Từ ngàn xưa Nhất tự vi sư, bán tự vi sư đã là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Và biểu hiện cao nhất của lòng kính trọng, biết ơn thầy là luôn lắng nghe và làm theo lời thầy dặn. Không biết trong một hoàn cảnh cụ thể nào mà người học trò nhỏ (sau này trở thành nhà thơ Võ Thanh An) được nghe lời khuyên Một sự nhịn là chín sự lành của thầy nhưng chỉ biết lời khuyên ấy đã đi theo nhà thơ suốt cuộc đời và anh đã cố gắng thực hiện lời khuyên ấy để mong có một cuộc sống bình yên. Nhưng cuộc đời vốn đầy nghịch lý. Ngỡ rằng một nhịn - chín lành, hoá ra nhiều lúc chín nhịn không được một lành. Thấm nhuần quan điểm của Phật giáo: Kiếp người là cõi luân hồi đầy bể dâu, cần phải diệt oán bằng ân, anh đã nhịn đến quên mình mà sự lành vẫn ít đến với anh. Phải chăng cuộc đời đã đổi thay: viên phấn trắng được thay bằng bút dạ đen cho phù hợp với tấm bảng fooc-mi-ca màu trắng, mà những quan điểm xử thế thày dạy ngày xưa không còn phù hợp nữa? Nhưng những gì đã được gieo vào tâm hồn anh từ thuở ấu thơ, anh không thể nào nhổ lên và vứt bỏ đi được. Quá nửa đời người bươn chải, anh phải chịu phần thiệt thòi về mình, chỉ còn biết nuôi một niềm tin: sự nhịn là cứu cánh, nuôi một hy vọng: cuộc đời sẽ lành hơn.

Giọng thơ chân thành như lời tâm sự của người học trò với thầy giáo sau bao nhiêu năm xa cách, sao lại xao động lòng người đến thế. Sau bốn lần Dạ thưa thầy để giãi bày tâm sự, đến lần thứ năm ngỡ như tác giả không còn cầm lòng được nữa... May thay, bài thơ buồn mà không lưuỵ, bởi tác giả đã biết nhen lên ngọn lửa niềm tin: Bao giờ cuộc đời sẽ lành hơn?


Lê Quốc Hán
tửu tận tình do tại