua quần áo, trả tiền thuê xe và thuê phòng ngủ khi đi nghỉ hè..., tất cả khoảng 8000 đôla Mỹ. Bộ phận kế toán nhắc nhở, bà đã thanh toán ngay và thanh minh đã quên vì sơ suất nhưng tiêu chuẩn đạo đức chính trị đặc biệt đối với đảng cầm quyền buộc bà phải từ chức. Một đảng viên khác đã được bầu thay bà làm lãnh tụ đảng và thủ tướng. Vua và Hoàng hậu Thụy Điển sang thăm Việt Nam bằng máy bay thương mại, đến Thái Lan ông bà cũng đợi ở sân bay để đáp máy bay dân dụng Bangkok - Hà Nội. Nhà báo ta hỏi một quan chức đi theo nhà Vua tại sao không dùng chuyên cơ, quan chức này trả lời: "Ngân sách nhà nước dành cho Hoàng gia do Quốc hội quyết định rất có hạn, Vua và Hoàng hậu đi thăm nước ngoài không thể dùng chuyên cơ”. Lãnh đạo Singapore đi ra nước ngoài, có lần sang ta cũng dùng máy bay thương mại. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Rudoff Seharping bị cách chức vì nhận mấy bộ comple đắt tiền do một doanh nghiệp tặng. Hai Quốc vụ khanh của Chính phủ Pháp bị cách chức, một người dùng tiền ngân sách thanh toán tiền hút xì gà Cuba (loại thuốc hút đắt nhất thế giới), một người đi công vụ lại thuê máy bay riêng quá tốn kém.

Đụng chạm đến ngân sách dù món tiền không lớn nhưng đã là lãnh đạo cao càng phải trả giá rất đắt, không thể chỉ kiểm điểm và hứa hẹn. Qua những sự việc cụ thể nói trên cho thấy với lãnh đạo bên trên, các nước có chế tài chặt chẽ và kỷ luật nghiêm ngặt bắt buộc lãnh đạo phạm sai lầm phải biết tự xử để Nhà nước khỏi phải can thiệp. Còn ở ta, có những cán bộ gây tổn thất lớn cho ngân sách đều an toàn tại chức và người tốt thấy xung quanh kiếm lợi dễ dàng cũng dễ làm theo. Mua xe công vượt giá nhà nước quy định, ít nhất mỗi xe vượt 100 triệu đồng, nhiều xe khác vượt 200 - 300 triệu. Chủ tịch một thành phố đến dự họp Quốc hội dùng xe giá gần 4 tỷ đồng. Mỗi xe lãng phí ngân sách một khoản tiền lớn nhưng người dùng xe công cũng như ngành quản lý xe công không ai bị kỷ luật hoặc phải bồi thường, coi như việc mua xe công vượt giá Nhà nước quy định là một thứ đặc quyền đặc lợi nên người khác cũng làm theo. Cuối năm 2004 đã có 6.000 xe công mua vượt giá Nhà nước quy định đến cuối năm 2005 không còn con số cụ thể vì thay đổi hàng ngày nhưng tại Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết số xe công mua vượt giá Nhà nước quy định phải bãi sông Hồng mới chứa hết. Bộ máy Đảng và Nhà nước ta hiện có đến ba vạn xe công, phần lớn còn mới. Mỗi lãnh đạo một xe đã thành thói quen, ba ông, cùng một ngành, ở cùng khu vực đi làm vẫn ba xe đến đón chứ các ông không chịu ngồi chung xe. Tiêu chuẩn, định mức dùng xe công từ lâu đã quy định nhiều cơ quan, bộ, ban ngành chỉ có thủ trưởng được cấp xe công thế nhưng dần dần "xé rào” cấp phó cũng có xe công vì vậy ở ngành nào, địa phương nào cũng "lạm phát” cấp phó. Cục, vụ, viện, ủy ban... có năm, bảy cấp phó là chuyện bình thường. Vào cơ quan cứ tưởng có cuộc họp gì quan trọng vì xe công đậu đầy sân.

