Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 07/01/2012 01:24
Có 8 người thích
Ngày gửi: 07/01/2012 08:10
Có 5 người thích
Ngày gửi: 07/01/2012 08:21
Có 4 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:GIỜI KHÔNG CÓ MẮT
Cứu Hỏa
Cháy xe rồi lại cháy ô tô
Kẻ chết, người đau, mất sạch đồ.
Hiện tượng thường xuyên điều đáng ngại,
Dân tình lớn dậy nỗi thầm lo.
Làm liều kém chất giành lời lớn?
Đổ bậy hơn xăng chiếm lãi to?
Tính mạng con người coi cỏ rác
Mong ông chính phủ xét ngay cho!
Ngày gửi: 15/01/2012 11:07
Có 4 người thích
PGS.TS Nguyễn Văn Thụ
Ngày gửi: 15/01/2012 17:32
Có 4 người thích
Ngôi nhà 2 tầng bị phá hủy
Hải Phòng cũng thừa nhận đã “cưỡng chế quá tay” vụ thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn.
Ngày gửi: 17/01/2012 18:50
Có 4 người thích
GS. Đặng Hùng Võ: Đất bãi bồi hay đất khai hoang không là đất thì nó là trời à?
Chủ tịch huyện Tiên Lãng nói căn nhà bị lực lượng chức năng san phẳng, còn Chủ tịch TP Hải Phòng lại nói do dân phá?
Ngày gửi: 17/01/2012 19:09
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Hoa Sơn vào 17/01/2012 20:13
Có 4 người thích
Thái Thanh Tâm đã viết:Ở quê tôi có một nhà có hai vợ chồng và hai con trai. Năm ngoái họ xây nhà. Nhà có một buồng và hai gian nhà ngoài. Gian buồng để cho con trai lớn và con dâu ngủ còn gian ngoài có hai giường, bố mẹ một giường và con trai út 1 giường.
KÍNH GỬI ÔNG BỘ TRƯỞNG THĂNG
Hà Phạm Phú
Kính gửi: ông Bộ trưởng Thăng!
Từ ngày ông chuyển sang làm Bộ trưởng, tôi đã để ý quan sát, thử xem ông chuyển đồi tư duy từ quản lí điều hành sản xuất, kiếm tiền sang quản lí nhà nước, từ doanh nhân sang làm nhà chính trị như thế nào. Để thấy được sự chuyển đổi tư duy ấy, tốt nhất là xem những việc ông làm.
Việc đầu tiên ông làm khá gây tiếng vang là đi thị sát công trình xây dựng nhà ga hàng không quốc tế Đà Nẵng, truất quyền tại trận ông Trưởng ban quản lí. Cuối năm vừa rồi nhà ga quốc tế đã được cắt băng khánh thành. Nhiều người khen ông, ủng hộ ông dù ông làm trật với “quy trình”. Riêng tôi, tôi không đứng về phía những người ấy. Còn bao nhiêu công trình thuộc phạm vi ông quản lí chậm tiến độ khác nữa liệu ông có thúc đẩy được nhanh như nhà ga hàng không quốc tế Đà nẵng? Ấy là chưa nói những tiêu cực, thất thoát trong xây dựng, căn bệnh ung thư đã di căn không biết ông chữa trị thế nào. Và chất lượng công trình liệu có bảo đảm?
Việc tiếp theo ông ra lệnh cấm cán bộ dưới quyền ông đánh “gôn”. Cái này thì ông đi quá xa, xâm phạm quyền cá nhân của người khác. Có không ít quan chức chơi “gôn” bằng tiền của các chủ doanh nghiệp, ham vui mà bê trễ công việc, chúng thuộc phạm trù khác, nếu vì thế mà ông cấm cán bộ dưới quyền chơi “gôn” thì ông không hoàn thành chức trách quản lí của mình.
Một lần phát biểu trong hành lang quốc hội, ông có hé lộ, một trong những trọng tâm công tác trước mắt của ông là giải quyết nạn ùn tắc giao thông. Thoạt tiên ông chỉ đạo Hà Nội phân làn xe, ồn ào cưỡng chế mấy hôm, nhưng nay thì đâu lại vào đấy, như bắt cóc bỏ đĩa. Ông kiến nghị điều chỉnh giờ làm việc, Hà Nội ngập ngừng khiến ông nổi cáu. Tiêp đó ông đề nghị thu phí lưu hành xe máy xe ô tô thật cao, đánh thẳng vào dạ dày của dân làm ăn lương thiện. (Những người giầu bất thường, nứt đố đổ vách, thì số tiền mua phí lưu hành mấy chục triệu, xấp xỉ nửa năm lương bộ trưởng của ông, có là cái đinh!) Có vẻ như ông quá nóng ruột… Nhưng thưa ông, tôi tin là những bài thuốc ấy ông bốc không đúng bệnh. Nếu muốn dùng những biện pháp mạnh để hạn chế, đi đến loại bỏ phương tiện giao thông cá nhân, không có xe máy, không có ô tô thì quả là đường sẽ thông, hè sẽ thoáng. Nhưng mà thưa ông, đó là sản phẩm của ảo tưởng hoặc khùng.
