Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

@ngh.mai: Dĩ nhiên là như...chữ ký của anh Thái Thanh Tâm: "Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra", nghĩa là chẳng ai khẳng định được 100% rằng Hồ Bùn đỏ Tây Nguyên (nếu ...bị xây dựng xong)lại không có lúc bị bục hay tràn vỡ, ngấm và lan khắp Tây Nguyên...Còn chuyện cái ông Thanh Liêm -Trưởng ban Nhôm-Bô xít- của tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cứ nói đi nói lại theo cái kiểu "yên chí đi, chỉ có may ra động đất mới làm hồ bùn đỏ Tây Nguyên bị vỡ"...cũng dễ hiểu thôi, vì không khẳng định thế mà nói theo cách dân tình đang lo thì chắc chắn sẽ bị "cắt suất", mà cắt thì các cụ lấy gì mà ăn chia...Còn vài mươi năm nữa có xảy ra tràn bùn đỏ hay hơi hơi đỏ gì đi nữa thì...quan hệ gì đến các cụ ấy đâu, mà chắc gì các cụ ấy còn sống để nghe chửi? Nản...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Đất nước ta ơi

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Tôi nhớ trước khi Dũng lên chức tể tướng thì gạo chỉ 4k/cân...

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng: “Phải chấp nhận lạm phát một chút…”

Đăng bởi bvnpost on 24/10/2010

Lan Hương – Nguyễn Hiền


Nguồn: http://boxitvn....A3t-chu%CC%81t/

Vâng, "một chút" là bao nhiêu thưa ông? Chắc ông không biết câu nói của các cụ ta: "Tích tiểu thành đại"? Lạm phát không ngừng và "liên tục phát triển" lâu nay đã đủ "một chút" chưa ạ? Có thể cái gì các ông cũng bảo là tăng trưởng nhưng thảo dân chúng tôi thấy rõ nhất là chất lượng sống không tăng, ngược lại tụt dốc từng ngày do lạm phát. Vậy nghe thấy "một chút nữa" của ông mà phát hãi thêm "một chút".

Đặng Thị


Hiệu quả đầu tư, nói mãi chẳng ai nghe

Tại buổi thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010, đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa) đã đề nghị xem xét lại chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư, một vấn đề đã nói mãi nhưng chẳng có ai nghe.

clip_image002

Đại biểu đề nghị cần xem lại chất lượng tăng trưởng và hiệu quả đầu tư (ảnh Việt Hưng)

Theo ông Cuông, nếu nhà nước cấp tiền cho công ty này, công ty kia mà ko phát triển được thì nên để cho dân doanh vay thông qua ngân hàng. Vụ Vinashin chúng ta đã phải trả phí rất cao.

“Nếu thí điểm mà thế này thì phải xem xét lại việc thí điểm. Cứ vung tiền như thế trong khi tiền lương giáo viên ngoài công lập quốc hội kêu mãi mà chẳng được…” – đại biểu này nói.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) còn cảnh báo, nếu chúng ta chỉ chạy theo tăng trưởng GDP thì sẽ hối hận. Bởi trong con số phản ánh GDP này có cả nợ, có cả thất thoát, cả bao nhiêu nghìn tỷ của Vinashin…

Nếu chúng ta cứ tiếp tục bao cấp thêm “màu sắc” trục lợi, tập đoàn kinh tế cứ hết vốn lại được rót, lại còn vay nước ngoài, nợ công ngày càng tăng. Đây là một bệnh hết sức nguy hiểm.

Trong khi đó, cơ chế quản lý kinh tế lại có nhiều sơ hở. Thể chế hoàn thiện chậm, quản lý vốn và tài sản bị buông lỏng, nhiều doanh nghiệp tập đoàn kinh tế đầu tư dàn trải, thua lỗ kéo dài nhưng chậm xử lý.

Đáng chú ý là chủ trương đa ngành đa nghề đã mở rộng quyền cho các tập đoàn kinh tế nhà nước. Có những tập đoàn luôn luôn kêu là thiếu vốn mà cứ đem đi đầu tư những chỗ khác.

“Trong khi đó, hiệu lực thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa cao, nhiều vi phạm chậm phát hiện, khi phát hiện ra thì hậu quả quá lớn. Chúng ta luôn chỉ ra rằng cơ chế còn nhiều bất cập, nhưng cơ chế cụ thể là gì chứ cơ chế cũng do ta “đẻ” ra. Thanh tra do ai tổ chức? Nếu ko phát hiện thì hẳn là ta “đóng dấu” cho các sai phạm này” – Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) bức xúc lên tiếng.

Lạm phát 8% là thành công

clip_image003

Đại biểu Trần Du Lịch (ảnh Việt Hưng)

Đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn TPHCM) cho rằng trong lĩnh vực kinh tế năm 2010, kế hoạch đặt ra từ đầu năm là ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý thì cho tới thời điểm này là đạt được.

