Tôi trót biết đời riêng em trắc trở,
Nên hội này em hát chẳng vô tư!

Nón thúng quai thao em thẹn thùng che má,
Hát đắm say cho đứt ruột gan người.
Hát như thể cuộc đời toàn nhàn hạ,
Chỉ để yêu, để nhớ, để thương thôi...

Xin gió lạnh đừng lật nghiêng vành nón,
Kẻo tôi nhìn thấy nước mắt em rơi...


1988

Câu thơ thứ 2 được lưu truyền rộng rãi là “Nên hội này...”, nhưng một số nơi chép là “Nên hồi này...” Trong phóng sự “Một nhà thơ lập kỷ lục về phim chân dung” do báo Công an nhân dân thực hiện tháng 5-2010, tác giả Vũ Đình Minh cũng trả lời phỏng vấn về bài thơ này và đọc câu này là “Nên hồi này...” Trích đoạn phóng sự:
PV: Nói đến Vũ Đình Minh, độc giả nghĩ ngay đến bài thơ Hội Lim. Thời gian về sau, hình như vì quá bận rộn nên ông không còn mặn mà với thi ca nữa?

VĐM: Tôi là người ham vui, mải chơi, khi làm báo tôi đã có một mảnh đất rộng để mà rong ruổi với các nhân vật của mình, ngoảnh đi ngoảnh lại thế mà đã gần hết cả cuộc đời. Tôi nhớ, bài Hội Lim tôi làm trên một chuyến xe khi chúng tôi đi làm phóng sự về Hội Lim. Tôi đã viết một mạch trên xe ôtô từ Bắc Ninh về Hà Nội. Làm xong, tôi còn đọc cho anh lái xe nghe và không sửa một chữ nào: “Tôi trót biết đời riêng em trắc trở/ Nên hồi này em hát chẳng vô tư/ Nón thúng quai thao em thẹn thùng che má/ Hát đắm say cho đứt ruột gan người/ Hát như thể cuộc đời toàn nhàn hạ/ Chỉ để thương, để nhớ, để yêu thôi/ Xin gió lạnh đừng lật tung vành nón/ Để tôi nhìn thấy nước mắt em rơi!” Tôi nghĩ, thơ là trời cho nên “ông ấy” cho được chừng nào mình nhận chừng đó, không phải cố gắng mà được.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Về bài thơ Hội Lim

Nếu chỉ là người không quen biết, đến hội Lim nghe em hát, thì chẳng có chuyện gì để nói. Nghe em hát câu yêu, câu thương, câu nhớ, ừ thì yêu thì thương thì nhớ! Chuyện của ngàn đời! Người ta chỉ nghe xem em hát có hay không, có duyên không. Khốn nỗi, ở trường hợp này, nhà thơ Vũ Đình Minh lại:

... trót biết đời riêng em trắc trở
Nên hồi này xem hát chẳng vô tư
Câu cửa miệng của dân gian:
Thà rằng chẳng biết cho xong
Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu
Tác giả không cần cho ta biết đời riêng em trắc trở thế nào, nhưng chỉ với câu thơ cảm thông đến độ “Hát đắm say cho đứt ruột gan người”, ta đã thấy được vẻ ngoài cười nụ kia chứa chất bao nỗi khóc thầm bên trong. Bởi nỗi buồn bình thường làm sao có thể làm người nghe đứt ruột gan được! Vũ Đình Minh không nói rõ nỗi đau, lại không nói thẳng đứt ruột gan tôi mà đưa vu vơ một chữ người, hẳn phải là một nỗi éo le khác thường mà có thể tác giả không hoàn toàn là người vô can, không chỉ do tình cờ mà biết niềm đau của cô gái.

Nhưng nghệ thuật là thế, thơ là thế! Nói hết ra chưa chắc đã làm ta đau xót hơn, hãy cứ biết có một sự trắc trở bên trong, một nỗi đau bên trong mà người hát cứ như không, cứ như người đang được yêu vì, hạnh phúc!
Hát như thể cuộc đời toàn nhàn hạ
Chỉ để yêu, để nhớ, để thương thôi!
Cô gái nén nỗi riêng làm nghệ thuật như con trai gói nỗi đau do hạt sạn gây ra để làm nên viên ngọc quý cho đời. Cô đóng vai người con gái được yêu khi lòng mình tan hoang vì mối tình tuyệt vọng, việc ấy khác nào cô tự cào xé vết thương của mình!

Người làm nghệ thuật đâu chỉ khóc mướn, thương vay, họ còn nhiều phen vui gượng, khóc thầm!

Với bài thơ Hội Lim, độc giả cùng nhà thơ cảm thương một nỗi niềm:
Xin gió lạnh đừng lật nghiêng vành nón
Kẻo tôi nhìn thấy nước mắt em rơi!


Vân Long
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
15.00
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Về câu đúng

Tôi muốn hỏi, trong bài thơ Hội Lim của Vũ Đình Minh, có cấu: "Nên hội này xem hát chẳng vô tư" hay "Nên hội này em hát chẳng vô tư"?

Từng con chữ dường như biết nói...
Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Gửi "Bóng nắng"

e nghĩ là "nên hồi này xem hát chẳng vô tư"...Kết hợp với câu trên: "Trót biết đời riêng em trắc tở /Nên hồi này xem hát chẳng vô tư"...Nó là tâm sự của người đi xem...cũng bởi vì "trót biết" nên chẳng còn "vô tư"

Chưa có đánh giá nào
Trả lời