Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Việt Nam trước cuộc tổng rà soát về điện hạt nhân trên toàn thế giới



SGTT.VN - Cuộc tổng rà soát điện hạt nhân hiện nay trên toàn thế giới sẽ quyết định số phận của ngành công nghiệp này thời hậu Fukushima. Điện hạt nhân sẽ rơi vào vòng xoáy thoái trào mới sau một giai đoạn hồi sinh quá ngắn ngủi, hay sẽ gượng đứng dậy bước tiếp?

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=136890
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận do Nga xây dựng. Ảnh: Tiến Dũng



Nếu bước tiếp, chắc chắn những chuẩn mực an toàn mới sẽ cao hơn hẳn, tiêu chí lựa chọn địa điểm sẽ gắt gao hơn, cần phải có nhân lực chuyên nghiệp hơn nhất là ở các nước đang phát triển, sẽ có thêm nhiều ràng buộc hơn trong luật pháp và quan hệ quốc tế, thời gian thẩm định và xây dựng nhà máy sẽ kéo dài..., tất cả sẽ đẩy điện hạt nhân lên một mặt bằng giá mới.

Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc tổng rà soát này. Không nên vội vàng tuyên bố “chương trình điện hạt nhân của chúng ta đã được nghiên cứu kỹ lắm rồi, không cần phải thay đổi gì”, hoặc “không lo, chúng ta sẽ có những lò phản ứng (LPU) thế hệ 3 an toàn hơn”. Ngược lại, thiết nghĩ cũng không nên vội vàng giã từ một mục tiêu đã chọn khi chưa luận chứng được phương án nào khả dĩ thay thế nó.

Vậy hãy dành thời gian xem lại mình qua những bài học nóng hổi từ Fukushima trước khi quyết định dừng lại hay bước tiếp. Nhưng bài học cho Việt Nam khác hẳn với những nước đang sở hữu nhà máy điện hạt nhân. Chưa nên mất thì giờ luận bàn những chuyện quá rắc rối về công nghệ, hãy để các nước tiên tiến lo chuyện này. Chúng ta có những vấn đề của mình, vả lại chúng ta chỉ mới đi một vài bước đầu tiên trên quỹ đạo đầy chông gai phía trước. Hành trang lớn nhất mà chúng ta mang theo lên quỹ đạo mới chỉ là ý muốn. Vậy hãy xem lại tại sao chúng ta muốn?

Quyết định làm điện hạt nhân do Quốc hội thông qua tháng 11.2009 trên thực tế đã dựa trên chuỗi logic sau: thứ nhất, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cần phải có rất nhiều điện. Thứ hai, điện hạt nhân rẻ và là giải pháp cơ bản để bảo đảm an ninh năng lượng. Thứ ba, điện hạt nhân rất an toàn, thậm chí an toàn tuyệt đối. Thứ tư, mọi chuyện đã sẵn sàng để bước lên quỹ đạo.

Không phải đợi đến thảm hoạ Fukushima mới thấy cả bốn mắt xích trong chuỗi logic trên đều có những lỗ hổng. Có lỗ hổng thuộc về tư duy phát triển, như mắt xích thứ nhất mà tôi đã liên tục vạch ra trong nhiều năm qua. Chúng ta đã phí phạm điện năng vào hàng kỷ lục trên thế giới, và đây là lỗi của nền kinh tế. Cứ duy trì tốc độ tăng trưởng điện năng gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế như lâu nay mà lại muốn vươn tới mục tiêu hiện đại hoá vào năm 2020 tức là nói một đường làm một nẻo. Đặc điểm của thời đại ngày nay là tạo ra ngày càng nhiều tiện ích cho cuộc sống với năng lượng tiêu tốn cho các tiện ích ấy ngày càng ít đi.

Nhưng cũng có lỗ hổng do hời hợt trong nhận thức, thí dụ xem nhà máy điện hạt nhân chẳng khác gì nhà máy nhiệt điện thông thường, như một quan chức bộ Công thương đã trả lời trước báo chí. Và chính vì thế mới dám chủ trương xây một lèo 15 lò phản ứng LPU trong mười năm 2020 – 2030. Một số tập đoàn điện hạt nhân nước ngoài đã điểm huyệt đúng chỗ này, và họ đã thành công. Còn những người lâu nay làm việc trong ngành hạt nhân tuy không nghĩ đơn giản như vị quan chức kia, song lại luôn vẽ ra bức tranh lạc quan về nhân lực đã sẵn sàng. Lý ra, lãnh đạo ngành hạt nhân phải báo cáo trung thực với Chính phủ rằng trong chúng tôi chẳng có ai là chuyên gia về điện hạt nhân cả, và từ nhiều năm nay chúng tôi vẫn lúng túng không biết khắc phục nhược điểm này bằng cách nào.