Nước Pháp giàu có hơn ta nhiều, quan chức Pháp được cấp xe công muốn đổi xe mới, ngay cả Thủ tướng Pháp cũng phải báo cho Cục quản lý công sản Chính phủ biết. Ở đây có bộ phận chuyên khám xe công, thấy xe đã cũ, cần phải thay mới được thay. Cơ quan, cảnh sát chỉ công nhận quan chức được dùng xe mới với điều kiện phải có chứng nhận của Cục quản lý công sản Chính phủ để đảm bảo không thể có xe dùng còn tốt vẫn bị loại bỏ để được mua xe mới. Ở ta, không ít lãnh đạo các cấp dùng xe công thay xe mới rất dễ dàng, rất ít lãnh đạo sử dụng xe công của người tiền nhiệm. Báo chí đưa tin, Chủ tịch một tỉnh miền núi 5 năm thay 5 xe, tất nhiên xe sau đắt tiền, sang trọng hơn xe trước. Điều đáng ngạc nhiên là lãng phí của công quá quắt như thế vẫn không bị kỷ luật. Người lãnh đạo không quý trọng tiền của, tài sản nhà nước vì họ đã đứng trên, đứng ngoài kỷ cương, kỷ luật.

Ông Alain Juppé hồi làm Thủ tướng Pháp, con trai ông thuê nhà của Nhà nước, tiền thuê rẻ hơn những người thuê khác 10%. Báo chí Pháp phát hiện, con trai Thủ tướng phải trả lại ngay nhà cho Nhà nước, nếu không bố phải trả lời trước Quốc hội. Thuê nhà được ưu tiên rẻ hơn có 10%, số tiền nhà nước thiệt chẳng là bao nhưng đã là tiền dân đóng thuế thì một đồng cũng hết sức nghiêm ngặt. Càng dễ hiểu tại sao lãng phí xe công rất khó xảy ra ở Pháp. Ông Netanyahu lần đầu là Thủ tướng nước Itsrael yêu cầu Văn phòng Nội các ngưng chi trả tiền thuốc lá cho ông và khách của ông sau khi báo Yediot Ahronot tiết lộ khoản chi phí mỗi năm. Ban đầu Văn phòng của ông viện cớ, các thủ tướng tiền nhiệm hút thuốc lá và đãi khách đều do ngân sách nhà nước thanh toán. Báo chí đã đưa ra tài liệu cụ thể để thấy Thủ tướng tiền nhiệm Rabin đã bỏ tiền túi để hút thuốc lá và đãi khách. Thuốc lá còn nghiêm ngặt như thế chưa nói bia, rượu càng tuyệt đối không được dùng tiền ngân sách thanh toán. Đoàn nhà báo ta sang thăm Hàn Quốc, bạn chiêu đãi chạm cốc hẳn hoi nhưng không phải rượu hoặc bia mà là nước lọc, các cơ quan, công sở Hàn Quốc không được dùng bia, rượu mời khách, trong nội bộ càng cấm triệt để vì dân coi việc dùng tiền ngân sách thanh toán bia, rượu là một tội không thể tha thứ.

Ở nước ta, từ Đại thắng mùa Xuân 1975 cho đến nay đã 37 năm. Các cơ quan, quân, dân, chính, Đảng trên cả nước khi chiêu đãi khách quốc tế và trong nước dùng bia, rượu rất phổ biến, chủ động hơn khách vì mỗi bữa chiêu đãi là một dịp uống bia, rượu thỏa thích. Lãnh đạo các bộ, ban, ngành về các địa phương hầu như bữa nào cũng có bia rượu và thường là rượu ngoại. Đã uống không mất tiền thì người không nghiện cũng dễ thành nghiện. Chưa bao giờ đảng viên, cán bộ ta lại dùng bia, rượu nhiều như hiện nay.

Thụy Điển, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Singapore, Israel đều là những nước theo cơ chế thị trường, họ rất giống nhau ở kỷ cương, kỷ luật rất nghiêm từ bên trên, lãnh đạo càng lên cao từ chức và cách chức càng là chuyện bình thường. Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng... phạm sai lầm, gây thiệt hại cho ngân sách đều phải biết tự xử nếu không sẽ phải trả lời trước Quốc hội không thể dám coi thường sức ép của cử tri. Lãnh đạo cao có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống bị thay thế ngay. Tổng thống chỉ nói mấy câu không có lợi cho đất nước cũng đủ để dân gợi ý có nên tại chức nữa không. Người ta không bao giờ sợ thiếu người tài và vì vậy cơ quan đầu não luôn luôn tập trung người có thực tài. Quyền của dân rất lớn, Vua và Hoàng gia cũng chỉ được chi tiêu trong khuôn khổ Quốc hội quy định.

Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường nhưng chưa chuyển hẳn. Bao cấp còn nặng nề, kỷ cương phép nước rất lỏng lẻo nhất là bên trên từ thời tập trung, quan liêu vẫn tồn tại đến ngày nay. Chính sách cán bộ vẫn chưa thoát nếp cũ đã quá lạc hậu như sợ không có đủ người thay thế nên không dám kỷ luật cán bộ phạm tội. Đây là cái cớ cực kỳ nguy hiểm để các cán bộ đã hư hỏng vẫn đàng hoàng tại chức, yên chí "có vào không ra, có lên không xuống”. Không kịp thời khắc phục tư tưởng đã quá lỗi thời đó thì bộ máy Đảng và Nhà nước không những trì trệ mà còn giảm hiệu lực. Quốc hội chưa thực sự có thực quyền, biểu hiện cụ thể ở việc chi ngân sách nhà nước rất lãng phí. Suốt 25 năm đổi mới vẫn dùng tiền dân đóng thuế chi cho bia rượu, lãng phí xe công vẫn chưa có nước nào sánh kịp. Chuyện hai công nhân lấy cắp tivi của cơ quan phải ra tòa chịu án tù làm cho nhiều người suy nghĩ. Lãnh đạo gây lãng phí hàng trăm triệu đồng ngân sách, rất công khai và đều an toàn tại chức. Một cán bộ về hưu kể lại, ông vào trại giam thăm đứa cháu ngoại cùng bạn nó ăn cắp ba cái quạt máy ở phân xưởng bố nó là quản đốc. Cháu ông đã nói với ông: "Chúng cháu bị bắt quả tang, chúng cháu có tội nhưng mấy ông cùng nhà máy với bố cháu dùng ôtô nhà máy mang hàng buôn bán kiếm tiền chia nhau làm nhà, làm cửa, chưa kể các ông ăn uống lu bù, chẳng phải bỏ tiền túi bao giờ, lấy của Nhà nước gấp bao nhiêu lần ba cái quạt nhưng mấy ông lại chẳng làm sao cả”.

Chuyện Nhà nước mất ba cái quạt đăng báo Đại Đoàn Kết (ngày 11-8-1990) với đầu đề bài báo "Chuột nhắt và hùm beo” nói về việc chống tham nhũng, lãng phí ngân sách nhà nước, ta mới ra sức chống "chuột nhắt” (chỉ dám ăn vụng miếng cá) chứ còn rất coi nhẹ chống "hùm beo” (dám cuỗm cả con bò, con lợn). Cho đến nay đã gần 22 năm. Vào đầu Xuân Nhâm Thìn 2012 đọc lại bài báo kể trên thấy tình hình vẫn chưa khác trước là bao. Ngân sách nhà nước vẫn chi cho bia rượu, không rõ kéo dài đến bao giờ, còn lãng phí xe công vẫn chưa giảm bớt. Từ chức và cách chức vẫn xa lạ với Nhà nước ta. Bỏ phiếu tín nhiệm ở Quốc hội vẫn chưa thực hiện nổi. Đây là những điểm tựa để những cán bộ phạm tội vẫn lên lương, lên chức. "Chuột nhắt” vẫn bị trừng trị đích đáng, còn "hùm beo” vẫn tận hưởng tiền của, tài sản nhà nước vơ vét được.

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tư, với quyết tâm rất lớn thực hiện thành công Nghị quyết về xây dựng Đảng, chắc chắn kỷ cương, kỷ luật ở nước ta từ bên trên sẽ rất nghiêm như ở các nước giàu có hơn ta, đang bỏ xa ta.

Thái Duy

(Những chữ in đậm do tôi nhấn mạnh - TK)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối