Đăng bởi hongha83 vào 10/10/2018 20:29
Петербургские окна.
Синё и темно.
Город
сном
и покоем скован.
НО
не спит
мадам Кускова.
Любовь
и страсть вернулись к старушке.
Кровать
и мечты
розоватит восток.
Ее
волос
пожелтелые стружки
причудливо
склеил
слезливый восторг.
С чего это
девушка
сохнет и вянет?
Молчит...
но чувство,
видать, велико.
Ее
утешает
усатая няня,
видавшая виды,-
Пе Эн Милюков.
“Не спится, няня...
Здесь так душно...
Открой окно
да сядь ко мне”.
- Кускова,
что с тобой?-
“Мне скушно...
Поговорим о старине”.
- О чем, Кускова?
Я,
бывало,
хранила
в памяти
немало
старинных былей,
небылиц -
и про царей
и про цариц.
И я б,
с моим умишком хилым,-
короновала б
Михаила.
чем брать
династию
чужую...
Да ты
не слушаешь меня?!-
“Ах, няня, няня,
я тоскую.
Мне тошно, милая моя.
Я плакать,
я рыдать готова...”
- Господь помилуй
и спаси...
Чего ты хочешь?
Попроси.
Чтобы тебе
на нас
не дуться,
дадим свобод
и конституций...
Дай
окроплю
речей водою
горящий бунт...-
“Я не больна.
Я...
знаешь, няня...
влюблена...”
- Дитя мое,
господь с тобою!-
И Милюков
ее
с мольбой
крестил
профессорской рукой.
- Оставь, Кускова,
в наши лета
любить
задаром
смысла нету.-
“Я влюблена”.-
шептала
снова
в ушко
профессору
она.
- Сердечный друг,
ты нездорова.-
“Оставь меня,
я влюблена”.
- Кускова,
нервы,-
полечись ты...-
“Ах няня,
он такой речистый...
Ах, няня-няня!
няня!
Ах!
Его же ж
носят на руках
А как поет он
про свободу...
Я с ним хочу,-
не с ним,
так в воду”.
Старушка
тычется в подушку,
и только слышно:
" Саша!-
Душка!”
Смахнувши
слезы
рукавом,
взревел усатый нянь:
-В кого?
Да говори ты нараспашку!-
“В Керенского...”
-В какого?
В Сашку?-
И от признания
такого
лицо
расплылось
Милюкова.
От счастия
профессор ожил:
- Ну, это что ж-
одно и то же!
При Николае
и при Саше
мы
сохраним доходы наши.-
Быть может,
на брегах Невы
подобных
дам
видали вы?
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi hongha83 ngày 10/10/2018 20:29
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi hongha83 ngày 11/10/2018 07:33
Những cửa sổ Pêtecbua
xanh lam và tối sẫm
Thành phố
lịm giấc nồng
yên ấm
Nhưng
Kutxkôva, bà lão
chửa đi nằm
Bà lão già rạo rực
tuổi hồi xuân
Ánh hồng phương đông
nhuộm
gối chăn
và mộng
Nước mắt đầm đìa, bà bồi hồi xúc động
làm dính
bết bê
mớ tóc xoắn
vàng khè
Nông nỗi nào
ả khô héo
ủ ê?
ả nín lặng...
nhưng khối tình
ngó lớn
Vú nuôi Miliukôp
vốn phong trần dày dạn
ria mép xồm xoàm
ngồi bên ả dỗ dành
“Vú ạ, không ngủ được...
Đây ngột ngạt quá chừng...
Vú mở cửa sổ
rồi lại đây tôi hỏi”
- Cô Kutxkôva
nguồn cơn gì nên nỗi?
“Chán quá...
Tôi muốn nghe chuyện cũ ngày xưa”
- Chuyện gì cơ, cô Kutxkôva?
Ấy chuyện đời xưa
chuyện ông hoàng, bà chúa
điều thực điều hư
tôi còn nhớ khá nhiều
Đầu óc kém hèn
nhưng tôi nghĩ một điều
ngai vàng lẽ ra
trao lại Mikhain
còn hơn chịu ơn
một vương triều
xa lạ
Kìa sao
cô chẳng nghe gì cả?
“Trời hỡi! vú ơi, vú mến thương
tôi nhớ
tôi buồn...
Tôi muốn khóc
muốn oà lên nức nở...”
- Lạy Chúa
Chúa ra tay tế độ...
Cô muốn gì?
Cô cứ ngỏ lời
Xin cô đừng hờn giận
chúng tôi
sẽ ban bố đủ các thứ
tự do
hiến pháp...
Để tôi lấy
diễn văn làm nước phép
vẩy
lên cơn phiến loạn cháy bùng...
“Tôi không ốm đâu
vú hiểu không...
Tôi tương tư... vú ạ...”
- Cô tôi ơi
lạy Chúa, cứu vớt cô!
Và Miliukôp
đưa bàn tay giáo sư
yểm dấu
mụ già
vẻ khẩn cầu tha thiết
- Thôi đi, Kutxkôva
tuổi chúng ta
yêu
vẩn vơ
vô ích
“Tôi tương tư”
mụ ghé miệng
thì thầm
- Cô tôi ơi
ốm mất, cô thương thân
“Vú để mặc tôi
tôi tương tư, vú ạ”
- Cô
loạn thần kinh
liệu thuốc thang chạy chữa...
“Vú ơi, trời hỡi
chàng
bay bướm làm sao...
Trời hỡi!
vú ơi, biết thổ lộ thế nào!
Thiên hạ đua nhau
ôm lấy chàng bồng bế
Bài ca tự do
chàng hát hay vô kể...
Tôi những muốn cùng chàng chung tình
tình không đặng
chỉ còn nước trẫm mình”
Mụ già
giúi đầu vào chiếc gối
“Xasa!
Chàng ơi!”
nghe thiết tha tiếng gọi
Vội đưa ống tay
quệt hộ
nước mắt người
vú nuôi ria mép quát ầm lên
- Yêu ai?
Cứ nói toạc, chẳng việc gì úp mở!
“Yêu Kêrenxki...”
- Đứa nào?
Xasa hả?
Nghe lời thú nhận
Miliukôp
rạng rỡ mặt mày
Sướng quá
lão giáo sư
hể hả tươi cười
- Thì đã sao
cũng một phường ta cả!
Triều Nikôlai
hay chế độ Xasa
lợi nhuận của ta
vẫn là của ta
Phải chăng các bạn
trên bờ Nêva
đã từng thấy
những bà
tương tự?