Vì tự nhận thấy thiếu nhân lực trình độ cao nên để trấn an dân chúng, một số người phải huyễn hoặc về sự mầu nhiệm của các LPU thế hệ 3 có khả năng khắc phục mọi sơ suất do con người gây ra. Hãy sang Phần Lan, một nước có trình độ công nghệ rất cao, mà xem. Họ đang ì ạch xây LPU thế hệ 3 của AREVA (Pháp), trễ thời hạn hơn bốn năm, đội giá thành lên hơn 2 tỉ euro, bởi vì họ đã phát hiện ra hàng ngàn lỗi trong thiết kế và xây dựng, bắt buộc AREVA phải chữa. Họ không chui vào cái tổ kén “thế hệ thứ ba” để dễ dàng cho qua từng sai sót nhỏ. Phải thật chuyên nghiệp mới làm cho AREVA tâm phục khẩu phục mà chịu bồi thường thiệt hại do những lỗi ấy và sự chậm tiến độ gây ra.

Thảm hoạ Fukushima chắc chắn sẽ thức tỉnh các nhà lãnh đạo đất nước về vai trò của nhân lực trình độ cao như một điều kiện tiên quyết để có điện hạt nhân. Nhưng xin mạn phép bày tỏ một quan ngại: liệu Chính phủ có nhận ra rằng việc này không dễ chút nào, thậm chí sẽ bất thành nếu không có những đột phá về chính sách khoa học công nghệ và những cải cách đặc biệt, ít nhất trong giáo dục đại học.

Để quyết định dừng điện hạt nhân hay bước tiếp, Chính phủ còn phải giải một bài toán nữa, có thể còn khó khăn và quan trọng hơn nhiều. An toàn điện hạt nhân luôn chống đối với lợi ích kinh tế, lợi ích nhóm, và là kẻ thù không đội trời chung với tham nhũng, dối trá trong công nghiệp. Nếu bước tiếp liệu Chính phủ có giải pháp gì để ngăn chặn chúng?

GS.TS Phạm Duy Hiển
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2011/04/13/0232_260.jpg

EVN gấp rút chuẩn bị nhân lực cho điện hạt nhân


NAM ANH
09:07 (GMT+7) - Thứ Tư, 13/4/2011

Nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân từ nay đến 2020 của Việt Nam được xem là khá lớn
Ngày 6/4 vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân, chuẩn bị cho chương trình phát triển điện hạt nhân của quốc gia đến năm 2020 nói chung và cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng.

Theo đó, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với EVN và các đơn vị liên quan tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sỹ các chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI). Kinh phí đào tạo do Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) - đơn vị sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam - tài trợ 50%, EVN đài thọ 50%, các chi phí khác theo chế độ Nhà nước quy định.

EVN cũng sẽ cấp bổ sung tiền sinh hoạt phí 200 USD/người/tháng cho cán bộ, sinh viên (có cam kết làm việc lâu dài cho EVN) được EVN và Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi đào tạo các chuyên ngành về điện hạt nhân tại Nga, trên cơ sở báo cáo kết quả học tập sau mỗi học kỳ. Sau khi tốt nghiệp, EVN sẽ xem xét sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho các cán bộ, sinh viên đã tốt nghiệp trên cơ sở nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn của dự án điện hạt nhân.

Phát biểu tại lễ ký kết này, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ khởi công tháng 12/2014, vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2020, tổ máy số 2 vào năm 2021. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ khởi công vào tháng 5 năm 2015, vận hành tổ máy số 1 năm 2021 và tổ máy số 2 năm 2022.

Theo đó, nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân ở giai đoạn đầu từ nay đến 2020 của Việt Nam khá lớn, bao gồm: nguồn nhân lực cho quản lý, giám sát và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và hỗ trợ kỹ thuật; nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cho cơ quan quản lý an toàn bức xạ hạt nhân nói riêng; nguồn nhân lực cho các hoạt động giáo dục và đào tạo hạt nhân; nguồn nhân lực cho vận hành và bảo trì nhà máy điện hạt nhân...