Không có nước nào lại nghĩ triệt tiêu phương tiện giao thông cá nhân, đất nước càng phát triển thì phương tiện giao thông cá nhân càng nhiều. Người ta không chỉ mua ô tô mà còn sắm cả máy bay. Con người từ khi rời khỏi hang động, tiến về đồng bằng đã luôn mang khát vọng di chuyển với tốc độ cao. Theo lí thuyết Anhstanh, khi tốc độ di chuyển của con người đạt đến tốc độ ánh sáng thì con người có thể đạt được trường sinh- bất lão. Ô tô ra đời là nhằm để nâng cao chất lượng sống, thoả mãn phần nào giấc mơ ấy.
Việc ùn tắc giao thông chủ yếu xẩy ra ở hai thành phố lớn nhất nước. Nguyên nhân chủ yếu thì ai cũng thấy, đó là do hạ tầng cơ sở thiếu và yếu. Việc thành phố Hà Nội và tp Hồ Chí Minh có hệ thống đường giao thông thiếu và yếu như hiện nay, khiến mới chỉ có mấy trăm ngàn ô tô riêng (Hà Nội có 450,000, tp Hồ Chí Minh có khoảng gần 500,000, phỏng đoán cả nước khoảng 1,500,000 xe, bình quân trên một ngàn dân ở Việt Nam chỉ có khoảng 17 ô tô, trong khi ở Pháp, ở Mỹ, ở Bồ Đào Nha, ở Đức… con số từ 300 đến 400) đã tắc nghẽn, là có nguồn ngốc do tích cóp từ những sai lầm cơ bản trong qui hoạch giao thông, qui hoạch đô thị... Sai lầm này do nhà cầm quyền tạo ra chứ không phải dân. Tại sao dân lại phải è cổ gánh chịu những sai lầm đó?
Nhân đây tôi xin nói thêm về chiếc xe ô tô. Những chiếc xe mạnh mẽ, đầy đủ tiện nghi được sinh ra là nhằm thỏa mãn nhu cầu sống, nâng cao chất lượng sống của con người như trên tôi đã có đề cập. Khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người nhiều lên người ta nhất định sẽ mua ô tô. Nhìn sang các nước phát triển, người ta dễ nhận ra ô tô đang chiếm lĩnh thế giới. Ô tô chứng tỏ một xã hội hiện đại.
Ô tô phát triển trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn. Số lượng tăng lên nhanh chóng. Năm 1988, Mỹ sản xuất được 8 triệu chiếc, châu Âu được khoảng 6 đến 7 triệu, Nhật Bản khoảng 600 ngàn. Năm 2003 Nhật sản xuất khoảng 10 triệu, châu Âu 12,5 triệu, Mỹ sản xuất 8 triệu, Trung Quốc mới nổi lên cũng sản xuất được hơn một triệu chiếc. Lợi nhuận của ngành này đem lại ngày một tăng. Ví như: năm 1996, riêng về sản xuất ôtô của tập đoàn công nghiệp General Motors của Mỹ đạt doanh thu trên 168 tỷ USD, trong đó lợi nhuận thu về là 5 tỷ USD/năm v.v... Năm 2007, hãng Toyota đạt doanh thu 230.201 tỉ USD, lợi nhuận là 15.043 tỉ. Tập đoàn sản xuất ô tô FAW của Trung Quốc đạt doanh thu 26.391 tỉ USD, lợi nhuận 660 triệu.
Có thể nói ô tô là một trong những thành tựu sáng giá nhất của nền văn minh nhân loại. Sao ông lại muốn loại ô tô xe máy ra khỏi đời sống xã hội, như thế vừa phản tiến bộ, vừa tiêu diệt một ngành công nghiệp mũi nhọn.
