Vũ Tam Tập (1896-1976) là một nhà giáo, nhà văn, có bút danh Tuấn Đình, nguyên quán Bình Giang, Hải Dương, qua đời tại Nam Định. Năm 1913-1917, ông là học sinh Trường Bưởi, Hà Nội. Năm 1918-1920, dạy tiểu học tại Trường Sinh Từ, Hà Nội. Năm 1920-1924, là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1924-1926, dạy tiểu học tại Hải Phòng, sau chuyển về Nam Định. Năm 1926, tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh và đòi tự do cho Phan Bội Châu, bị kỷ luật phải chuyển lên Lạng Sơn dạy học. Năm 1928-1946, dạy Việt văn tại trường Thành chung Nam Định. Năm 1946-1949, dạy Việt văn tại các Trường Nguyễn Khuyến (Yên Mô, Ninh Bình) và Nguyễn Khuyến (Trà Bắc, Nam Định). Năm 1950-1960, hiệu trường Trường TH Nguyễn Khuyến tại Nam Định. Sau khi nghỉ hưu năm 1960, ở Nam Định cho tới cuối đời.
Trước 1945, ông có tham gia cuộc tranh luận giữa thơ cũ và thơ mới trên báo chí, viết bài cùng một số nhà giáo Nam Định nhằm bảo vệ thơ cũ, không chấp nhận thơ mới. Ông có sáng tác thơ nhằm mục tiêu ngâm vịnh, xướng hoạ với bạn bè là các nhà giáo công chức thành Nam, sau này được tập hợp trong tập Chuyết bút chỉ lưu hành trong gia tộc. Ngoài ra, ông tham gia dịch nhiều thơ cổ từ chữ Hán qua quốc ngữ, đặc biệt nhiều bài được in trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, trong đó có bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được tuyển vào SGK văn lớp 10 hệ trung học.
Vũ Tam Tập (1896-1976) là một nhà giáo, nhà văn, có bút danh Tuấn Đình, nguyên quán Bình Giang, Hải Dương, qua đời tại Nam Định. Năm 1913-1917, ông là học sinh Trường Bưởi, Hà Nội. Năm 1918-1920, dạy tiểu học tại Trường Sinh Từ, Hà Nội. Năm 1920-1924, là sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1924-1926, dạy tiểu học tại Hải Phòng, sau chuyển về Nam Định. Năm 1926, tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu Trinh và đòi tự do cho Phan Bội Châu, bị kỷ luật phải chuyển lên Lạng Sơn dạy học. Năm 1928-1946, dạy Việt văn tại trường Thành chung Nam Định. Năm 1946-1949, dạy Việt văn tại các Trường Nguyễn Khuyến (Yên Mô, Ninh Bình) và Nguyễn Khuyến (Trà Bắc, Nam Định). Năm 1950-1960, hiệu trường Trường TH Nguyễn Khuyến tại Nam Định. Sau khi nghỉ hưu năm 1960, ở Nam Định cho tới cuối đời.
Trước…