Cũng theo Thứ trưởng Ga, từ năm 2004 đến nay, EVN đã cử khoảng 172 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia có kinh nghiệm xây dựng, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...

Tập đoàn này cũng đã lựa chọn và cử 29 con em cán bộ nhân viên ngành điện có thành tích học tập tốt (như đạt giải thành phố, quốc gia các chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, Tin hoặc ít  nhất đạt 25 điểm thi đại học khối A) đi đào tạo kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Năng lượng Matxcơva (MPEI).
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Trong thời đại ngày nay, nếu không tuân theo những chuẩn mực chung của thế giới thì trước mắt bị người ta cô lập, sau này sẽ rước hoạ vào thân.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

haanh8354 đã viết:
http://vneconomy1.vcmedia.vn/ThumbImages/Images/Uploaded/Share/2011/04/13/0232_260.jpg

EVN gấp rút chuẩn bị nhân lực cho điện hạt nhân


NAM ANH
09:07 (GMT+7) - Thứ Tư, 13/4/2011

Nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân từ nay đến 2020 của Việt Nam được xem là khá lớn
Ngày 6/4 vừa qua tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân, chuẩn bị cho chương trình phát triển điện hạt nhân của quốc gia đến năm 2020 nói chung và cho nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận nói riêng.

Theo đó, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với EVN và các đơn vị liên quan tuyển sinh cán bộ, sinh viên đi đào tạo kỹ sư, thạc sỹ các chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Nghiên cứu hạt nhân Quốc gia Nga (MEPHI). Kinh phí đào tạo do Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom (Nga) - đơn vị sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam - tài trợ 50%, EVN đài thọ 50%, các chi phí khác theo chế độ Nhà nước quy định.

EVN cũng sẽ cấp bổ sung tiền sinh hoạt phí 200 USD/người/tháng cho cán bộ, sinh viên (có cam kết làm việc lâu dài cho EVN) được EVN và Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi đào tạo các chuyên ngành về điện hạt nhân tại Nga, trên cơ sở báo cáo kết quả học tập sau mỗi học kỳ. Sau khi tốt nghiệp, EVN sẽ xem xét sắp xếp, bố trí công việc phù hợp cho các cán bộ, sinh viên đã tốt nghiệp trên cơ sở nhu cầu nhân lực trong từng giai đoạn của dự án điện hạt nhân.

Phát biểu tại lễ ký kết này, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ khởi công tháng 12/2014, vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2020, tổ máy số 2 vào năm 2021. Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 sẽ khởi công vào tháng 5 năm 2015, vận hành tổ máy số 1 năm 2021 và tổ máy số 2 năm 2022.

Theo đó, nhu cầu nhân lực cho chương trình điện hạt nhân ở giai đoạn đầu từ nay đến 2020 của Việt Nam khá lớn, bao gồm: nguồn nhân lực cho quản lý, giám sát và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân; nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) và hỗ trợ kỹ thuật; nguồn nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và cho cơ quan quản lý an toàn bức xạ hạt nhân nói riêng; nguồn nhân lực cho các hoạt động giáo dục và đào tạo hạt nhân; nguồn nhân lực cho vận hành và bảo trì nhà máy điện hạt nhân...

Cũng theo Thứ trưởng Ga, từ năm 2004 đến nay, EVN đã cử khoảng 172 lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn về nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia có kinh nghiệm xây dựng, vận hành và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp...

Tập đoàn này cũng đã lựa chọn và cử 29 con em cán bộ nhân viên ngành điện có thành tích học tập tốt (như đạt giải thành phố, quốc gia các chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, Tin hoặc ít  nhất đạt 25 điểm thi đại học khối A) đi đào tạo kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Năng lượng Matxcơva (MPEI).
Xin thưa EVN và những người làm việc trong ngành Điện hay đào tạo cho ngành Điện. Nhà máy điện hạt nhân là nhà máy điện có trình độ kỹ thuật tự động điều khiển và tự động hoá cao nhất trong các loại nhà máy điện hiện nay. Một nhà máy điện với trình độ tự động hoá cao thì không đòi hỏi lượng nhân lực nhiều nhưng lại đòi hỏi về chiều sâu cực kỳ cao. Xin nói với quý vị là việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân và vận hành nhà máy điện hạt nhân là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Xin thành thật chia buồn với EVN là hiện nay trong tập đoàn ENV, phần lớn cán bộ kỹ thuật là của ngành Hệ thống điện, chủ yếu là đóng cắt máy cắt và dao cách ly, hầu như không nắm bắt nhiều về kỹ thuật tự động hoá, từ nguyên lý toán học cho đến các tiêu chuẩn tính toán, phân tích và tổng hợp một hệ thống điều khiển tự động. Các vị nói về nhà máy điện hạt nhân với qui trình vận hành tự động hoàn toàn giống như người nguyên thuỷ nói về súng đạn. Xin thưa là trong đội ngũ những kỹ sư của nhà máy điện hạt nhân không có khái niệm con em hay con ông cháu cha. Một nhà máy điện hạt nhân cỡ 1000MW cần không quá 100 kỹ sư chia làm 3 ca, 4 kip và dự phòng, vậy thì với 5 nhà máy, cần không quá 500 kỹ sư điện, trong khi hàng năm, các trường Đại học bách khoa, Đại học công nghiệp, Đại học điện lực, Đại học hàng hải... đã cho ra trường cỡ 10000 kỹ sư điện kỹ thuật phục vụ cho các nhà máy điện và phụ tải tiêu thụ. Đừng đem công nghệ ấy ra hù doạ nhân dân, EVN ạ. Tóm lại nên lưu ý về chiều sâu hơn là chiều rộng, để người ta có suy nghĩ tích cực hơn với tương lai ngành điện, cơ may phát triển sẽ dài hơn cho mọi người.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

EVN Nga chịu trách nhiệm vận hành Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận


Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga, Kovtun Andrei Grigorievich cho biết: “Việc hợp tác xây dựng Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận, phía Nga sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động".
Ông Grigorievich cũng đã khẳng định về độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tại diễn đàn đối thoại Năng lượng nguyên tử ngày 13/4. Phát biểu tại sự kiện này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga cho hay, hiện Tập đoàn Rosatom của Nga đã xây dựng 66 tổ máy ở 12 quốc gia trên thế giới, việc xây dựng nhà máy và để đảm bảo an toàn khi tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Còn ông Boyarkin Sergei Alexandrovich khẳng định: “Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được Nga xây dựng theo công nghệ lò phản ứng 2 vòng tuần hoàn, an toàn nhất hiện nay so với lò phản ứng 1 vòng tuần hoàn của các nước khác trên thế giới".

Tập đoàn Rosatom phân tích, việc chọn địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân có nghiên cứu kỹ về địa chất, khoảng cách đảm bảo an toàn khi có sự cố động đất hay sóng thần.

Ngày 13/4 diễn đàn thu hút 150 đại biểu tham dự, trong đó có đại diện Ban Đối ngoại Trung ương; Giám đốc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cùng các nhà khoa học của Bộ; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam; Giám đốc Chương trình của Tập đoàn Nhà nước Rosatom.
Sơn Ninh

Ồ tại sao bác ngh.mai lại nói: "Xin thưa là trong đội ngũ những kỹ sư của nhà máy điện hạt nhân không có khái niệm con em hay con ông cháu cha" theo học điện tử hạt nhân nhỉ???
Trong khi họ đã:" lựa chọn và cử 29 con em cán bộ nhân viên ngành điện có thành tích học tập tốt (như đạt giải thành phố, quốc gia các chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, Tin hoặc ít  nhất đạt 25 điểm thi đại học khối A) đi đào tạo kỹ sư chuyên ngành điện hạt nhân tại Đại học Năng lượng Matxcơva (MPEI)."

“Khảo sát gần 20.000 SV tại các sàn giao dịch việc làm cho thấy, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học là 60%. Chỉ có 5% hiểu rất rõ, 20% có hiểu biết tương đối, 75% không hiểu biết về ngành nghề đã chọn. Hiện có khoảng 80% SV sau khi tốt nghiệp tìm được việc, còn 20% tìm việc rất khó, hoặc không tìm được việc. Trong số SV tìm được việc, chỉ 50% có việc làm phù hợp; 50% làm trái ngành nghề, thu nhập thấp; chưa ổn định và có thể phải chuyển việc”, ông Trần Anh Tuấn

Nguồn:
http://www.baomoi.com/Du-...ai-TP-HCM/108/5791892.epi
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Cảm ơn bạn haanh8354 đã có ý kiến. Mình muốn gửi đến mọi người một thông điệp: hiện nay các tai nạn trong ngành điện, theo thống kê năm 2010 của EVN thì 70% là do con người làm sai qui trình gây ra. Như vậy muốn không xảy ra tai nạn với nhà máy điện nguyên tử thì những người vận hành (kỹ sư, công nhân, phục vụ, quản lý...) đều không được phép sai sót quy trình. Tất cả đều phải làm việc với một ý thức tuân thủ kỷ luật logic quy trình tuyệt đối và đó không phải là quy trình của dòng hệ con em cháu cha.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Nhật và nhiều nước ngừng xây thêm nhà máy điện hạt nhân
TTO - Hãng tin Kyodo cho hay hôm 4-4 lãnh đạo Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) tuyên bố họ sẽ rút lại kế hoạch xây thêm hai lò phản ứng ở nhà máy điện Fukushima 1.
>> Read this on Tuoitrenews.vn
"Chúng tôi cho rằng không thể xây thêm lò phản ứng trong tình hình này”, ông Takashi Fujimoto - Phó chủ tịch TEPCO, phát biểu trên truyền hình.
Thủ tướng Naoto Kan trước đó cũng cho biết chính phủ sẽ cân nhắc rất kỹ chương trình cung cấp điện cơ bản của quốc gia, trong đó có kế hoạch xây thêm 14 nhà máy điện hạt nhân đến năm 2030.
Sau sự cố nghiêm trọng tại Fukushima 1, nhiều quốc gia đã tạm ngừng chương trình điện hạt nhân để đánh giá lại tình hình.
Từ giữa tháng 3, tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã ra lệnh dừng toàn bộ công tác thi công dự án điện hạt nhân đầu tiên ở nước này - công trình liên kết với công ty Rosatom của Nga và cho rằng điện hạt nhân quá nguy hiểm.
Tại châu Âu, Đức và Thụy Sĩ cũng tuyên bố loại bỏ chương trình điện hạt nhân với kế hoạch xây lại và duy trì các lò phản ứng.
Tại châu Á, Phó thủ tướng Thái Lan Suthep Thaugsuban từ giữa tháng 3 cũng cho rằng họ sẽ không liều lĩnh với tính mạng người dân và kêu gọi ngừng các dự án điện hạt nhân trên đất nước này. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng tuyên bố ngừng các dự án điện hạt nhân mới cho tới khi chính phủ xem xét xong các quy định an toàn của ngành.
Nguồn:
http://thethao.tuoitre.vn/The-thao/432125/Nhat-va-nhieu%C2%A0nuoc-ngung-xay-them-nha-may-dien-hat-nhan.html
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Vừa rồi ở Ninh Thuận có việc bùn nóng sủi lên, các chuyên gia gải thích do nền đất yếu. Vậy nhà máy điện nguyên tử ở vùng đó có an toàn không? Hay sau này lại bảo do khảo sát không kỹ và đổ qua đổ lại để huề?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Công lý hay ‘bất nhân bất nghĩa’? http://anonymouse.org/cgi...5t-nhn-b%E1%BA%A5t-nghia/

http://boxitvn.files.wordpress.com/2011/04/clip_image00145.jpg

Đăng bởi bvnpost on 15/04/2011

Võ Thị Hảo

Viết gửi BBC từ Hà Nội

“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”.

(Nguyễn Trường Tộ)


http://boxitvn.files.wordpress.com/2011/04/clip_image00240.jpg


Có người đã so sánh hình ảnh ông Hồ Chí Minh không bị còng khi ra tòa ở Hồng Kông với hình ông Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4

Ấn tượng nổi bật về Việt Nam trong những ngày gần đây là gì?

Dù cố tình đến mấy, dù có học thói vô cảm, cũng không thể quên nổi đôi tay của một trí thức bị nghiến chặt trong chiếc còng số 8.

Hình ảnh ấy làm rơi nước mắt và tạo nên sự công phẫn của nhiều người tại nhiều quốc tịch trên thế giới. Vì đôi tay bị nghiến trong còng số 8 đó không chỉ là của Cù Huy Hà Vũ – một người không vi phạm pháp luật đã phải nhận một án tù hết sức vô lý, nặng nề.

Bây giờ thì hình ảnh đôi tay bị còng ấy, trước một rừng trấn áp, đã trở thành biểu tượng của tự do ngôn luận bị giam cầm rồi. Mà cái gì đã trở thành biểu tượng thì lại hay sống đời.