"Riêng về chỉ số giá tiêu dùng, vì đầu năm chúng ta giải quyết mâu thuẫn của bài toán kinh tế, vừa muốn phục hồi tăng trưởng mà lại vừa muốn kiềm chế lạm phát, ngược hoàn toàn. Vì thế, tôi cho rằng lạm phát giữ ở một con số, dù có 8% hay hơn một chút vẫn là thành công" – ông Lịch nói.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM) cho rằng: Hiện giá cả hàng hóa, giá vàng tăng chưa từng có, giá USD cũng vậy, kèm thêm thuốc chữa bệnh, lãi suất tương đối cao…Vì thế, cần tập trung lực lượng để kiềm chế lạm phát, nhất là cuối năm.

Dưới cái nhìn của một chuyên gia kinh tế, đại biểu Trần Du Lịch đã chỉ ra 6 tồn tại và thách thức rất lớn của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, từ sức cạnh tranh yếu đến nhập siêu tăng, đầu tư công tràn lan, bẫy tự do thương mại rình rập…

Đại biểu Lịch cho rằng, nhập siêu là căn bệnh trầm kha do cơ cấu: "Năm nay thu ngân sách vượt, nhưng vượt từ đâu ?. Thử phân tích ở TPHCM thì thấy, năm nay thu vượt là tiền đất từ năm ngoái, còn thu thuế không vượt nhiều, trong đó thuế xuất nhập khẩu đạt cao – tuy nhiên lại chủ yếu là thuế nhập khẩu. Vậy nhập siêu càng lớn thì thu thuế càng cao".

Với bẫy tự do hóa thương mại, sau khủng hoảng, các nước lớn nhỏ trên thế giới đều có xu hướng bảo hộ rất lớn, kỹ thuật bảo hộ, nhưng chúng ta sử dụng không đáng kể. "Tôi cho rằng không chuẩn bị tốt thì trong vài năm tới, chúng ta sẽ sập bẫy này, nghĩa là nếu không tận dụng được thì chúng ta trở thành hậu quả, nạn nhân" – đại biểu Lịch cảnh báo.

clip_image004

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (ảnh Việt Hưng)

Xét các vấn đề xã hội trong mối liên hệ mật thiết với phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng cho biết, hiện nay GDP bình quân đầu người của Việt Nam trên 1.100 USD/người/năm và lên 1.300 USD trong năm tới.

Tuy nhiên nếu tính ở các tỉnh thì có 80 – 90% dân số sống ở nông thôn, thu nhập bình quân thấp hơn mức trung bình cả nước; có gần 10% hộ nghèo với thu nhập bình quân chỉ 200 nghìn đồng/tháng.

“Do vậy, chúng ta phải chấp nhận lạm phát một chút, tăng trưởng không cao lắm. Phải khắc phục căn bản căn bệnh trầm kha là đầu tư dàn trải nhưng vẫn phải đầu tư hạ tầng nông thôn, thủy lợi… để đời sống nâng lên. Tuy việc đầu tư này chưa phát huy hiệu quả ngay nhưng lợi rất lớn về xã hội và phát triển bền vững” – Phó Thủ tướng nói.

L. H. – N. H.

Nguồn: Dantri
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Không có bữa ăn nào miễn phí
Tác giả: Alan Phan
Bài đã được xuất bản.: 24/10/2010 06:00 GMT+7

   

Người Mỹ có câu, "trong một sòng bài "phé" (poker) bịp bợm luôn có một nạn nhân. Nếu bạn không biết ai là nạn nhân, thì người đó chính là bạn".

Chuyện ngày xưa kể rằng có một vị vua Hi Lạp được tiếng là thông minh đức độ cai quản một xứ sở thanh bình an khang. Ông có một thư viện thu thập cả chục ngàn cuốn sách suốt lịch sử văn minh loài người và có ước muốn là chia sẻ những kiến thức khôn ngoan này cho trăm họ.

Ông triệu 500 nhà thông thái nhất của quốc gia và yêu cầu họ cùng nhau ngồi xuống tóm lược mọi "tinh túy văn hóa" nhất của nhân loại vào một vài lời dễ hiểu (thay vì một thư viện sách) để mọi người dân cùng thấm thía đạo của trời và của người. Sau hơn một tháng, 500 nhà thông thái đưa lên một văn bản 5 trang là công trình tóm lược. Vị vua thấy vẫn còn quá phức tạp, dân thường không ai có thể thấm nhuần được tư tưởng kiểu này. Sau đó là một tóm lược còn 3 trang, rồi 1 trang rồi 1 phân đoạn. Nhưng vị vua vẫn không vừa ý. Cuối cùng ông cười hả hê khi vị đại diện trao cho ông cái túi khôn ngoan của nhân loại trong một câu văn độc nhất, "Không có bữa ăn nào miễn phí cả" (there is no free meal).

