Mồ kia sâu, hận ấy dài
Hỏi ai đây dám cùng ai lên đường?
Có chăng là hoa Bạch Vương
Cảm thơ ai giữa vườn sương hôm nào!
Tiếc thay, hoa cũng gầy hao
Dễ chi vượt nổi chiêm bao gập ghềnh!
Là thôi, đành vậy, thôi đành
Khói mây trắng mãi trên cành trông theo
Ngổn ngang gò đống buồn teo
Thơ, Nghiên, Hoa, Mộng… gió vèo đấy thôi!


13-5-1973

Bài thơ này đăng trên Tạp chí Bách Khoa số ngày 1-6-1973. Cùng trong số này có bài tiễn Hư Chu (1923-1973) của Nguyễn Hiến Lê viết, trong đó có đoạn: “Mùng 8 tháng 2 âm lịch năm Kỉ Dậu, Đông Hồ qui tiên; mùng 8 tháng tư âm lịch năm nay Hư Chu từ trần. Chỉ trong bốn năm hai tháng tôi đã mất hai người bạn thân. Hai vị đó, một Nam một Bắc (Hư Chu quê làng Hành Thiện – Nam Định), tuổi hơn kém nhau xa (Đông Hồ sanh năm 1906), bề ngoài cũng khác nhau xa (Đông Hồ nho nhã mà sang trọng, Hư Chu giản dị mà bình dân) nhưng sinh tiền rất quý mến nhau, vì có vài điểm giống nhau: Cả hai đều sinh trong một gia đình Nho giáo được học ít (về Pháp văn, Hư Chu chỉ tới năm thứ nhì, thứ ba Cao đẳng tiểu học; về Hán văn, chỉ đủ để đọc một cách khó nhọc Liêu trai và Đường thi), mà đều nhờ có tài, nhờ gắng sức, sớm nổi danh trên văn đàn, thi đàn; cả hai lại đều thích văn thơ cổ, văn thơ đều điêu luyện.”