Là một Luật sư – công dân, nhiệm vụ và lẽ sống còn của Cù Huy Hà Vũ là phải lên tiếng bảo vệ sự thật và công lý, đồng thời phản biện những gì mà bộ máy này đã làm trái pháp luật để xây dựng đất nước. Luật sư, trí thức, văn nghệ sĩ được sinh ra không phải để trở thành những kẻ xưng tụng hèn hạ.

Nếu không làm được như thế, nếu thấy đen mà nói trắng hoặc ngược lại, thì anh ta cũng chỉ là một kẻ “giá áo túi cơm” làm hại xã hội mà thôi.

‘Cái bẫy’

Cần phải nhớ lại, như thừa nhận một chân lý đương nhiên sinh ra cùng mặt trời, rằng tất cả những hành động phản biện và cảnh báo tai họa không phải để chống phá Chính phủ, mà là để góp phần làm vững mạnh Chính phủ và đất nước.

Nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.

Ai cũng biết và đừng vờ rằng không biết, rằng, có những người ủng hộ Chính phủ và tổ quốc rất hữu hiệu, bằng cách khám bệnh và cung cấp những liều thuốc trụ sinh.

Cù Huy Hà Vũ vốn chỉ là con người bình thường. Vì sự công chính của pháp luật VN, vị luật sư này đã tự hoàn thiện mình, trở thành một trong số hiếm hoi người dám “tử vì đạo”, đã tự hoàn thiện mình trong quá trình dũng cảm bảo vệ chính kiến dù có bị đàn áp một cách hết sức bất công.

Ngoài đôi tay bị xích của Luật sư Cù Huy Hà Vũ, là sự bắt giam vô cớ những người chỉ đến để xem phiên tòa được thông báo chính thức là xử công khai này.

Luật sư Lê Quốc Quân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn cùng một số công dân nữa đã tin lời của nhà chức trách, dù chỉ đến chiêm ngưỡng xa xa phiên tòa “công khai” này mà cũng bị bắt giam rồi bị khám nhà và tịch thu một số tài sản! Như thế, nhiều người nói rằng, phiên tòa tuyên bố “xử công khai” thực ra là một cái bẫy dụ người ta đến để rồi bắt giam.

Mất thể diện quốc gia

Dẫu không lạ gì tiền lệ vi phạm Hiến pháp và vi phạm quyền tự do ngôn luận trong nhiều phiên tòa của VN, đặc biệt trong những phiên xử người bất đồng chính kiến, nhưng sự vi hiến của phiên tòa xử Luật sư Cù Huy Hà Vũ ngày 4/4/2011 đã quá sức hình dung ngay cả của những người bi quan nhất về nền tư pháp.

Cả bốn Luật sư bào chữa cho CHHV đã đồng loạt bỏ về vì phiên tòa vi phạm Luật tố tụng hình sự, vi phạm Hiến pháp và Luật Luật sư đã quy định. Ngay trong ngày 4/4/2011, các Luật sư dũng cảm này đã viết gửi kiến nghị lên Quốc hội, Viện Kiểm sát tối cao và các cơ quan hữu trách khác đề nghị xử lý hành vi cản trở quyền tự bào chữa của bị cáo và quyền bào chữa của Luật sư của chủ tọa phiên tòa.

Luật sư Trần Đình Triển và các Luật sư bào chữa đã rời bỏ phòng xử ông Hà Vũ vì thẩm phán ‘vi phạm luật’

Dư luận nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối và kêu gọi “trả tự do ngay lập tức” cho Tiến sĩ Cù Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân, Bác sĩ Phạm Hồng Sơn và tất cả các tù nhân lương tâm khác.

Trong đó, Mỹ và khối đại diện cho 27 nước châu Âu đã mạnh mẽ lên tiếng khẳng định việc buộc tội ông Cù Huy Hà Vũ và bắt giữ những người đến quan sát phiên tòa một cách ôn hòa đã đi ngược lại với Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc.

Hiệu ứng của phiên tòa này là một biển những bất bình thể hiện trên các trang mạng Internet và ngoài xã hội. Có nhiều người còn bộc lộ sự công phẫn. Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh – đã nhận xét: “…từ ngày Cách mạng tháng Tám đến nay chưa có phiên tòa nào xử như thế… tôi thấy báo chí, bản tin điện tử của nhiều nước chỉ trích ta mạnh quá! Tôi buồn quá và cảm thấy xấu hổ”.