Đây là một thực tế hiển nhiên mà con người thời đồ đá cách đây 10 ngàn năm hiểu rất rõ. Ngày nào mà không săn được con mồi nào đem về hang động, là ngày đó gia đình phải đói. Rồi loài người tiến hóa thành cộng đồng văn minh hơn, tổ chức những xã hội có tầng lớp và phân chia công tác theo khả năng của từng người. Xã hội mới đẻ ra một tầng lớp lãnh đạo có đầu óc và tham vọng.

Từ đế chế Trung Quốc đến Ai cập và sau đó La Mã, Anh, Mỹ... giới quý tộc và chính trị gia giàu có luôn luôn bận rộn suy nghĩ tìm những thủ thuật và phù phép để có "những bữa ăn miễn phí" dâng lên từ tầng lớp nghèo hèn. Nếu nhìn vào cốt lõi, đây là một hình thái "ăn cắp", nhưng được che đậy bằng những mỹ từ cao đẹp và văn hoa, giống như một bộ quần áo thời trang đắt tiền của Louis Vuitton sẽ che đậy những mục nát của thân thể béo phì, làm mờ mắt người qua lại.

Xã hội ngày nay dù có tiến bộ cũng không dễ gạt bỏ nổi lòng tham "ăn free" vốn đã mọc rễ trong lòng người 10 ngàn năm qua. Chuyện kiếm tiền, càng nhanh càng nhiều càng tốt, là một đề tài thời thượng, hấp dẫn và lan tràn khắp mọi mạng truyền thông từ tin thời sự trên báo đến những câu chuyện ở quán cà phê, những bài giảng trong lớp học.

Trong dư luận, không thiếu những chuyện thích bắt chước lẫn nhau không đóng góp một công sức gì cho xã hội nhưng tìm đủ mọi cách để bòn rút ăn cắp. Hiện tượng phổ biến đến nỗi không ai còn cảm giác ngạc nhiên hay phẫn nộ khi bị lộ diện.

Năm 2008, các chính phủ Âu Mỹ (và sau đó toàn thế giới) phát động chương trình kích cầu chống suy thoái, nhưng thực sự đây chỉ là một hình thức ăn cắp tiền của dân để cứu các ngân hàng và các nhà đầu tư lớn, có thế lực chính trị. Khi khó lấy tiền thuế trực tiếp của dân, các chính phủ đã tìm những mánh khóe ly kỳ hơn... như đi vay bừa bãi để thế hệ sau phải gánh nợ chồng chất, hay in thêm tiền để gây lạm phát (anh có 10 đồng, tôi muốn lấy 2, tôi chỉ việc làm cho tiền mất giá 20% là anh đã bị mất tiền mà không hề hay biết).

Chính phủ Trung Quốc còn hay hơn nữa, họ giữ lãi suất ngân hàng dưới 2% trong suốt 30 năm để lấy tiền tiết kiệm của dân cho các tập đoàn nhà nước vay kinh doanh (thực sự các quan làm ăn theo lối OPM (tiền người khác- other people's money; nên mất rất nhiều trong các lỗ lãi, thất thoát và nợ xấu mà không ai phải chịu trách nhiệm). Trò phù phép khác là giữ tỷ giá Yuan (nhân dân tệ) thật thấp để được xuất khẩu cao (nhằm lấy thuế, ngoại tệ và tài sản nhờ giá lao động rẻ mạt của nhân công và không cho họ hưởng thành quả đáng lẽ phải đến từ giá trị cao của đồng tiền).

Các tầng lớp tư nhân giàu có thì lợi dụng những khe hở của pháp luật (ở Mỹ) hay lạm dụng mối quan hệ với các quan chức (ở Trung Quốc) để tìm những dự án "ăn free" như trưng dụng đất đai của nông dân nghèo, lấy hỗ trợ tài chính của chính phủ (tiền dân), chia chác các hợp đồng béo bở về xây dựng hạ tầng hay quân sự (không bị giám sát nhiều). Những vụ đầu cơ, làm giá hay lướt sóng trên các thị trường tiêu thụ hay tài chính chỉ là các hình thức thác của thủ thuật ăn cắp.

Trong khi đó, nhóm bị lợi dụng (những con kiến làm việc chăm chỉ, âm thầm đóng góp cho kinh tế) thì hoa mắt với những đánh bóng hư ảo của các "nhân vật" xã hội, chỉ ước ao bắt chước mọi hành vi lố lăng của họ. Hình ảnh được truyền bá khắp nơi, như một trò ru ngủ khiến mọi người quên đi cái túi tiền của mình.

Người Mỹ có câu, "trong một sòng bài "phé" (poker) bịp bợm luôn có một nạn nhân. Nếu bạn không biết ai là nạn nhân, thì người đó chính là bạn". Ngay cả những sinh viên với một đầu óc tương đối trong sạch, tiến bộ, cũng quan tâm đến chuyện "kiếm tiền" hơn là kiếm kiến thức (năm 2008, một thống kê 3.600 sinh viên năm thứ tư cho thấy 71% sinh viên Mỹ và 84% sinh viên Trung Quốc coi chuyện kiếm tiền sau khi tốt nghiệp là mục tiêu quan trọng nhất).

Người bình dân Việt Nam có câu nói "coi dzậy mà không phải dzậy". Chỉ tiếc là dù nhiều người cũng cảm thấy bị lừa dối, nhưng việc bận rộn mưu sinh và sự đam mê các màn xiếc và trò giác đấu (thời La Mã) hay các giải bóng đá và những cuộc thi hoa hậu, lễ hội (thời nay)... đã làm phần lớn dân chúng quên đi cái giá sẽ phải trả này.

Chuyện ngày xưa kết thúc bằng sự thất bại của vị vua khi truyền bá học thuyết "không có bữa ăn nào miễn phí". Người vi phạm luật đầu tiên là bà hoàng hậu rồi sau đó là các hoàng tử, công chúa, và quần thần. Ông vua thất vọng, bỏ đi tu trên núi xa. Có lẽ để nghiền ngẫm lời đức Phật về "tham, sân, si", ba vấn nạn lớn nhất cho sự giải thoát của tâm hồn.

Còn bây giờ, chúng ta đang sống trong một thời đại mà phần lớn các dân tộc của chủ nghĩa toàn cầu đều chia sẽ quan điểm là... cái gì cũng có thể free cả, cứ việc dùng mọi thủ đoạn để gom góp, và việc duy nhất cần để ý là tránh đừng để bị tố giác. Danh từ thời thượng gọi là "hạ cánh an toàn".

Tôi vừa coi xong cuốn phim mới nhất, Wall Street 2: Money never sleeps. Vai chính Gordon Gekko có một câu nói thú vị, "Ngày xưa, tham lam là một tật xấu cần thiết để tạo động lực cho kinh tế. Bây giờ, tham lam là một hành xử hợp pháp và hợp thời trang".

   * Về tác giả:T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc).

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chưa biết lỗi do ai

Trả lời câu hỏi của phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội về trách nhiệm cá nhân trong vụ Vinashin, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết: các cơ quan chức năng đang và sẽ làm rõ; còn trong khuôn khổ báo cáo của Ủy ban Kinh tế chỉ có thể nói chung chung, chưa thể chi tiết lỗi ở đâu, lỗi do ai.

Đại biểu Vũ Quang Hải, người đã không ít lần chất vấn các vấn đề liên quan đến Vinashin, nói: “Thủ tướng có nhận trách nhiệm của Chính phủ về vụ Vinashin và Chính phủ có báo cáo riêng về Vinashin gửi đại biểu Quốc hội, chứng tỏ ý kiến của đại biểu Quốc hội được tôn trọng. Tuy nhiên, điều chúng tôi yêu cầu là làm rõ trách nhiệm cá nhân trong quản lý chứ không thể nói là tài chính, giao thông vận tải, thanh tra... mỗi nơi có một ít trách nhiệm”.

Theo ông Hải, báo cáo của Chính phủ về tình hình Vinashin chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của đại biểu Quốc hội.


Hehe, hehe...
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

ngh.mai đã viết:
Chỉ tiếc là dù nhiều người cũng cảm thấy bị lừa dối, nhưng việc bận rộn mưu sinh và sự đam mê các màn xiếc và trò giác đấu (thời La Mã) hay các giải bóng đá và những cuộc thi hoa hậu, lễ hội (thời nay)... đã làm phần lớn dân chúng quên đi cái giá sẽ phải trả này.

Một chân lý mà tất cả bọn làm chính trị đều biết và thuộc nằm lòng, nhất là ở các quốc gia độc tài và có chính sách ngu dân, là "Panem et circences."
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Nguồn: http://anhbasam...n-25-10-2010-2/

- Điều tàu ra Hoàng Sa đón 9 ngư dân (VNN).  BA SÀM đã thắc mắc địa điểm “bàn giao”, có nằm trong “vùng tranh chấp” không (đương nhiên đi liền đó là ta có phải “xin phép bạn” đưa tàu vào không),  một độc giả vừa gởi cho tấm hình bản đồ địa điểm này, căn cứ theo tọa độ mà báo chí đã đưa  —>

http://anhbasam.files.wordpress.com/2010/10/traotrangudan.jpg
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vui, vui, vui lắm!

Không còn tay trắng đến trường



http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/181/457181.jpg

Em Phan Thị Lan Anh, lớp 1A Trường tiểu học Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), ngỡ ngàng khi nhận được cặp sách mới - (Ảnh: T.T.D.)



http://phienbancu.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/182/457182.jpg

Một em bé ở xã Phương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh gần 10 ngày nay sống nhờ mì gói, vui sướng khi được uống một hộp sữa - (Ảnh: Thuận Thắng)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

"Bô xít ở Tây Nguyên là vấn đề hệ trọng"


http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/Giap07007a_gif1.gif
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Đ.T


Tại Hội thảo khoa học về vấn đề bô xít ở Tây Nguyên sáng 9/4/2010, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đọc bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Dưới đây là nội dung thư:

Tôi được biết, hôm nay có cuộc Hội thảo về vấn đề bô-xít ở Tây Nguyên do Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì.
Tôi cho đây là một vấn đề cực kỳ hệ trọng. Vấn đề này trước đây tôi đã từng nghiên cứu, tôi đã có thư gửi đồng chí Thủ tướng nhưng chưa được trả lời.
Tại cuộc Hội thảo quan trọng này, tôi mong các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà hoạt động xã hội hãy nêu cao trách nhiệm trước dân tộc thảo luận một cách khoa học, nghiêm túc, thẳng thắn để kiến nghị với Đảng và Nhà nước một chủ trương đúng đắn về vấn đề bô-xít Tây Nguyên mà tôi cho là không nên khai thác.
Vì đứng về lợi ích toàn cục và sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước, khai thác sẽ gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về môi trường, về xã hội, về an ninh quốc phòng.
Xin chúc các đồng chí mạnh khoẻ.


Hà Nội, ngày 9 tháng 4 năm 2009
Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Và đây là ý kiến "hậu sinh" khả...

Bộ Công Thương “lắng nghe” nhưng vẫn đẩy nhanh dự án bô xít


Trao đổi với VnExpress, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho biết, sẵn sàng lắng nghe và đối thoại về mọi vấn đề liên quan dự án bô xít Tây Nguyên, nhưng bộ không kiến nghị dừng, mà đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ.


- Thứ trưởng nghĩ sao về đơn kiến nghị tha thiết xin dừng triển khai dự án bô xít Tây Nguyên của các chuyên gia kinh tế, nguyên lãnh đạo cao cấp vừa qua?

- Rất tiếc là đơn kiến nghị này chỉ được gửi cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ mà không gửi tới Bộ Công Thương, TKV - đơn vị trực tiếp liên quan đến dự án. Khi có văn bản chính thức gửi đến bộ, chúng tôi sẽ thẳng thắn trả lời. Bộ Công Thương sẵn sàng đối thoại với bất kỳ ai muốn tìm hiểu về dự án.
Dự án này không giống như các dự án đầu tư thông thường khác bởi phải báo cáo Bộ Chính trị, Chính phủ rất nhiều lần. Dự án có hiệu quả và phù hợp với sự phát triển của ngành nên mới được phê duyệt. Bộ Công Thương không có kiến nghị dừng, ngược lại, chúng tôi chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ nhà máy Tân Rai. Bởi khi dự án đưa vào sử dụng càng sớm thì càng phát huy được hiệu quả của đồng vốn bỏ ra. Nếu sớm đưa vào sử dụng chúng ta có sản phẩm xuất khẩu, thu hẹp được nhập siêu, phát triển đời sống của đồng bào.

- Xin thứ trưởng cho biết, Bộ Công Thương đã có động thái gì sau sự cố vỡ bùn đỏ ở Hungary ngày 4/10?

- Bộ Công Thương đã họp gấp với TKV và làm việc với đơn vị tư vấn cùng các cơ quan nghiên cứu để xem xét, trao đổi lại về vấn đề hồ bùn đỏ. Chúng tôi cũng yêu cầu TKV làm một loạt việc như xem xét lại dự án Tân Rai đang thi công để bảo đảm an toàn. Bộ yêu cầu TKV thuê đơn vị tư vấn độc lập về phương án thiết kế hồ bùn đỏ, đồng thời điều tra, xem xét lại các vấn đề về động đất ở Tây Nguyên. Chúng tôi cũng đang cử đoàn sang Hungary để tìm hiểu nguyên nhân về sự cố vỡ hồ bùn đỏ tại đây. Sắp tới, chúng tôi cũng dự kiến sang Brazil và một số nước có địa hình tương tự như Tây Nguyên để học hỏi phương pháp xử lý bùn đỏ.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/ong-Quang.jpg
Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị TKV Lê Dương Quang:
"Nhiều quốc gia muốn mua bô xít của Việt Nam".
Ảnh: BCT.


- Sự cố ở Hungary khiến nhiều người lo ngại về độ an toàn của các hồ bùn đỏ. Nhiều ý kiến cho rằng việc chia hồ thành các ngăn không giảm thiểu rủi ro vì khi có động đất mức tàn phá tại các ngăn là như nhau. Thứ trưởng nghĩ sao về điều này?

- Hồ chứa bùn đỏ được chia thành 8 khoang ngăn cách để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp vỡ đập, bùn sẽ bị tràn vào các ô bên cạnh. Cách làm này để tránh trường hợp vỡ đồng loạt cùng một lúc. Đây sẽ là phương pháp hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Chúng ta có thể hình dung thế này cho dễ hiểu, khi có một chiếc bát to chứa nhiều ngăn, vỡ các ngăn nhỏ thì còn có ngăn to.
Đúng là dù dự án được tính toán chịu được động đất cấp 8, cấp 9 và không ai nói trước được rủi ro. Nhưng các số liệu về địa chất, thông số kỹ thuật đã được tính toán kỹ để đảm bảo an toàn. Nếu ai nói rằng vẫn có thể nguy hiểm thì hãy gửi các con số kỹ thuật để chứng minh, chúng tôi sẵn sàng lắng nghe.

- Có ý kiến cho rằng tính hiệu quả kinh tế của dự án không cao vì bô xít chỉ bán được cho Trung Quốc. Thứ trưởng nghĩ sao về điều này?

- Nói như vậy là không chính xác. Hiện nay, nhiều nước Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc đều đề nghị mua bô xít từ khi dự án mới được triển khai. Chúng tôi đã tính đến phương án phải đấu giá vì nhu cầu quá lớn.

- Các chuyên gia lo ngại, Trung Quốc thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế hai nhà máy xử lý bô xít cho Việt Nam vì thực tế quặng bô xít của Trung Quốc và Việt Nam hoàn toàn khác nhau. Ông có chia sẻ gì về mối quan ngại này?

- Tập đoàn của Trung Quốc- đơn vị thiết kế hai nhà máy cho Việt Nam có thương hiệu nổi tiếng tầm quốc tế. Năm 2009, TKV đã mời phái đoàn gồm các quan chức chính phủ, nhiều bộ ban ngành đến để tìm hiểu các nhà máy của Trung Quốc và thấy rằng họ có nhiều kinh nghiệm.
Tôi có nghe nói đến mối quan ngại, quặng bô xít của Trung Quốc không giống như của Việt Nam. Nhưng theo tôi, vấn đề này không quá đáng lo ngại bởi khi triển khai dự án, chúng ta không giao khoán cho Trung Quốc mà kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều quốc gia. Tiêu biểu trong đó là Nga, Hungary, Nhật Bản, Hàn Quốc...

- Các nhà khoa học cho rằng, phương pháp thải ướt để xử lý bùn đỏ chưa phải là phương pháp tiên tiến và quá cổ điển, ông nghĩ sao?

- Hiện nay, có 66% nhà máy trên thế giới sử dụng phương pháp thải ướt để xử lý bùn đỏ, 34% sử dụng phương pháp thải khô. Khô hay ướt đều có ưu và nhược điểm riêng. Vấn đề là phương pháp nào phù hợp với địa hình, công nghệ và kinh tế nhất. Địa hình thung lũng phù hợp áp dụng phương pháp thải ướt vì thực tế nếu thải bùn khô khi gặp mưa cũng sẽ thành bùn ướt. Nếu nói đây là phương pháp cổ điển thì ngay cả phương pháp luyện thép cũng đã có từ thế kỷ 18 nhưng vẫn được sử dụng.
-------------------------------------------------

Ông Dương Văn Hòa, Phó tổng giám đốc TKV:

Vấn đề dừng hay làm tiếp các dự án bô xít thì phải nghiên cứu cụ thể. Nếu chỉ dựa vào thảm họa ở Hungary để bảo ngừng dự án thì không có cơ sở. TKV đang tiếp tục rà soát kỹ thuật và thông số an toàn thiết kế hồ bùn đỏ để bổ sung trong quá trình xây dựng. Đến thời điểm này, các đối tác đang tiến hành nạo vét hồ với sự giám sát chặt chẽ của TKV để đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Thiết kế hồ bùn đỏ ở Việt Nam dựa trên những nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về hệ số an toàn của Brazil và Australia chứ không phải của Hungary.

Ông Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam:

Việt Nam cần dừng khai thác bô xít để nghiên cứu kỹ về những tác động của nó đến môi trường và dân sinh. Phải có sự tham gia của các nhà khoa học trong vấn đề nghiên cứu, đánh giá độc lập các số liệu và mức độ an toàn mà TKV công bố để báo cáo Quốc hội cụ thể, toàn diện chứ không nên dựa vào khảo sát một phía từ TKV.
Xét về kinh tế, bô xít hiện nay chưa phải là lĩnh vực khoáng sản “nóng” của thế giới khiến Việt Nam phải gấp gáp làm cho bằng được dự án này. Chính phủ, Quốc hội phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định. Đừng vì lợi ích kinh tế trước mắt mà khiến hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi bởi các chất độc hại từ các mỏ bô xít nếu xảy ra sự cố.

Hoàng Lan- Trà Phương
Nguồn:  http://vnexpres...10/10/3BA22109/
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

.

“Việt Nam không giàu lên nhờ khai thác bô xít”


Trao đổi với VnExpress.net , nguyên Thứ tưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ cho rằng sự cố bùn đỏ ở Hungary khiến những người phản đối dự án bô xít Tây Nguyên càng "nóng ruột" hơn.


- Là một trong những nhân sĩ ký đơn xin dừng triển khai dự án bô xít Tây Nguyên, xin ông cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề này?

- Tôi cho rằng, trước hết cần đặt ra câu hỏi, không khai thác bô xít ở Tây Nguyên, Việt Nam có chết không? Câu trả lời là không. Việt Nam chưa giàu về kinh tế nhưng cũng không nghèo đến mức phải bán vội bán vàng mọi thứ tài nguyên mới sống được. Khi còn là một quốc gia nghèo, việc khai thác khoáng sản thô để bán cứu đói cho người dân thì không có gì đáng trách. Nay chúng ta đã là một nước có thu nhập trung bình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có vốn, tài chính quốc gia không quá hạn hẹp đến mức phải cư xử với bô xít như vậy.
Thêm vào đó, vấn đề môi trường là một thách thức lớn. Khi khai thác cần có một không gian rất rộng, chúng ta phải bỏ đi hệ sinh thái ở Tây Nguyên để chứa bùn đỏ. Với một khối lượng bùn đỏ nằm chênh vênh ở trên Tây Nguyên là quá nguy hiểm. Nếu hồ chứa bùn đỏ bị vỡ sẽ dẫn đến việc rò rỉ hoặc thấm vào nước ngầm gây ra thảm họa môi trường rất lớn.

http://i836.photobucket.com/albums/zz289/mit55/chu-Vo-1.jpg
Bô xít Tây Nguyên không phải là vấn đề sinh tử của Việt Nam.
Ảnh: Hoàng Lan.]



- Việc gửi một bản kiến nghị dừng trong khi dự án đã được triển khai là điều gần như không khả thi. Vì sao ông không lên tiếng sớm hơn?

- Khi dự án lập báo cáo khả thi đã có nhiều ý kiến phản đối nên tôi không lên tiếng. Nhưng sự cố bùn đỏ xảy ra ở Hungary như một lời cảnh báo đối với Việt Nam. Chính sự cố này làm cho nhiều người cảm thấy "nóng ruột" hơn khi Việt Nam cũng đang khai thác bô xít. Thảm họa Hungary nhắc chúng ta rằng nếu không cẩn thận, Việt Nam có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Đây là những kiến nghị rất tâm huyết mang tính chất xây dựng. Quyết định nghe theo hay không phụ thuộc vào các nhà quản lý. Tôi cho rằng, việc nói cho các nhà quản lý đầy đủ thông tin để ra quyết định đúng đắn là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả những người có thiện tâm với đất nước.

- Trong khi TKV đã đưa ra các luận cứ được cho là đầy đủ về dự án này, vì sao ông và các nhân sĩ lại kiến nghị lập nhóm nghiên cứu độc lập để tiến hành nghiên cứu lại toàn bộ vấn đề bô xít Tây Nguyên?

- Tôi cho rằng, nếu chỉ tin vào TKV và một số đơn vị của Nhà nước thì đôi khi đánh giá có phần phiến diện. Điều này có thể dẫn tới những quyết định vội vàng, ảnh hưởng đến vấn đề môi trường, kinh tế và xã hội.
Khi làm dự án, TKV được ngân sách đầu tư rất nhiều và đó là một cái lợi của doanh nghiệp. Chúng ta thấy rằng, vấn đề là đứng trên góc độ nào để nhìn cái lợi. Đứng trên góc độ doanh nghiệp hay đứng trên quyền lợi của dân tộc là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Chỉ khi có những khảo sát, tư vấn khoa học độc lập thì sức thuyết phục mới cao và khách quan.

- Khi xây dựng nhà máy đạm ở Cà Mau và nhà máy lọc dầu Dung Quất, rất nhiều người phản đối, nhưng đến nay các sản phẩm của hai nhà máy này đã được khẳng định trên thị trường. Điều này cho thấy, dự án bô xít cũng có khả năng đem lại những hiệu quả như cam kết?