Trở lại việc ông nói thu phí lưu hành để bảo đảm công bằng xã hội. Chiếc ô tô vào Việt Nam đã chịu bao nhiêu loại thuế, khi đến người tiêu dùng giá đội lên vào hàng đắt nhất thế giới. Để lưu hành nó còn chịu bao nhiêu loại phí nữa. Có những loại phí cao ngất ngưởng, chẳng biết căn cứ vào đâu để tính. Ông nghĩ thu phí lưu hành ô tô 20, 30, 50 triệu/ năm, đối với xe máy từ 500,000 đến 2,000,000 VNĐ của người làm ăn lương thiện dễ như móc trong túi mình. Ông không khó khăn, nhưng ông có nghĩ người dân khó khăn không?
Ngân sách nhà nước là do thuế của dân đóng góp. Các ông đã sử dụng tiền thuế của dân đầu tư cho ngành giao thông vận tải hiệu quả đến đâu? Sao ông lại chỉ nghĩ thu và thu? Ông nói thu phí lưu hành để bảo đảm công bằng giữa người đi xe đạp và người đi xe máy, ô tô, thì người dân cũng có thể hỏi người đóng thuế nhiều và người đóng thuế ít sẽ được hưởng thụ thành quả do họ đóng góp như thế nào để bảo đảm công bằng?
Trở lại bài toán chống ùn tắc. Thu phí cao có chống được ùn tắc không? Có thể nói là không, vì làm gì có đủ phương tiện công cộng, vì đến ông đi thử xe buyt cũng không đi nổi. Một khi cái gốc của vấn nạn ùn tắc là qui hoạch không được sửa, hệ thống đường và giao thông công cộng không được cải thiện... (lĩnh vực mà ông chịu trách nhiêm và liên đới trách nhiệm) thì mọi áp đặt chủ quan đều sẽ thất bại. Tôi không nghĩ ông nóng vội vì mục đích riêng tư gì, tôi chỉ nghĩ tư duy của ông đang có vấn đề. Xin ông hãy thay đổi tư duy trước khi lại đề xuất thu thêm một loại phí nào nữa.
Hà Phạm Phú
Thứ sáu ngày 6/1/2012
Ngày gửi: 17/01/2012 19:41
Có 4 người thích
Ngày gửi: 18/01/2012 17:45
Có 4 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:ĐOÀN VĂN VƯƠN “NGỤC OÁN” NGÂM KHÚC
GS. Đặng Hùng Võ: “Phó Chủ tịch TP Hải Phòng nói lăng nhăng”
Thứ tư 18/01/2012 06:56
(GDVN) - “Tất cả mọi việc đều phải căn cứ vào luật đất đai, đất bãi bồi hay đất khai hoang thì cũng là đất, chứ không lẽ nó là trời à?”.
Vụ việc thu hồi, cưỡng chế đất đối với nông dân Đoàn Văn Vươn tại xã Quang Vinh huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận cả nước, đặc biệt là khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiểm tra làm rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giao đất, sử dụng đất, thu hồi đất, tổ chức cưỡng chế đối với hộ gia đình ông Đoàn Văn Vươn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Sáng nay, một lần nữa, vụ việc này lại trở thành tâm điểm của dư luận khi ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho rằng, diện tích đất ông Đoàn Văn Vươn bị thu hồi không phải đất nông nghiệp, vì vậy sử dụng thời hạn bao lâu là do thỏa thuận. Để làm rõ hơn trong phát biểu của ông Thoại này, tối qua, PV Báo Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với GS.Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
GS. Đặng Hùng Võ: Đất bãi bồi hay đất khai hoang không là đất thì nó là trời à?
Thưa Giáo sư, báo chí đã nêu phát biểu của vị Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng rằng “Đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia trong quy định của Luật đất đai không phải đất sản xuất nông nghiệp để giao ổn định trong 20 năm. Vì thế, giao bao nhiêu năm là do địa phương và người thuê đất thỏa thuận với nhau”. Theo ông, những gì lãnh đạo này nói có đúng không?
GS. Đặng Hùng Võ: Vậy thì phải hỏi lại ông Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng là ông ấy nói như vậy căn cứ vào luật nào, điều bao nhiêu? Tôi khẳng định là chẳng có cái luật nào nói như vậy cả, tất cả mọi việc đều phải căn cứ vào luật đất đai, đất bãi bồi hay đất khai hoang thì cũng là đất, chứ không lẽ nó là trời à?
Trong trường hợp này thì vẫn phải giao cho người dân sử dụng 20 năm, không có bất kỳ điều luật nào nói rằng đất bãi bồi thì thỏa thuận thời gian thuê. Nói và làm phải căn cứ trên luật chứ đừng có nói linh tinh, tại sao một cán bộ ở tầm của Phó Chủ tịch thành phố Hải Phòng mà lại nói lăng nhăng như thế được? Cần phải hỏi cho rõ là vị lãnh đạo này của Hải Phòng nói như vậy là căn cứ vào điều luật nào, hay là anh tự nghĩ ra?