GS Ngô Bảo Châu bình luận rất xác đáng: “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này… Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”!

Những ngọn nến và lời nguyện cầu

Cũng như thời cải cách ruộng đất, thời Nhân văn Giai phẩm, thời khoán 10 do Kim Ngọc khởi xướng và nhiều vụ khác, người VN không phải không trông thấy bất công và đau thương nhưng hầu hết vẫn im lặng.

Nhiều người biết rằng từng ngày từng ngày một, sự im lặng thờ ơ chính là chiếc thòng lọng thít chặt cổ mình nhưng vẫn chọn cách sống hoặc phải sống với hơi thở khò khè mong kéo dài cuộc sống còn hơn là bị “thắt cổ chết” ngay lập tức.

   Nếu những người có trách nhiệm không ngăn chặn xu thế những kẻ lạm dụng tay đấm chân đạp dùi cui súng ống và cầm tù hãm hại người khác theo ý thích và quyền lợi của mình thì khó có thể ngăn chặn xã hội đi theo xu hướng tàn bạo và man rợ của những chúa đất và chủ nô thời Trung cổ.

   Võ Thị Hảo

Đó là cách tồn tại mà khốn khổ thay, người VN đã chọn sau bao kiếp thương đau.

Việt Nam cam kết rằng đây là một nhà nước pháp quyền với khẩu hiệu giăng giăng đỏ rực đầy đường: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Nhưng những gì đang diễn ra gần đây thì việc sống và làm việc trái Hiến pháp và pháp luật đang ngang nhiên hoành hành.


May thay, vẫn còn những ngọn nến và những lời cầu nguyện.

Một ấn tượng cảm động là một số Luật sư và một số ít ỏi trí thức đã dám từ bỏ quyền lợi, chịu nguy hiểm để lên tiếng bảo vệ công lý.

Trong hoang lạnh, cũng đã có những người thắp lên ngọn nến sưởi ấm. Họ cầu nguyện cho Cù Huy Hà Vũ và nhiều dân oan.

Trong tiền lệ, họ đã từng cầu nguyện cho nhiều người. Họ gửi lời da diết và nước mắt của mình lên Chúa, người đã từng lấy thân mình chịu đóng đinh trên cây thập giá để chịu tội thay cho loài người.

Chọn “bất nhân bất nghĩa” hay chọn công lý?

“Biết mà không nói là bất nhân. Nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ từ thế kỷ XIX đã nói như vậy.

Ông là nhà cải cách đã hơn 30 lần liều thân dâng bản điều trần lên vua Tự Đức đề nghị canh tân đất nước.

Nếu vua mà không tăm tối thủ cựu, biết nghe theo ông, thì rất nhiều khả năng Việt Nam hiện nay đã có thể phát triển ngang Nhật Bản. Và, bao nhiêu triệu người có thể đã không phải bỏ mạng. Bao nhiêu nụ cười có thể thay cho nước mắt.

Lời Nguyễn Trường Tộ là liều thuốc trụ sinh “nghịch nhĩ”. Nhưng đến nay, chưa thấy ai phản bác được điều này.

Nếu để giải độc, thì những vị lãnh đạo cao nhất của đất nước này cần cấp bách đưa ra những cử chỉ thể hiện tầm vóc, vị thế và tính nhân văn cũng như nghệ thuật lãnh đạo.

Bên cạnh việc tiếp tục duy trì những thành quả của đổi mới và phát triển kinh tế, lại có quá nhiều điều khiến họ cần khấu đầu xin lỗi dân một cách thành thực và sửa chữa nó triệt để càng sớm càng tốt.

V. T. H.
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chính trị trước hết là khôn khéo. Trong thì làm cho dân tin, dân phục, dân yên; ngoài thì làm cho bạn cảm, bạn yêu, bạn giúp. Phải khôn khéo đến cái mức dù mình có sai chút ít, người ta vẫn có thể cảm thông; dù bạn có thiệt chút ít, người ta vẫn có thể chịu đựng. Ấy mới là chính trị và chính trị như thế thì dân mới được nhờ.

Hỡi ôi, nhìn các sự kiện xảy ra, càng ngày càng thất vọng về chính trị!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] ... ›Trang sau »Trang cuối