- Tôi cho rằng, đây là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Trước đây có ý kiến phản biện rằng đặt nhà máy lọc dầu ở Dung Quất là quá xa so với nguồn dầu, cũng như nhà máy khí điện đạm Cà Mau ở quá xa đường ống dẫn khí. Việc đặt đường ống xa làm cho giá thành vận chuyển cao hơn.
Nhưng tôi xin lưu ý cả hai trường hợp trên đều không ảnh hướng lớn đến môi trường tới mức sống còn như vấn đề bùn đỏ của dự án bô xít Tây Nguyên. Vấn đề môi trường của nhà máy lọc dầu và khí điện đạm chúng ta hoàn toàn có thể chủ động được. Còn dự án bô xít, lo ngại nhất vẫn là bùn đỏ và có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn khi gặp sự cố. Ngay cả khi không có sự cố, bùn đỏ cũng có thể thấm vào nguồn nước ảnh hưởng đến môi trường.

- Ông nghĩ sao khi TKV và Bộ Tài nguyên Môi trường đều khẳng định dự án an toàn vì có thể chịu được động đất cấp 9 và xử lý bùn đỏ bằng cách chôn lấp rồi hoàn thổ?

- Chỉ có thể chôn lấp bùn đỏ nhưng không thể hoàn thổ được. Ngay cả chôn lấp, bùn đỏ có thể rò rỉ vào mạch nước ngầm. Động đất chỉ là một lý do làm vỡ đập hay hồ chứa bùn đỏ. Vật liệu làm đập có chất lượng không tốt có thể dẫn đến nguyên nhân làm vỡ đập và từ chỗ xung yếu nhất có thể xé toang ra gây hiểm họa lớn. Nguy hiểm hơn ở chỗ nếu vỡ hồ, thì không phải chỉ Tây Nguyên mà toàn bộ Nam Trung Bộ và Đồng Nai đều bị ảnh hưởng.

- Nếu quyết định dừng dự án thiệt hại sẽ là không nhỏ khi hơn 400 triệu USD đã được bỏ ra để đầu tư?

- 400 triệu USD không nói lên điều gì cả, vấn đề là tương lai chúng ta sẽ thế nào. Nếu triển khai dự án bô xít, thiệt hại có thể lên tới 1 tỷ USD và thậm chí là không thể tính được bởi nó ảnh hưởng tới môi trường sống còn của con người. Đừng nghĩ rằng, dự án đầu tư rồi thì xót ruột quá. Trước đây Trung Quốc rất chủ quan với đập Tam Hiệp thì bây giờ quốc gia này đã lĩnh đủ. Chúng ta đừng tính đến ngày hôm nay mà hãy nhìn xa hơn.

- Những người muốn triển khai dự án khẳng định, bô xít ở Tây Nguyên có trữ lượng thuộc hàng nhất nhì thế giới. Khai thác bô xít có thể làm giàu cho dân. Ông nghĩ sao?

- Không có dầu khí, Việt Nam có thể nghèo. Nhưng không có bô xít, Việt Nam không nghèo đi. Sản xuất ra alumina với khối lượng một vài triệu tấn một năm là quá nhỏ so với so với thị trường trên thế giới. Và hiện nay, nhôm cũng là một thứ vật liệu rẻ chứ không quá đắt. Nó không phải là khoáng sản có giá trị tăng cao.
Vậy thì hà cớ gì chúng ta lại đào lên trong khi vấn đề bô xít không phải là vấn đề sinh tử để dân tộc này tồn vong? Theo tôi, chúng ta đừng loanh quanh chấp nhận một tiên đề duy nhất là dứt khoát phải khai thác bô xít. Không ai nói Việt Nam có bô xít thì mới giàu, tôi tin chắc vậy. Chúng ta hãy chờ đợi khi công nghệ sạch hơn để không thải ra bùn đỏ và tôi tin rằng, con cháu chúng ta có thể làm tốt hơn thế hệ cha ông chúng rất nhiều. Tây Nguyên là vùng sinh thái gắn với đồng bào dân tộc. Chúng ta hãy để cho đồng bào dân tộc sống với tự nhiên của mình, đừng bắt họ phải gánh chịu hậu quả.
==============================================================
Trao đổi với VnExpress.net, Đại diện của Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, tập đoàn đánh giá cao và xin ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhân sĩ về việc dừng triển khai dự án bô xít. TKV đang lên kế hoạch liên hệ và cử phái đoàn sang Hungary để tìm hiểu về cách xử lý sự cố cũng như khảo sát điều kiện địa hình bên đó. Ngoài ra, TKV cũng đang chào thầu để thuê đơn vị tư vấn độc lập đánh giá lại toàn bộ dự án.

Hoàng Lan
Nguồn: http://vnexpres...10/10/3BA22084/
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] ... ›Trang sau »Trang cuối