Ông từng nói năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 773 về Chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước các vùng đồng bằng, mà mục đích duy nhất là khuyến khích người dân khai hoang phục hóa, chinh phục thiên nhiên, khai thác hiệu quả đất bãi hoang. Vậy, giả sử trong trường hợp hết hạn giao đất thì ông Đoàn Văn Vươn vẫn sẽ được ưu tiên sử dụng tiếp?
GS. Đặng Hùng Võ: Cái này không phải xét chuyện ưu tiên hay không mà có luật rồi, đã giao cho nông dân thì không có chuyện hết hạn là thu hồi, mà chỉ thu hồi căn cứ vào 5 trường hợp: Thứ nhất là Nhà nước có quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…; Thứ hai là người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất; Thứ ba là cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; Thứ tư là người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất; Thứ 5 là đất không được sử dụng liên tục.
Đối với trường hợp của anh Đoàn Văn Vươn là đất nuôi trồng thủy sản, nếu quá 12 tháng không đưa vào sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi, chứ không có trường hợp hết hạn là bị thu hồi.
Đã nhiều năm qua, khiếu kiện về đất đai (thậm chí là khiếu kiện vượt cấp) đã diễn ra triền miên và sự việc ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đã gây ra những sự cố đáng tiếc. Giáo sư có nghĩ rằng, để xảy ra sự việc đau lòng này cũng một phần bởi sự yếu kém của chính quyền địa phương?
GS. Đặng Hùng Võ: Có hai vấn đề rất rõ qua các vụ khiếu kiện, thứ nhất đó là sự thiếu hiểu biết về pháp luật của chính những cán bộ làm việc tại các cơ quan công quyền; thứ hai là do tham nhũng, cố tình lấy cái chuyện thu hồi đất ra để tước đoạt quyền lợi của người dân. Rất nhiều vụ việc khiếu kiện về đất đai đã xảy ra, thậm chí xảy ra nhiều năm nhưng đều xoay quanh hai vấn đề này thôi.
Chủ tịch huyện Tiên Lãng nói căn nhà bị lực lượng chức năng san phẳng, còn Chủ tịch TP Hải Phòng lại nói do dân phá?
Theo quan điểm của Giáo sư, việc chính quyền địa phương huy động công an, bộ đội để tiến hành các biện pháp cưỡng chế có cần thiết không?
GS. Đặng Hùng Võ: Tôi cho rằng, không nên sử dụng lực lượng vũ trang, bởi vì khi chúng ta sử dụng vũ trang thì người dân sẽ dùng chính điều đó để chống lại, đó là hệ quả rất dễ thấy. Cách tốt nhất là phải xử lý công việc thực tâm chứ không thể áp đặt bằng một biện pháp nào đó, bởi đây là một trường hợp xứng đáng được bảo vệ quyền lợi. Chính quyền không những ra quyết định thu hồi mà còn không bồi thường, vậy là mồ hôi họ bỏ ra đầu tư biến vùng bãi hoang thành đầm nuôi thủy sản của người nông dân bỗng dưng bị mất trắng. Họ cùng đường nên đã làm liều.
Không ai phủ nhận, hành vi của Đoàn Văn Vươn là trái pháp luật, nhưng cũng có ý kiến cho rằng cái sai ấy có lỗi lớn từ chính quyền địa phương. Giáo sư nhận định về vấn đề này thế nào?
GS. Đặng Hùng Võ: Quyết định thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất của địa phương là “quyết định gây hậu quả nghiêm trọng”, bởi vì nếu không có cái quyết định ấy thì người dân đã không chống lại. Quyết định đúng luật thì không sao, nhưng ở đây lại là quyết định sai luật, câu chuyện bắt đầu từ đó mà ra cả; tất nhiên cũng phải thấy rằng việc anh Vươn hành động như vậy là không đúng, nhưng công bằng mà nói là quyết định của chính quyền sai nên mới dẫn tới cái sai tiếp theo của người nông dân này.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Ngọc Quang (Thực hiện)
Ngày gửi: 18/01/2012 20:14
Có 4 người thích
Thêm 1 lần nữa, Đại tướng Lê Đức Anh lên tiếng về vụ cưỡng chế này (Ảnh: Tuấn Nam)
Ngôi nhà đã bị san phẳng
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ... ›Trang sau »Trang cuối